Xu Hướng 9/2023 # Cố Đô Huế Mộng Mơ Với Những Di Tích Lịch Sử Cổ Kính Và Uy Nghiêm # Top 15 Xem Nhiều | Xqai.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cố Đô Huế Mộng Mơ Với Những Di Tích Lịch Sử Cổ Kính Và Uy Nghiêm # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cố Đô Huế Mộng Mơ Với Những Di Tích Lịch Sử Cổ Kính Và Uy Nghiêm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vài nét về Cố đô Huế

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, Quần thể di tích Cố đô Huế có diện tích hơn 500 ha. Bao gồm nhiều di tích lịch sử – văn hóa do nhà Nguyễn xây dựng trong thế kỉ 19 – 20. Cố đô Huế bao gồm 3 vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành. Với khung cảnh cổ kính, nguy nga cùng những công trình kiến trúc đặc sắc. Sẽ khiến bạn được chìm đắm vào cuộc sống cung đình xưa. Và tìm hiểu thêm về thời kì lịch sử nhà Nguyễn.

Các điểm đến không thể bỏ qua trong Cố đô Huế Kinh Thành Huế 

Kỳ Đài Trường

Kỳ Đài Trường còn gọi là Cột cờ và nằm chính giữa mặt năm của Kinh Thành Huế. Trước đây trong lịch sử, đây là nơi đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng tại Huế. Tại đây bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Huế xinh đẹp mộng mơ.

Trường Quốc Tử Giám ở Cố đô Huế

Trường Quốc Tử Giám là di tích về trường đại học thời phong kiến duy nhất còn tồn tại. Và nay là trụ sở của Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế. Tham quan Trường Quốc Tử Giám, bạn sẽ được ngắm nhìn ngôi trường xưa trong hoạ tiết trang trí tinh xảo trong một không gian thoáng đãng.

Điện Long An

Được đánh giá là một trong những cung điện đẹp nhất ở Kinh thành. Điện Long từng là nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch Điền mỗi đầu xuân. Đến nay, Điện Long An đã trở thành Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. Đến đây, bạn sẽ phải trầm trồ trước vẻ đẹp thanh nhã, lộng lẫy. Và giàu tính nghệ thuật của các chi tiết trang trí bên trong công trình kiến trúc độc đáo này.

Hồ Tịnh Tâm

Nhắc đến danh lam thắng cảnh Kinh thành, ta không thể bỏ qua Hồ Tịnh Tâm. Với kiến trúc cầu kỳ, hài hoà với tự nhiên. Trong lòng hồ có chu vi 1500m còn trồng loại sen trắng cùng các hoa thơm cỏ lạ dọc bên hồ. Hồ Tịnh Tâm quả thật xứng đáng là một trong những thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ thứ 19.

Hoàng thành ở Cố đô Huế

Nằm bên trong Kinh thành là Hoàng thành (hay còn gọi là Đại Nội), được giới hạn bởi một vòng tường thành vuông. Mỗi chiều dài xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào. Trong đó, cổng độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô là Cổng Ngọ Môn.

Đây là công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam. Với hàng vạn người thi công và khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình đền đài, miếu thờ bề thế và cung điện tráng lệ nguy nga. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thích thú trên hành trình thăm quan Đại Nội.

Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế. Và đây cũng là nơi làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Đến thăm quan Tử Cấm Thành, bạn sẽ mường tượng được phần nào cuộc sống vua chúa xưa. Một số các công trình tiêu biểu trong Tử Cấm Thành có thể kể đến như Thái Bình Lâu, Điện Cần Chánh, Duyệt Thị Đường,…

Nếu như Điện Cần Chánh là nơi vua thiết triều và thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình. Thì Thái Bình Lâu lại được vua Khải Định cho xây dựng làm nơi thư giãn, nghỉ ngơi cho nhà vua và được hoàn thành sau 3 năm. Thái Bình Lâu gây ấn tượng với du khách bằng các chi tiết trang trí rồng. Phương có giá trí nghệ thuật lớn trong một không gian thanh bình và tao nhã.

Ngoài kinh thành Huế

Bên ngoài Kinh thành Huế còn có các Lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn. Lăng tẩm là nơi để các vị vua đến để nghỉ ngơi khi còn sống và cũng là nơi để an táng vua. Mỗi lăng tẩm lại mang một sắc thái riêng phản ánh tính cách của mỗi đời vua nhà Nguyễn.

Thăm quan lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Cố đô Huế

Lăng Vua Tự Đức là một trong những lăng đẹp nhất trong những lăng tẩm của các đời vua nhà Nguyễn. Lăng có khung cảnh sơn thuỷ hữu tình với hồ Lưu Khiêm, đảo Tịnh Khiêm ở giữa hồ, núi Giáng Khiêm….

Quần thể di tích Cố đô Huế còn bao gồm các công trình lịch sử khác như: Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử . Và dựng bia khắc tên Tiến sĩ văn thời Nguyễn, đàn Nam Giao – nơi nhà vua tế trời, Hổ Quyền – đấu trường duy nhất dành cho voi và hổ. Võ Miếu – nơi thờ các danh tướng cổ đại và dựng bia khắc tên Tiến sĩ võ; điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ…

Các món ăn nên thưởng thức khi du lịch Cố đô Huế

Từ lâu cố đô Huế đã trở thành một kinh đô văn hóa mà khi đến đây, chúng ta thỏa sức khám phá; từ văn hóa, kiến trúc, lịch sử cho đến cảnh vật, nghệ thuật… và dĩ nhiên cũng không thể thiếu ẩm thực Huế.

1. Bánh canh Nam Phổ

Đây là món ăn có từ rất lâu đời ở Huế và được đặt tên gắn liền với vùng đất đã tạo ra nó: làng Nam Phổ (huyện Phú Vang). Bánh canh Nam Phổ được xem là một trong những món ngon ở Huế bạn nhất định phải thử khi đặt chân đến đây.

Tô bánh canh có màu trắng của sợi bánh canh bột gạo và bột lọc, được chế biến theo tỉ lệ nhất định, màu đỏ hồng của tôm. Điểm xuyết màu xanh của hành lá quyện cùng nước súp sền sệt, ăn kèm chả và phần nhân phủ kín bề mặt tô.

