Bạn đang xem bài viết Bê Tông Được Tạo Ra Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bê tông là gì ?Bê tông hay còn được gọi là bê tông tươi. Đây là 1 hỗn hợp bao gồm nhiều vật liệu trong xây dựng được gắn kết lại với nhau. Trong đó bao gồm các vật liệu chủ yếu như là chất kết dính xi măng và nước để liên kết với các vật liệu khác như Cát, Đá, Sỏi. Người ta sẽ tiến hành trộn đều hỗn hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định trong xây dựng.
Khi trộn lẫn các vật liệu với nhau sẽ diễn ra quá trình Hydrat hóa khiến cho tất cả các vật liệu kết dính với nhau và tạo thành một khối cứng như đá sau khi đã khô đông cứng người ta gọi là bê tông.
Báo giá con kê bê tông
Đơn vị tỷ lệ các thành phần trong bê tông :Đối với loại bê tông thông thường, các tỷ lệ thành phần có trong bê tông sẽ được tính theo các đơn vị cho các cốt liệu như sau
– Xi măng (KG)
– Cát (M3)
– Đá (M3)
– Nước (lít)
– Tất cả được tính cho 1m3 bê tông.
Bê tông tươi sẽ phụ thuộc vào những yếu tốBao gồm 3 yếu tố chính cơ bản :
– Mác bê tông: cường độ chịu lực, khả năng chịu nén của bê tông theo một chỉ tiêu nhất định.
– Kích thước cốt liệu bao gồm : Cát, Đá, Sỏi…
– Chất kết dính, các phụ gia khác đi kèm.
Bê tông được tạo ra như thế nào?Bê tông tươi luôn có tính kết dẻo nhưng khi khô lại đông cứng chắc chắn, khó bị bào mòn. Tuy nhiên, không phải là không thể bị phá hủy bởi nhiều yếu tố khác nhau. Để tạo ra một khối bê tông đạt tiêu chuẩn và có độ bền cao chất lượng tốt. Thì chúng ta cần phải chú ý ở sự phân chia và pha trộn tỉ mỉ giữa các thành phần cốt liệu tạo nên bê tông.
Nếu như lượng thành phần chất dẻo xi măng và nước ít quá có thể khiến cho các vật liệu khó kết dính với nhau. Nếu như lương chất dẻo xi măng quá nhiều bê tông tươi thương phẩm vẫn có thể đông cứng nhưng lại có nguy cơ dễ bị nứt vỡ.
Những tính chất hóa học của chất dẻo xi măng poóc lăng chỉ thực sự hữu dụng khi có sự hiện diện tham gia của nước. Chất dẻo xi măng và nước sẽ tạo thành hợp lại 1 chất giúp kết dính đá và cát. Thông qua 1 phương trình hóa học được gọi là Hydrat hóa. Chất ấy sẽ dính và đông kết lại sẽ tạo thành một khối bê tông chắc chắn.
Độ tốt của keo dính như xi măng sẽ quyết định đến những đặc tính cơ bản của bê tông. Sức mạnh của keo dính như xi măng. Lần lượt phụ thuộc vào tỷ lệ nước và tỷ lệ xi măng. Tỷ lệ nước-xi măng là trọng lượng của nước trộn mang chia cho trọng lượng của xi măng. Bê tông nhẹ được sản xuất ra bằng cách giảm tỷ lệ nước và xi măng càng nhiều càng tốt. Mà không làm mất đi khả năng thi công. Cho phép bê tông đặt và hợp nhất lại đúng cách.
Một mẫu bê tông thiết kế hợp lý sẽ có khả năng thi công tốt và có độ bền, độ chịu nén lẫn sức mạnh cần thiết. Thông thường, 1 mẫu bê tông sẽ có khoảng 10% đến 15% xi măng, 60% đến 75% cát đá và 15% đến 20% nước. Không khí tiếp xúc bề mặt bê tông cũng có thể chiếm từ 5% đến 8% trọng lượng.
Những thành phần cốt liệu chính trong bê tôngTrên trái đất bất kỳ nguồn nước tự nhiên không mùi, không màu, không vị nào cũng có thể được sử dụng làm nước trộn cho bê tông tươi. Các thành phần tạp chất nhiều quá mức. Nếu có ở nước trộn không chỉ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thời điểm đông cứng và sức mạnh của vật liệu bê tông. Mà còn có thể gây ra hiện tượng nở hoa, nhuộm màu, rỗ tổ ong, ăn mòn cốt thép từ đó độ bền của bê tông bị giảm xuống
Thông số kỹ thuật thường được đặt ra những giới hạn về Clorua, Sulfat, Kiềm, và Chất rắn có ở nước. Trộn trừ khi các phương án thử đã được thực hiện để xác định mức độ ảnh hưởng ra sao của các tạp chất có trong nước trộn trên bê tông. Cho dù hầu hết những loại nước uống đều tương ứng thích hợp để trộn các loại bê tông nhưng vẫn phải được lựa chọn cẩn thận. Nguyên liệu bình thường chiếm 60% cho đến 75% tổng khối lượng xi măng. Loại và kích thước của nguyên liệu phụ thuộc vào độ dày của nó và mục đích của sản phẩm.
Các phần xây dựng mỏng cần đòi hỏi phải có cốt liệu thô nhỏ. Cho dù cốt liệu có đường kính lên tới 6ich đã được sử dụng trong những con đập lớn. Sự thay đổi kích thước hạt một cách liên tục là điều mong muốn nhằm sử dụng chất kết dính một cách hữu hiệu.
Những thành phần phụ gia cho bê tông.
Nhằm cho ra đời một sản phẩm bê tông tươi thương phẩm chất lượng thì ngoài những yếu tố như phối liệu, kỹ thuật,… thì phụ gia bê tông tươi cũng là một yếu tố có vai trò rất quan trọng.
Phụ gia bê tông là gi ?Phụ gia bê tông được gọi là những hợp chất hay cách gọi khác là hỗn hợp các chất vô cơ, hữu cơ có nguồn gốc trong tự nhiên hoặc trong tổng hợp. Khi trộn bê tông tươi sẽ được cho thêm vào một lượng thích hợp nhằm làm thay đổi các tính chất của bê tông tươi theo mục đích sử dụng.
Phụ gia giảm nước.
Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết của bê tông tươi.
Phụ gia siêu dẻo.
Phụ gia cuốn khí.
Phụ gia đông kết nhanh.
Phụ gia kỵ nước.
Phụ gia trợ bơm.
Phụ gia trương nở
Chúng tôi đã giải thích cho quý khách về câu hỏi: Bê tông được tạo ra như thế nào? Nếu quý khách quan tâm và muốn hiểu rõ hơn trong quá trình lựa chọn bê tông tươi, quý khách hãy liên hệ ngày cho chúng tôi qua chúng tôi . hoặc liên hệ hotline: 0923.575.999 để được giải đáp những thắc mác trong quá trình lựa chọn loại bê tông.
Liên hệ Gấp cho chúng tôi theo hotline đường dây nóng: 0923.575.999. Tư vấn Miễn Phí – Hỗ Trợ Tận Tâm.
Bảng Tra Cấp Độ Bền Bê Tông
Bảng tra cấp độ bền bê tông
Cường độ bê tông cốt thép là đặc trưng quan trọng mà các kỹ sư xây dựng quan tâm khi đánh giá khả năng chịu lực của công trình. Xác định cường độ bê tông là một trong những giai đoạn kiểm tra nghiệm thu chất lượng của kết cấu đã thi công.
