Bạn đang xem bài viết Bệnh Tim Không Nên Làm Gì? Người Mắc Bệnh Tim Cần Lưu Ý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đây là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu, gây ra cho người mắc những ảnh hưởng tồi tệ ngay cả trong trường hợp bệnh tình không ảnh hưởng đến tính mạng.
Việc ăn quá nhiều thực phẩm mặn sẽ khiến thận phải tăng năng suất làm việc để lọc máu, điều này gia tăng áp lực trong lòng mạch, lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng tích nước trong cơ thể, thể tích máu gia tăng gây ra tăng huyết áp. Tình trạng này là nguyên nhân chính cho hiện tượng nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ,..
Tùy từng thể trạng bệnh nhân, lượng muối trong khẩu phần ăn của người bệnh tim sẽ được phép dao động từng 200 – 1200mg/ngày. Người bệnh cũng nên hạn chế dùng các loại nước chấm như nước mắm, nước tương,…
Đối với bệnh tim mạch, chất béo chính là kẻ thù số một. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo sẽ làm tăng khả năng hình thành các mảng xơ vữa.
Các loại thực phẩm như trứng, sữa, phô mai, lòng đỏ trứng, gan lòng (nội tạng động vật),.. là các thức ăn chứa rất nhiều chất béo bão hòa mà người mắc bệnh tim cần tránh dùng.
Thịt đỏ là từ chỉ chung các loại thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,..đa phần là thịt từ các loài thú, có màu sắc đỏ khi còn tươi và không đổi sang màu trắng sau khi nấu chín. Trong thành phần của thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa – chất béo gây hại cho tim mạch.
Nên thay thế thịt đỏ trong khẩu phần ăn bằng các loại cá giàu omega-3 – loại chất đã được chứng minh có lợi cho tim mạch, như cá trích, cá hồi,…
Các loại thức ăn nhanh như cá viên chiên, gà rán, khoai tây chiên luôn là thức ăn vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên đối với những ai mắc bệnh tim mạch, thức ăn nhanh chính là một kẻ xấu. Việc thức ăn được chiên ngập dầu, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, nhiều muối là tác nhân chính gây hại cho tim.
Các loại thức uống chứa chất kích thích như cà phê, bia, rượu hoặc thức uống chứa lượng đường lớn như nước ngọt sẽ gây nên những tác hại khôn lường cho tim. Đây là tác nhân chính gây ra tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, khiến những triệu chứng tim mạch trầm trọng hơn,..
Bên cạnh đó, khi tiêu thụ quá nhiều thức uống độc hại cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, các bệnh về gan thận.
Giấc ngủ là một phần quan trọng, tuy nhiên, việc ngủ quá nhiều đối với một bệnh nhân mắc tim mạch không hề mang lại lợi ích. Theo nghiên cứu của các chuyên gia y học Mỹ, tỷ lệ tử vong của người bệnh tim tăng gấp 3 lần giữa người ngủ 10 giờ/ngày so với người ngủ 7 giờ/ngày.
Nguyên nhân chính là do máu sẽ tuần hoàn chậm khi ngủ và sẽ dễ gây hình thành các cục máu đông, tác động xấu đến mạch máu. Nên duy trì giấc ngủ đủ từ 7-9 giờ mỗi ngày và ngủ sớm để có được cơ thể khỏe mạnh.
Khói thuốc lá vô cùng gây hại cho các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là tim và phổi. Việc hút thuốc làm tăng nồng độ cholesterol xấu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nguy cơ hình thành các cục máu đông, nguyên nhân chính của những cơn đau tim, đột quỵ thậm chí gây tử vong ngay lập tức.
Việc hít khói thuốc thụ động cũng có hại tương tự trực tiếp hút thuốc. Vậy nên người bệnh tim cần từ bỏ hút thuốc, hạn chế hết mức có thể việc hít khói thuốc láthụ động để giúp tim được khỏe mạnh.