Khi ăn món này không thể thiếu nước mắm cùng ớt xanh cắt nhỏ để tăng vị đậm đà. Màu sắc bắt mắt từ nước dùng, độ trong của bánh canh và phần thịt cua tách gạch để riêng nấu cùng tôm sẽ khiến bạn bị thu hút ngay lần đầu tiên.

2. Tôm chua

Tôm chua hay mắm tôm chua là đặc sản truyền thống của xứ Huế mộng mơ. Vào mỗi dịp đón khách quý phương xa hay bạn bè, người Huế bao giờ cũng dùng món này để cho bữa hội ngộ thân mật. Tôm khi hoàn thành có màu đỏ đẹp mắt hòa với nước căm sền sệt.

Tôm chua hay mắm tôm chua là đặc sản truyền thống của xứ Huế mộng mơ. Vào mỗi dịp đón khách quý phương xa hay bạn bè, người Huế bao giờ cũng dùng món này để cho bữa hội ngộ thân mật. Nói về nguồn gốc, chưa ai rõ món ăn ăn dân dã này ra đời khi nào, do ai làm. Chỉ biết loại mắm đó nhanh chóng được phổ biến rộng rãi. Từ mặn, ngọt, chua, cay đến bùi, béo. Sự kết hợp thú vị này đến từ quan niệm âm dương ngũ hành của Á Đông.

Và quà thực vị tôm mát lành cùng gia vị cay nồng khiến không ai lỡ chối từ.

3. Vả trộn Cố đô Huế

Có lẽ với nhiều người, “vả trộn” là cái tên lần đầu tiên nghe thấy nhưng nó lại chính là một món ngon ở Huế. Một món đặc sản mà bạn nên thử khi đi du lịch Huế. Đây là món ăn đặc biệt vì chỉ có quả vả ở Huế mới làm nên hương vị món ăn này. Nguyên liệu chính là quả vả, có thể trộn với thịt heo nạc, tôm luộc, da heo… và nêm nếm tùy theo sở thích của từng người.

4. Cơm hến

Món ngon ở Huế mà VIVU muốn giới thiệu với bạn tiếp theo chính là cơm hến. Cơm hến là món ăn dân dã nổi tiếng của đất cố đô. Được chế biến từ cơm trắng nấu chín để nguội và ăn kèm với hến, tóp mỡ, đậu phộng rang, nước mắm và mắm ruốc Huế cùng với các loại rau sống như dưa leo, khế chua thái sợi…

Một bát cơm hến thường hòa quyện đủ vị thanh của cơm trắng, vị ngọt của thịt hến, vị đậm đà của ruốc. Hòa cùng vị tươi mát, chua chua cân bằng của các loại rau sống.

5. Bún thịt nướng tại Cố đô Huế

Có thể món bún thịt nướng khá quen thuộc và nhiều bạn sẽ không hào hứng lắm để thử qua nó. Thế nhưng, nó chính là một món ngon ở Huế. Và dù “vô cùng quen mặt”, nhưng thịt nướng được dùng trong món ăn này thường là xâu thịt nướng được làm từ thịt ba chỉ mỏng, ướp tiêu, hành, nướm mắm, ngũ vị hương, vừng (mè); dậy mùi và vị rất đặc sắc, vô cùng bắt miệng “ăn là ghiền” ngay.

Thịt ướp sau vài giờ thì cho vào vĩ nướng trên bếp than đỏ hồng đến khi đủ độ chín, dậy mùi thơm. Một tô bún thịt nướng được xem là đủ vị khi hội tụ đủ các thành phần sau: bún, thịt heo nướng, rau sống, đồ chua (đu đủ, cà rốt ngâm) và chén nước lèo hoặc nước mắm được chế biến từ gan heo.

Đăng bởi: Tuyết Đinh Thị

Từ khoá: Cố đô Huế mộng mơ với những di tích lịch sử cổ kính và uy nghiêm

Kinh Thành Huế – Nét Văn Hóa Lịch Sử Tại Vùng Đất Cố Đô

1. Giới thiệu về Kinh thành Huế

Kinh thành Huế là một tòa thành tọa lạc tại vị trí Cố Đô Huế, theo tương truyền đây chính là nơi ngày xưa đóng đô của các triều nhà Nguyễn hơn 143 năm lịch sử.

Nơi đây từng được UNESCO công nhận là một trong các di sản văn hoá thế giới, đánh dấu vẻ đẹp lịch sử nước Việt Nam và thuộc vào cụm quần thể di tích của Cố đô Huế và là một địa điểm du lịch nổi tiếng không chỉ thu hút khách du lịch trong nước mà nước ngoài đến đây cũng rất nhiều.

Kinh thành tồn tại như một minh chứng cho vẻ đẹp trường tồn theo thời gian và được mọi người biết đến rộng rãi, bởi nơi đây còn ghi lại cuộc phản công vang danh một thời.

Các cuộc phản công đều được ghi vào trong sử sách nước nhà, đến đây bạn sẽ được nghe lại lịch sử của kinh thành Huế, và bạn có thể thuê hướng dẫn viên du lịch hoặc thuê theo tour để hiểu rõ hơn về lịch sử nơi đây.

2. Địa chỉ và cách di chuyển đến kinh thành Huế

Tọa lạc bên bờ bắc sông Hương yên bình, còn có tên gọi là Thuận Kinh Thành thuộc thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.

Hiện nay có rất nhiều cách di chuyển đến kinh thành Huế, đầu tiên bạn phải di chuyển đến thành phố Huế, tùy thuộc vào vị trí của bạn và phương tiện bạn di chuyển.

Khi đến thành phố bạn di chuyển tầm hơn 5km nữa là đã đến được kinh thành Huế.

3. Vẻ đẹp Kiến trúc Kinh thành Huế 3.1. Vẻ đẹp kiến trúc 

Kinh thành Huế được thiết kế theo thiên hướng kiến trúc phương Tây kế hợp phương Đông rất độc lạ. Mặt bằng có hình gần giống hình vuông hơi cong để bắt kịp đường chạy uốn cong theo dòng sông Hương. Thành được xây dựng theo kiểu Pháp với chu vi hơn 10km, theo kiểu phương Đông mới lạ.

