Xu Hướng 9/2023 # Các Travel Blogger Làm Gì Khi Nghỉ Dịch? # Top 18 Xem Nhiều | Xqai.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Các Travel Blogger Làm Gì Khi Nghỉ Dịch? # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Các Travel Blogger Làm Gì Khi Nghỉ Dịch? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đang quen với các chuyến đi, chuyến bay, giờ phải nghỉ dịch ở nhà với bốn bức tường, thật không dễ dàng với các chân chạy. Vậy họ đang làm gì khi ở nhà nghỉ dịch?

Lôi lương khô ra mần lại

Đi rất nhiều chuyến đi, chuyến này thậm chí chưa kịp đổ ảnh đã có chuyến khác thế chỗ, nên nhiều khi ảnh chưa kịp xem. Nghỉ dịch ở nhà là khoảng thời gian để xem lại ảnh. Có rất nhiều tấm còn quên là mình đã chụp. Có nhiều chuyến đi không nhớ nổi đã gặp ai và đặt chân đến đâu. Facebook trở thành nơi lôi ảnh ra khoe, là khoảng thời gian để nhiều chuyến đã đi được xuất hiện ảnh lần đầu. Đống ảnh cũ ấy, cánh du lịch gọi là “lương khô”.

CбєЇm trбєЎi nghỉ dЖ°б»Ўng ngay trong nhГ

Không đi đâu, ngồi nhà cũng chán. Có sẵn lều sẵn bạt, sẵn cả túi ngủ, đồ nghề cắm trại, bật ít nhạc thiên nhiên, mở bung lều, cắm trại ngay trong nhà. Có lẽ với nhiều người, hình như làm thế này có chút “dở hơi”, nhưng với dân đi lại, thấy vui vì ít ra lều không để mốc, mang lại chút cảm giác của những cuộc vui trên dặm đường trường.

Đinh Hằng tại mái vòm đá Spitzkoppe nổi tiếng ở Namibia

Travel blogger Lý Thành Cơ trong một chuyến đi Nhật Bản trước dịch COVID-19

Hoàn thành nốt cuốn du ký dang dở

Dân xe dịch gắn với viết lách có thể điểm tên kha khá. Trong mùa dịch, không được đi đâu, tranh thủ hoàn thành nốt cuốn sách đang viết dở. Travebloger Đinh Hằng, một cây viết nổi tiếng đã cho ra đời cuốn sách Người tình Havana được đông đảo bạn trẻ đón nhận. Trần Đặng Đăng Khoa – chàng bloger nổi tiếng với 1111 ngày vòng quanh thế giới đang hoàn thiện cuốn sách đầu tiên của mình sau khi về nước vào mùa hè năm ngoái. Rosie Nguyễn, tác giả của “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu!!!” cũng đang hoàn thiện những cuốn sách sẽ xuất bản trong thời gian tới. Nghỉ dịch là một khoảng thời gian thích hợp để sắp xếp lại việc những ký ức lộn xộn đã trải qua và viết chúng lại theo hệ thống trật tự.

Tập luyện thể thao mỗi ngày

Những thói quen của đi lại khiến những đôi chân không thể ngồi yên một chỗ. Nghỉ dịch nhưng không nghỉ vận động – đó là trạng thái cần để vừa duy trì sức bền, độ dẻo dai vừa giúp bản thân tăng cường sức khỏe chống dịch bệnh. Những chuyến đạp xe quanh Hồ Tây của nhóm Ê Mông vẫn được tiếp tục mỗi khi có thể. Những bài tập đi bộ và tập luyện trong không gian hẹp vẫn được duy trì. Để sẵn sàng hết dịch là ta lại lên đường.

Xem những bộ phim hấp dẫn về du lịch

Có hàng tá phim hay hấp dẫn mà mỗi lần xem đều khiến người yêu thích xê dịch chỉ muốn xách balo lên và đi ngay. Nhâm nhi bỏng ngô và mở ngay một rạp chiếu phim trong nhà với loạt phim đình đám. Về Với Thiên Nhiên – Into the Wild (2023) với hành trình đến Alaska để sống một cuộc sống hoang dã. Trên hành trình của mình, Christopher đã gặp những người thay đổi cuộc đời anh. Bí Mật Của Walter Mitty – The Secret Life of Walter Mitty (2013) với câu chuyện khám phá thế giới tươi đẹp của anh chàng chế bản Walter Mitty làm việc cho một tờ tạp chí đã 16 năm và có cuộc sống rất tẻ nhạt. Ăn, Cầu Nguyện và Yêu – Eat Pray Love (2010) hay hành trình tìm lại chính mình của cô gái trẻ sau khi li dị chồng. Cùng hàng tá bộ phim hấp dẫn khác nữa.

Trần Việt Phương trong chuyến đi review chuyến bay mới

Nhị Đặng tại Ai Cập

Đọc những cuốn sách giúp ích cho các chuyến đi

Thay cho những cuốn sách ngôn tình sến súa, giới xê dịch thường giết thời gian bằng những cuốn sách rất du lịch mang tên Lonely Planet. Trong thế giới sách ấy, mọi thứ đều có. Muốn đi một nơi nào đó, hãy giở cuốn sách này và xem trước. Sách có đủ chỉ dẫn cho những người mới đi lần đầu lẫn những người đã đi thành thục. Và việc đọc những cuốn sách ấy bằng bản tiếng Anh sẽ nâng cao khả năng ngoại ngữ của người đi một cách nhanh chóng nhất.