Luyện tập thể dục thể thao lành mạnh là điều vô cùng cần thiết và cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, cường độ và thời gian luyện tập là rất quan trọng. Một người bị bệnh tim không nên luyện tập quá sức nhằm tránh khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
Bệnh nhân tim mạch cần chọn lựa những bài tập nhẹ nhàng, vừa đủ sức, và không tập quá lâu. Để đảm bảo việc luyện tập mang lại lợi ích tối ưu, hãy tìm chuyên gia hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Quần áo làm bằng sợi hóa học có thể gây ra hiện tượng tĩnh điện, đây là hiện tượng khá phổ biến và không gây hại với người bình thường, song những ai mắc bệnh tim mạch cần phải cẩn trọng với hiện tượng này.
Hiện tượng tĩnh điện có thể gây chênh lệch điện áp, ảnh hưởng đến sự truyền dẫn của điện tim và là tác nhân gây rối loạn nhịp tim. Người bệnh nên mặc những loại quần áo bằng bông nhằm tránh tác động của hiện tượng này.
Việc ngồi quá lâu mà không vận động cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tim mạch. Người bệnh tim nên dành thời gian vận động nhẹ nhàng như đi bộ, hoặc chỉ cần đi lại để khiến máu trong cơ thể được lưu thông, nhịp tim ổn định.
Việc thức khuya là nguyên nhân chính khiến cơ thể mất đi sức khỏe vì các cơ quan phải làm việc quá sức, không được nghỉ ngơi, làm trầm trọng thêm bệnh về tim mạch. Thức khuya cũng sẽ khiến tinh thần người bệnh không đủ tỉnh táo, dễ gây ra stress, ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
Người bệnh nên hình thành thói quen ngủ đúng giờ, đặc biệt là trước 11 giờ khuya để tạo điều kiện cho các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi, cân bằng các hoạt động, lượng đường trong máu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh về tim mạch như sự chủ quan trong việc thăm khám khi phát hiện vài dấu hiệu cơ bản, tình trạng trở nặng của các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, hay yếu tố di truyền,..
Vậy nên ngay khi phát hiện tình trạng bất thường, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và nghe tư vấn của các bác sĩ. Nên giữ cho bản thân những thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc giảm thiểu tối đa sự nguy hiểm của bệnh.
Nguồn: Vinmec
7-Dayslim
Nhịp Tim Nhanh Báo Hiệu Bệnh Gì? Có Đáng Lo Ngại Không?
Để biết được nhịp tim nhanh hay bình thường người ta đo mạch đập khi nằm nghỉ. Đối với người từ 18 tuổi trở lên, nhịp tim bình thường lúc nghỉ ngơi trong khoảng 60 – 100 nhịp/phút. Nhịp tim nhanh là trên 100 lần/phút. Nếu bạn thường xuyên có nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút, đây là một tình trạng đáng chú ý.
Cường giápCường giáp là bệnh về nội tiết khá phổ biến ở Việt Nam, thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh xảy ra khi tuyến giáp ở cổ tăng cường hoạt động quá mức cần thiết. Cường giáp có nhiều loại, trong đó Basedow là loại thường gặp nhất.
Một trong những dấu hiệu báo hiệu bệnh cường giáp là nhịp tim nhanh thường xuyên. Tim đập nhanh kể cả lúc nghỉ, có thể lên tới 110 – 120 lần/phút. Các triệu chứng khác của cường giáp bao gồm đổ mồ hôi, mệt mỏi, sút cân, thường xuyên đi tiêu phân lỏng, có thể có bướu cổ, lồi mắt.
Trào ngược dạ dày – thực quảnNếu hiện tượng đánh trống ngực xảy ra sau khi ăn hoặc khi đi ngủ, đi kèm với chứng ợ nóng thì đây có thể là biểu hiện do trào ngược axit dạ dày…
Các triệu chứng thường gặp khác của bệnh gồm: ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, khó thở, tim nhanh sau ăn, viêm họng, khàn tiếng… Một số trường hợp còn bị đau, tức ngực, dễ nhầm lẫn với các bệnh tim mạch.
