Bạn đang xem bài viết Chuyên Ngành Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình Thủy được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đánh giá
Review chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT) – Ngành học cũ nhưng chưa bao giờ hết HOTNhững năm gần đây, Kỹ thuật xây dựng công trình thủy đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các bạn học sinh trước ngưỡng cửa trường đại học. Hôm nay, HOCMAI.VN sẽ mang tới cho bạn đọc một số thông tin cơ bản về ngành học này tại đại học Bách khoa Đà Nẵng.
1. Khái niệm ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Kỹ thuật xây dựng công trình thủy là ngành học đào tạo về thiết kế, xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình biển, công trình bến cảng, công trình bảo vệ bờ biển, công trình thủy công trong nhà máy đóng tàu, hải đảo cũng như các công trình ở khu vực cửa sông ven biển, ven thềm lục địa,…
Đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức để có khả năng tự nghiên cứu phát triển các cơ sở lý thuyết, các vấn đề mới, đồng thời vận dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong việc thi công công trình bến cảng, công trình thủy công, công trình đường thủy tại nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
2. Đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)
Ở ĐH Bách khoa Đà Nẵng, tiền thân của ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy là ngành Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện. Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, DUT đã đào tạo ra hàng ngàn kỹ sư Xây dựng Công trình thủy, đóng góp phần to lớn trong quá trình xây dựng đất nước. Đặc biệt trong các lĩnh vực phòng chống thiên tai, quản lý nguồn nước, trị thuỷ và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đội ngũ giảng viên đào tạo chuyên ngành đều là các tiến sĩ có chuyên môn cao, và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng.
Thời gian đào tạo ngành Xây dựng Công trình thủy tại DUT sẽ kéo dài từ 4 – 5.5 năm. Chương trình đào tạo được thiết kế dành cho 02 hệ: Cử nhân: 130 tín chỉ; Kỹ sư: 180 tín chỉ. Nội dung chính trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy của DUT bao gồm: Quản lý và thi công các công trình xây dựng; Ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS và các công cụ hiện đại vào việc quản lý tài nguyên nước; Tính toán, xử lý vấn đề ngập lụt, thoát nước trong lĩnh vực xây dựng đô thị.
Đặc biệt, DUT thiết kế chương trình học cho các môn dựa theo phương pháp Project-based Learning – PBL (dạy học qua dự án) – Dựa trên Phương pháp giảng dạy chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới. Project-based Learning được đánh giá cao, giúp sinh viên có thể áp dụng các kỹ năng liên ngành, liên môn để đột phá ra hơn so với nội dung sách vở, giúp sinh viên tăng cường năng lực tự nghiên cứu, tự học, tư duy phản biện, năng lực giải quyết vấn đề, các kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm.
Sinh viên đăng ký học chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy đều có thể đăng ký học văn bằng 2 song song trong thời gian đào tạo tùy thuộc vào năng lực và nhu cầu của mỗi bạn. Khi tốt nghiệp, sinh viên có nhận về tay văn bằng thứ 2 (Kỹ sư kỹ thuật công trình xây dựng, Kỹ sư kinh tế quản lý dự án, Kỹ sư kỹ thuật công trình giao thông), bên cạnh bằng Kỹ sư xây dựng Công trình Thủy.
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)
TrườngChuyên ngànhNgành202320232023 Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Kỹ thuật xây dựng 78918.6817.481518.4Ghi chú
Đánh giá
Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM
Đánh giá
Học bạ
Đánh giá
Học bạ
Đánh giá
Điểm thi TN THPT
Đánh giá
Điểm thi TN THPT
4. Cơ hội việc làm
Theo số liệu khảo sát những năm gần đây của ĐH Bách khoa Đà Nẵng, hầu hết 100% sinh viên tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ đều tìm được việc làm phù hợp hoặc có năng lực tự tạo công việc cho mình. Hiện nay, có rất nhiều cựu sinh viên DUT đang làm việc tại các viện nghiên cứu, các công ty xây dựng công trình thủy, Công ty tư vấn, Công ty quy hoạch quản lý tài nguyên nước trên cả nước. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên sau khi ra trường có cơ hội nhận được học bổng đào tạo nâng cao chuyên môn tại các nước tiên tiến trên thế giới.
Ngoài ra, một số vị trí các bạn có thể đảm nhận:
– Ban quản lý dự án xây dựng;
– Các Tổng công ty hoặc Công ty xây dựng
– Mở công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan và chân thực nhất để có sự lựa chọn ngành học đúng đắn.
Ngành Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình Giao Thông Là Gì, Làm Gì?
Review ngành học Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông
Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông là ngành gì?
Ngành học Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông là một ngành học thuộc lĩnh vực kỹ thuật xây dựng, chuyên về thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình giao thông. Gồm có khu vực đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và đời sống của cộng đồng, đảm bảo sự di chuyển an toàn và thuận tiện cho người dân, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa.
Ngành học Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông là ngành gì?
Các chuyên ngành thuộc Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông
Để lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân trong ngành học Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông, các bạn học sinh sinh viên cần hiểu rõ các chuyên ngành cơ bản của ngành này, bao gồm:
Xây dựng cầu đường: nhằm tạo ra mạng lưới giao thông đường bộ thông suốt và tiện lợi.
Xây dựng đường sắt: bổ sung kiến thức ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông về vật liệu xây dựng, sản phẩm, hoạt động chuyên nghiệp và các vấn đề tổng quan về đường sắt.
Chương trình đào tạo ngành học Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông ra sao?