Tuy nhiên, cường độ bê tông có nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau như mác bê tông, cấp độ bền bê tông,… Nhưng thông thường việc đánh giá cường độ bê tông thường được hiểu là thông qua mác bê tông. Trong bài viết hôm nay, Shun Deng sẽ cung cấp đến bạn bảng tra cường độ, nhân tố ảnh hưởng đến cường độ bê tông và các đặc trưng cường độ của bê tông.
Bạn đang xem: Bảng tra cấp độ bền bê tông
Bảng tra cường độ bê tông Cường độ tính toánCấp độ bền chịu nén Mác bê tông Cường độ tính toán Module đàn hồi Eb Rb Rbt B12,5 M150 7.5 0852852386 B15 M200 8.5 0852852386 B20 M250 11.5 0852852386 B25 M350 14.5 1.05 30000 B30 M400 17 1.2 32500 B35 M450 19.5 1.3 34500 B40 M500 22 1.4 36000 B45 M600 25 1.45 37500 B50 M700 27.5 1.55 39000 B55 M700 30 1.6 39500 B60 M800 33 1.65 40000
Cường độ tiêu chuẩnCấp độ bền chịu nén Mác bê tông Cường độ tiêu chuẩn Module đàn hồi Eb Rbn , Rb,ser Rbtn , Rbt,ser B12,5 M150 9.5 1 21000 B15 M200 11 1.15 23000 B20 M250 15 1.4 27000 B25 M350 18.5 1.6 30000 B30 M400 22 1.8 32500 B35 M450 25.5 1.95 34500 B40 M500 29 2.1 36000 B45 M600 32 2.2 37500 B50 M700 36 2.3 39000 B55 M700 39.5 2.3 39500 B60 M800 43 2.5 40000
Các đặc trưng cường độ của bê tôngCấp độ bền chịu nén của bê tông (B) là giá trị trung bình của cường độ chịu nén tức thời (có đơn vị tính là MPa). Với xác suất đảm bảo không dưới 95%, xác định trên các mẫu lập phương kích thước tiêu chuẩn (150 x 150 x 150 mm) được chế tạo, bảo dưỡng trong đều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày.
Mác bê tông theo cường độ chịu nén (M) là cường độ của bê tông, lấy bằng giá cấp độ bền chịu nén của bê tông (B) (có đơn vị tính là daN/cm²). Xác định trên các mẫu lập phương kích thước tiêu chuẩn (150 x 150 x 150 mm) được chế tạo, bảo dưỡng trong đều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày.
Mác bê tông theo cường độ chịu kéo (K) là cường độ của bê tông, lấy bằng giá cấp độ bền chịu kéo của bê tông (B) (có đơn vị tính là daN/cm²). Xác định trên các mẫu thử kéo tiêu chuẩn được chế tạo, bảo dưỡng trong đều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày.
Bài viết cùng chuyên mục :
Chi phí đổ 1m2 sàn bê tông nhà xưởng
1m3 bê tông đổ được bao nhiêu m2 sàn
Các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ bê tôngĐộ cứng, độ sạch của các thành phần như sỏi, đá, cát,… cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến cường độ bê tông.
Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn xây dựng hiện hành
Tỷ lệ pha trộn nước vào xi măng không đều : nếu quá nhiều nước, ít xi măng sẽ làm cho hỗn hợp bị loãng. Ngược lại nếu nhiều xi măng, ít nước sẽ không tạo được độ dẻo, độ kết dính theo đúng tiêu chuẩn.
Chất lượng của việc nhào trộn bê tông kém, độ bền chắc của bê tông khi đổ vào khuôn không đảm bảo. Các điều kiện bảo dưỡng sau khi trộn bê tông không đúng tiêu chuẩn.
Mọi nhu cầu về tư vấn thiết kế, xây dựng nhà xưởng công nghiệp vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH SHUNDENG TECHNOLOGY
Địa chỉ : Số 20 Vsip II, đường số 1, KCN Việt Nam – Singapore II, KLHCNDV – DT Bình Dương, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
Hotline : 0852852386 (Mrs. Thắm) – 0852852386 (Mr. WANG)
Đơn Giá 1M3 Bê Tông Cốt Thép
đơn giá 1m3 bê tông cốt thép
Những điều cần biết về bê tông cốt thépBê tông cốt thép là một loại vật liệu xây dựng Composite
Bê tông cốt thép là gì?Bê tông cốt thép (BTCT) là một loại vật liệu xây dựng Composite kết hợp bởi bê tông và thép. Trong đó bê tông và thép đều tham gia chịu lực. Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực xây dựng dân dụng và xây dựng công trình giao thông như xây nhà mái thái, xưởng công nghiệp, sân bay,… Nhìn chung bê tồn cốt thép có mặt ở hầu hết mọi nơi. Và kết cấu BTCT đóng vai trò là kết cấu chịu lực chính cho cả công trình.
Bạn đang xem: đơn giá 1m3 bê tông cốt thép
Ở Việt Nam, thống kê cho thấy các công trình xây dựng từ kết cấu bê tông cốt thép chiếm 70%. Điều đó có nghĩa là cứ 10 công trình thì có đến 7 sử dụng bê tông cốt thép.
Kết cấu bê tông cốt thépKết cấu của bê tông cốt thép là bê tông kết hợp với “cốt” là những thanh thép. Sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép là bởi vì bê tông là loại vật liệu có cường độ chịu kéo thấp. Vì vậy kết hợp cốt thép để khắc phục hạn chế của bê tông và tiết kiệm chi phí hơn.
Đặc điểm này được khắc phục bằng cách thêm vào trong bê tông những thanh thép. Những thanh này có cường độ chịu kéo cao hơn nhiều so với bê tông. Các thanh thép do đó thường được đặt tại những vùng chịu kéo của cấu kiện.
Sự kết hợp vô cùng hoàn hảo, không mang lại khuyết điểm khi xây dựng. Cho dù đơn giá 1m3 bê tông cốt thép đắt hay rẻ thì cũng không thể phủ nhận điều này.
Lực bám dính của bê tông và cốt thép rất tốt. Khả năng bám dính hoàn hảo ngay cả khi phải chịu lực cao trong quá trình xây nhà mái thái nói chung.
Bê tông và cốt thép kết hợp không gây phản ứng. Ngoài ra cốt thép ở bên trong cũng được bê tông bảo bệ tránh ăn mòn.
Hệ số giãn nở của thép và bê tông tương tự nhau:
Ưu điểm của bê tông cốt thépBê tông cốt thép có nhiều ưu điểm
Bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi ở mọi công trình nhờ những ưu điểm sau:
Giá thành thấp: Bê tông được chế tạo chủ yếu từ các vật liệu sẵn có như đá, sỏi, cát… Trong khi thép đắt hơn nhưng tỷ trọng của thép chỉ chiếm 1/6-1/5 tổng khối lượng. Vậy giá 1m3 bê tông cốt thép là bao nhiêu? Hãy tiếp tục tham khảo.
Khả năng chịu lực lớn: Tốt hơn rất nhiều so với các dạng vật liệu khác như gạch, đá, gỗ… Đặc biệt là thép được bọc trong bê tông.
Độ bền cao: Bê tông là một loại đá do đó có khả năng chịu ăn mòn cao. Chính vì vậy độ bền cũng rất cao, từ đó chi phí bảo dưỡng cũng thấp hơn.
Khả năng tạo hình khối dễ dàng: Bê tông trước khi đông cứng ở dạng hỗn hợp lỏng và dẻo. Chính vì thế nên có khả năng tạo các hình khối phù hợp. Đảm bảo yêu cầu kiến trúc nhờ vào hệ thống ván khuôn.