Rối loạn lo âu, căng thẳng kéo dàiKhi bạn cảm thấy lo lắng hay hoảng loạn, tim đập nhanh hơn để bơm máu nhiều hơn cho cơ thể. Đây là cơ chế giúp cơ thể phản ứng nhanh và chiến đấu chống lại mối đe dọa. Tuy nhiên nếu tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh kéo dài vô cớ, kèm theo lo lắng dễ giật mình, luôn cảm thấy bất an và thường có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, có thể bạn đang bị tình trạng rối loạn lo âu.
Bệnh tim mạchTim đập nhanh có thể là phản ứng của cơ thể trước các yếu tố như:
Uống bia rượu, cà phê, chất kích thích.
Hoạt động thể chất mạnh.
Áp lực công việc, lo âu trước một tình huống xấu.
Hạ đường huyết do đói…
Nếu không thường xuyên thì không phải quá lo lắng. Nhưng nếu bạn nhận thấy tim đập nhanh thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn như các bệnh lý đã nêu trên.
Nếu nhịp tim của bạn thường xuyên ở mức trên 100 nhịp/phút, kể cả khi nghỉ ngơi, thì bạn cần đi gặp bác sĩ. Khi đi khám, bạn nên thông báo với bác sĩ tất cả những triệu chứng khác lạ trong cơ thể (như hụt hơi, khó thở, chóng mặt, đổ mồ hôi, tiêu chảy, đau bụng…) để giúp bác sĩ có chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cần nói cho bác sĩ biết những loại thuốc mà bạn đang uống. Vì chúng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhịp tim nhanh.
Sau khi khai báo triệu chứng, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm những xét nghiệm sau đây để chẩn đoán bệnh chính xác hơn:
Đo điện tâm đồ (còn gọi là đo ECG): bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này để xác định các bất thường ở tim.
Siêu âm tim.
Chụp CT
.
Xét nghiệm máu: bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân có đến từ rối loạn cân bằng điện giải, hoặc bệnh tuyến giáp hay không.
Tập thể dục thường xuyên (30 phút/lần, ít nhất 5 ngày/tuần) và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Ăn chế độ ăn tốt cho tim mạch: Bao gồm ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế ăn đồ ăn chiên dầu, mỡ động vật.
Hạn chế căng thẳng trong cuộc sống: Bạn có thể thử tập yoga hoặc thiền. Điều này sẽ rất hiệu quả trong việc giảm nhịp tim nhanh đặc biệt trong trường hợp nguyên nhân xuất phát từ tâm lý lo âu, căng thẳng quá mức.
Hạn chế uống đồ uống có chứa caffein: Bạn nên hạn chế bia rượu, trà, cà phê vì chúng có thể góp phần làm tăng nhịp tim.
Ngưng hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nhịp tim của bạn. Việc bỏ thuốc lá có thể giúp đưa nhịp tim trở lại bình thường.
Kiểm tra sức khỏe định kì: Việc kiểm tra sức khỏe toàn diện sẽ giúp bạn phát hiện sớm những bệnh lý như cholesterol cao, tăng huyết áp,…
Tình trạng nhịp tim nhanh thường xuyên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị hoặc điều trị trễ, nhịp tim nhanh về lâu dài có thể gây ra các biến chứng như suy tim, đột quỵ… Bạn cần đi khám bệnh và làm các xét nghiệm máu, đo điện tâm đồ, siêu âm tim để tìm được nguyên nhân chính xác nhất.
5 Loại Cá Tốt Cho Người Bị Tiểu Đường, Người Bị Bệnh Tim Mạch
Jill Weisenberger – chuyên gia chăm sóc người tiểu đường và giáo dục ở Newport News, Virginia kiêm tác giả cuốn sách The Beginner’s Guide to What to Eat with Type 2 Diabetes (Hướng dẫn ban đầu về chế độ ăn cho người tiểu đường loại 2) cho rằng, cá rất tốt cho sức khỏe bởi chúng giàu protein, vitamin,…
Đây là loại cá cực kỳ giàu omega-3 – một loại chất béo lành mạnh, có khả năng làm giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng phổ biến từ bệnh tiểu đường như: Bệnh tim, suy tim và đột quỵ.