Sinh viên trong chương trình đào tạo ngành học Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực này. Cụ thể gồm có các kỹ năng như:
Các kỹ năng trắc địa, thủy lực, kết cấu bê tông cốt thép cầu đường
Thiết kế đường ô tô
Kiểm định công trình
Quy hoạch tuyến và thiết kế tổng thể của các công trình
Tổ chức công trường xây dựng và chỉ đạo thực hiện thi công
Phân tích kinh tế, quản lý chất lượng, khai thác và sửa chữa các công trình giao thông.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông chi tiết bao gồm các môn học sau đây:
Kiến thức giáo dục đại cương: Lý luận chính trị, Kỹ năng, Khoa học tự nhiên và tin học, Tiếng Anh, Giáo dục quốc phòng và cuối cùng là Giáo dục thể chất.
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Gồm các phần kiến thức cơ sở khối ngành, Kiến thức cơ sở ngành, Kiến thức ngành, Học phần tốt nghiệp, Kiến thức tự chọn (Chuyên ngành Kỹ thuật công trình biển hoặc Chuyên ngành Quản lý biển và đới bờ).
Thông tin xét tuyển của ngành học Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông
Thông tin xét tuyển của ngành học Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông
Bên cạnh những thông tin được đề cập bên trên, các bạn cần tìm hiểu thêm về thông tin xét tuyển, phương thức tuyển sinh cũng như mức điểm chuẩn của ngành đào tạo này. Chỉ khi như vậy các bạn mới chủ động hơn trong việc đăng ký nguyện vọng theo học.
Khối thi và mã ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông
– Mã ngành học Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông: 7580205
– Để theo học ngành này, các bạn học sinh tham gia dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi, cụ thể như sau:
Khối các môn A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
Khối các môn A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
Khối các môn B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
Khối các môn D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
Khối các môn A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
Khối các môn A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)
Khối các môn A10 (Toán, Vật lý, GDCD)
Khối các môn D29 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp)
Khối các môn D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
Khối các môn C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
Khối các môn C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông điểm chuẩn cao không?
Hiện không thể thống kê chính xác một mức điểm chính xác về điểm chuẩn vào ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông. Lý do là bởi vì điểm trúng tuyển còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương thức xét tuyển, tổ hợp môn, chỉ tiêu xét tuyển và từng trường đại học.
Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông điểm chuẩn cao không?
Trong những năm gần đây, Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông điểm chuẩn thường dao động từ 14-25 điểm dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, một số trường khác xét tuyển theo phương thức học bạ có số điểm chuẩn trung bình từ 18-26 điểm.
Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông học trường nào?
Để giúp các bạn học sinh phần nào trong việc tìm được môi trường học tập phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân, Chọn Trường đã nghiên cứu và tổng hợp danh sách các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông tại Việt Nam. Các trường này xếp theo khu vực 3 miền bao gồm:
Khu vực miền Bắc:
Đại học Giao thông Vận tải
Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đại học Thủy lợi
Đại học Xây dựng
Đại học Phương Đông
Đại học Quốc tế Bắc Hà
Đại học Hàng hải
Khu vực miền Trung:
Đại học Vinh
Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
Đại học Xây dựng Miền Trung
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Khu vực miền Nam:
Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
Phân hiệu Đại học Giao thông Vận tải tại TP.HCM
Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Đại học Thủy lợi – Cơ sở 2
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Công nghệ TP.HCM
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Đại học Cần Thơ
Đại học Trà Vinh
Đại học Xây dựng Miền Tây
Đại học Dân lập Cửu Long
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông học trường nào?
Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông có dễ xin việc, ra trường làm gì?
Việc làm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông rất đa dạng và có nhiều cơ hội cho các bạn. Cụ thể, theo tìm hiểu của chúng tôi các công việc có thể thực hiện như sau:
Làm công tác quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng và ngành giao thông vận tải, các ban quản lý dự án xây dựng, trung tâm quản lý điều hành giao thông, phòng quản lý xây dựng và địa chính của các quận, huyện.
Giảng dạy và nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung tâm dạy nghề.
Làm chuyên viên quản lý, thiết kế, tư vấn, phản biện về kỹ thuật xây dựng tại các công ty, tập đoàn xây dựng trong và ngoài nước.
Đảm nhiệm vị trí kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định và nghiệm thu những công trình xây dựng hạ tầng tại các công ty xây dựng cầu đường, những công ty quản lý và sửa chữa công trình lưu thông giao thông, những công ty xây dựng thuộc lĩnh vực như: xây dựng dân dụng và công nghiệp, khu vực thủy lợi và khai khoáng.
Mức lương Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông hiện nay bao nhiêu?
Đặc thù của ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông là khá vất vả trong các khâu từ tính toán đến thiết kế và thi công. Vì vậy, ngành học này chủ yếu hợp với các bạn nam hơn là nữ. Tuy nhiên, đây là một ngành học có thể mang lại nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập ổn định và chế độ đãi ngộ tốt cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Mức lương Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông hiện nay bao nhiêu?
Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương trung bình thường dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập có thể cao hơn tùy vào vị trí, năng lực và kinh nghiệm của người lao động, thậm chí có thể lên đến 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Phẩm chất cần có để theo học ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông
Để học tập và thành công trong ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông, các bạn cần phải có những phẩm chất quan trọng được đề cập sau đây:
Sức khỏe tốt, đủ điều kiện để làm việc trong môi trường vất vả, đòi hỏi sự chịu đựng cao.
Tinh thần hợp tác, có khả năng làm việc theo từng đội nhóm và chịu áp lực công việc.
Tư duy logic và đam mê kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và giao thông.
Tính sáng tạo, sẵn sàng khám phá và đổi mới trong công việc.
Thực tế, giỏi về các môn khoa học tự nhiên.
Kết luận
Chuyên Ngành Xây Dựng Cầu Đường
Đánh giá
Review chuyên ngành Xây dựng cầu đường Đại học Xây Dựng (NUCE): Xây dựng huyết mạch cho nền kinh tế hiện đại!1. Chuyên ngành Xây dựng cầu đường là gì?