Bổ sung kiến thức ngoại ngữ

Muốn ra với thế giới, bắt buộc phải có ngoại ngữ. Muốn đi đến đâu, cũng cần ngoại ngữ. Bất kể là ngôn ngữ nước nào cũng cần thiết. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất và đa dạng quốc gia nhất. Ngoại ngữ càng tốt, độ tự tin càng cao, càng dám đi nhiều hơn. Vì thế, trong thời gian nghỉ dịch, các bloger du lịch vẫn tiếp tục nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình để sẵn sàng khám phá thế giới một cách rõ nét nhất.

Photo: FBCN

Đăng bởi: Đỗ Oánh

Từ khoá: Các Travel Blogger làm gì khi nghỉ dịch?

Nên Làm Gì Và Không Nên Làm Gì Khi Bị Căng Cơ?

Căng cơ hoặc kéo cơ là tình trạng các bắp cơ bị kéo giãn quá mức, hoặc nặng hơn có thể dẫn tới rách cơ. Khi mắc phải, người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt, khiến việc đi đứng, cử động trở nên khó khăn hơn.

Căng cơ có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và thường gặp nhất là ở cơ chân, tay, thắt lưng, cổ, vai và phía sau đùi.

Thông thường, với các triệu chứng căng cơ từ nhẹ đến trung bình, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách chườm lạnh hoặc xoa thuốc chống viêm.

Tuy nhiên, nếu gặp phải các trường hợp như: Căng cơ nặng, rách cơ, không thể cử động, đau dai dẳng,… thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh phải những hậu quả đáng tiếc về sau.

Tình trạng các bắp cơ bị kéo giãn quá mức xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến như:

Không khởi động cơ bắp cẩn thận hoặc đúng cách trước khi tập thể dục, thể thao.

Cơ bắp thiếu độ mềm dẻo, linh hoạt tùy theo thể trạng và tuổi tác của mỗi người.

Lạm dụng cơ bắp, vận động nặng vượt quá sức chịu đựng của cơ thể.

Khả năng điều hòa, phối hợp giữa cơ, xương kém, khiến cơ thể không giữ được thăng bằng, tạo ra sức nặng đè nén lên các bắp cơ.

Trên thực tế, căng cơ có thể xảy ra do một số nguyên nhân khách quan khác nữa chứ không hẳn là do bạn vận động quá mạnh. Theo nghiên cứu từ Đại học Y Johns Hopkins, căng cơ thậm chí có thể xảy ra từ việc đi bộ hoặc trong bất kỳ tư thế nào khiến các bắp cơ bị tắc nghẽn, không thoải mái.

Bên cạnh đó, thời tiết lạnh cũng có thể khiến các bắp cơ bị co cứng, gây ra tình trạng căng cơ cấp tính.

Một số triệu chứng căng cơ phổ biến mà bạn dễ nhận thấy bao gồm:

Đột nhiên khởi phát cơn đau cơ ở vị trí nào đó trên cơ thể.

Vị trí căng cơ trở nên sưng tấy, bầm tím.

Cảm thấy đau đớn dữ dội và vận động khó khăn khi sử dụng các bắp cơ đó.

Hạn chế khả năng đi đứng nếu bị căng các cơ chân.

Trong một số trường hợp căng cơ từ nhẹ đến trung bình, hầu như bạn sẽ tự khỏi sau một vài tuần và vẫn có thể hoạt động như bình thường, chỉ là chỗ căng cơ sẽ cảm thấy hơi cứng và kém linh hoạt hơn.

Trong các trường hợp căng cơ nặng hơn như rách cơ khiến các mao mạch nhỏ bị tổn thương, gây chảy máu tại chỗ thì phải hạn chế hầu hết các hoạt động bình thường.

Theo sự tham vấn y khoa của BS CKI. Dương Ngọc Vân – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, khi bị căng cơ thì đây là những điều bạn nên làm và không nên làm:

Nên làm gì khi bị căng cơ?

Khi bị căng cơ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị ngay tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản như sau:

Nghỉ ngơi, hạn chế vận động

Trong khoảng thời gian bị căng cơ, bạn nên hạn chế việc sử dụng cơ bắp để vận động, tránh làm tổn thương thêm, gây gia tăng sự đau đớn.

Nhưng bạn cần lưu ý rằng, việc nghỉ ngơi quá nhiều sẽ khiến cho các bắp cơ dần trở nên yếu đi, thay vào đó, bạn hãy từ từ bắt đầu sử dụng lại nhóm cơ này để vận động nhẹ nhàng, giúp cho cơ bắp của bạn dần phục hồi về trạng thái ban đầu.

Chườm lạnh

Chườm lạnh là một phương pháp tuyệt vời, thường được các bác sĩ chỉ định cho trường hợp cơ bắp của bạn bị tổn thương. Việc làm này sẽ giúp bạn giảm thiểu sự sưng tấy của các bắp cơ, giúp cho các cơ mau chóng lành lặn và phục hồi.

Lưu ý rằng bạn không nên đặt trực tiếp đá lạnh lên da mà thay vào đó, hãy sử dụng một túi nước đá hoặc bọc đá trong một chiếc khăn rồi chườm nhẹ trên các đốt cơ bị căng khoảng 20 phút. Để tăng hiệu quả, bạn hãy lặp lại mỗi giờ trong ngày đầu tiên và cách 4 tiếng cho những ngày tiếp theo.

Băng bó

Để giảm sưng, bạn nên băng bó quanh vùng căng cơ cho đến khi vết sưng giảm hẳn. Cẩn thận không nên quấn vùng chấn thương quá chặt vì có thể làm ảnh hưởng đến tuần hoàn lưu thông máu huyết của bạn khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Trong một số trường hợp căng cơ nặng hoặc rách cơ, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và chỉ định sử dụng một số loại thuốc giãn cơ, thuốc chống nhiễm trùng,…hoặc hướng dẫn một số bài tập vật lý trị liệu để mang lại hiệu quả tích cực hơn.