Trong cuộc phân tích của 4 nghiên cứu quốc tế đã công bố vào tháng 03/2023 trên tạp chí JAMA Internal Medicine, kết quả cho thấy tiêu thụ ít nhất 2 khẩu phần cá/tuần có thể giảm tình trạng đau tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong ở bệnh nhân tim mạch.
Chuyên gia Weisenberger cho rằng, cá rô phi sở hữu lượng calo thấp, giàu protein và hương vị lại rất nhẹ. Theo USDA – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một miếng phi lê cá rô phi nhỏ đem hấp hay luộc có khoảng 137 calo và 28,5g protein. Do đó, đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những người mắc bệnh tim mạch nè.
Cá rô phi còn vừa dễ tìm mua, vừa dễ chế biến nữa (kể cả loại phi lê tươi hay rô phi đông lạnh). Chỉ cần bạn chú ý rằng khi làm loại cá này thì không nên nấu quá lâu bởi thịt rất dễ bị nát.
Tương tự cá rô phi, đây cũng là loại cá trắng chứa calo thấp và giàu protein. Theo USDA, một miếng phi lê cá tuyết nhỏ đem hấp hay luộc sẽ tầm 148 calo và 32,6g protein. Chuyên gia Weisenberger khẳng định, cá tuyết cực kỳ ít chất béo bão hòa và sở hữu hàm lượng omega-3 khá lớn nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tim mạch.
Ngoài ra, thịt cá tuyết còn săn chắc hơn cá rô phi nên bạn có thể biến tấu bằng nhiều phương pháp nấu khác nhau như nướng, hấp,… để món ăn tăng thêm phần hấp dẫn và đậm đà hơn.
Không những sở hữu hàm lượng lớn axit béo omega-3, cá mòi còn có cả canxi và vitamin D (28g cá mòi đóng hộp sẽ bổ sung tầm 108mg canxi và 136mg vitamin D). Nhờ thế mà loại cá này đã trở thành thực phẩm được khá nhiều người tiểu đường ưa chuộng do có khả năng cải thiện sức khỏe xương hữu hiệu.
Hải sản tươi sống, hải sản đông lạnh đều là thực phẩm vừa ngon, vừa phù hợp với chế độ ăn uống của người tiểu đường, song giá thành lại khá cao. Nếu bạn muốn thưởng thức loại rẻ tiền hơn thì cá ngừ đóng hộp sẽ là lựa chọn tuyệt vời.
Bạn nên ăn cá bao nhiêu lần mỗi tuần?
Theo AHA – Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bạn chỉ nên tiêu thụ 2 khẩu phần (tầm 200g) cá/tuần, trong đó 1 khẩu phần sẽ gần 100g cá nấu chín. Và các loại cá béo như: Cá hồi, cá thu, cá mòi,… là lựa chọn lý tưởng bởi chúng rất giàu axit béo omega-3.
ADA – Hiệp hội Đái tháo đường cũng đồng tình với khuyến nghị của chuyên gia Weisenberger trên. Ngoài ra, ADA cũng nhấn mạnh, tốt nhất người tiểu đường, người bệnh tim mạch chỉ nên ăn cá nướng hay hầm bởi cá chiên sẽ có carbohydrate và calo.
Nguồn: The Beginner’s Guide to What to Eat with Type 2 Diabetes
Kinh nghiệm hay 7-Dayslim
Nên Và Không Nên Ăn Gì Để Ngăn Ngừa Suy Tim
Ăn nhiều rau, cá dầu, sản phẩm từ sữa; hạn chế ăn mặn, uống rượu, chất béo bão hòa… để ngăn ngừa hoặc kiểm soát suy tim.
Chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát các bệnh tim. Các chuyên gia khuyên mỗi người nên tiêu thụ nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau củ, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu; thực phẩm từ sữa; các loại cá dầu sẽ có lợi cho tim mạch. Đồng thời, hạn chế ăn mặn và những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như xúc xích, thịt đỏ nhiều mỡ…
Thực phẩm giúp ngăn ngừa suy tim
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) lưu ý rằng, một chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp ngăn ngừa biến chứng ở những người bị suy tim.