Khả năng chống cháy tốt: Dưới 400 °C thì cường độ của bê tông không bị suy giảm đáng kể. Hệ số dẫn nhiệt của bê tông cũng thấp vì vậy thép được bảo vệ rất an toàn.
Nhược điểm của bê tông cốt thépMặc dù giá 1m3 bê tông cốt thép khá rẻ nhưng nó cũng có những nhược điểm khác. Các kết cấu xây dựng làm từ bê tông cốt thép thường rất nặng. Nó có nhịp tương đối nhỏ, chi phí xây dựng nền móng cao. Vì vậy ngày nay người ta sử dụng kết cấu bê tông dự ứng lực hoặc kết cấu bê tông cường độ cao kết hợp với các phương án xây dựng hợp lý.
Thời gian thi công lâu bằng bê tông cốt thép khá lâu. Bởi vì bê tông cần thời gian để đông cứng. Trong khoảng thời gian này chất lượng bê tông chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, môi trường… Có thể khắc phục bằng cách sử dụng bê tông đúc sẵn lắp ghép hoặc bán lắp ghép.
Khả năng tái sử dụng thấp và tốn kém nhiều công sức cho việc tháo dỡ, vận chuyển.
Đơn giá 1m3 bê tông cốt thépGiá 1m3 bê tông cốt thép phụ thuộc nhiều yếu tố
Đơn giá 1m3 bê tông cốt thép có thể thay đổi phụ thuộc vào diện tích dự án thi công. Ngoài ra cũng tùy vào tình hình nguyên vật liệu xây dựng chung ở thời điểm đó. Ví dụ về cuối năm, chi phí sẽ cao hơn bởi khi đó nhu cầu xây dựng nhà ở nhiều.
Mặt khác giá của 1 khối bê tông cốt thép còn phụ thuộc vào chất lượng bê tông. Khu vực bạn sinh sống ở đâu. Cốt thép bố trí cho hạng mục nhà ở nào. Ví dụ phần mái nhà sẽ khác với bê tông cốt thép cầu thang hay móng nhà.
Giá Xây Dựng Nhà Bê Tông Cốt Thép
Giá xây dựng nhà bê tông cốt thép
Cách tính tiền xây nhà như thế nào? Đây là câu hỏi thường trực của hầu hết các gia đình có kế hoạch xây nhà, hoặc chuẩn bị xây nhà, sửa chữa cải tạo nhà, hay là xây sửa nhà mình hết bao nhiêu tiền hoặc chi phí xây dựng nhà là bao nhiêu?
Nhằm đưa ra các dự toán chi phí trong thi công của gia chủ, TXD sẽ chia sẻ cách tính đơn giá xây nhà trong bài viết sau đây.
Bạn đang xem: Giá xây dựng nhà bê tông cốt thép
Đơn giá xây nhà
Cách tính tiền xây nhàChi phí xây dựng nhà (CPxd) = Đơn giá xây nhà x Diện tích sàn xây dựng
Như vậy, câu trả lời cho CPxd chỉ nằm trong 2 việc. Một là, chúng ta đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Mất bao nhiêu tiền cho 1m2 diện tích sàn xây dựng”, đó chính là đơn giá xây nhà. Hai là, diện tích sàn xây dựng của ngôi nhà là bao nhiêu. Trong phạm vi bài này chúng tôi xin đề cập đến Đơn giá xây nhà. Còn diện tích sàn xây dựng xin mời quý cô bác anh chị xem bài cách tính diện tích xây dựng.
Những điều cần lưu ý về chi phí xây nhàĐơn giá xây nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Vào đặc điểm, quy mô của công trình, vào thiết kế của ngôi nhà, vào vật liệu, vật tư thiết bị sử dụng cho ngôi nhà:
+ Nhà vuông vắn, diện tích mỗi tầng rộng (4.5x18m chẳng hạn), phòng ốc mỗi tầng ít, rộng rãi sẽ rẻ hơn nhà diện tích nhỏ, nhiều khi còn méo mó, phòng nhỏ. VD nhà 3x14m đơn giá (m2) có thể cao hơn đơn giá nhà 4.5x18m tới 25-30%.
+ Số khu WC cũng làm thay đổi đơn giá XD. Cũng diện tích như vậy, thêm 1 khu WC sẽ làm tăng chi phí khoảng 30-50tr (xây thêm tường, trát, ốp, sơn, hệ thống nước, thiết bị vệ sinh, cửa …)
– Địa chất khu đất xây dựng (đất yếu hay đất tốt), đất tốt sẽ giảm đáng kể chi phí nền móng, vì nếu nhà dân tầm 5 tầng diện tích 50m2/tầng, khu đất có nền đất tốt chỉ cần làm móng băng hoặc móng bè không cần phải gia cố đáy móng bằng cọc tre hay bằng cọc bê tông cốt thép.
– Địa điểm xây dựng, đường vào công trình: ngoại thành rộng rãi, xe chở vật liệu chạy thoải mái thì rẻ hơn ở nội thành, nhất là trong ngõ nhỏ chở vật liệu bằng xe ba gác hay xe thồ. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nhà ô tô tải vào đến tận cửa chi phí xây dựng thường rẻ hơn nhà chỉ có công nông vào được khoảng 10-15%, nhà chỉ có xe thồ vào được thì chi phí thường cao thêm so với công nông 5-10% nữa.
– Mặt bằng xây dựng: Nếu rộng rãi thoải mái sẽ rẻ hơn xây chen trong ngõ, không có chỗ để vật tư gián giáo ván khuôn sẽ phải xoay sở và đội chi phí. Ví như làm chỗ ngõ nhỏ, lại họp chợ cóc nắn thép, làm thép cứ một tí một tí lại phải đứng dậy, có khi một ít sắt dầm cắt cả ngày chả xong, rất tốn nhân công.
– Phụ thuộc vào thời tiết, làm nhà vào cái nắng gay gắt tháng 5 tháng 6 của Hà Nội sáng 10h đã nắng gắt rồi, chiều 3h mới túc tắc làm được, thợ làm một tí lại chạy thì một ngày chẳng làm được bao nhiêu việc, kéo theo chi phí nhân công cũng cao lên…
Chi phí khác: ngoài chi phí xây dựng này còn chi phí mua sắm nội thất, đồ gia dụng và khá nhiều chi phí khác. Chẳng hạn: chi phí thiết kế, xin phép xây dựng, thuế, phạt hoặc xin giấy phép đổ vật liệu ra vỉa hè, thuê người trông coi hoặc thuê giám sát, vỡ hỏng hoặc mất mát vật tư …
Cách tính chi phí xây nhà – Đơn giá xây nhà trọn góiVào thời điểm hiện nay năm 2023, đơn giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội dao động từ: 5.000.000 đ/m2 – 7.000.000 đ/m2. Nhà biệt thự có dao động lớn.
Ví dụ: Tính chi phí xây dựng nhà dân: diện tích xây dựng 5×20=100m2, nhà 3 tầng, 3 sàn bê tông cốt thép, đơn giá trọn gói là: 5.000.000 đ.
Tổng diện tích xây dựng nhà (ước tính) = Diện tích sàn các tầng + diện tích tính thêm (dt móng, mái tính 30-60% diện tích 1 sàn).
Tổng diện tích xây dựng nhà = 3×100 +30%*100=330m2.
Tổng chi phí xây dựng nhà ước tính là: 5.000.000x 330 = 1.650.000.000 đ.