Với lối thiết kế rất đặc biệt kết hợp với địa hình dòng sông Hương, nơi đây đã được ghi danh vào trong UNESCO với kiến trúc nghệ thuật quân sự mới lạ và phong phú có nhiều sự khác biệt so với các cô đô xưa khác.

3.2. Các cửa ở kinh thành Huế 

Ở kinh thành Huế có tổng tất cả 13 cửa thành, gồm 10 cửa thành được xây dựng thông ra bên ngoài, 1 cửa thành trong đại nội và 2 cửa thành đường thủy.

Kinh thành gồm có 10 cửa chính gồm:

Cửa Chính Bắc (hay cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành)

Cửa Tây-  Bắc (hay cửa An Hòa, tên làng ở đây), được nằm ở góc Tây Bắc, cầu nối của đường Tăng Bạt Hổ với đường Nguyễn Trãi

Cửa Chính Tây, nằm ở phía Tây

Cửa Tây-Nam (hay cửa Hữu), năm ở phía bên phải Kinh Thành

Cửa Chính Nam (hay cửa Nhà Đồ), nằm ở phía Nam của kinh thành và bên ngoài cửa Chính Nam có cục Thượng Ty

Cửa Quảng Đức, nằm ở phía Nam của kinh thành, tên cửa được đặt theo tên chữ dinh Quảng Đức.

Cửa Thể Nhơn (hay cửa Ngăn), cửa nằm ở phía Nam của kinh thành Huế và bên trái Kỳ Đài 

Cửa Đông-Nam (hay cửa Thượng Tứ), nằm ở góc Đông của Đông Nam Kinh Thành

Cửa Chính Đông (thay cửa Đông Ba, cửa thành nằm ở phía chính Đông

Cửa Đông-Bắc hay cửa Kẻ Trài), nằm ở phía Đông Bắc của kinh thành, ngay bên bờ sông Đông Ba

4. Giá vé vào kinh thành Huế

Giá vé vào kinh thành Huế được chia thành giá vé cho trẻ em, người lớn và du khách nước ngoài với giá vé vào cổng như sau:

Người lớn: 130.000 VNĐ/ người lớn/ lượt 

Trẻ em (6 – 12 tuổi): 30.000 VNĐ/ trẻ em

Du khách nước ngoài: 150.000VNĐ/ người

Khi vào bên trong, bạn có thể mua vé để tham quan các hoàng cung, lăng tẩm được chia làm nhiều vé khác nhau dao động từ 30.000 – 150.000 VNĐ/ người.

Ở đây nếu không muốn mua vé đơn lẻ, bạn có thể mua vé theo tuyến du lịch gồm có:

Tuyến ba điểm gồm Hoàng cung Huế, Lăng Minh Mạng đến Lăng Khải Định với mức giá 300.000VNĐ

Tuyến 4 điểm gồm Hoàng cung Huế đến Lăng Minh Mạng, qua Lăng Tự Đức và Lăng Khải Định sẽ cao hơn là 350.000VNĐ

5. Những trải nghiệm nên khám phá khi du lịch kinh thành Huế 5.1 Đi xích lô 

Đến với kinh thành Huế bạn sẽ không còn xa lạ gì khi bắt gặp hình ảnh những chiếc xe xích lô, nhìn những đoàn xe xích lô chở những đoàn người đi dạo quanh kinh thành. Đây là một trải nghiệm khá hay và thú vị. Nếu bạn muốn tận hưởng cảm giác ngày xưa thì đi xích lô bạn nên thử.

5.2 Ngắm trọn lăng tẩm, cung điện, hoàng cung

Không đi tham quan các lăng tẩm, cung điện, hoàng cung khi tới kinh thành Huế thì đây là một thiếu sót vô cùng lớn. Mệnh danh là cố đô đẹp theo kiểu nét xưa, bạn còn có thể tham quan các khu Bảo tàng chứa đựng nhiều nét lịch sử ở đây sẽ không làm bạn thất vọng.

5.3 Ngắm kinh thành Huế khi về đêm

Nằm ngay cạnh bên dòng sông Hương thơ mộng, kinh thành Huế khoác lên mình vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ ở đây. Nhìn ngắm khung cảnh kinh thành ban ngày đã khiến du khách xuyến xao, còn về ban đêm một khung cảnh mộng mơ, lung linh rực rỡ của ánh đèn nơi đây càng làm cho kinh thành nổi bật hơn bao giờ hết.

Mặc dù kinh thành có nhiều khu đóng cửa sớm như đại nội, nhưng đừng vì vậy mà bỏ về. Hãy dừng chân ở đây một chút, khi màn đêm vừa buông xuống bạn sẽ được ngắm nhìn một khung cảnh kinh thành được thắp sáng bởi những dàn đèn LED nhiều màu sắc khác nhau, khiến bạn như lạc vào một vùng lãng mạn nào đó.

5.4 Thưởng trà tại Cung Diên Thọ

Kinh thành Huế là nơi ở ngày xưa của các vua chúa, nơi đây còn nổi tiếng với Cung Diên Thọ để ngồi thưởng thức trà. Đây được coi là một thú vui tao nhã của du khách, ngồi tận hưởng, nhâm nhi những tách trà ngắm nhìn khung cảnh dòng sông Hương thơ mộng.

5.5 Tham gia các hoạt động lễ hội trong cung đình

Tại đây, kinh thành Huế diễn ra những dịp Festival thường vào tháng 4 hoặc tháng 6, và các lễ hội đêm tổ chức vào cuối tuần, hãy đến Huế vào thời điểm này để được hòa mình và trong không khí vui tươi, nhộn nhịp sôi động.

6. Các điểm đến tham quan tại Kinh Thành Huế 6.1 Ngọ Môn 

Ngọ Môn nằm phía Nam, được thiết kế theo lối kiến trúc nguy nga, tráng lệ. Nhìn từ xa bạn sẽ thấy một tòa lâu đài Ngọ Môn đồ sộ nhưng lại rất gần gũi hoài hòa với phông cảnh kinh thành Huế. Làm cho du khách vô cùng thoải mái và cũng choáng ngợp khi đến đây.