Không nên làm gì khi bị căng cơ?

Không chườm nóng hoặc dùng rượu xoa bóp

Một số người có quan niệm sai lầm rằng hễ cứ bị căng cơ hoặc đau nhức xương khớp là sử dụng dầu nóng hoặc rượu để xoa bóp cho mau tan vết bầm.

Tuy nhiên, việc sử dụng những phương pháp trên sẽ khiến cho dây chằng bị xơ chai và các cơ dần trở nên yếu hơn, rất khó để phục hồi lại trạng thái như ban đầu và dễ bị chấn thương hơn khi hoạt động mạnh trở lại.

Không nên vận động quá sức hoặc mặc kệ vết thương

Trong khoảng thời gian bị căng cơ, bạn nên tránh vận động mạnh hoặc luyện tập các môn thể thao cường độ cao như: đạp xe, chạy bộ, cử tạ,…để cho các bắp cơ được nghỉ ngơi và phục hồi.

Ngoài ra, sau khi tình trạng căng cơ đã đỡ dần, bạn cũng nên luyện tập nhẹ nhàng để phòng tránh các biến chứng.

Căng cơ là chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, tập luyện và lao động mà bất cứ ai cũng có thể xảy ra ít nhất 1 lần trong đời. Nhưng đừng quá lo lắng, bạn vẫn có một số biện pháp để ngăn ngừa rủi ro này như:

Advertisement

Trước khi tập luyện thể dục thể thao, bạn nên khởi động các cơ bằng các động tác kéo giãn nhẹ nhàng để làm ấm cơ thể.

Tập thể dục thường xuyên để các cơ linh hoạt hơn, dẻo dai hơn.

Hạn chế hoạt động quá lâu ở một tư thế, như đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt là dân văn phòng hãy đứng lên đi lại thư giãn xương khớp sau mỗi giờ làm việc căng thẳng.

Nếu cần nâng vác vật nặng, bạn cần điều chỉnh đúng tư thế cho phù hợp và hết sức cẩn thận trong quá trình làm việc.

Mỗi ngày, bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin và các chất dinh dưỡng để giúp cơ, gân, xương khớp chắc khỏe hơn, dẻo dai hơn.

Nên uống nước ít nhất 2 lít mỗi ngày để tránh tình trạng ứ đọng axit lactic trong cơ thể, gây mỏi cơ, nóng rát cơ và căng cơ.

Top 12 Các Món Ăn Đường Phố Sài Gòn Nên Thử Sau Khi Hết Dịch

1. BỘT CHIÊN

Đứng đầu danh sách là món bột chiên nổi tiếng của Sài Gòn. Bột chiên thường được chiên trên chảo, thêm nước tương, hành lá, có cảm giác dai và giòn khi ăn. Thông thường sẽ được ăn kèm với trứng, chả, đu đủ và một ít rau chua. Bên cạnh đó là chén nước chấm ớt vừa ngọt vừa cay theo cách pha của người bán.

Món bột chiên nguyên liệu đơn giản lại dễ làm

Một món ăn vừa đơn giản, nguyên liệu dễ mua, cách chế biến cũng không hề phức tạp mà lại rất ngon. Món bột chiên rất thích hợp ăn vào những ngày trời mưa, thời tiết lạnh hoặc vào buổi tối.

Một số địa điểm ăn bột chiên nổi tiếng

Bột chiên Lão Tử: 36 Lão Tử, Phường 11, Quận 5

Xe bột chiên Chú Thoòn: 102 Hẻm 100 Bình Thới, Quận 11

Đức Hoà: 001 Lô X Chung Cư Ngô Gia Tự, Phường Ngô Gia Tự, Quận 10

Bột chiên Đạt Thành: 277, Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3

Bột chiên An Đông: 012 lô F chung cư Ngô Gia Tự, Sư Vạn Hạnh, Phường 2, Quận 10

Bột Chiên Vạn Thành: Hẻm 185 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3

Bột Chiên Nguyễn Kim: 187, Nguyễn Kim, Phường 7, Quận 10

Bột Chiên Phùng Khắc Khoan: 63 Phùng Khắc Khoan, Phường Đa Kao, Quận 1

2. BÁNH MÌ SÀI GÒN

Chắc hẳn món bánh mì không còn xa lạ gì với tất cả mọi người. Là một món ăn được được cả thế giới đón nhận và luôn nằm trong các bảng xếp hạng ẩm thực. Bánh mì du nhập vào Việt Nam từ những năm 1859 bởi người Pháp. Qua năm tháng, người Việt có những cách biến tấu cho phù hợp với khẩu vị của mình. Bánh mì xuất hiện đầu tiên tại Sài Gòn, sau đó phát triển dần và lan rộng ra các tỉnh khác.

Bánh mì đầy ắp với nhiều sự lựa chọn

Điểm hấp dẫn của bánh mì Sài Gòn là một chiếc bánh với rất nhiều sự lựa chọn. Từ trứng, thịt nướng, chả, gà xé, xá xíu, pate,… Bánh mì Sài Gòn cũng như bao chỗ khác được làm nóng giòn, sau đó cho thức ăn, gắp thêm rau mùi, dưa chuột và thêm nước sốt (tương ớt, xì dầu).