Chúng tôi khuyến khích quý cô, bác, anh chị lựa chọn cách này, vì mọi công việc cần làm cho một ngôi nhà (từ ép cọc, đào móng, xây móng, đến sắt thép, đổ bê tông, xây trát ốp lát, sơn bả trần thạch cao…) đều được tính toán chi tiết rõ ràng, rành mạch từ vật tư sử dụng (gạch, ngói, xi măng, cát, đá, sắt thép…), đến khối lượng, đơn giá và thành tiền là bao nhiêu,..như thế chủ nhà sẽ nắm được chi tiết từng hạng mục, dễ dàng kiểm tra giám sát thi công, đảm bảo chất lượng cho công trình.
Ngoài ra, chúng tôi có công cụ dự tính chi phí xây nhà rất tiện lợi, với vài bước nhập đơn giản, quý anh chị sẽ có ngay kết quả chi tiết về các mức phí xây dựng.
Quý cô bác anh chị cần lập dự toán xây dựng công trình vui lòng liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ tính giúp quý cô, bác, anh chị, việc này là miễn phí và sẽ luôn như vậy.
Cách tính chi phí xây nhà – Đơn giá xây thôGiá xây dựng (mới) nhà phần thô (áp dụng cho nhà phố và biệt thự tại Hà Nội) khoảng từ: 2.700.000 đ – 3.200.000 đ/m2 xây dựng.
Đơn giá nhân công xây thôTìm hiểu thêm: Thép hộp vuông mạ kẽm 80×80 giá rẻ
Trên thị trường hiện nay giá nhân công xây thô và hoàn thiện nhà dao động từ: 1.200.000 đ – 1.400.000 đ/m2 diện tích sàn xây dựng . Một số đội thợ giá rẻ hơn tầm 100.000 đ/m2 xây dựng, thậm chí có đội còn làm với giá 900.000đ/m2, trong trường hợp này ngẫm câu nói của các cụ xưa “tiền nào của nấy” quả là đúng quá đi ạ.
Đơn giá xây nhà
Hy vọng những thông tin này giúp quý cô bác anh chị có những quyết định hợp lý trong việc xây dựng ngôi nhà của gia đình.
Dịch vụ xây nhà trọn gói chuyên nghiệp TXDCông ty TNHH Xây Dựng TXD gọi tắt là TXD, là Nhà thầu chuyên xây nhà trọn gói tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hàng năm chúng tôi cung cấp những dịch vụ xây nhà, sửa nhà trọn gói và chống thấm tới hàng trăm khách hàng tại khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Hầu hết khách hàng đều hài lòng và đánh giá cao chúng tôi ở những điểm.
1. Thi công theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và Quốc tế, đảm bảo 100% chất lượng, có phụ lục Yêu cầu kỹ thuật thi công công trình đính kèm, phụ lục dễ hiểu, dễ kiểm soát người không có chuyên môn xây dựng cũng hiểu được. Ví dụ: Kỹ thuật xây tường – ngang bằng, thẳng đứng, không trùng mạch, mạch vữa đều và no vữa.
2. Vật liệu đầu vào đúng cam kết, chất lượng trong hợp đồng, có bảng phụ lục Vật liệu sử dụng cho công trình, chi tiết rõ ràng. Ví dụ như xi măng sử dụng xi Hoàng Thạch, Bút Sơn, Xuân Thành PCB 30 hay PCB 40, bê tông tươi…Tất cả mọi loại vật liệu sử dụng cho công trình đều cùng chủ nhà kiểm tra, nghiệm thu trước khi thi công.
3. Báo giá chi tiết rõ ràng, khối lượng chuẩn xác, làm đâu tính đó. Rõ ràng, minh bạch. Giá rẻ hơn so với gia đình tự làm từ 3-5%.
4. Giải pháp tổng thể, chất lượng làm cho mọi trăn trở của của quý cô chú, anh chị đều trở nên nhẹ nhàng.
Đơn giá xây nhà
5. Mỗi công trình đều có đội ngũ kỹ sư chỉ huy, giám sát thi công đảm bảo tiến độ công trình, thợ luôn làm đúng kỹ thuật, từ cách trộn vữa xây, trát, trộn bê tông đúng tỷ lệ, đến cách nối buộc thép (cái đơn giản như này các bác thợ nếu không được hướng dẫn rất hay sai), cách bảo dưỡng bê tông, bảo dưỡng tường xây (các đội thợ tay quen thường bỏ qua công đoạn này). Điều đó lý giải phần nào chất lượng công trình xây dựng của TXD luôn đạt Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và quốc tế.
7. Đội ngũ thợ lành nghề, 10-20 năm kinh nghiệm, chịu khó, cẩn thận, trách nhiệm, hiền lành, không rượu chè, bài bạc bê tha.
8. Bảo hành: 12 tháng phần hoàn thiện, 60 tháng phần kết cấu
9. TXD chúng tôi đem đến cho cô chú, anh chị tư vấn tận tình có giá trị. Và chúng tôi luôn mong muốn làm điều tốt nhất cho khách hàng, đến với TXD quý cô chú, anh chị hoàn toàn được an tâm.
Liên hệ hotline 0852852386 để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc!
Cắt Mí Full Là Gì? Quy Trình Cắt Mí Full Diễn Ra Như Thế Nào?
Cắt mí full là gì? Dành cho đối tượng nào?
Cắt mí full là một tiểu phẫu làm đẹp mí mắt đang rất thịnh hành hiện nay. Theo đó các bác sĩ sẽ tác động bằng một đường rạch nhỏ để loại bỏ phần da dư, mỡ thừa cùng với đó là tạo hình nếp mí mới sao cho cân đối và rõ nếp mí hơn. Phương pháp được đánh giá là có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp cắt mí truyền thống bởi mang đến đôi mắt đẹp nhanh chóng.
Do đó, những ai có khuyết điểm về mắt thì có thể an tâm tìm đến phương pháp cắt mí full hiện nay. Trong đó, các đối tượng thích hợp bao gồm các nàng có đôi mắt 1 mí, 1 mí lót, mắt nhỏ, mắt không đều mí, mắt thiếu điểm nhấn. Bên cạnh đó, những ai muốn có đôi mắt 2 mí rõ ràng và sắc nét hơn thì cũng có thể tìm đến phương pháp này.
Mặc dù cắt mí mắt là một tiểu phẫu đơn giản nhưng chúng ta cần lưu ý một số điều trước khi phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho bản thân và kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Vậy mọi người cần lưu ý điều gì trước khi cắt mí mắt?
– Lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng. Bạn có thể kiểm chứng thông qua các trang web của những trung tâm thẩm mỹ đó để xem công nghệ cắt mí và cả những ý kiến của khách hàng đã từng thực hiện. Đồng thời tìm đến bác sĩ có tiếng trong ngành để đảm bảo tạo ra đôi mắt đẹp hoàn hảo.
– Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân để đảm bảo không gây biến chứng gì trong quá trình thực hiện. Nếu có mắc những chứng bệnh gì thì cần trao đổi với bác sĩ để đưa ra phương pháp tốt nhất.
– Chuẩn bị tinh thần thoải mái, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý trước buổi phẫu thuật.
Ưu điểm của phương pháp cắt mí fullSau khi tìm hiểu cắt mí mắt là gì thì có nhiều bạn đang có ý định cắt mí mắt để giúp gương mặt trông xinh hơn. Để giúp các chị em quyết tâm cho công cuộc làm đẹp này thì chúng ta cùng điểm qua những ưu điểm của phương pháp cắt mí full như sau:
– Phương pháp an toàn: Cắt mí mắt full là ca làm đẹp đơn giản không gây tổn thương đến các mô tế bào, hạn chế tối đa những biến chứng. Quy trình thực hiện vô trùng đảm bảo không gây nhiễm trùng hay đau nhức khó chịu.