Vi chất
Một nghiên cứu cho thấy, những người thiếu 7 vi chất dinh dưỡng trở lên có nguy cơ nhập viện và tử vong vì bệnh suy tim gần như gấp đôi so với những người thiếu ít vi chất dinh dưỡng. Vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất như: canxi, magie, vitamin C… Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng phần lớn do ăn không đủ các thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Chất xơ
Ngoài hàm lượng vi chất dinh dưỡng cao, các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật rất giàu chất xơ. Chất xơ cũng rất quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh cho tim. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: trái cây (lê, cam, quả mâm xôi); rau xanh; các loại hạt (hạnh nhân, hồ đào, hồ trăn); ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, bột yến mạch, bánh mì nguyên hạt); các loại đậu.
Chế độ ăn nhiều rau củ, các loại hạt, cá béo… giúp ngăn ngừa, kiểm soát bệnh suy tim. Ảnh: Freepik.
Cá
Cá rất giàu axit béo omega-3 có lợi cho tim mạch. Axit béo omega-3 làm chậm sự phát triển mảng bám trong động mạch. Theo AHA, mỗi người nên ăn hai phần cá mỗi tuần. Các loại cá dầu như cá hồi, cá ngừ, cá cơm… tốt cho sức khỏe.
Sản phẩm bơ sữa
Theo một nghiên cứu được công bố trên Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Mỹ (NCBI), các loại thực phẩm từ sữa đầy đủ chất béo có nhiều chất dinh dưỡng sinh khả dụng (khả năng cơ thể hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng) cao hơn phiên bản ít chất béo. Các tác giả nghiên cứu phát hiện những loại thực phẩm từ sữa lên men, chẳng hạn như sữa chua, pho mai có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ ăn Địa Trung Hải là một chế độ ăn kiêng tập trung tiêu thụ rau, trái cây, các loại đậu cùng với cá và các sản phẩm từ sữa. Chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giảm nguy cơ suy tim và tử vong do tình trạng này.
Thực phẩm và đồ uống cần tránh
Thức ăn mặn
Theo Physicians Committee for Responsible Medicine, tránh tiêu thụ quá nhiều muối là điều quan trọng để giảm nguy cơ suy tim.
Đồ ăn nhanh, đồ chiên, mặn… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim. Ảnh: Freepik.
Chất béo bão hòa và đồ chiên
Theo CDC Mỹ, ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể góp phần gây ra bệnh tim. Chất béo chuyển hóa là một loại dầu biến thành chất béo rắn trong quá trình chế biến thực phẩm.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa gồm: thịt nhiều mỡ, bơ, dầu dừa, dầu cọ, kem… Thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa như: đồ chiên, bánh quy, bánh nướng, bánh quy giòn…
Rượu
Các nhà nghiên cứu phát hiện những người hạn chế uống rượu có nguy cơ suy tim thấp hơn. CDC Mỹ khuyến nghị, nam giới không nên uống quá hai ly và nữ giới không nên uống quá một ly mỗi ngày.
Châu Vũ (Theo Medical News Today)
Người Bị Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì?
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Chế độ ăn uống của người tiểu đường thường là một kế hoạch ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng tự nhiên và ít chất béo và calorie.
Chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường cần những gì?Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Chế độ ăn uống dựa trên ba bữa ăn mỗi ngày với những thời gian như bình thường. Điều này giúp bạn sử dụng tốt hơn lượng insulin mà cơ thể sản xuất ra hoặc có được qua việc điều trị.
Hãy tính toán lượng calo với những thực phẩm bạn nạp vào. Bạn nên chọn những thực phẩm chứa carbohydrate lành mạnh, thực phẩm giàu chất xơ, cá tốt cho tim mạch và chất béo tốt.