Các nhà kinh tế học từng ví rằng, nếu nền kinh tế được ví như cơ thể sống thì hệ thống công trình giao thông vận tải, đặc biệt hệ thống cầu đường trong giao thông đường bộ được coi là các huyết mạch. Và hoạt động vận tải là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó. Chính vì vậy, việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ, mà đặc biệt là các công trình cầu và đường thỏa mãn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách, đồng thời góp phần cho sự phát triển bền vững của toàn bộ các lĩnh vực trong nền kinh tế xã hội .
Chuyên ngành xây dựng cầu đường nghiên cứu về thiết kế, thi công, khai thác và quản lý các công trình giao thông phục vụ cho nền kinh tế và đời sống xã hội. Theo học ngành này, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản và chuyên sâu như: cơ học cơ sở, vẽ kỹ thuật, kết cấu thép, thiết kế đường ô tô, cầu thép; khai thác và sửa chữa công trình giao thông; thi công, kiểm định dự án; kiểm tra an toàn lao động;… Song song với đó là rèn luyện các kỹ năng để đáp ứng công việc trình bày và thi công dự án thực tế như: kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, phân tích thống kê, thuyết trình,…
2. Chuyên ngành Xây Dựng cầu đường của Đại học Xây dựng có gì đặc biệt?
Với lịch sử thành lập hơn 60 năm, chuyên ngành Xây dựng cầu đường thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông của Đại học Xây Dựng được coi là cái nôi đào tạo cung cấp nguồn nhân sự cao cấp. Khi theo học chuyên ngành này, bạn sẽ được hưởng môi trường giáo dục hiện đại, thân thiện với đội ngũ giảng viên uy tín và vô cùng tận tâm.
Thời gian đào tạo sẽ từ 4,5 năm đến 5 năm theo hình thức tín chỉ. Năm thứ nhất và thứ hai, bạn chủ yếu học các môn đại cương và các môn cơ sở ngành. Trong năm thứ ba, học các môn chung của ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông. Và thời gian học còn lại, bạn sẽ học các môn chuyên sâu về Hầm và Cầu, đồng thời làm đồ án tốt nghiệp.
Nội dung đào tạo như sau:
Ngoài hệ đào tạo chuẩn, đại học Xây Dựng còn tổ chức lớp CDE đào tạo bằng tiếng Anh, lựa chọn từ những bạn sinh viên trúng tuyển khoa Cầu đường với điểm cao. Về cơ bản thì lớp CDE cũng tương tự như các lớp thông thường nhưng bạn sẽ được học tăng cường tiếng Anh trong hai năm đầu, các năm con lại sẽ được học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nội dung đào tạo của lớp CDE như sau:
Khi tốt nghiệp chuyên ngành cầu đường, bạn sẽ được cấp bằng Kỹ sư cầu đường có đủ năng lực đảm nhiệm các công việc chuyên môn: quy hoạch, thiết kế và quản lý hệ thống công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị; thiết kế và xây dựng hệ thống công trình đường ô tô bao gồm cả hệ thống đường đô thị và đường cao tốc; quy hoạch thiết kế và xây dựng cảng hàng không sân bay; thiết kế và xây dựng các công trình cầu và công trình ngầm; nghiên cứu khoa học, giảng dạy đào tạo.
Cuộc sống sinh viên chuyên ngành Xây dựng cầu đường trường Đại học Xây dựng luôn tràn ngập không khí sôi động đam mê và nhiệt huyết. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn về kết cấu, tải trọng, ứng xử của nền móng dưới tác động của công trình; về phương thức xử lý nền đất yếu, các kỹ thuật khảo sát, thiết kế và thi công,… sinh viên cầu đường còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng các thầy cô, giao lưu với các doanh nghiệp nhằm trau dồi các kiến thức và kinh nghiệm thực tế.
Chuyên ngành Xây dựng cầu đường là một trong những chuyên ngành có phong trào sinh viên mạnh nhất của trường Đại học Xây dựng, có nhiều đóng góp cho các thành tích văn hóa, văn nghệ thể thao, học tập và nghiên cứu khoa học của trường như giải bóng đá Futsal, thi Olympic, thi đồ án tốt nghiệp xuất sắc, giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học của bộ giáo dục và đào tạo, hội trại sinh viên xuất sắc,…
3. Điểm chuẩn chuyên ngành Xây dựng cầu đường Đại học Xây Dựng
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Xây dựng cầu đường
Sau khi học xong chuyên ngành Xây dựng cầu đường, bạn có thể đảm nhận rất nhiều vị trí công việc khác nhau. Chẳng hạn như chuyên viên quản lý ở các cơ quan Nhà nước thuộc Sở giao thông vận tải; Bộ Giao thông vận tải; các cơ quan quản lý dự án về giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng; các trung tâm quản lý điều hành giao thông; cơ quan quản lý hoạt động giao thông vận tải; phòng quản lý địa chính và phòng quản lý giao thông tại các quận, huyện; Cục quản lý đường bộ; các doanh nghiệp dịch vụ quản lý khai thác đường cao tốc, các công trình BOT giao thông),…
Với những bạn có bằng kỹ sư, có thể làm kỹ sư thiết kế, giám sát trong các công ty xây dựng cầu đường nói chung và xây dựng các cơ sở hạ tầng nói riêng; Làm kỹ sư thiết kế – giám sát – thi công, chỉ huy công trường, quản lý thi công ở các lĩnh vực quan trọng như thiết kế, quy hoạch, quản lý và khai thác các công trình cầu – đường – hầm hoặc hệ thống giao thông vận tải.
Chuyên Ngành Kỹ Thuật Dệt – May
Đánh giá
Review ngành Kỹ thuật dệt – may Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Thổi hồn vào từng đường kim mũi chỉ!1. Ngành Kỹ thuật Dệt – May là gì?