Ngọ Môn được xây dựng theo lối thiết kế bằng những phiến đá dài, được chạm khắc vô cùng điêu luyện nằm ngay bên ngoài và dân và lầu Ngũ Phụng, và còn được xây dựng như cánh cổng tiếp đón của Hoàng Thành và Ngũ Phụng – một không gian mở cho du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ dấu ấn lịch sử nơi đây.

6.2 Điện Thái Hòa 

Điện Thái Hòa – đại nội kinh thành Huế, ngày xưa đây là nơi đăng quang của các vua triều Nguyễn, trung tâm của đất nước nói chung và là trung tâm của kinh thành nói riêng tượng trưng cho quyền lực của triều Nguyễn ngày xưa.

Điện Thái Hòa bên trong được thiết kế sang trọng, hoàng gia cùng với sân chầu – địa điểm để vua dùng làm các sự kiện đại sự quan trọng. Kiến trúc của kinh thành đã vô cùng nổi bật nhưng khi đến Điện Thái Hòa bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng bởi nét đẹp trong điện này, vô cùng đẹp mắt xa hoa, màu vàng là màu chủ đạo tượng trưng cho sự uy quyền, quý phái làm nổi bật khung cảnh ngày xưa.

Và ở đây có một khoảng sân vườn được trồng nhiều loại cây quý, thảo dược quý cùng với ao cá được chăm sóc và dọn dẹp vô cùng sạch sẽ làm cho khung cảnh Điện Thái Hòa có nét đẹp riêng biệt.

6.3. Duyệt Thị Đường

Thưởng thức âm nhạc hoàng cung kinh thành Huế không thể không nhắc đến Duyệt Thị Đường tọa lạc ở bên trong Tử Cấm Thành – đây là khu nhà hát dành cho vua chúa ngày xưa, các vị quan đại thần xem ca nhạc và biểu diễn. Đến đây bạn sẽ được thưởng thức những bài hát dân gian, những vở tuồng xưa, hát cổ hay nhất và nơi đây thu hút được rất đông lượng khách du lịch đến.

Đặc biệt ở Duyệt Thị Đường còn có một tiết mục vô cùng hay và đặc sắc đó là nhã nhạc cung đình Huế và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể mang đậm phong cách nghệ thuật xưa, bạn không nên bỏ lỡ địa điểm này.

6.4 Núi Ngự Bình – ngọn núi nổi tiếng kinh thành Huế 

Nhắc đến núi gì nổi tiếng kinh thành Huế xưa không thể không nhắc đến núi Ngự Bình tọa lạc ngay An Cựu, thành phố Huế nên đây là lựa chọn của nhiều du khách khi đến đây.

Ngọn núi Ngữ Bình cao khoảng 105m ngọn núi này đã quá quen thuộc với người dân xứ Huế ở đây và gắn liền với cuộc phản công ở và các sự kiện quan trọng.

Ngọn núi Ngự Bình nổi bật với cảnh một rừng thông xanh ngát, và khi trời gió những lá thông rơi xào xạc, khung cảnh đậm chất thiên nhiên, tạo nên bức tranh núi non hùng vĩ nên núi còn có tên gọi khác là Băng Sơn.

Với khung cảnh từ trên đỉnh ngọn núi nhìn xuống, Ngự Bình như bao quát trọn toàn bộ khung cảnh huyền ảo thơ mộng của kinh thành Huế, với tầm nhìn ngắm trọn toàn cảnh sẽ không làm bạn thất vọng. Bởi vì khá cao nên không khí ở trên này cũng vô cùng thoáng đãng và yên tĩnh, vô cùng thiên nhiên của núi rừng nơi đây.

Khi ngắm nhìn từ xa ta sẽ thấy được vẻ đẹp của núi rừng kết hợp với khung cảnh ngôi chùa cổ kính cùng với dòng sông Hương thơ mộng tạo nên một bức tranh đa dạng sắc màu không lẫn đi được vẻ đẹp nơi đây.

6.5 Kỳ Đài – Biểu tượng trung tâm của cố đô Huế

Kỳ Đài – Được mệnh danh là biểu tượng trung tâm của kinh thành Huế và nằm chính giữa mặt nam của kinh thành.

Kỳ Đài có kết cấu tương đối lớn gồm đài cờ và cột cờ. Đài cơ được xây bằng gạch, gồm 3 tầng, nhìn từ xa Kỳ Đài giống như là hình 3 tháp cụt được xếp chồng lên nhau rất nổi bật. Chính vì vậy Kỳ đài vừa được coi là một biểu tượng trung tâm của cố đô vừa là biểu tượng minh chứng các cuộc phản công khác nhau.

6.6 Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ nằm ngay cạnh bên sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km, liền kề với kinh thành Huế, ngôi chùa cổ kính này vừa cổ kính, linh thiêng và yên bình. Nổi tiếng khắp cố đô bởi vẻ đẹp và sự linh thiêng của mình, chùa Thiên Mụ đã được rất nhiều du khách đến đây cầu may.

Bởi nằm giữa sông Hương nên hình ảnh chùa Thiên Mụ vừa mang nét đẹp lãng mạn, thơ mộng vừa linh thiêng. Và ngôi chùa có tượng rùa được làm bằng đá cẩm thạch đây là sự tượng trưng cho trường thọ. Chùa được thiết kế theo lối kiến trúc phong kiến thời xưa nên bạn vừa nhìn sẽ ấn tượng ngay.

7. Một số khách sạn và resort ở gần cung đình Huế 7.1 Khách sạn Imperial Huế

Địa chỉ: 8 Hùng Vương, tp. Huế, Thừa Thiên Huế

Hotline: 0234 388 22 22

Khách sạn Imperial Huế với vị trí đắc địa năm ngay cạnh dòng sông Hương và kinh thành Huế thơ mộng, trừ tính, và ngay cạnh trung tâm khi đến cố đô Huế bạn dễ dàng nhìn thấy khách sạn Imperial Huế giúp bạn dễ dàng di chuyển khi tìm khách sạn dừng chân.

Đây là một khách sạn 5 sao được nhiều du khách đánh giá cao khi tới kinh đô Huế, khách sạn gồm có 195 căn phòng, mỗi phòng của khách sạn đều được thiết kế bằng chất liệu gỗ đắt giá, sơn vàng cùng với những họa tiết trang trí đậm nét cổ xưa như hoa văn hóa lá, hình học dân gian… đều là những hình ảnh đặc trưng của Huế xưa.