Thực phẩm cần tránhBệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ bằng việc kích thích sự phát triển của các động mạch bị tắc và cứng. Thực phẩm chứa những chất đây có thể ngăn cản bạn thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim mạch:
Chất béo bão hòa: Tránh các sản phẩm giàu chất béo và protein từ động vật như bơ, thịt bò, xúc xích và thịt xông khói. Bạn cũng nên hạn chế dầu dừa và dầu hạt cọ.
Chất béo chuyển hóa: Tránh chất béo chuyển hóa có trong đồ ăn vặt, bánh nướng, bơ thực vật.
Cholesterol: Các nguồn chứa cholesterol bao gồm các sản phẩm từ sữa giàu chất béo và protein từ động vật nhiều chất béo, lòng đỏ trứng và nội tạng. Mục tiêu không quá 200mg cholesterol mỗi ngày.
Natri: Cố gắng ăn ít hơn 2.300mg natri mỗi ngày.
Một số thực phẩm được khuyến cáo cho người bị bệnh tiểu đường Các loại rau xanhRau xanh chứa đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết. Chúng cũng có tác động đến lượng đường huyết.
Các loại rau xanh như rau chân vịt, rau kale là nguồn cung cấp kali, vitamin A và canxi. Ngoài ra, chúng còn bổ sung protein và chất xơ.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc ăn rau xanh rất hữu ích với những người mắc bệnh tiểu đường do chúng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao và các enzym tiêu hóa tinh bột.
Một số loại rau xanh như:
Cải chíp
Cải bắp
Cải rổ
Bạn có thể ăn rau xanh với món salad, món ăn phụ và súp. Kết hợp chúng với các nguồn protein như thịt gà hoặc đậu phụ.
Các loại ngũ cốcNgũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng hơn so với loại ngũ cốc trắng đã qua tinh chế.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Một chế độ ăn nhiều chất xơ rất quan trọng với những người mắc bệnh tiểu đường vì chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa.
Việc hấp thụ các chất dinh dưỡng lâu hơn giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
Lúa mì và ngũ cốc nguyên hạt có chỉ số đường huyết thấp hơn so với bánh mỳ và gạo trắng. Điều này cho thấy chúng ảnh hưởng ít đến lượng đường trong máu hơn.
Bánh mì nguyên cám
Kiều mạch
Hạt quinoa
Cây kê
Lúa mì bulgur
Lúa mạch đen
Bạn có thể thay bánh mì trắng hoặc mì trắng thành các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Cá béoBệnh tiểu đường nên ăn gì? Cá béo là một loại thực phẩm cho người tiểu đường. Cá béo chứa các axit béo omega-3 quan trọng được gọi là EPA và DHA.
Bạn cần một lượng chất béo lành mạnh để giữ cho cơ thể hoạt động và để tăng cường sức khỏe tim mạch và não bộ.
Theo báo cáo của ADA, chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn có thể cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường huyết và lipid trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Một số loại cá cung cấp cả chất béo bão hòa đa và đơn; đó là:
Cá thu
Cá mòi
Cá ngừ
Cá trích
Bạn có thể ăn rong biển – đây là nguồn thực vật của chất béo trên.
Hạt đậuHạt đậu là một lựa chọn cho những ai đang suy nghĩ bệnh tiểu đường nên ăn gì. Đây là nguồn cung cấp protein thực vật và có thể đáp ứng sự thèm ăn cũng như giúp bạn giảm lượng carbohydrate nạp vào cơ thể.
Hạt đậu có chỉ số đường huyết thấp và tốt cho việc điều chỉnh lượng đường huyết hơn nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột khác.
Chúng là một loại carbohydrate phức tạp nên cơ thể tiêu hóa chúng lâu hơn so với các loại khác.
Ăn hạt đậu cũng có thể giúp giảm cân và có thể giúp kiểm soát huyết áp và mức cholesterol.
Có rất nhiều loại hạt đậu như đậu thận, đậu pinto, đậu đen, đậu hải quân…
Những loại đậu này chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, kali, magiê.
Khi sử dụng đậu đóng hộp, bạn nên chọn loại không có thêm muối. Nếu không, bạn có thể để ráo và rửa sạch hạt đậu để loại bỏ bớt lượng muối.