Kỹ thuật Dệt – May là ngành chuyên về lĩnh vực may mặc, đáp ứng nhu cầu về may mặc và thời trang của xã hội. Ngành này sẽ tạo ra những sản phẩm thời trang chất lượng, đa dạng thông qua những hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại. Từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ lại đảm bảo năng suất và chất lượng sản xuất.
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp các lý thuyết cơ bản và chuyên sâu về thời trang và may mặc. Từ những kiến thức đó, bạn sẽ áp dụng các kỹ thuật và kỹ năng thực hành để thiết kế đồ họa trang phục, tối ưu quá trình sản xuất may công nghiệp.
Ngành Kỹ thuật Dệt – May cũng đào tạo sinh viên những kiến thức về mỹ thuật và thẩm mỹ ứng dụng vào may mặc, các phương pháp thiết kế và may các loại sản phẩm từ cơ bản đến nâng cao. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo kiến thức để phân biệt, sử dụng, bảo quản các nguyên liệu phụ kiện may, biết cách vận hành và bảo trì một số thiết bị,…
2. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật Dệt – May Đại học Bách Khoa Hà Nội
Ngành Kỹ thuật Dệt – May của Đại học Bách Khoa Hà Nội đã được thành lập từ lâu với chương trình học đáp ứng đúng yêu cầu của ngành. Bắt đầu từ khóa K62 (tuyển sinh năm 2023), sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình chuẩn quốc tế. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết của ngành và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sáng tạo, khả năng thích ứng với môi trường làm việc chuyên nghiệp và môi trường lao động quốc tế. Nhờ đó mà sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phát triển sự nghiệp và tăng khả năng hội nhập quốc tế.
Ngành Kỹ thuật Dệt – May của Đại học Bách Khoa Hà Nội được chia làm chương trình cử nhân về chương trình chuyển tiếp kỹ sư. Với chương trình cử nhân, bạn sẽ được đào tạo theo hướng kiến thức nền tảng cơ bản và kiến thức chuyên môn vững, chú trọng vào năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm và giải pháp kỹ thuật.
Đối với chương trình chuyển tiếp kỹ sư, sau khi hoàn thành trình độ cử nhân bạn sẽ được học chuyển tiếp. Chương trình này cung cấp kiến thức chuyên về ứng dụng Kỹ thuật Dệt – May. Sinh viên sẽ được đào tạo về năng lực tính toán, thiết kế, phát triển các giải pháp kỹ thuật của ngành dệt – may.
Về chuyên ngành đào tạo, bạn có thể chọn Kỹ thuật dệt với 4 lĩnh vực chuyển ngành: Công nghệ sợi, công nghệ dệt, vật liệu và công nghệ sản phẩm da giầy, vật liệu và công nghệ hóa dệt; hoặc Công nghệ may với 3 lĩnh vực chuyên ngành: Thiết kế thời trang, công nghệ sản phẩm may, thiết kế sản phẩm may.
Nội dung đào tạo Kỹ thuật Dệt:
Nội dung đào tạo Công nghệ May:
Một lợi thế rất lớn của sinh viên Kỹ thuật Dệt – May là hệ thống phòng thí nghiệm và thiết kế hiện đại: PTN công nghệ dệt, PTN công nghệ sợi, PTN công nghệ dệt kim, PTN Vật liệu dệt kỹ thuật, PTN Vật liệu dệt, PTN Công nghệ may, PTN Hóa dệt, Xưởng thực nghiệm dệt, PTN Thiết kế thời trang,… cũng nhờ cơ sở thực hành thí nghiệm xịn sò này mà sinh viên Bách Khoa luôn thích nghi tốt khi ra trường làm việc thực tế đấy!
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Dệt – May Đại học Bách Khoa Hà Nội
4. Ngành Kỹ thuật Dệt – May cơ hội việc làm rộng mở
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật Dệt – May có nhiều cơ hội việc làm. Đầu tiên bạn có thể chọn làm ở các bộ phận của doanh nghiệp may mặc như: Đảm nhận công việc công tác chuẩn bị, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất; phòng thiết kế, phòng nghiên cứu mẫu, phòng kỹ thuật, phòng phát triển mẫu; Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh; Định mức giá cho sản phẩm; Lập kế hoạch sản xuất, đánh giá chất lượng quy trình sản xuất; Quản lý chất lượng sản phẩm may mặc; Quản lý đơn hàng; Chuyên viên tổ chức quản lý sản xuất…
Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể startup trong ngành may mặc, tự mở xưởng may hoặc công ty thiết kế thời trang cho riêng mình.
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Thêm vào đó, tiêu chuẩn chất lượng và công nghệ của quốc tế ngày càng cao yêu cầu Việt Nam nhanh chóng thích nghi để có thể phát triển. Vì vậy nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp ngày càng nhiều khiến ngành Kỹ thuật Dệt – May trở thành lựa chọn hấp dẫn dành cho các bạn trẻ!
Chuyên Ngành Kỹ Thuật Hình Ảnh Y Học
Đánh giá
Review ngành kỹ thuật hình ảnh y học trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (DUMTP): Mới nhưng có võ1. Ngành kỹ thuật hình ảnh y học là gì?
Ngành Kỹ thuật hình ảnh y học hay còn gọi là chẩn đoán hình ảnh là một trong các ngành học thuộc hệ thống y khoa, ứng dụng các trang thiết bị hiện đại vào mục đích chụp lại hình ảnh bên trong cơ thể như xương, phổi,… để có thể giúp các bác sĩ xác định chính xác được bệnh lý nhằm mục đích chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
Kỹ thuật hình ảnh y học gồm những việc như chụp x-quang, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm,… các chuyên viên kỹ thuật hình ảnh sẽ dựa vào hình ảnh để đưa ra các số liệu, kết luận hỗ trợ các bác sĩ trong công tác chẩn đoán và điều trị.