– Thời gian thực hiện nhanh chóng: Ca tiểu phẫu diễn ra trong 60 phút là kết thúc. Các bạn có thể nghỉ ngơi và được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc cho mắt. Sau đó, chúng ta có thể ra về và an tâm nghỉ ngơi tại nhà.
– Khắc phục được các khuyết điểm: Phương pháp cắt mí full là cách hay nhất để loại bỏ những khuyết điểm da dư, mỡ mí mắt. Trả lại đôi mắt thanh xuân cho các chị em, đẩy lùi dấu hiệu lão hóa.
– Hiệu quả duy trì lâu dài: Cắt mí mắt quả thật là phương pháp làm đẹp lâu dài không gây biến chứng, không để lại sẹo xấu. Nếu làm đẹp tại các cơ sở uy tín thì các bạn sẽ được cam kết về hiệu quả thẩm mỹ trọn đời.
Quy trình cắt mí full diễn ra như thế nào?Ca phẫu thuật cắt mí an toàn và chất lượng sẽ được thực hiện theo trình tự các bước chuẩn của Bộ Y tế. Trong đó, trải qua các bước cụ thể như sau:
– Bước 1: Thăm khám và đưa ra phương pháp thực hiện, tư vấn cho khách hàng.
– Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm trước khi tiến hành phẫu thuật.
– Bước 3: Tiến hành sát khuẩn và gây tê.
– Bước 4: Tiến hành thực hiện cắt mí và khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ.
– Bước 5: Nghỉ ngơi và tái khám theo lịch hẹn.
Sau khi trải qua quy trình cắt mí thì các bạn cần lưu ý một số điều như sau để giúp mí mắt mau hồi phục. Cụ thể điều chúng ta cần làm đó là:
– Kiêng ăn các loại thực phẩm gây cản trở quá trình phục hồi mắt như: thịt bò, hải sản, thịt gà, rau muống, đồ nếp, thức ăn cay nóng… Hạn chế dùng các đồ uống chứa chất cồn, gas.
– Tăng cường bổ sung vitamin từ trái cây và rau củ, uống nhiều nước và nước ép để giúp cơ thể khỏe mạnh kích thích vùng da mau lành.
– Tránh đụng nước sau những ngày đầu phẫu thuật, vệ sinh vùng mắt bằng nước muối sinh lý.
– Đeo kính râm khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi ánh nắng và bụi bẩn.
– Tránh chạm tay vào mắt, không dùng hóa mỹ phẩm cho đến khi mắt hồi phục.
– Uống thuốc và thoa thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Tái khám theo lịch hẹn. Đồng thời nếu mắt có những biểu hiện khác thường, ngứa ngáy, đau nhức khó chịu thì chúng ta cần nhanh chóng đến cơ sở thẩm mỹ để các bác sĩ thăm khám.
– Không tự ý đưa tay lên mắt để tránh bụi bẩn, vi khuẩn và tổn thương đến mắt.
5/5 – (1 bình chọn)
Tcvn 9116:2012 Cống Hộp Bê Tông Cốt Thép
Tcvn 9116:2012 cống hộp bê tông cốt thép
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9116:2012
Bạn đang xem: Tcvn 9116:2012 cống hộp bê tông cốt thép
CỐNG HỘP BÊ TÔNG CỐT THÉP
Reinforced concrete box culverts
Lời nói đầu
TCVN 9116:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 392:2007 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9116:2012 do Hội Công nghiệp Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CỐNG HỘP BÊ TÔNG CỐT THÉP
Reinforced concrete box culverts
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm cống hộp bê tông cốt thép đúc sẵn đơn (1 khoang) và đôi (2 khoang) dùng trong các công trình đường cống ngầm, cống thoát nước, cống dẫn nước thải không có áp, và có thể dùng lắp đặt hệ thống dây điện ngầm, dây cáp ngầm.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1651-1:2008, Thép cốt bê tông – Phần 1: Thép thanh tròn trơn.
TCVN 1651-2:2008, Thép cốt bê tông – Phần 2: Thép thanh vằn.
TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
TCVN 3118:1993, Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén.
TCVN 4506, Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6067:2004, Xi măng poóc lăng bền sun phát – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6260:2009, Xi măng poóc lăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6288:1997, Thép cuộn các bon thấp kéo nguội dùng làm cốt thép phân bố, cấu tạo.
TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 7711:2007, Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 8826:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông.
TCVN 8827:2011, Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa – Silicafume và tro trấu nghiền mịn.
22 TCN 18:1979*, Qui trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn.
TCXD 171:1989, Bê tông nặng – Phương pháp không phá hoại kết hợp máy siêu âm và súng bật nẩy để xác định cường độ.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1. Đốt cống (Culvert internode)
Có dạng hình hộp rỗng (1 khoang hoặc 2 khoang) bằng bê tông cốt thép được sản xuất theo kích thước quy định.
Đốt cống bao gồm các loại sau:
– Đốt cống đơn (Hình 1)
– Đốt cống đôi (Hình 2)
Hình 1 – Đốt cống đơn
Hình 2 – Đốt cống đôi
3.1.1. Đốt cống đầu (Head culvert internode)
Đốt cống dùng để đặt ngay sau tường dẫn cửa vào và cửa ra của cống, chỉ có mối nối ở một đầu.
3.1.2. Đốt cống giữa (Middlle culvert internode)
Đốt cống được đặt ở giữa đường cống và có mối nối ở cả hai đầu.
3.2. Mối nối (Joint)
Phần liên kết giữa đầu dương và đầu âm của các đốt cống (Hình 3) hoặc hai đầu đấu vào nhau (nếu hai đầu bằng), bên ngoài phủ đai chống thấm.
3.2.1. Đầu dương mối nối (Possitive head)
Phần mối nối nhìn thấy bên ngoài sau khi các đốt cống đã được lồng vào nhau.
3.2.2. Đầu âm mối nối (Negative head)
Phần mối nối nằm bên trong sau khi các đốt cống đã được lồng vào nhau.
3.3. Đường cống (Line culvert)
Tạo thành từ nhiều đốt cống được liên kết với nhau bằng các mối nối.
Chi tiết A: Đầu dương mối nối
Chi tiết B: Đầu âm mối nối
Hình 3 – Mối nối
3.4. Kích thước danh nghĩa (Nominal dimension)
Kích thước trong của tiết diện ngang của đốt cống tính bằng mm, được quy ước chọn làm kích thước cơ bản để thiết kế mô đun các kích thước của cống.
Kích thước danh nghĩa của cống hộp đơn và đôi đang sử dụng trong thực tế được thể hiện ở Bảng 1, Phụ lục A và Phụ lục B.
3.5. Kích thước thực tế (Actual dimension)
Kích thước của đốt cống đo được trong thực tế sản xuất.
3.6. Chiều dài hiệu dụng của đốt cống (Effective length of culvert internode)
Chiều dài được tính từ mép ngoài đầu dương đến mép trong đầu âm của đốt cống.
3.7. Lô sản phẩm (Product lot)
Số lượng đốt cống sản xuất theo cùng thiết kế kỹ thuật, cùng vật liệu, kích thước và được sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ. Cỡ lô thông thường là 100 đốt cống, nếu số lượng sản phẩm ít hơn 100 đốt cống cũng tính là một lô đủ.