Quả óc chóCác loại quả hạch là thực phẩm tuyệt vời cho chế độ ăn uống của người tiểu đường. Giống như cá, các loại hạt chứa axit béo có lợi cho sức khỏe giúp hệ tim mạch khỏe mạnh.
Quả óc chó đặc biệt chứa nhiều axit béo omega-3 được gọi là ALA. Giống như các omega-3 khác, ALA rất quan trọng đối với sức khỏe của tim mạch.
Những người mắc bệnh tiểu đường có thể có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cao. Vì vậy, điều quan trọng là phải bổ sung các axit béo này qua chế độ ăn uống.
Ngoài ra, quả óc chó cũng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, vitamin B6, magiê và sắt.
Trái cây họ cam quýtNghiên cứu đã chỉ ra rằng hoa quả họ cam quýt như cam, bưởi và chanh có tác dụng chống tiểu đường. Ăn loại hoa quả này là một cách tuyệt vời để bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây mà không có carbohydrate.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng 2 chất chống oxy hóa bioflavonoid (gồm hesperidin và naringin) mang lại tác dụng chống tiểu đường của cam.
Chúng còn bổ sung vitamin C, folate và kali.
Các loại quả mọngCác nghiên cứu đã phát hiện ra mức độ stress oxy hóa mãn tính ở những người mắc bệnh tiểu đường. Stress oxy hóa xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các chất chống oxy hóa và các phân tử không ổn định (hay còn gọi là các gốc tự do).
Quả việt quất, mâm xôi, dâu tây đều chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ. Chúng chứa vitamin và khoáng chất quan trọng khác như vitamin C, vitamin K, mangan, kali.
Khoai langKhoai lang có chỉ số đường huyết thấp hơn khoai tây trắng. Điều này khiến chúng trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người đang suy nghĩ bệnh tiểu đường nên ăn gì vì nó giải phóng đường chậm hơn và không làm tăng lượng đường trong máu.
Khoai lang cũng cung cấp chất xơ, vitamin A, vitamin C và kali.
Sữa chua chứa probioticProbiotic là những lợi khuẩn trong ruột có vai trò cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Một số nghiên cứu từ năm 2011 cho rằng việc ăn sữa chua chứa probiotic có thể cải thiện mức cholesterol ở những người mắc bệnh tiểu đường đường tuýp 2. Điều này cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Bạn có thể kết hợp các loại quả mọng và các loại quả hạch để có một bữa sáng hoặc món tráng miệng bổ dưỡng.
Hạt chiaHạt chia là một thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa và hàm lượng omega-3. Nó cũng là một nguồn cung cấp chất xơ và protein có nguồn gốc thực vật.
Trong một thử nghiệm nhỏ ngẫu nhiên năm 2023, những người thừa cân và mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 giảm cân nhiều hơn sau 6 tháng khi thêm hạt chia vào chế độ ăn uống. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng hạt chia có thể giúp bạn kiểm soát căn bệnh này.
Đăng bởi: Lâm Sàng Dược
Từ khoá: Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Người Bệnh Viêm Khớp Gối Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Mau Khỏi Bệnh?
1. Viêm khớp gối là gì?
Viêm khớp gối là căn bệnh gây ra những cơn đau nhức cùng với sự cứng khớp, khiến cho việc vận động khớp gối trở nên khó khăn hơn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở người lớn tuổi.
Việc điều trị viêm khớp gối cần được thực hiện đúng cách để không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hiện nay, nhiều người bệnh thường có thói quen sử dụng các loại thuốc trị viêm khớp gối với mục đích cải thiện tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giúp giảm đau tạm thời và tiềm ẩn nhiều tác hại khôn lường. Thay vào đó, bạn nên áp dụng các bài tập vật lý trị liệu và chú trọng vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh.