Một số địa điểm bán bánh mì ngon nổi tiếng

Bánh mì khô bò Phương Liên: 12 Nguyễn Huy Tự, Phường Đa Kao, Quận 1

Bánh mì Huỳnh Hoa: 26 Lê Thị Riêng, Phường Bến Thành, Quận 1

Bánh mì phá lấu Bà 6: 104 Hoàng Diệu, Phường 12, Quận 4

Bánh mì Cô Điệp: 238 Võ Thành Trang, Phường 11, Quận Tân Bình

Bánh mì Hòa Mã: 53, Cao Thắng, Quận 3

Bánh mì phá lấu Tâm Ký: 823 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5

Bánh mì thịt nướng: 37 Nguyễn Trãi, Phường Bến Thành, Quận 1

3. BÁNH CANH SÀI GÒN

Bánh canh là món ăn được làm từ bột gạo. Cũng như các món ăn khác, bánh canh cũng được chế biến và nấu với nhiều cách đa dạng. Bánh canh thường có sợi dài, dai dai với nước dùng thanh ngọt, đậm đà của người nấu. Bánh canh có nhiều loại: bánh canh cua, bánh canh giò heo, bánh canh thịt, bánh canh cá,…để bạn lựa chọn thưởng thức.

Tô bánh canh “full option” nhìn siêu hấp dẫn

Một số địa điểm bán bánh canh nổi tiếng tại Sài Gòn

Bánh canh Lê Quang Định: Hẻm 169, Lê Quang Định, Phường 7, Quận Bình Thạnh

Bánh canh cua Út Lệ: 210 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10

Bánh canh chả cá Phan Rang Minh Vân: Số 9, Tự Lập, Phường 4, Quận Tân Bình

Bánh canh cua, giò heo: 181/6 Xóm Chiếu, Phường 16, Quận 4

Bánh canh ghẹ Cầu Bông: 2 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh

Bánh canh bột: 453/50 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3

4. SÚP CUA

Súp cua là món ăn nổi tiếng phần lớn với nhiều người đang sinh sống tại Sài Gòn. Nguyên liệu chính để làm nên súp cua là thịt cua, nấm rơm, trứng cút, tiêu, bột. Súp cua ăn nhiều sẽ rất nghiền vì ấm nóng, dễ ăn, chưa kể rất tốt cho sức khỏe.

Tô súp cua bắc thảo vừa ngon lại bắt mắt

Một bát súp cua ngon là phải đặc sệt, thịt cua không bị tanh, nhiều topping ở bên trong. Mỗi khi trời lạnh, ăn súp cua cảm thấy dễ chịu hơn hẳn, tùy vào size bạn chọn nên giá súp cũng sẽ khác nhau. Ai thích ăn cay thì cũng nên thử luôn vì những nơi bán súp cua thường có ớt để ăn kèm nếu thích.

Một số địa điểm có súp cua ngon nổi tiếng

Súp cua trứng bắc thảo: Chợ Tân Định, Quận 1

Súp cua Hoa Cúc: Số 1 Hoa Cúc, Phường 7, Quận Phú Nhuận

Súp cua cô Lan: 239 Lương Nhữ Học, Quận 5

Súp cua Thảo: 68/8 Hồ Thị Kỷ, Quận 10

Súp cua nhà thờ Đức Bà: 86 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1

Súp cua cô Bông chợ Thiếc: 166 Phó Cơ Điều, Quận 11

5. CƠM TẤM SÀI GÒN

Cơm tấm là món ăn lâu đời của người Sài Gòn. Là món ăn được ăn thay thế cho bữa chính và dễ dàng bắt gặp ở bất cứ ngõ ngách nào tại Sài Gòn. Đi dạo quanh một vòng, bạn có thể thấy các quán cơm sườn, cơm tấm ở khắp ven đường. Đây là món ăn được yêu thích ở mọi lứa tuổi từ người lớn đến trẻ nhỏ.

Cơm tấm là món ăn quá đỗi quen thuộc với người dân Sài Gòn

Sườn được tẩm ướp gia vị sau đó đem đi nướng ở nhiệt độ thấp. Cơm tấm ăn kèm với  sườn, bì thịt, trứng ốp la, chả trứng,… Tiếp đó là ăn ăn kèm với dưa leo, cải muối chua, rau sống (tùy nơi) với nước mắm được chế với công thức rất ngon. Nếu bạn đã ăn các món ăn đường phố Sài Gòn khác mà không ăn cơm tấm thì ắt hẳn rất là thiếu sót. Đây là món ăn phổ biến với mọi tầng lớp, có mùi thơm, vừa dễ ăn và có thể dễ dàng kiếm thấy ở bất kì đâu tại Sài Gòn.

Các địa điểm bán cơm tấm ngon tại Sài Gòn

Cơm tấm Phúc Lộc Thọ: 223 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phú, Quận 7

Cơm Sườn Tú Mập: 812 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10

Cơm Sườn Ba Cường: 263 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1

Cơm Nguyễn Văn Cừ: 167 Nguyễn Văn Cừ, Phường 2, Quận 5

Cơm tấm Minh Long: 607 Nguyễn Thị Thập, Quận 7

Cơm tấm Bụi Sài Gòn: 100 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1

6. CÁC LOẠI ỐC

Các quán ốc tại Sài Gòn luôn tập trung một lượng lớn người đến ăn. Ốc là món ăn vặt rất phổ biến tại Sài Gòn với nhiều cách chế biến và hương vị khác nhau. Các món ốc được chế biến thành nhiều món như: ốc luộc, ốc xào me, ốc xào xả ớt, ốc nướng, ốc móng tay, ốc len xào dừa,….. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các quán ốc tại Sài Gòn và đi ăn cùng với bạn bè.