Khi thuê phòng ở khách sạn Imperial Huế, bạn sẽ có được một chiếc view cực xịn nhìn ra thẳng trung tâm thành phố Huế, ngắm trọn khung cảnh Huế tại nơi đây. Bên cạnh đó cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn đều rất đầy đủ, tiện nghi được lựa chọn kiểu dáng vừa hiện đại kết hợp với nét cổ xưa.

Khách sạn gồm có thêm nhà hàng và quán bar có không gian vô cùng rộng rãi với sức chứa khủng lên đến hơn 600 khách với thiết kế không gian mở. Phòng bếp của quán được thiết kế theo không gian mở 4 phía , cùng với đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp phục vụ các món ăn từ Châu Á đến Châu Âu, khiến bạn có cảm giác mình đang đi du lịch nước ngoài.

7.2 Khách sạn Azerai La Residence Hue

Địa chỉ:  05 Lê Lợi, tp. Huế, Thừa Thiên Huế

Hotline: 84 (0)23 43 83 74 75

Lại là một khách sạn có vị trí đắc địa không kém khách sạn Imperial Huế. Khách sạn Azerai La Residence Hue có vị trí ngay cạnh bên bờ sông Hương và lọt top những khách sạn 5 sao hàng đầu tại cố đô Huế và năm 2023 lọt top 100 khách sạn tuyệt vời nhất và top 20 khách sạn được bình chọn hàng đầu tại khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Khách sạn cũng có vị trí khá gần với kinh thành Huế nên đây cũng là một lựa chọn dành cho bạn khi đến đây.

Khách sạn này còn khá gần với nhiều địa điểm du lịch nên được nhiều du khách ưa chọn. Khách sạn gồm có 122 phòng và căn hộ với tổng diện tích lên đến 2ha. Và mỗi phòng đều có view nhìn ra thành phố Huế mộng mơ và dòng sông Hương.

Đến với Khách sạn Azerai La Residence Hue bạn sẽ được trải nghiệm nhiều dịch vụ tại nơi đây như tham dự bữa tiệc cung đình cùng với không gian được mô phỏng nguy nga, tráng lệ cùng các món ăn cung đình; hay ngắm sông Hương trên du thuyền đây là một trải nghiệm vô cùng độc đáo khi đến kinh thành Huế.

Dịch vụ của khách sạn khá đa dạng bạn còn có thể thưởng thức trà chiều trên dòng sông Hương cùng với các dịch vụ khác của khách sạn như: spa, đạp xe, bơi… và thưởng thức các món ăn tại nhà hàng và quán bar của khách sạn, vô cùng tiện nghi.

7.3 Khách sạn Vinpearl Huế

Địa chỉ: 50A Hùng Vương, tp. Huế, Thừa Thiên Huế

Hotline: 0234 3688 666

Khách sạn Vinpearl Huế nằm ngay trên tuyến đường trung tâm của thành phố Huế, với chất lượng phòng đạt chuẩn 5 sao, là điểm đến được nhiều du khách đặt chân đến và quay lại nhiều lần.

7.4 Senna Hue 

Địa chỉ: số 07 đường Nguyễn Tri Phương, Phú Hội, TP. Huế

Hotline: 0234 38 58 686

Ngay giữa trung tâm thành phố Huế bạn sẽ nhìn thấy một tòa khách sạn được thiết kế theo cảm hứng phong cách nước Pháp với các lát gạch hình vuông kết hợp với các kiến trúc, thiết kế của kinh thành Huế, đó chính là khách sạn Senna Hue.

Bước vào đại sảnh của khách sạn 5 sao này, du khách sẽ bị hấp dẫn bởi ao cá Koi ngay lối vào. Không gian của khách sạn vô cùng gần gũi thiên nhiên, thiết kế theo kiểu không gian xanh, trong lành.

Khách sạn gồm có 129 phòng và gồm nhiều loại phòng ở các mức giá khác nhau. Mỗi loại phòng đều được thiết kế theo phòng cách khác nhau nhưng vẫn giữ được nét Huế trong từng căn phòng. Các phòng đều hiện đại, và tất cả cơ sở vật chất đều đầy đủ tiện nghi cho du khách đến đây.

Ngoài ra, nhà hàng củ khách sạn Senna Hue còn có menu thực đơn phong phú, đa dạng từ món ăn Châu Á đến Châu Âu và các món ăn Huế truyền thống nơi đây, làm cho các món ăn của nhà hàng vô cùng bắt mắt và ngon miệng khi thưởng thức.

8. Một số lưu ý khi đến kinh thành Huế

Và nơi đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng nên bạn nhớ giữ gìn vệ sinh nơi đây, không nên xả rác bừa bãi, để giữ gìn vệ sinh chung cho khu du lịch.

Truy cập homestay Huế, villa Huế, khách sạn Huế, resort Huế để đặt phòng với giá ưu đãi nhất.

Đăng bởi: Hồng Nghĩa Ms

Từ khoá: Kinh thành Huế – Nét văn hóa lịch sử tại vùng đất cố Đô

Chùa Thiên Mụ Huế – Đệ Cổ Nhất Tự Nơi Cố Đô

Chùa Thiên Mụ Huế là biểu tượng gắn liền với đất Cố đô bao đời nay. Đây là nơi yên tĩnh, là điểm điểm đến linh thiêng cho các tín đồ Phật tử từ khắp mọi miền. Tới đây, bạn sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và sự bình yên bên dòng sông Hương thơ mộng. Cùng Du lịch Đà Nẵng City khám phá ngôi cổ tự này qua bài viết sau.

Giới thiệu chùa Thiên Mụ Huế

Chùa Thiên Mụ Huế hay còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ. Đây là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố 5 km. Do nằm giữa một không gian non nước hữu tình. Nó đã từng là nguồn cảm hứng của nhiều tác giả, từ đó tạo ra bao tác phẩm nghệ thuật.

Đến nay thì chùa đã trải qua nhiều đợt tu sửa, cuộc trùng tu lớn nhất là thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Nếu bạn có tour Đà Nẵng Huế thì chắc chắn phải 1 lần đến đây tham quan.