2. Học ngành Kỹ thuật hình ảnh y học tại trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng như thế nào?
Các bạn sinh viên khi theo đuổi chuyên ngành kỹ thuật y học tại trường DUMTP sẽ được đào tạo trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp, với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Cùng với đó là một chương trình đào tạo bài bản, được kiến tập, thực tập tại các bệnh viện lớn trong khu vực.
Đến năm 2, năm 3 khi đã nắm được kiến thức cơ bản các bạn sẽ được nhà trường tạo điều kiện tham gia kiến tập, thực tập tại các cơ sở y tế trong nước. Đây chính là thời điểm các bạn sẽ tích lũy cho mình các kỹ năng thực hiện các kỹ thuật chuyên môn cũng như khả năng giải quyết các vấn đề có thể gặp phải trong quá trình hành nghề.
Ngoài ra các đối với trường Đại học Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng thì các câu lạc bộ với các hoạt động ngoại khóa bổ ích như thể thao, văn hóa văn nghệ, các hoạt động thiện nguyện luôn được quan tâm phát triển. Tạo ra sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên sau những giờ học tập căng thẳng.
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật hình ảnh y học trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Kỹ thuật hình ảnh y học trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
Làm kỹ thuật viên hình ảnh tại khoa chẩn đoán hình ảnh của các phòng khám, các bệnh viện từ tuyến huyện đến tuyến trung ương trong hệ thống bệnh viện của bộ y tế với công việc thường là thực hiện các kỹ thuật chụp x- quang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, … và đưa ra kết luận.
Các bạn cũng có thể tự mở các phòng khám chuyên về dịch vụ chẩn đoán hình ảnh đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật nước nhà.
Nếu các bạn yêu thích lĩnh vực nghiên cứu, các bạn có thể xin học bổng du học trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh tại các quốc gia có nền y học phát triển hoặc tham gia các chương trình đào tạo sau đại học và làm việc tại các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ hoặc tham gia công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh này.
Nếu các bạn đam mê với lĩnh vực kinh doanh các máy móc, trang thiết bị y tế thì các bạn cũng hoàn toàn có thể thử sức với lĩnh vực này. Đây là lĩnh vực được dự đoán là một mảnh đất rất màu mỡ trong tương lai.
Bên cạnh cơ hội việc làm đa dạng, mức lương của ngành kỹ thuật hình ảnh y học cũng hết sức hấp dẫn so với nhiều ngành nghề khác. Với những bạn mới tốt nghiệp kỹ thuật hình ảnh y học, mức lương sẽ giao động trong khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng. Những người có thâm niên và nhiều kinh nghiệm mức lương sẽ từ 10 đến hơn 15 triệu đồng/tháng.
Để trở thành một kỹ thuật viên hình ảnh y học giỏi ngoài việc học giỏi còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, nhẫn nại, nhạy bén và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Chính vì yêu cầu cao của ngành mà hiện nay không nhiều bạn trẻ chọn theo đuổi ngành này. Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn theo đuổi thì chúng mình tin rằng các bạn sẽ được đền đáp xứng đáng với những công sức đã bỏ ra. Rất mong qua bài viết tìm hiểu về ngành kỹ thuật hình ảnh của trường Đại học Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng này đã giúp các bạn hiểu hơn về ngành kỹ thuật hình ảnh và có được lựa chọn ngành học phù hợp nhất với mình.
Tiêu Chuẩn Việt Nam Tcvn 5637:1991 Quản Lí Chất Lượng Xây Lắp Công Trình Xây Dựng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 Quản lí chất lượng xây lắp công trình xây dựng
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5637:1991
Bạn đang xem: Tcvn 5637-1991
QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG XÂY LẮP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG-NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Quality management in building and installation building works Basic principles
1. Quy định chung
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc chung về quản lí chất lượng công trình xây dựng trong suốt quá trình xây dựng, kể cả thời gian chuẩn bị xây dựng, đến bàn giao công trình đưa vào sử dụng và trong thời gian bảo hành: nhằm đảm bảo chất lượng công trình theo đúng thiết kế và yêu cầu kĩ thuật.
1.2. Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hoặc sửa chữa của các ngành, các cấp, các tổ chức, kể cả tư nhân, được xây dựng bằng bất kì nguồn vốn nào, đều phải thực hiện quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn này.
1.3. Khi thực hiện quản lí chất lượng xâylắp công trình phải:
– Bảo đảm sự quản lí thống nhất của Nhà nước về chất lượng công trình.
– Chịu trách nhiệm về quản lí chất lượng và chất lượng công trình. Việc quản lí chất lượng phải kịp thời, khách quan, thận trọng, chính xác.
– Thực hiện nghiêm minh chế độ thưởng phạt trong việc bảo đảm chất lượng công trình theo điều lệ quản lí xây dựng cơ bản.
1.4. Việc phân loại, đánh giá chất lượng công tác xây lắp, chất lượng công trình thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình hiện hành. Các tổ chức xây lắp có trách nhiệm bảo đảm chất lượng từng công tác xây lắp cũng như toàn bộ công trình theo đúng thiết kế và các tiêu chuẩn kĩ thuật.
1.5. Tổ chức nhận thầu, tổ chức giao thầu có trách nhiệm thực hiện bàn giao công trình, đưa vào sử dụng đúng tiến độ. Chỉ được phép bàn giao công trình khi đã thực hiện đầy đủ công tác nghiệm thu quy định theo tiêu chuẩn “Nghiệm thu các công trình xây dựng” (TCVN 4091 : 1985).
2. Hệ thống quản lí chất lượng công trình
2.1. Tổ chức nhận thầu xây lắp, tổ chức giao thầu, tổ chức (hoặc đại diện) thiết kế phối hợp thực hiện quản lí chất lượng trên hiện trường xây dựng. Đây là hệ thống quản lí chất lượng cấp cơ sở (sau đây gọi là cấp cơ sở). Hệ thống này quản lí trực tiếp và có tác động quan trọng đối với chất lượng công trình.