Một số địa chỉ ăn ốc ngon tại Sài Gòn

Quán Ốc Biển: 264, Phường Tân Phú, Quận Tân Phú

Quán Ốc Loan: Hẻm 166 Lý Thái Tổ, Phường 1, Quận 3

Ốc đêm Na Va: 27, Thanh Đa, phường 27, Bình Thạnh

Ốc Dona: 237/40 Trần Văn Đang, P11, Quận 3

Ốc Linh: 111/1A, Đường số 8, Phường 11, Quận Gò Vấp

Quán Ốc Thảo: 383 Vĩnh Khánh, Phường 8, Quận 4

Ốc Vũ: Số 37 Vĩnh Khánh, Phường 8, Quận 4

Quán Ốc 2A: 337 Đường Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6

7. PHÁ LẤU

Phá lấu được làm bằng bao tử (dạ dày) và ruột non, phổi, gan, tim… Sau đó tẩm ướp gia vị, chiên vàng và luộc lại cho mềm. Nguyên liệu chính của nước phá lấu là nước cốt dừa, có vị ngọt và cảm giác hơi béo béo. Khi ăn phá lấu, bạn nên ăn kèm bánh mì chấm với nước sẽ cho trải nghiệm tốt hơn.

Món phá lấu

Món phá lấu là món ăn khá lạ tai, lạ miệng với nhiều người. Khi hết dịch hãy nên thử một lần, có điều sẽ hơi cay nên những ai không thể ăn cay hãy cân nhắc trước khi thưởng thức.

Một số địa điểm ăn phá lấu

Phá Lấu Bò Cây Trâm: 208 Cây Trâm, Quận Gò Vấp

Phá Lấu Bò Cô Thảo: 243/29G Tôn Đản, Phường 15, Quận 4

Phá Lấu Chiên Vũ Tùng: 90 Vũ Tùng, Phường 2, Quận Bình Thạnh

Phá Lấu Bò Bà Hạt: 533 Bà Hạt, Quận 10

Phá lấu Dì Nủi Sài Gòn: 243/30 Đường Tôn Đản, Phường 15, Quận 4

Phá lấu Lì: 1A Sương Nguyệt Ánh, Quận 1

8. BÁNH TRÁNG TRỘN

Nhắc đến các món ăn đường phố Sài Gòn không thể không nhắc đến bánh tráng trộn. Thứ đồ ăn vặt này cảm thấy có thể kiếm được ở bất kì đâu tại Sài Gòn. Bánh tráng trộn được làm từ những sợi bánh tráng được thái nhỏ. Kế đó trộn lẫn với bò khô, tôm khô, xoài, trứng cút, rau răm cộng với một chút sa tế. Bên cạnh là còn thêm chút dầu giấm, đậu phộng hay một chút ớt cay tạo cảm giác cay nồng khi ăn.

Một số địa điểm bán bánh tráng trộn nổi tiếng

Bánh tráng trộn LONG 34: 34 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5, Quận 3

Cô Năm – Bánh Tráng Trộn: 58 Lê Thị Hồng, P. 17, Quận Gò Vấp

Bánh Tráng Trộn & Cuốn đường Nguyễn Kim: 22A Nguyễn Kim, Phường 12, Quận 5

Bánh Tráng Trộn Cống Quỳnh: 153 Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1

Bánh tráng trộn chú Viên: 38 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 5, Quận 3

Bánh tráng chấm Cô Gánh: A012 Chung Cư A2, Phan Xích Long, Phường 7, Quận Phú Nhuận

9. CHÈ

Sài Gòn có rất nhiều loại chè nên khó lòng mà có thể ăn hết. Nào chè Huế, chè Thái, chè nhãn, chè 7 màu, chè sầu riêng,….cực kì thơm mà còn đa dạng món. Nếu là một tín đồ nghiện chè thì chắc chắn bạn sẽ phải biết món chè Thái rồi, món chè quốc dân ở đâu cũng cũng có.

Một số địa điểm ăn chè có thể tham khảo

Chè Thái Ý Phương, 380 – 382 Nguyễn Tri Phương, Phường 4, Quận 10

Chè Mỹ: 591 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phong, Quận 7

Chè Hằng: E43 Cư Xá Phú Lâm B, Phường 13, Quận 6

Mr. Chè: 152 Cô Giang, Phường 1, Quận 1

Mie Tea (Chè cá heo phô mai): 92, Phùng Văn Cung, Phường 15, Quận Phú Nhuận

Chè Thái 16: Đường Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp

10. GỎI CUỐN

Gỏi cuốn được bao bởi một lớp bánh tráng mỏng bên ngoài. Bên trong gỏi cuốn chứa tôm đã bóc vỏ, bún, rau thơm, thịt heo, hẹ sống. Gỏi cuốn ăn kèm với một chén nước chấm, trở thành món ăn vặt được nhiều người yêu thích ở Sài Gòn.

Món gỏi cuốn ngon hay dở phụ thuộc nhiều vào nước chấm

Tinh hoa của món gỏi cuốn nằm ở chén nước chấm. Mỗi quán đều có bí quyết pha chế riêng nên có những sự khác biệt trong hương vị.

Một số địa điểm ăn gỏi cuốn nổi tiếng

Gỏi Cuốn Tôm Nhảy: 424 Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11

Súp Cua & Gỏi Cuốn Hội An: 212B/D28/2 Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1

Gỏi Cuốn Lê Văn Sỹ: 359/1/9A Lê Văn Sỹ, Quận 3

Gỏi Cuốn Bà Dzú: 26/26 Đỗ Quang Đẩu, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1

Quán gỏi cuốn Hạnh: 420A Hoà Hảo, Phường 5, Quận 10, TP. HCM

Gỏi Cuốn Ngon Ngon: 322/13 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5

Gỏi Cuốn Quê: 19 Lô M1 Chung Cư Tôn Thất Thuyết, Phường 1, Quận 4

11. LẨU CÁ

Lẩu cá muốn ngon thì nguyên liệu phải còn tươi. Để chế biến được một nồi lẩu cá ngon lại không tanh thì đòi hỏi người nấu phải biết cách chế biến là giảm mùi tanh của cá. Nhìn chung, đa phần lẩu cá nước trong, có độ ngọt của nước hầm xương hoặc vị chua từ lá giang, ăn kèm với các loại rau vùng sông nước và với nhiều loại hải sản.