Chùa Thiên Mụ

Vẻ đẹp chùa Thiên Mụ hơn 400 năm tuổi Khung cảnh nên thơ

Chùa Thiên Mụ Huế đâu chỉ nổi tiếng là ngôi chùa cổ hơn 400 năm. Mà nơi đây còn có vẻ đẹp bình yên khác biệt mà bao du khách phải lưu luyến. Có thể nói vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ được tạo nên từ nhiều lý do khác nhau. Nhưng đặc biệt nhất chính là sự hòa quyện giữa giá trị lịch sử, tâm linh và giá trị nghệ thuật độc đáo.

Xung quanh chùa bao phủ bởi những cây thông, cây cảnh, ao sen,.. mang đến cho du khách một cảm giác bình yên khó tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Với không gian tuyệt vời như vậy thì nơi đây là nơi nên có trong list tham quan tour Đà Nẵng Huế.

Khung cảnh nên thơ

Nét đẹp trong kiến trúc

Du lịch Chùa Thiên Mụ Huế du khách sẽ thấy quần thể nhiều công trình kiến trúc đẹp mắt và bề thế. Trên những mái chùa là những chi tiết chạm trổ rất nghệ thuật, điêu luyện. Ngoài vẻ đẹp kiến trúc, lịch sử hiếm có thì chùa Thiên Mụ còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá. Bao gồm các bức hoành phi, những câu đối cổ, những bức tượng cổ quý hiếm, nhiều bia đá chuông đồng… Tất cả vừa quý giá về lịch sử lại vừa giá trị về mặt nghệ thuật.

Nét đẹp cổ kính

Địa điểm tham quan tại chùa Thiên Mụ Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan tại chùa Thiên Mụ Huế là cánh cổng chính dẫn vào chùa. Cổng có cấu trúc gồm 2 tầng, 8 mái và có 3 lối đi. Mỗi lối đi qua cổng đều có cửa ván gỗ, được bó bằng đinh gõ và đai kiên cố. Ở hai bên đặt những bức tượng hộ pháp như một cách trấn giữ ngôi chùa luôn được bình yên.

Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên thì chắc hẳn đã không còn quá xa lạ. Tháp hiện ra ngay trước mắt bạn khi bước chân vào chùa. Đã từ lâu, đây như là một biểu tượng gắn liền với chùa Thiên Mụ Huế. Tháp được xây dựng vào năm 1844 có hình bát giác cao 7 tầng, dưới lớn và nhỏ dần khi lên cao. Mỗi tầng thờ một đức Phật khác nhau. Nếu bạn là người thích du lịch tâm linh. Thì đây chính là nơi mà bạn nên thêm vào list tham quan tour Đà Nẵng Huế của mình.

Điện Đại Hùng

Điện Đại Hùng là chính điện trong chùa Thiên Mụ, với kiến trúc theo kiểu Trùng thiền điệp ốc. Các cột, lăng, bệ được xây dựng bằng bê tông, bên ngoài có lớp sơn giả gỗ. Bên trong điện thờ tượng Phật Di Lặc.

Đây là phật tai to với ý nghĩa nghe những chia sẻ kể về những chuyện khổ. Còn bụng to với ý nghĩa bao dung chuyện khổ dung. Và miệng rộng cười với ý nghĩa là cường những chuyện khó cười trong thiên hạ. Ngoài ra trong điện còn có chiếc chuông đồng lớn có hình nhật nguyệt. Và bức hoành phi trên cao khắc 4 chữ “Linh Thử Cao Phong” do chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề.

Du lịch Đà Nẵng City

Đăng bởi: Trà Lê

Từ khoá: Chùa Thiên Mụ Huế – Đệ cổ nhất tự nơi cố đô

Quán Cà Phê Mang Dấu Tích Chiến Tranh Ở Cố Đô Huế

Nằm trên đường Lê Ngô Cát (TP Huế), “Cà phê Hè” không chỉ là quán cà phê đơn thuần mà còn được xem là bảo tàng với nhiều vật dụng, quân trang, vũ khí sau chiến tranh được sưu tầm và sắp đặt khá độc đáo dưới bàn tay của chủ quán, họa sĩ Nguyễn Văn Hè.

Sinh ra và lớn lên trên miền quê Vinh Ngạn (xã Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên – Huế), để mưu sinh, từ năm 14 tuổi, Hè và nhiều người dân quê đã đi nhặt phế liệu chiến tranh. Cũng từ những lần thu mua phế liệu đó, Hè dần thích và muốn giữ lại những kỷ vật chiến tranh vốn gắn liền với gia đình, tuổi thơ của anh.

Khi vào đại học, đến thăm một số nơi bán kỷ vật và phế liệu chiến tranh, anh tiếp tục tìm mua, sưu tầm. “Phế liệu chiến tranh gợi lại ký ức đã ăn sâu trong tôi. Đã có nhiều lần một mình lặn lội lên tận Hà Giang, Lào Cai… để mua cho được những món đồ yêu thích”, chủ quán chia sẻ.

Hơn 200 vật dụng, tư trang, phần lớn của quân đội Mỹ còn sót lại sau chiến tranh được anh Hè sưu tầm, rồi bày biện tại quán cà phê. Nhiều du khách ví quán như một “Bảo tàng về chứng tích chiến tranh thu nhỏ”.

Từ những chiếc thẻ bài của lính Mỹ được thu lượm ở sân bay Tà Cơn (Khe Sanh) đến những vỏ đạn pháo 150 ly ở vùng đồi A So (huyện A Lưới), ống nhòm, những chiếc võng, băng ca vận chuyển bệnh nhân thời chiến, rồi một phần xác máy bay được phát hiện ở vịnh Lăng Cô cũng có mặt trong không gian quán.

Dưới bàn tay của nghệ sĩ trẻ, mọi vật dụng như quân trang, vũ khí… đều được hoán đổi, thay thế vị trí, công năng sử dụng. Ví dụ những thùng đựng đạn trở thành kệ kê sách báo dành cho khách thư giãn khi ghé quán.

Chiếc máy chữ hay điện thoại chuyên dụng …. cũng được chủ nhân dày công sưu tầm.