4. Phân loại
4.1. Theo hình dạng tiết diện đốt cống
a) Cống có tiết diện hình chữ nhật;
b) Cống có tiết diện hình vuông.
4.2. Theo kết cấu, kích thước danh nghĩa cơ bản của đốt cống
a) Cống đơn (1 khoang);
b) Cống đôi (2 khoang).
Mỗi loại có kích thước danh nghĩa quy định theo Bảng 1.
Bảng 1 – Kích thước danh nghĩa cơ bản của đốt cống hộp bê tông cốt thép đơn và đôi
Kích thước tính bằng milimét
Kích thước trong đốt cống
Chiều dày thành cống
Chiều dài hiệu dụng đốt cống
(G x A)
(B)
(D)
1 000 x 1 000
120
1 200
1 200 x 1 200
120
1 200
1 600 x 1 600
160
1 200
1 600 x 2 000
200
1 200
2000 x 2000
200
1200
2500 x 2500
250
1200
3000 x 3000
300
1200
2(1600 x 1600)
160
1200
2(1600 x 2000)
200
1200
2(2000 x 2000)
200
1200
2(2500 x 2500)
250
1200
2(3000 x 3000)
300
1200
CHÚ THÍCH: Các sản phẩm có kích thước khác được sản xuất theo thỏa thuận giữa cơ sở sản xuất và khách hàng.
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Yêu cầu về vật liệu
Tìm hiểu thêm: Thép hộp 150×150
5.1.1. Xi măng
Xi măng dùng để sản xuất ống cống là xi măng poóc lăng bền sun phát (PCSR) theo TCVN 6067:2004, hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát (PCBSR) theo TCVN 7711:2007 hoặc xi măng poóc lăng (PC) theo TCVN 2682:2009 hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp (PCB) theo TCVN 6260:2009, cũng có thể sử dụng các loại xi măng khác, nhưng phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.
5.1.2. Cốt liệu
a. Cốt liệu nhỏ – Cát dùng để sản xuất ống cống có thể là cát tự nhiên hoặc cát nghiền, nhưng phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 7570:2006 .
b. Cốt liệu lớn – Đá dăm, sỏi hoặc sỏi dăm dùng để sản xuất ống cống phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 7570:2006. Ngoài ra chúng còn phải thỏa mãn các quy định của thiết kế.
5.1.3. Nước
Nước trộn và bảo dưỡng bê tông cần thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật của TCVN 4506.
5.1.4. Phụ gia
Phụ gia các loại phải thỏa mãn TCVN 8826:2011 và TCVN 8827:2011.
5.1.5. Bê tông
a) Bê tông chế tạo cống hộp phải đảm bảo đạt mác thiết kế theo cường độ và độ chống thấm.
b) Hỗn hợp bê tông dùng cho cống hộp phải được thiết kế thành phần cấp phối, độ sụt hoặc độ cứng theo loại xi măng, cốt liệu thực tế. Tỷ lệ nước/xi măng (N/X) không lớn hơn 0,45.
5.1.6. Cốt thép
Cốt thép dùng sản xuất cống hộp phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng sau:
– Thép thanh dùng làm cốt chịu lực trong bê tông là thép cán nóng theo TCVN 1651-(1 và 2):2008.
– Thép cuộn các bon thấp kéo nguội dùng làm cốt thép phân bố, cấu tạo trong bê tông phải phù hợp với TCVN 6288:1997.
– Các lô sản phẩm thép cần thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý được lấy theo quy định hiện hành.
Hàn nối cốt thép phải tuân theo các quy định của quy trình hàn.
Sai lệch khoảng cách bố trí thép so với thiết kế đối với các thanh thép chịu lực là ≤ 10 mm; đối với thép đai là ≤ 10 mm; sai lệch đối với lớp bảo vệ cốt thép là ± 5 mm.
5.2. Kích thước và sai lệch kích thước
5.2.1. Kích thước danh nghĩa
Kích thước danh nghĩa của cống hộp bê tông cốt thép đơn và đôi đúc sẵn được quy định trong Bảng 2.
5.2.2. Sai lệch kích thước đốt cống
Sai lệch kích thước tiết diện, chiều dày thành cống và chiều dài đốt cống được quy định trong Bảng 2 và các sai lệch cho phép được nhà sản xuất công bố và thông báo cùng với kích thước danh nghĩa. Các sai lệch kích thước khác được quy định theo Phụ lục A và Phụ lục B.
Bảng 2 – Sai lệch kích thước tiết diện, chiều dày thành và chiều dài đốt cống
Kích thước tính bằng milimét
Kích thước danh nghĩa
Sai lệch kích thước tiết diện
Sai lệch chiều dày thành đốt cống
Sai lệch chiều dài đốt cống
1 000 x 1 000
± 5
± 3
± 5
1 200 x 1 200
± 5
± 3
± 5
1 600 x 1 600
± 5
± 3
± 5
1 600 x 2 000
±5
± 3
± 5
2 000 x 2 000
±5
± 3
± 5
2 500 x 2 500
± 10
± 5
± 5
3 000 x 3 000
± 10
± 5
± 5
2 (1 600 x 1 600)
± 5
± 3
± 5
2 (1 600 x 2 000)
± 5
+ 3
± 5
2 (2 000 x 2 000)
± 5
± 3
± 5
2 (2 500 x 2 500)
± 10
± 5
± 5
2 (3 000 x 3 000)
± 10
± 5
± 5
5.2.3. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép
Để đảm bảo chống ăn mòn cốt thép, chiều dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép bên trong và bên ngoài không được nhỏ hơn 12 mm.
5.3. Yêu cầu ngoại quan và các khuyết tật cho phép
5.3.1. Độ phẳng bề mặt, độ thẳng, độ vuông góc đầu đốt cống
Bề mặt bên ngoài và bên trong của đốt cống phải đảm bảo phẳng đều, các điểm lồi lõm không vượt quá ± 5 mm.
Không cho phép có các vết lõm hoặc lỗ rỗng trên bề mặt đốt cống với chiều sâu lớn hơn 12 mm. Sai lệch của đường thẳng dọc trục đốt cống và độ vuông góc của đầu đốt cống không được lớn hơn ± 5 mm.
5.3.2. Các khuyết tật do bê tông bị sứt, vỡ
Tổng diện tích bê tông bề mặt bị sứt, vỡ không được vượt quá 6 lần bình phương sai lệch của kích thước danh nghĩa đốt cống (mm2), trong đó diện tích một miếng sứt vỡ không được lớn hơn 3 lần bình phương sai số kích thước danh nghĩa và không được sứt vỡ đồng thời ở cả mặt trong và mặt ngoài tại chỗ tiếp xúc của mối nối.
5.3.3. Nứt vỡ bề mặt
Bề rộng của các vết nứt bề mặt do biến dạng co ngót bê tông không được lớn hơn 0,1 mm.
5.3.4. Sự biến màu của bề mặt bê tông
Bề mặt bê tông của đốt cống không được có các vết ố do cốt thép bên trong bị ăn mòn, bị gỉ.
5.4. Yêu cầu mối nối cống
Vật liệu dùng để trám mối nối là vữa xi măng cát có mác tương đương với mác của bê tông chế tạo đốt cống, không co ngót; hoặc sợi đay tẩm nhựa đường hoặc chất chuyên dụng cho mối nối. Mặt phẳng của mối nối cống phải vuông góc với trục dọc của đốt cống.