Để được nồi lẩu cá ngon phải khử được mùi tanh

Lẩu cá cũng có giá trị dinh dưỡng cao không kém so với thịt hay các loại thức ăn khác. Lẩu cá rất phù hợp với việc đi ăn vào những ngày lạnh, ngồi ăn lẩu cùng với bạn bè thì cảm giác lại càng tuyệt vời hơn.

Một số quán lẩu cá ngon tại Sài Gòn

Local Thai – Thai Restaurant: 89/19 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4

Lẩu cá Dân Ích: 99 Châu Văn Liêm, phường 14, Quận 5

Lẩu cá kèo Nguyễn Thị Diệu: Số 4 Nguyễn Thị Diệu, Phường 6, Quận 3

Lẩu cá đuối: 28 Nguyễn Biểu, Phường 1, Quận 5

Lẩu cá Đuối 345A: 345 Lê Đại Hành, Phường 11, Quận 11

Lẩu cá 80 Dương Tử Giang: 80 Dương Tử Giang, Quận 5

Lẩu cá 69K: 11B Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp

12. BÁNH XÈO

Bánh xèo là một trong các món ăn đường phố Sài Gòn được rất nhiều du khách khen ngợi. Bánh xèo có vỏ rất giòn, bên trong phần nhân có nhiều tôm thịt và được cuộn lại.

Bánh xèo được cuộn lại và dùng với nước chấm

Nước chấm được chế biến theo phong cách ăn uống đặc trưng của Sài Gòn siêu cay và siêu ngon. Nước chấm cũng quyết định phần nhiều đến món bánh xèo có ngon hay không.

Một số quán bánh xèo nức tiếng tại Sài Gòn

Bánh Xèo Bà Hai: 49 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, Quận Phú Nhuận

Bánh Xèo Long Huy: 21 Trương Định, Phường 6, Quận 3

Bánh Xèo Đinh Công Tráng: 46A Đinh Công Tráng, Phường Tân Định, Quận 1

Bánh Xèo Hải Sản Ngự Thiện: 119 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh

Bánh Xèo Anh Năm Trà Khúc: 237 Đồng Đen, Phường 11, Quận Tân Bình

Quán Bánh Xèo An: 71/5 – 71/6 Mạc Thị Bưởi, Quận 1

Bánh Xèo Bình Thuận: 22 Huỳnh Đình Hai, Phường 24, Quận Bình Thạnh

Đăng bởi: Ngọc Như

Từ khoá: Top 12 các món ăn đường phố Sài Gòn nên thử sau khi hết dịch

Làm Gì Khi Mang Thai Quá Ngày Dự Sinh?

Kích thích núm vú

Một trong những mẹo khi mang thai quá ngày dự sinh là kích thích núm vú. Bằng cách này cơ thể của bạn sẽ xuất hiện các cơn co thắt tử cung và chuyển dạ sẽ nhanh hơn.

Nên thực hiện cách này trong vòng 2 phút, dừng 3 phút rồi lại mát xa thêm 2 phút nữa. Việc mát xa sẽ giúp cho lượng hormone oxytocin sản sinh và giúp co bóp tử cung dễ sinh em bé hơn.

Tập thể dục nhẹ

Một trong những mẹo giúp kích thích sự chuyển dạ tự nhiên chính là tập thể dục nhẹ. Lúc này đầu em bé sẽ ép vào cổ tử cung và mẹ sẽ sớm sinh con hơn. Một số bài tập mà các bà mẹ nên tập như yoga, các tư thế đơn giảm giảm đau lưng và giúp mẹ bé vào đúng tư thế sinh.

Dùng tinh dầu

Một mẹo dân gian mà khá hiệu quả là dùng tinh dầu giúp kích thích chuyển dạ. Theo đó các bà mẹ có thể ăn một chút dầu thầu dầu, trộn với 70ml nước ép trái cây và uống. Dầu thầu dầu có tác dụng tạo nên các cơn co thắt tử cung, kích thích ruột non, ruột kết và chuyển dạ.

Ngoài dầu thầu dầu, một số loại dầu khác như dầu hoa anh thảo như một loại hormone có thể làm co thắt và mềm cổ tử cung. Mọi người có thể uống dạng viên nang hoặc đặt viên vào âm đạo.

Bấm huyệt

Theo y học Phương Đông thì cách bấm huyệt cũng giúp kích thích sinh con và giảm đau cho sản phụ sau khi sinh. Với cách này thì các mẹ mang thai nên tham khảo hoặc sử dụng các dịch vụ bấm huyệt với những bác sĩ Đông y nhiều kinh nghiệm.

Ăn đồ cay nóng

Ăn đồ cay nóng cũng là một cách giúp cung cấp chất xúc tác cho quá trình chuyển dạ. Đồ ăn nóng chứa nhiều chất capsaicin nhằm ngăn chặn cơn đau mà còn sản sinh ra hormone prostaglandin gây nên cơn co thắt tử cung giúp sớm sinh con.

Khi quá ngày sinh dự kiến thì nhiều bà mẹ và gia đình cảm thấy lo lắng, sốt ruột. Lúc này mỗi khi có ai chỉ cách nhân gian nào là lập thức ngay làm theo. Tuy nhiên trước khi áp dụng cách mẹo dân gian, bạn cần tham khảo các ý kiến của bác sĩ.