2.2. Các bộ, ngành có nhiều công trình quan trọng, có lực lượng xây dựng lớn, cần tổ chức cơ quan chuyển trách quản lí chất lượng; Các cơ quan quản lí Nhà nước về xây dựng ở các tỉnh, thành phố, đặc khu thuộc trung ương phối hợp thực hiện quản lí chất lượng ở các công trình thuộc Bộ, ngành và địa phương. Đây là hệ thống quản lí chất lượng cấp Ngành và địa phương (sau đây gọi tắt là cấp Ngành và địa phương).
2.3. Cơ quan được Chính phủ giao chức năng thống nhất quản lí Nhà nước về xây dựng cơ bản có trách nhiệm thống nhất quản lí Nhà nước về chất lượng công trình trong toàn ngành xây dựng (sau đây gọi tắt là thống nhất quản lí Nhà nước).
3. Nội dung quản lí chất lượng xây lắp công trình ở cấp cơ sỏ
3.1. Tổ chức nhận thầu xây lắp có trách nhiệm chủ yếu bảo đảm chất lượng công trình xây dựng. Tuỳ theo quy mô và tầm quan trọng của công trình, tổ chức các bộ phận thi công, kiểm tra giám sát phù hợp với yêu cầu xây dựng.
3.2. Nội dung chủ yếu về quản lí chất lượng của các tổ chức nhận thầu, bao gồm:
– Nghiên cứu kĩ thiết kế, phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí, phát hiện những vấn đề quan trọng cần bảo đảm chất lượng.
– Làm tốt khâu chuẩn bị thi công. Lập biện pháp thi công đối với những công việc hoặc bộ phận công trình quan trọng và phức tạp về kĩ thuật. Lập các biện pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng công tác xây lắp.
– Tìm nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, cấu kiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Tổ chức kỉêm tra thí nghiệm vật liệu xây dựng theo quy định. Không đưa vật liệu không bảo đảm chất lượng vào công trình.
– Lựa chọn cán bộ kĩ thuật, đội trưởng, công nhân đủ trình độ và kinh nghiệm đối với công việc được giao. Tổ chức đầy đủ bộ phận giám sát, kiểm tra kĩ thuật.
– Tổ chức kiểm tra nghiệm thu công tác xây lắp theo đúng quy định của tiêu chuẩn, quy phạm thi công, đặc biệt những bộ phận khuất và quan trọng. Sửa chữa những sai sót, sai phạm kĩ thuật một cách nghiêm túc.
– Phối hợp và tạo điều kiện cho sự giám sát kĩ thuật của đại diện thiết kế và bên giao thầu.
– Tham gia hội đồng nghiệm thu cơ sở.
– Tổ chức điều hành có hiệu lực các lực lượng thi công trên hiện trường, thống nhất quản lí chất lượng đối với các bộ phận trực thuộc. Báo cáo kịp thời những sai phạm kĩ thuật, những sự cố ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình.
3.3. Nội dung chủ yếu về quản lí chất lượng của tổ chức giao thầu bao gồm:
– Thực hiện đúng và đầy đủ trình tự xây dựng cơ bản theo quy định của “Điều lệ quản lí xây dựng cơ bản”
– Kiểm tra hồ sơ thiết kế dự toán trước khi giao cho tổ chức nhận thầu. Tổ chức giao mặt bằng, cọc mốc với đầy đủ biên bản và bản vẽ. Bảo vệ các cọc mốc chính.
– Tổ chức đủ cán bộ kĩ thuật giám sát thi công: hoặc thuê tổ chức giám sát có tư cách pháp nhân trong trường hợp không đủ năng lực.
– Trường hợp cần thiết, hợp đồng với tổ chức thiết kế thực hiện giám sát tác giả tại hiện trường.
– Thưòng xuyên giám sát công việc thi công xây lắp. Tổ chức nghiệm thu bằng văn bản các công việc xây lắp quan trọng, các bộ phận công trình.
– Bảo đảm nguyên tắc về việc sửa đổi hoặc bổ sung thiét kế.
– Tập hợp và bảo quản đầy đủ hồ sơ kĩ thuật của công trình bao gồm thiết kế;
– Tài liệu kiểm tra nghiệm thu, các tài liệu kĩ thuật khác. Tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành.
– Báo cáo hội đồng nghiệm thu cấp trên (nếu có) về các tài liệu nghiệm thu công trình và tiến độ nghiệm thu công trình.
Đối với công trình lớn, quan trọng hoặc tại nơi có nền móng địa chất phức tạp, phải theo dõi sự ổn định của công trình trong thời gian thi công cũng như trong thời gian bảo hành.
3.4. Nội dung chủ yếu về quản lí chất lượng của tổ chức thiết kế bao gồm:
– Giao đủ hồ sơ thiết kế hợp lệ, bảo đảm tiến độ thiết kế;
– Thực hiện giám sát tác giả thiết kế định kì hoặc thường xuyên theo yêu cầu của bên giao thầu. Giám sát việc thi công đúng thiết kế, xử lí kịp thời những sai phạm so với thiết kế;
– Bổ sung hoặc sửa đổi những chi tiết thiết kế khi cần thiết;
– Tham gia Hội đồng nghiệm thu cơ sở.
4. Thanh tra, kiểm tra, giám định chất lượng xây lắp công trình ở cấp ngành – địa phương và cấp thống nhất quản lí nhà nước.
4.1. Các cơ quan quản lí xây dựng thực hiện chức năng quản lí chất lượng công trình như sau:
– Tổ chức thanh tra định kì hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu toàn diện hoặc một số mặt nhất định về quản lí kĩ thuật, an toàn lao động, phòng cháy, phòng nổ, bảo vệ môi trường.
– Tổ chức kiểm tra đột xuất những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, xác định tình trạng và nguyên nhân của những vấn đề được kiểm tra. Kết quả kiểm tra lập thành văn bản theo mẫu biên bản kiểm tra (ở Phụ lục 1).