5.5. Yêu cầu về khả năng chống thấm nước
Ống cống phải đảm bảo không xuất hiện vết nước thấm qua thành ống. Xác định bằng phương pháp thử khả năng chịu áp lực thủy tĩnh khi cống chứa đầy nước.
5.6. Yêu cầu về khả năng chịu tải của đốt cống
Khả năng chịu tải của đốt cống đơn và đôi được quy định ở Bảng 3 tương ứng với thiết kế kỹ thuật cho các loại cống có kích thước danh nghĩa và phạm vi áp dụng khác nhau.
Bảng 3 – Lực nén giới hạn theo phương pháp nén trên bệ máy với thanh truyền lực đặt tại vị trí giữa cạnh trên
Kích thước danh nghĩa
mm
Lực nén giới hạn, kN
Với độ dày đất đắp từ 0,5 m đến 2,0 m
Với độ dày đất đắp từ 2,1 m đến 3,0 m
Cống đơn 1 000 x 1 000
70
Cống đơn 1 200 x 1 200
70
60
Cống đơn 1 600 x 1 600
90
70
Cống đơn 1 600 x 2 000
100
60
Cống đơn 2 000 x 2 000
110
100
Cống đơn 2 500 x 2 500
120
Cống đơn 3 000 x 3 000
160
120
Cống đôi (1 600 x 1 600)
90
70
Cống đôi (1 600 x 2 000)
100
60
Cống đôi (2 000 x 2 000)
110
140
Cống đôi (2 500 x 2 500)
120
Cống đôi (3 000 x 3 000)
170
130
6. Phương pháp thử
6.1. Lấy mẫu
Mỗi lô lấy ngẫu nhiên không ít hơn 5 cống đại diện cho lô sản phẩm cần kiểm tra các chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật quy định.
6.2. Kiểm tra khuyết tật ngoại quan
Kiểm tra sự phù hợp của lô sản phẩm đốt cống hộp so với các yêu cầu về ngoại quan và mức độ khuyết tật được thực hiện trên 5 mẫu thử lấy ngẫu nhiên nêu trên trong lô sản phẩm.
6.2.1. Thiết bị, dụng cụ
– Thước dây, thước kim loại hoặc thước nhựa dài 1 m, độ chính xác đến 1 mm;
– Thước kim loại hoặc thước nhựa dài 300 mm, độ chính xác đến 1 mm;
– Thước kẹp có độ chính xác đến 0,1 mm;
– Thước căn lá thép dày 0,1 mm;
– Kính lúp có độ phóng đại từ 5 lần đến 10 lần.
6.2.2. Cách tiến hành
– Đo chiều sâu vết lõm: Đặt thước dài dọc theo đường sinh ống cống rồi cắm thanh trượt của thước kẹp đến đáy vết lõm, đo khoảng cách từ đáy vết lõm đến mép dưới của thước.
– Đo kích thước bê tông vỡ để tính diện tích vỡ: Quy vết vỡ về dạng hình tròn tương đương, đo đường kính trung bình để tính ra diện tích vỡ hoặc dùng giấy bóng kính có kẻ sẵn lưới ô vuông để đo diện tích bê tông vỡ, tính diện tích vỡ bằng cách đếm số ô vuông.
– Đo vết nứt bê tông: Quan sát phát hiện vết nứt bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp. Nếu có vết nứt, thì cắm đầu thước lá căn vào vết nứt để xác định bề rộng và chiều sâu vết nứt.
6.2.3. Đánh giá kết quả
Đối chiếu với yêu cầu về ngoại quan và khuyết tật của đốt cống được quy định trong 5.3 để đánh giá chất lượng đốt cống.
Nếu trong 5 sản phẩm lấy ra kiểm tra có 1 sản phẩm không đạt cấp chất lượng thì trong lô đó lại chọn ra 5 mẫu khác để kiểm tra tiếp. Nếu lại có 1 sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng thì lô sản phẩm đó phải nghiệm thu theo từng sản phẩm.
6.3. Kiểm tra kích thước và độ sai lệch kích thước
Kích thước và sai lệch kích thước của sản phẩm đốt cống được xác định trên 5 mẫu thử lấy ngẫu nhiên nêu trên của lô sản phẩm.
6.3.1. Thiết bị, dụng cụ
– Thước kẹp hàm kẹp lớn có độ chính xác 0,1 mm;
– Thước kim loại hoặc thước nhựa dài 1 m hoặc thước cuộn kim loại dài 5 m, độ chính xác 1 mm;
– Máy khoan, búa, đục sắt.
6.3.2. Cách tiến hành
– Đo kích thước bên trong (kích thước danh nghĩa) của từng đốt cống theo hai phương. Việc đo được tiến hành trên cả hai đầu đốt cống.
– Đo bề dày của thành đốt cống ở các cạnh ở 2 đầu bằng thước kẹp.
– Đo chiều dài hiệu dụng của từng đốt cống theo các cạnh bằng thước thép hoặc thước thép cuộn.
– Đo bề dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép đối với từng đốt cống bằng cách khoan hai lỗ trên bề mặt đốt cống cho tới cốt thép hoặc cắt ngang tiết diện cống để đo bề dày lớp bê tông bảo vệ. Sau khi kiểm tra, lỗ khoan phải được trát kín bằng vữa xi măng.
6.3.3. Đánh giá kết quả
Đối chiếu các kết quả đo trung bình với các thông số thiết kế cống hộp để xác định độ sai lệch cho phép như đã được quy định trong 5.2. Nếu trong 5 sản phẩm lấy ra kiểm tra có 1 sản phẩm không đạt chất lượng thì lấy 5 sản phẩm khác trong lô đó để kiểm tra lần 2. Nếu lại có 1 sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng thì lô sản phẩm đó phải nghiệm thu theo từng sản phẩm.
6.4. Kiểm tra khả năng chống thấm nước
6.4.1. Lấy mẫu
Từ mỗi lô sản phẩm cống hộp lấy ra 3 đốt cống bất kỳ đã đủ tuổi 28 ngày để thử độ chống thấm nước.
6.4.2. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
– Tấm thép hoặc tấm tôn phẳng;
– Đồng hồ, bay nhỏ mũi nhọn, dao bài, matit bitum, hoặc đất sét.
6.4.3. Cách tiến hành
– Dựng đáy đốt cống trên nền phẳng nằm ngang không thấm nước như tấm thép, hoặc tấm tôn, hoặc nền bê tông đã được gia công để không thấm nước.
– Đầu dưới của đốt cống phải áp chặt trên mặt nền. Khe hở giữa đầu cống và nền được trát kín bằng matit bitum hoặc đất sét để nước trong đốt cống không rò rỉ qua khe ra ngoài.
– Đổ nước vào đốt cống cho đầy tới cách mép trên của đốt cống 1 cm và giữ nước trong đốt cống trong một thời gian quy định tùy thuộc bề dày của thành đốt cống như trong Bảng 4.
Bảng 4 – Thời gian giữ nước trong đốt cống
Kết thúc thời gian thử, quan sát bề mặt ngoài đốt cống xem có hiện tượng thấm ướt và giọt nước đọng trên bề mặt không.
6.4.4. Đánh giá kết quả
Nếu không có hiện tượng thấm nước hoặc xuất hiện giọt nước đọng thì đốt cống hộp thử nghiệm đạt yêu cầu về độ chống thấm.
Nếu trong 3 đốt cống đem thử mà có 1 đốt cống bị thấm, thì phải chọn 3 đốt cống khác để thử tiếp. Nếu lại có 1 đốt cống bị thấm nước thì lô cống đó không đạt yêu cầu về độ chống thấm, phải nghiệm thu theo từng sản phẩm.