Viêm khớp gối là một biểu hiện sớm của các bệnh lý về xương khớp
2. Người bệnh viêm khớp gối nên ăn gì?
2.1. Thực phẩm giàu Beta carotene
Beta carotene là một loại chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho khớp. Những loại thực phẩm chứa Beta carotene gồm cải Brussels, rau cải mù tạt, rau bina, khoai lang, cà chua, quả mơ, măng tây, cà rốt,…
2.2. Thực phẩm chứa Vitamin C và Bioflavonoids
Vitamin C có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, tổng hợp Collagen type I (thành phần cấu tạo của chất nền ngoài tế bào sụn khớp), tăng cường mật độ xương cột sống cổ và đùi. Bioflavonoids là nhóm sắc tố tạo ra màu sắc ở các loại hoa quả chứa nhiều Vitamin C, có tác dụng trung hòa các gốc tự do.
Sự kết hợp giữa Vitamin C và Bioflavonoids mang lại hiệu quả tốt cho người bị viêm khớp gối, thường có trong những loại thực phẩm như trà xanh, hành đỏ, hành trắng, súp lơ, cải xoăn, đu đủ, ổi, cam, bưởi, việt quất, nho đen, ớt chuông,…
Bổ sung thực phẩm chứa Vitamin C và Bioflavonoids giúp kiểm soát và ngăn diễn biến xấu của bệnh viêm khớp gối
2.3. Các loại gia vị
Những loại gia vị quen thuộc như hạt tiêu, tỏi, gừng, ớt,… rất tốt cho người bị viêm khớp gối. Vì trong ớt có chứa Capsain (điều trị những cơn đau khớp nhẹ); tỏi chứa Allicin (ngăn sự tấn công của các loại siêu vi), Dianllil disulfide, Azooene, Diallil – trisulfide và Phitoncid (kháng viêm, tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể); đồng thời gừng khô hoặc gừng tươi cũng rất có lợi cho người bệnh viêm khớp gối.
2.4. Cá béo
Trong cá béo chứa Vitamin D, Omega-3 có khả năng ngăn cản sự sản xuất Cytokine và các enzym phá vỡ sụn, từ đó mang lại tác dụng kháng viêm và làm giảm các triệu chứng do viêm khớp gối gây ra. Ngoài cá béo, bạn có thể ăn thêm những loại cá khác như cá hồi, cá mòi, cá cơm,…
2.5. Quả óc chó và hạt lanh
Quả óc chó, hạt lanh chứa nhiều Omega-3, chất béo, calo giúp làm giảm các vết viêm sưng khớp, đặc biệt là không gây béo phì dù có chất béo và calo.
2.6. Đậu nành
Đậu nành chứa lượng lớn Protein, Vitamin và các muối khoáng (sắt, canxi, magie, kali,..) giúp thúc đẩy sản sinh Collagen ở tế bào sụn, tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối.
Đậu nành là thực phẩm quen thuộc, giá thành rẻ nhưng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
2.7. Nấm
Nấm chứa hợp chất Polysaccharid có khả năng ức chế quá trình oxy hóa của Lipit, tăng tổng hợp DNA và ngăn chặn các khối u. Do vậy mà bổ sung nấm vào bữa ăn giúp sức đề kháng được nâng cao, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, ung thư và viêm khớp.
2.8. Dầu oliu
Dầu oliu chứa nhiều Polyphenol, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm do viêm khớp gối gây ra, đồng thời cũng đẩy lùi những tế bào ung thư. Bổ sung dầu oliu vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp làm dịu và ngừa bệnh viêm khớp gối hiệu quả.
3. Người bệnh viêm khớp gối không nên ăn gì?
Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đã chế biến sẵn.
Đồ ăn nhiều đường, muối như nước ngọt, bánh kẹo.
Thịt đỏ, thịt đóng hộp, phủ tạng chứa nhiều Photpho.
Các loại đồ ăn làm từ bơ sữa, chứa nhiều chất béo bão hòa.
Canh cua, cà pháo, chuối tiêu.
Dăm bông, xúc xích,.. có thể làm tăng Lipit máu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Tim Không Nên Làm Gì? Người Mắc Bệnh Tim Cần Lưu Ý trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!