– Kịp thời tổ chức giám định những sự cố hư hỏng, có nguy cơ gây thiệt hại cho công trình, trong quá trình thi công hoặc sử dụng.
4.2. Nội dung chủ yếu về quản lí chất lượng xây lắp công trình của cấp ngành -địa phương và cấp thống nhất quản lí chất lượng.
– Thanh tra, kiểm tra cơ quan quản lí cấp dưới về các mặt tổ chức, thực hiện quản lí chất lượng.
– Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật, các chế độ chính sách, các tiêu chuẩn về chất lượng công tác xây lắp và chất lượng công trình.
– Thanh tra kiểm tra việc thực hiện các giải pháp công nghệ, thiết kế đã được duyệt, các quy định có tính chất bắt buộc trong thi công.
– Kiểm tra, đánh giá, chứng nhận, chất lượng công tác xây lắp và công trình (phụ lục 2,3,4).
– Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về chất lượng.
– Tham gia Hội đồng nghiệm thu các cấp theo quy định về tổ chức Hội đồng nghiệm thu.
4.3. Trình tự thanh tra, kiểm tra chất lượng xây lắp công trình được tiến hành như sau:
– Thông báo trước 15 ngày cho đơn vị được kiểm tra biết về yêu cầu, mục tiêu, quy chế thực hiện thanh tra, kiểm tra. Trường hợp kiểm tra đột xuất thì không cần báo trước.
– Làm báo cáo thanh tra, kiểm tra, trong đó đưa ra kết luận. Trong trường hợp có vấn đề kĩ thuật phức tạp thì có thể tổ chức hội thảo kĩ thuật để có căn cứ đưa ra kết luận chính xác.
– Thông qua báo cáo kiểm tra và trình duyệt báo cáo lên cấp có thẩm quyền.
4.4. Báo cáo sự cố kĩ thuật nghiêm trọng hoặc sụp đổ công trình. Khi có sự cố hư hỏng hoặc đã xẩy ra sụp đổ công trình hoặc bộ phận công trình, đơn vị thi công và Ban quản lí công trình phải báo cáo ngay cho cấp trên trực tiếp và báo cáo cho cơ quan quản lí chất lượng cấp Ngành -địa phưong. Thời gian gửi báo cáo không được chậm hơn 24 giờ kể từ khi xẩy ra sự cố. Sự cố kĩ thuật phải được giữ nguyên hiện trạng cho tới khi có đại diện cơ quan giám định có thẩm quyền đến làm việc. Trường hợp còn có thể xẩy ra nguy hiểm thì phải thực hiện biện pháp chống đỡ. Phải có biện pháp ngăn ngừa mọi người đến gần nơi nguy hiểm. Sự cố kĩ thuật phải được ghi chép đầy đủ vào sổ theo mẫu ở phụ lục 7 và được khai báo theo mẫu ở phụ lục Cơ quan giám định tiến hành điều tra sự cố kĩ thuật và lập biên bản theo mẫu ở phụ lục 6.
4.5. Trường hợp sự cố hư hỏng, sụp đổ công trình do thiên tai (động đất, bão lụt), chủ công trình được tự thu dọn, khắc phục hậu quả sau khi đã ghi chép đầy đủ hoặc chụp ảnh hiện trạng. Hàng quý, năm, các cơ quan chủ quản phải thống kê báo cáo những sự cố kĩ thuật của Ngành cho Cục giám định thiết kế và xây dựng Nhà nước theo mẫu ở phụ lục 8.
4.6. Đối tượng giám định sự cố kĩ thuật bao gồm:
– Những hư hỏng xuất hiện trên các bộ phận chịu lực chủ yếu có nguy cơ sụp đổ dẫn đến thiệt hại về người hoặc tài sản đáng kể;
– Những công trình đang sử dụng những trang thiết bị về phòng cháy, phòng nổ, biện pháp an toàn, bảo vệ môi trường, vệ sinh công nghiệp không có hoặc có ở mức không đạt tiêu chuẩn, có nguy cơ hoặc đang gây ra thiệt hại cho người và tài sản;
– Những công trình hoặc bộ phận công trình mới bị sụp đổ gây tai nạn hoặc thiệt hại đáng kể;
4.7. Trình tự giám định chất lượng công trình gồm các bước như sau:
– Khám nghiệm sơ bộ hiện trường, thu thập hồ sơ tài liệu gốc;
– Lập Hội đồng và các Ban công tác, làm các thủ tục pháp lí cần thiết;
– Lập hồ sơ ghi chép, vẽ, chụp ảnh xác nhận hiện trạng hư hỏng và sụp đổ;
– Tiến hành giám định để xác định các thông số kĩ thuật của vật liệu, kiểm toán lại các tài liệu gốc(khảo sát, thi công, nghiệm thu, chứng chỉ chất lượng).
– Thông qua báo cáo tại Hội đồng giám định;
– Công bố kết luận giám định và theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của Hội đồng giám định;
– Phúc tra các kết luận giám định của cấp dưới khi có khiếu nại của bất kì đối tượng nào gửi đến.
PHỤ LỤC 1
TÊN CƠ QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –
Biên bản kiểm tra
(*) (cấp ngành)
(cấp Nhà nước)
(Vấn đề hoặc việc kiểm tra)
Thực hiện Quyết định số…..ngày……tháng…….năm của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành tiêu chuẩn quản lí chất lượng xây lắp công trình.
1. Cơ quan chủ trì kiểm tra:……………………………………………………………
Thành phần Đoàn (Tổ ) kiểm tra (Ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức vụ).