Các mẹo nhân gian thường sẽ mang nhiều rủi nho nhưng lại ít hiệu quả vì chưa được các nghiên cứu nào nêu rõ những tác dụng của nó. Chính vì vậy thay vì làm theo các mẹo nhân gian, bạn nên theo dõi thêm các dấu hiệu của thai nhi và làm theo lời khuyên của các bác sĩ.

Không nên quá căng thẳng, lo lắng: Đa số nếu quá ngày dự sinh thì các bà mẹ đều cảm thấy lo lắng, Tuy nhiên ngày dự sinh có thể trễ đến 10 ngày, vì thế thay vì lo lắng thì các mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên.

Không ăn quá nhiều: Vào giai đoạn sắp sinh thì các mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Lúc này cơ thể khá nặng nề với việc mang bầu, các cơ chân cũng phát triển hơn bình thường. Vì vậy nên ăn đủ chất dinh dưỡng nhưng không quá nhiều dẫn đến tình trạng béo phì.

Không làm việc nhà quá nhiều: Khi gần tới ngày dự sinh thì các mẹ bầu nên vận động một chút cho dễ sinh. Tuy nhiên, không nên vận động hay làm việc nhà quá nhiều vì dễ dẫn đến vỡ ối hay suy thai đấy.

Tránh những va chạm có thể gây hại đến mẹ và bé: Vào thời điểm này vận động có thể giúp mẹ bầu dễ sinh, tuy nhiên bạn phải luôn cẩn thận trong việc đi đứng để tránh té ngã.

Vậy bạn có thắc mắc tại sao lại quá ngày sinh con không? Đây là một hiện tượng chưa xác định được rõ nguyên nhân. Tuy nhiên đa số là do tiền sử hộ sản của gia đình, người thân đã từng có số thai kỳ kéo dài hơn bình thường, phụ nữ bị béo phì hay lần đầu mang thai,…

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Mua Gì Làm Quà Khi Đi Du Lịch Hạ Long

1, Mực khô

Du lịch Hạ Long bạn sẽ phải suy nghĩ xem mua gì làm quà thì mình gợi ý cho bạn món quà đầu tiên được ưu tiên nhất đó là mực khô. Mực khô được ưu tiên hàng đầu bởi vì dễ vận chuyển, mực khô không giống như mực tươi, bởi đồ tươi không chỉ phải chế biến cầu kỳ mà vận chuyển cần phải cấp đông nữa, nếu bạn di chuyển đường dài việc cấp đông trở lên khó khăn, sẽ không đảm bảo khi về còn tươi ngon nữa, thậm chí thời tiết oi bức còn dễ bị hỏng, mà giá thành mực tươi cũng không rẻ nên nếu không dùng được rất phí hoài. Ngược lại mực khô dễ bảo quản, nên khi di chuyển bạn cũng không cần lo lắng bị hỏng khi đi đường dài 1, 2 ngày.

Du lб»‹ch HбєЎ Long mua mб»±c khГґ vб»Ѓ lГ m quГ

Ngoài ra, mực khô có nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, khô 1 nắng hay bảo quản lâu nên giá cả cũng giao động chứ không cố định hay quá đắt. Bạn có thể mua về làm quà Hạ Long có thể nướng lên, nhâm nhỉ với cốc bia mát rượi ngày hè thì còn gì tuyệt vời hơn nữa.

2, Chả mực

Ngoài mực khô, thì chả mực cũng là món quà mà vùng đất cảng mang đến cho mỗi du khách đến đây. Chả mực được làm từ mực tươi xay cùng 1 chút gia vị được nêm nếm rất vừa miệng, mua món này về làm quà thì mẹ người yêu có khó tính đến mấy cũng phải gật gù khen ngon. Chả mực được làm là mực được giã tay nhuyễn, khi ăn có hương thơm của mực quyện cùng gia vị nức mũi, thêm vào đó là mực ăn còn giai sần sật thật đã miệng. Đặc biệt, chả mực được các nhà buôn đóng thành gói nhỏ hút chân không để bảo quản cho bạn đi đường xa, chia quà cho mọi người dễ hơn.

Mua chả mực làm quà du lịch Hạ Long

3, Hải sản tươi sống

Đi du lịch hạ Long bạn không chỉ được thưởng thức các món ăn tươi ngon từ thủy hải sản mà còn có thể mua về làm quà nữa. Những món quà Hạ Long là hải sản tưoi sống bạn có thể mua về như: tôm, sam, mực, móng tay, sò,… Bạn mua thì phải báo luôn với chủ cửa hàng là đi xe xa khoảng bao nhiêu để họ cấp đông luôn cho mình, nhưng mình cũng khuyên là bạn chỉ nên mua đồ tươi sống khi nhà bạn gần Quảng Ninh, thời gian di chuyển không nhiều thì mới tốt, vì di chuyển xa hải sản tươi rất dễ bị hỏng, mà giá thành cũng không rẻ nên bạn bạn có thể tham khảo lựa chọn.

Mua hải sản tươi sống ở Hạ Long

4, Sá sùng khô

Sá sùng được biệt đến là đặc sản của biển cả rất được các quán ăn yêu thích, bởi mỗi nồi nước dùng chỉ cần cho 1 lượng nhỏ sá sùng thôi là bạn có một nồi nước dùng siêu ngọt rồi. Bạn có thể lựa chọn mua sá sùng khô về làm quà hay gia đình dùng dần để ăn sáng, tiệc nhà có lẩu hay nấu canh. Tuy nhiên, giá cả của Sá sùng tương đối cao, vì vậy nếu kinh phí của bạn có giới hạn thì có thể lựa chọn sang những món hải sản khác của Hạ Long với giá mềm hơn để làm quà thì cũng không sao cả, bởi miễn là quà đất cảng thì dù bạn tặng gì mọi người cũng đều quý rồi.