6.5. Kiểm tra cường độ bê tông
Bê tông phải được lấy mẫu, bảo dưỡng và xác định cường độ theo TCVN 3105:1993, TCVN 3118:1993 và lưu phiếu thí nghiệm, coi đó là một trong các hồ sơ chất lượng sản phẩm. Cũng có thể sử dụng phương pháp không phá hủy kết hợp sóng siêu âm với súng bật nẩy theo TCVN 171:1989.
Trong trường hợp cần thiết phải kiểm tra trên mẫu bê tông khoan từ đốt cống.
6.6. Kiểm tra khả năng chịu tải của đốt cống
6.6.1. Chuẩn bị mẫu thử
Lấy ít nhất 2 đốt cống bất kỳ trong lô sản phẩm để chuẩn bị mẫu thử.
Mẫu thử có thể là một đốt cống có chiều dài danh nghĩa 1 200 mm hoặc theo thiết kế cụ thể.
6.6.2. Nguyên tắc
Khả năng chịu tải của đốt cống được xác định bằng phương pháp nén trên bệ máy. Tải trọng nén phá hủy (tải trọng giới hạn) là tải trọng nén quy định cho mỗi loại đốt cống và được duy trì ít nhất trong 1 min mà đốt cống không bị phá hủy tương ứng với chỉ tiêu kỹ thuật cho các loại ống có kích thước danh nghĩa và phạm vi áp dụng khác nhau theo 22 TCN 18:1979.
Khi nén, đốt cống thử được lắp đặt để tiếp xúc chặt chẽ với sàn máy nén và giữ cố định theo phương ngang của đốt cống. Với đốt cống đơn, lực nén đặt tại điểm giữa cạnh trên. Với cống đôi, lực nén đặt tại giữa cạnh trên của một khoang đốt cống (Hình 4).
Có thể thử tải bằng cách chất tải hoặc ép thủy lực tại hiện trường khi điều kiện nền móng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
6.6.3. Thiết bị, dụng cụ
– Máy nén thủy lực hoặc máy nén cơ học dùng hệ thống kích. Máy phải được lắp đồng hồ lực có thang đo phù hợp sao cho tải trọng thử phải nằm trong phạm vi (20 ÷ 80) % của giá trị lớn nhất của thang đo lực. Độ chính xác của máy trong khoảng ± 2 % tải trọng thử quy định;
– Các dụng cụ quan sát và đo bề rộng vết nứt (kính phóng đại, thước căn lá);
– Các tấm đệm cao su có độ cứng (45 ÷ 60) theo thang đo độ cứng Shore;
– Thanh truyền lực ở trên làm bằng thép cứng;
– Thiết bị nén tại hiện trường phải phù hợp với các yêu cầu thí nghiệm cũng như điều kiện lắp đặt các dụng cụ đo và thiết bị gia tải;
– Thiết bị nén tại hiện trường phải phù hợp với các yêu cầu thí nghiệm cũng như điều kiện lắp đặt các dụng cụ đo và thiết bị gia tải.
Hình 4 – Vị trí đặt lực để kiểm tra khả năng chịu tải của đốt cống
6.6.4. Cách tiến hành
– Đặt đốt cống thử lên bệ thử một cách chắc chắn, ổn định;
– Đặt tấm đệm và thanh truyền lực trên lên điểm giữa thanh ngang cống;
– Tác dụng lực lên điểm giữa của thanh truyền lực, tăng tải đến giá trị 10 % lực nén quy định;
– Kiểm tra độ ổn định, tiếp xúc của toàn bộ hệ thống và các thanh gối tựa;
– Tiếp tục tăng tải với tốc độ gia tải 200 kN/min. Khi xuất hiện vết nứt, giữ tải trong 1 min và quan sát, đo bề rộng vết nứt.
– Sau đó tiếp tục tăng tải tới khi đạt 75 % lực nén giới hạn quy định thì tăng tải chậm lại với tốc độ 44 kN/min. Khi đạt lực nén giới hạn thì giữ tải trọng 1 min và quan sát. Nếu có vết nứt thì đo chiều rộng và chiều sâu vết nứt bằng cách chọc thước lá vào khe nứt. Nếu không nứt, hoặc vết nứt nhỏ thì lại tiếp tục tăng tải cho đến khi xuất hiện vết nứt có chiều rộng lớn hơn 0,25 mm và sâu hơn 0,2 mm (xem như mẫu đã bị phá hoại) thì ngừng gia tải và tắt máy.
6.6.5. Đánh giá kết quả
Khi thử tải trọng nén giới hạn có thể xảy ra các trường hợp sau đây:
– Khi ép đến tải trọng cực đại mà xuất hiện vết nứt lớn hơn quy định (sâu hơn 0,2 mm và chiều rộng lớn hơn 0,25 mm), thì đốt cống không đạt yêu cầu về khả năng chịu lực.
– Đốt cống đạt yêu cầu về khả năng chịu tải trọng nếu thỏa mãn yêu cầu của tải trọng giới hạn khi thử tải quy định ở Bảng 3.
Đánh giá kết quả kiểm tra lô thử: Nếu trong 2 đốt cống đem thử có 1 đốt cống không đạt yêu cầu về khả năng chịu tải, thì phải chọn 2 đốt cống khác để thử tiếp. Nếu lại có 1 đốt cống không đạt yêu cầu về khả năng chịu tải, thì lỗ cống đó không đạt yêu cầu về khả năng chịu tải, phải nghiệm thu theo từng sản phẩm.
7. Ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
7.1. Ghi nhãn
Trên mỗi đốt cống phải ghi rõ:
– Tên cơ sở sản xuất;
– Loại sản phẩm, kích thước danh nghĩa;
– Ký hiệu lô sản phẩm;
– Ngày, tháng, năm sản xuất;
– Dấu kiểm tra chất lượng;
Nhãn mác được ghi ở mặt ngoài của đốt cống tại vị trí dễ quan sát thấy.
Vật liệu dùng cho việc ghi nhãn mác không bị hòa tan trong nước và không phai màu.
Khi xuất xưởng phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của lô hàng. Giấy chứng nhận chất lượng cần thể hiện đầy đủ các nội dung kiểm tra đánh giá về:
– Ngoại quan và khuyết tật;
– Kích thước và sai lệch kích thước;
– Khả năng chống thấm nước;
– Cường độ bê tông của đốt cống theo phiếu thí nghiệm mẫu lưu hoặc theo TCXD 171:1989;
– Khả năng chịu tải của đốt cống.
7.2. Vận chuyển và bảo quản
– Sản phẩm đốt cống hộp bê tông cốt thép, chỉ được phép bốc xếp, vận chuyển khi cường độ bê tông đạt tối thiểu 70% mác thiết kế.
– Sản phẩm đốt cống phải được xếp, dỡ bằng cần cẩu với móc dây cáp mềm hoặc thiết bị nâng đỡ thích hợp.
– Khi vận chuyển, các đốt cống phải được chèn chặt với phương tiện vận chuyển để tránh xô đẩy, va đập, gây hư hỏng, sứt vỡ bê tông các cạnh ngoài và trong.
– Các sản phẩm cống sau khi kiểm tra chất lượng được xếp thành từng lô cùng loại. Giữa các lớp sản phẩm đặt nằm phải được đặt các miếng đệm bằng gỗ, hoặc vật liệu thích hợp khác.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bê Tông Được Tạo Ra Như Thế Nào? trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!