……………………………………. Trưởng đoàn (tổ)
……………………………………. Đoàn viên (tổ viên)
……………………………………. Đoàn viên (tổ viên)
……………………………………. Đoàn viên (tổ viên)
2. Nội dung, phương pháp, thời gian kiểm tra:
3. Nhận xét của đoàn kiểm tra:
4. Yêu cầu của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở được kiểm tra.
5. Ý kiến bảo lưu của:
Thủ trưởng đơn vị được kiểm tra (Ký tên, ghi rõ họ, tên chức vụ)
Trưởng đoàn kiểm tra ( Ký tên, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 2
TÊN CƠ QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –
Giấy chứng nhận chất lượng công tác xây lắp công trình
Số:………………………(Cấp ngành, địa phương: Cấp Nhà nước)
Tên công tác xây lắp:
Thuộc hạng mục công trình:
Của công trình:
Tên đơn vị chủ đầu tư:
Tên đơn vị thi công:
Bản vẽ thiết kế số:
Yêu cầu kĩ thuật của thiết kế và thực tế đạt được theo phương pháp kiểm tra:
Kết luận:
Cấp chất lượng đạt được…………. Theo TCVN số………..
Nguời trực tiếp kiểm tra (ký tên, ghi rõ họ, tên)
…..ngày…….tháng…..năm….. Cơ quan kiểm tra (Ký tên, đóng dấu kiểm tra chất lượng)
PHỤ LỤC 3
TÊN CƠ QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –
Giấy chứng nhận chất lượng hạng mục công trình
Số:……………………………..(Cấp ngành, địa phương: Cấp Nhà nước)
Tên hạng mục công trình:
Thuộc công trình:
Đơn vị chủ đầu tư:
Đơn vị thi công:
Bản vẽ thiết kế số:
Đặc trưng kĩ thuật của hạng mục công trình, theo thiết kế và thực tế đạt được:
Phương pháp kiểm tra:
Theo các giấy chứng nhận chất lượng công tác xây lắp (hoặc biên bản nghiệm thu) số…….đến số…..
Kết luận:
Nguời trực tiếp kiểm tra (ký tên, ghi rõ họ, tên)
…..ngày…….tháng…..năm….. Cơ quan kiểm tra (Ký tên, đóng dấu kiểm tra chất lượng)
PHỤ LỤC 4
TÊN CƠ QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –
Giấy chứng nhận chất lượng công trình
Số:……………………..(Cấp ngành – địa phương:…. Cấp Nhà nước)
Tên công trình:
Của cơ quan:
Chủ nhiệm đề án thiết kế:
Chủ đầu tư:
Đơn vị thi công:
Đặc trưng kĩ thuật của công trình theo thiết kế và thực tế đạt được:
Theo phương pháp kiểm tra:
Theo giấy chứng nhận chất lượng hạng mục công trình từ số: …..đến số:…
Kết luận:
Nguời trực tiếp kiểm tra (ký tên, ghi rõ họ, tên)
…..ngày…….tháng…..năm….. Cơ quan kiểm tra (Ký tên, đóng dấu kiểm tra chất lượng)
PHỤ LỤC 5
CỘNG HÒA XÃ∙ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –
Bản khai báo sự cố kĩ thuật
1. Ngày, giờ, địa điểm xẩy ra sự cố kĩ thuật:
2. Tên công trường, xí nghiệp xây lắp, công trình đang sử dụng có sự cố kĩ thuật:
3. Sơ bộ diễn biến và nguyên nhân:
4. Số người bị tai nạn: Chết:…………………………… Bị thương:…………………….
5. Mức độ ảnh hưởng đến sự bền vững của công trình:
…..ngày…….tháng…..năm….. Thủ trưởng cơ quan (Kí tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 6
CỘNG HÒA XÃ∙ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –
Biên bản điều tra sự cố kĩ thuật xây dựng
1. Tên công trường, xí nghiệp xẩy ra sự cố:
2. Tên công ty, liên hiệp xây dựng, Bộ chủ quản:
3. Thành phần đoàn điều tra: (ghi rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của từng người)
Diễn biến của sự cố kĩ thuật: Có gây tai nạn hay không:
5. Sơ bộ kết luận nguyên nhân của vụ sự cố kĩ thuật:
6. Tóm tắt nội dung công việc đoàn điều tra đã làm:
7. Biện pháp ngăn ngừa và sửa chữa sự cố kĩ thuật:
– Nội dung biện pháp:
– Thời gian thực hiện và hoàn thành:
– Đơn vị thực hiện:
– Kèm theo kết luận của Hội đồng giám định (nếu có)
Thủ trưởng đơn vị Đơn vị thi công – Chủ đầu tư
Trưởng đoàn kiểm tra ( Ký tên, ghi rõ họ , tên)
PHỤ LỤC 7
Nội dung sổ ghi sự cố kĩ thuật của công trình
1. Tên đơn vị quản lí sổ:
2. Vị trí xẩy ra sự cố kĩ thuật (ghi rõ chi tiết bộ phận, hạng mục công trình):
3. Diễn biến sự cố kĩ thuật:
4. Tai nạn lao động:
5. Nguyên nhân:
6. Biện pháp xử lí kĩ thuật, hình thức xử lí kĩ thuật:
7. Thời gian sửa chữa và ngày hoàn thành:
PHỤ LỤC 8
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –
Biểu báo cáo thống kê sự cố kĩ thuật xây dựng
Quý:……..
Năm:……..
– Cơ quan thống kê báo cáo (Bộ, ngành, địa phương)
– Cơ quan nhận báo cáo: Cục giám định thiết kế và xây dựng Nhà nước:
Tên hạng mục công trình
Số vụ sự cố KT
Lãng phí – Thiệt hại
Nhận xét ghi chú
Sự cố nặng
Tổng số
Người
Vật liệu
Nhân công
Tổng số tiền
Thời gian sửa chữa
Chết
Bị thương
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nguời lập biểu
Thủ trưởng đơn vị (Kí tên, ghi rõ họ, tên)
Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm
Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyên Ngành Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình Thủy trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!