Với Nguyễn Văn Hè, chiếc mũ cối của người lính Mỹ với những dòng chữ trắc ẩn đầy bi quan “Bồng Sơn – 1968: Việt Nam – Địa ngục trần gian và Tôi đang nghĩ về cái chết của chính mình” anh may mắn mua lại được như một vật chứng lịch sử nói lên sự tàn khốc của chiến tranh trên mảnh đất quê hương.

Cùng với những sản phẩm khác, quán còn trưng bày khẩu súng mô hình được tạo ra từ bìa catton với mục đích mang lại cho du khách một góc nhìn, cảm giác thật hơn về độ tàn khốc của chiến tranh.

Anh Hè cho hay, nhiều giáo viên ngỏ ý muốn cho học sinh đến tham quan không gian quán trong giờ học ngoại khóa để các em hiểu thêm phần nào về quá khứ thông qua những vật dụng chiến tranh.

Với thông điệp “Yêu… không chiến tranh!”, nơi đây không chỉ là địa chỉ quen thuộc cho nhiều người lớn tuổi để cùng chia sẻ ký ức về một thời mưa bom, bão đạn mà còn là nơi thường xuyên đón những đoàn khách trong và ngoài nước tìm đến mỗi khi có hành trình trải nghiệm, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của Huế.

Du lịch Huế

Đăng bởi: Vũ Xuân Hào

Từ khoá: Quán cà phê mang dấu tích chiến tranh ở cố đô Huế

Có Một Làng Nấm Đà Lạt Mộng Mơ Như Cổ Tích

Đà Lạt là một trong những thành phố có sức hút lạ thường đối với hội mê xê dịch và những tâm hồn yêu thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Khung cảnh nên thơ, trữ tình; bầu không khí trong lành, mát mẻ; cùng các trải nghiệm độc đáo ở vùng cao nguyên sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng.

Và dù bạn có đi Đà Lạt vào những ngày mưa thì hành trình khám phá thành phố sương mù cũng sẽ không ảm đạm. Đặc biệt, với sự xuất hiện của Khu du lịch Làng Nấm Đà Lạt, kỳ nghỉ của bạn sẽ trở nên mới mẻ, tuyệt vời hơn bao giờ hết. Hãy theo chân Klook một ngày thử làm nông dân, tự tay thu hoạch các loại nấm dược liệu quý hiếm và thưởng thức các món ngon từ nấm tại Làng Nấm Đà Lạt nha.

Giới Thiệu Khu Du Lịch Làng Nấm Đà Lạt

Nguồn ảnh: Làng Nấm Đà Lạt

Làng Nấm Đà Lạt là một khu du lịch canh nông vô cùng mới lạ ở Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 10km. Với diện tích khoảng 7 héc-ta, Làng Nấm Đà Lạt trở thành nơi nghiên cứu, nuôi trồng, thử nghiệm nhiều giống nấm bản địa và ngoại nhập, phù hợp với khí hậu tự nhiên mát mẻ và trong lành quanh năm của Đà Lạt. Dưới sự chăm sóc theo hướng hữu cơ, Làng Nấm Đà Lạt đã cho ra đời những cây nấm giàu dinh dưỡng, hoạt chất, ngọt lành, được giới sành ăn đặc biệt yêu thích.

Làng Nấm Đà Lạt được ví như một vườn cổ tích, khi mọi thứ xung quanh đều nhỏ bé, xinh xắn với rất nhiều loại rau và nấm. Đến đây, mọi ồn ào, chật chội của phố thị dường như sẽ đẩy lùi lại phía sau, nhường chỗ cho sự thế giới nấm đầy màu sắc và bình yên – một trải nghiệm đầy mới lạ và thú vị mà bạn khó có thể bắt gặp ở nơi nào khác.

Theo kinh nghiệm của #teamKlook thì bạn có thể đi du lịch Làng Nấm Đà Lạt vào bất cứ mùa nào. Tuy nhiên, để chuyến đi được thuận lợi, bạn nên lựa chọn những ngày trời nắng đẹp, khô ráo nha để thoải mái check-in nha.

Làng Nấm Đà Lạt Ở Đâu?

Làng Nấm Đà Lạt tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ thuộc đường Cam Ly, thôn Măng Lin, phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Làng Nấm Đà Lạt không quá xa trung tâm thành phố, nhưng đủ ôm trọn sự yên bình, trong lành, mát mẻ của thiên nhiên Đà Lạt. Cảm xúc đầu tiên khi đặt chân đến địa điểm này chính là “thong thả”, để tận hưởng giờ phút rảnh rỗi, dạo bước giữa khung cảnh thiên nhiên trong trẻo như “copy-paste” từ truyện cổ tích và cùng bạn bè tạo nên những hồi ức tuyệt đẹp.

Hướng Dẫn Cách Đi Đến Làng Nấm Đà Lạt

Cụ thể, bạn có thể thuê một chiếc xe máy rồi đèo đứa bạn thân từ trung tâm thành phố, di chuyển qua đường Cầu Ông Đạo, lên Lê Đại Hành đến Nhà thờ Con Gà thì rẽ vào đường Trần Phú. Sau đó, tiếp tục đi về hướng bùng binh đường Hoàng Văn Thụ đến Làng hoa Vạn Thành. Từ đây, bạn rẽ vào đường đi Suối Vàng và chạy thêm một đoạn nữa là sẽ đến Làng Nấm Đà Lạt.

Nhóm du lịch Đà Lạt đông thành viên có thể cân nhắc thuê xe hơi riêng kèm tài xế người địa phương, kết hợp tham quan Làng Nấm cùng các địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng khác. Đây là lựa chọn thoải mái, tiện lợi và vô cùng tiết kiệm đấy.

Giá Vé Làng Nấm Đà Lạt Tham Khảo Giờ Mở Cửa Làng Nấm Đà Lạt

Bạn có thể đến Làng Nấm Đà Lạt từ 7h30 đến 17h00 hàng ngày. Thời gian tham quan Làng Nấm chỉ mất khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ, nên bạn có thể kết hợp ghé qua nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng gần đó trong một ngày nha.