Sá sùng khô- món quà quý của vùng đất cảng

5, Đồ lưu niệm

Đặc biệt đồ lưu niệm từ vỏ hải sản rất ưa nhìn như chiếc chuông gió từ vỏ sò, hay chiếc vòng tay từ vỏ ốc, chiếc còi từ những còn ốc to,… được thiết kế lại với những màu sắc bắt mắt mà nhiều du khách rất ưa thích. Bạn có thể mua những món quà này cho các bạn nhỏ trong nhà hay làm đồ lưu niệm cho căn phòng của bạn thân thêm ấm cúng thì đó là lựa chọn tuyệt vời nhất đấy.

Chuông gió từ vỏ sò- món quà du lịch Hạ Long nhỏ ý nghĩa to

Đăng bởi: Nguyên Nguyên

Từ khoá: Mua gì làm quà khi đi du lịch Hạ Long

Nên Làm Gì Khi Cơ Thể Bị Thiếu Chất Béo?

Hiện nay có nhiều người sợ chất béo và tránh chúng trong khẩu phần ăn vì nghĩ sẽ làm tăng cân nặng của bản thân. Tuy nhiên, chất béo lại đóng một vai trò quan trọng không kém các chất dinh dưỡng khác và nếu thường xuyên không ăn chất béo thì có thể dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và cơ thể.

1. Vai trò của chất béo

Nhiều người thường cho rằng việc tiêu thụ chất béo sẽ dẫn tới mỡ thừa, khiến lượng cholesterol tăng cao nên muốn loại bỏ hoàn toàn loại chất này ra khỏi khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên, chất béo lại là một trong bốn nhóm dưỡng chất không thể thiếu của con người bao gồm chất đường, chất đạm, chất béo và cuối cùng là vitamin với khoáng chất. Cholesterol trên cơ bản là một loại chất béo vô cùng cần thiết cho cơ thể với những chức năng và vai trò khác nhau. Chẳng hạn như nó là thành phần cấu tạo nên các sợi trục, dây cũng như rẽ của hệ thần kinh trung ương. Không chỉ vậy, cholesterol còn là chất tiền thân để tổng hợp nên các hormone đảm bảo chức năng sống còn và duy trì nòi giống.

Do đó mà việc dư thừa chất béo có thể dẫn tới béo phì nhưng thiếu chất béo cũng nguy hiểm vô cùng vì cơ thể không thể hoạt động một cách bình thường. Điều quan trọng nhất là cần phải lưu ý trong chế độ ăn uống để đảm bảo cơ thể hấp thu đủ lượng chất béo cần thiết cho những vận động căn bản và nên tránh tình trạng khiến cơ thể bị thiếu chất béo.

2. Dấu hiện nhận biết cơ thể bị thiếu chất béo

Nếu bạn thường xuyên không ăn chất béo trong một thời gian dài thì sẽ dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Khi cơ thể thiếu chất béo thì đầu tiên bạn thường sẽ cảm thấy lạnh vì lúc này không còn đủ chất béo để sản sinh ra nhiệt lượng giữ ấm cho cơ thể nữa. Thêm nữa, sức tập trung của bạn cũng sẽ biến kém, hay bị mệt mỏi, lơ mơ suốt cả ngày. Thiếu chất béo còn biểu hiện ở đường huyết, khiến chỉ số này không ổn định và tăng lên, gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

3. Những nguy cơ khi cơ thể bị thiếu chất béo

Tác động đầu tiên của việc thiếu hụt chất béo chính là dẫn tới lượng vitamin được hấp thu cũng ít đi. Đó là do vitamin cần chất béo hòa tan, nếu không có chất béo thì các loại vitamin sẽ bị bài tiết ra bên ngoài. Thời gian lâu tình trạng này sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin trầm trọng. Không có chất béo cũng đồng nghĩa với việc sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động, khiến bạn khó tập trung, mất sức sáng tạo và hiệu suất cũng kém. Hàm lượng chất béo nếu không được bổ sung thì cũng dễ dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng cũng như suy nhược cơ thể.

Không chỉ vậy, khi cơ thể được bổ sung một hàm lượng chất béo quá ít thì các cholesterol lành mạnh sẽ giảm xuống và từ đó thì các cholesterol xấu tăng cao. Điều này sẽ dẫn tới một số bệnh về tim mạch, cao huyết áp… Thậm chí nếu cơ thể thiếu hụt quá nhiều các axit béo thì sẽ có nguy cơ cao dẫn tới ung thư ruột, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt rất nguy hiểm.

4. Nên làm gì khi cơ thể bị thiếu chất béo

Cách tốt nhất là nên bổ sung chất béo trong các khẩu phần ăn hằng ngày, các chất béo này bạn có thể lấy từ các thực phẩm lành mạnh để không bị thừa cân mà vẫn bổ sung đủ chất cho cơ thể. Những loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như hạt thông, dầu oliu, dầu hạt lanh, hạt hướng dương, hạnh nhân, socola đen, thịt vịt, thịt cừu, bơ… Không chỉ cung cấp chất béo lành mạnh mà các loại thực phẩm này còn có nhiều tác dụng tốt khác cho cơ thể.

Cơ thể bị thiếu chất béo có thể dẫn tới những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe, do đó bạn cần lưu ý bổ sung thêm cho cơ thể. Chất béo tốt nhất nên có nguồn gốc từ thực vật vì những chất béo động vật có thể khiến bạn bị thừa cân và không tốt cho cơ thể.

Theo dinhduong.online tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Travel Blogger Làm Gì Khi Nghỉ Dịch? trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!