Làng Nấm Đà Lạt Có Gì Chơi? Một Vài Gợi Ý Hấp Dẫn Dành Cho Hội Tự Túc

Khu du lịch Làng Nấm Đà Lạt nổi bật với không gian thoáng đãng, rộng lớn, được thiết kế đẹp mắt với những khóm hoa rực rỡ trải dọc khắp lối vào, bắt đầu tại cây cây nấm khổng lồ khá vui mắt ngay cổng chào.

1. Khám Phá Trang Trại Nấm

Nguồn ảnh: Làng Nấm Đà Lạt

Trang trại nấm chính là nơi bạn được chiêm ngưỡng những loại nấm hữu cơ đẹp, ngon, giàu dinh dưỡng như: Hương, Hồng Chi, Linh Chi, Tú Trân, Mỡ, Bào Ngư Trắng, Notaky, Hoàng Kim, Hầu Thủ, Hồng Ngọc và Mèo. Các loại nấm có đủ kích cỡ, màu sắc, hình dạng, tạo nên một bức tranh sống động khiến bạn không khỏi ngỡ ngàng.

Ngoài nấm tươi, bạn còn được thưởng thức nhiều thành phẩm khác từ nấm như: snack nấm, nấm chiên giòn, nấm xào rất ngon. Theo như chị chủ vườn giới thiệu, 1,2kg nấm tươi mới cho ra được 100g snack nấm nên món snack nấm chắc chắn sẽ là món quà quý dành cho gia đình và bạn bè của bạn sau chuyến đi Đà Lạt đó.

2. Tìm Hiểu Quy Trình Trồng Nấm

Nguồn ảnh: Làng Nấm Đà Lạt

Vốn dĩ là một nơi chuyên trồng và sản xuất nấm lớn nhất nhì Đà Lạt, chắc chắn Làng Nấm sẽ đem đến nhiều kiến thức thú vị về việc nuôi trồng và chăm sóc nấm chuyên nghiệp. Theo lời chủ vườn, nấm ở đây được trồng theo mô hình khép kín theo tiêu chuẩn khắt khe. Sau khi thu hoạch, nấm sẽ được sấy khô, đóng gói và xuất khẩu.

3. Tham Quan Vườn Rau Sạch

Nguồn ảnh: Làng Nấm Đà Lạt

Làng Nấm Đà Lạt không chỉ trồng nấm mà còn có cả vườn rau sạch. Đặt chân đến đây, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước những vườn rau xanh mơn mởn được chăm sóc theo quy trình hiện đại, để cung cấp cho thị trường hàng năm. Sau khi tham quan, bạn có thể tự tay hái rau và thu hoạch nấm để cuối buổi sẽ cùng mọi người thưởng thức các món thật ngon từ các nguyên liệu này nha.

Nên Ăn Gì Ở Làng Nấm Đà Lạt?

Các Địa Điểm Du Lịch Gần Làng Nấm Đà Lạt Đừng Bỏ Lỡ

Cung đường từ trung tâm thành phố đến Làng Nấm Đà Lạt có rất nhiều địa điểm du lịch khác cho bạn ghé vào như: Nông trại Cún – Puppy Farm, Vườn dâu công nghệ cao, Đồi Thiên Phúc Đức, Phân viện Sinh học Đà Lạt, Làng hoa Vạn Thành. Bạn có thể kết hợp tham quan tất cả các địa điểm này trong một ngày, còn chần chờ gì mà không đi ngay nè?

Các Khách Sạn Gần Làng Nấm Đà Lạt Tiện Lợi Lưu Trú

Nguồn ảnh: Ngôi Làng Cổ Đà Lạt 77

Nếu bạn thích lưu trú ở gần Làng Nấm Đà Lạt thì tham khảo các khách sạn Đà Lạt, resort Đà Lạt, homestay Đà Lạt dễ thương sau đây nha. Nhớ là đặt phòng qua hệ thống Klook và áp dụng mã giảm giá độc quyền để có giá tốt nhất cho #teamKlook.

1. Orion Boutique Resort

Địa chỉ: Thôn Măng Lin, phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

2. Strawberry Hotel Dalat

Địa chỉ: 6 đường Mai Anh, phường 6, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

3. Six Six Garden – Rose Koi Homestay

Địa chỉ: 66 đường Hoàng Diệu, phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

4. Ngôi Làng Cổ Đà Lạt 77

Địa chỉ: 77 đường Hoàng Diệu, phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

5. TTR Studio Condotel

Địa chỉ: Lô A16 – A17 Khu quy hoạch, đường Nguyễn Khuyến, phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Chưa hết, còn rất nhiều hoạt động mạo hiểm, khám phá thiên nhiên Đà Lạt thú vị lắm nha. Trước khi đi, nhớ lướt qua Klook Blog để xem kinh nghiệm đi du lịch Đà Lạt tự túc, tham khảo những quán ăn ngon ở Đà Lạt, hay những quán café Đà Lạt đẹp để đến “sống ảo” ngay và luôn khi tới Đà Lạt nè.

Bạn đã sẵn sàng hẹn hò “cây nhà lá vườn” ở Làng Nấm Đà Lạt hay chưa?

Đăng bởi: Phạm Bá Danh

Từ khoá: Có Một Làng Nấm Đà Lạt Mộng Mơ Như Cổ Tích

Đặc Sản Đậm Chất Cố Đô Huế

Cố đô Huế nổi tiếng không chỉ bởi nét rêu phong cổ kính của đền đài lăng tẩm, mà còn để lại cho du khách ấn tượng đặc biệt về các món ngon hấp dẫn.

Nem lụi chất Huế

Nhiều người thường nói “Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế”’. Ở đường Nguyễn Huệ có hai quán nem lụi. Suốt ngày đêm quán nào cũng chật ních người ăn. Khách hàng lần đầu ăn nem lụi, ai cũng xuýt xoa khen ngon để rồi ăn tiếp lần hai, lần ba, thậm chí ăn hàng ngày như dân “nghiện” và lần nào cũng vẫn cứ khen ngon. Khi ăn, lấy bánh đa nem gói thịt viên nướng cùng với rau, thơm, khế, giá, lát chuối xanh thái mỏng, miếng vả thái sống, ớt màu… lấy lá hành buộc lại rồi chấm với một thứ nước đặc biệt gọi là nước lèo. Nước lèo dùng cho nem lụi được pha chế từ hàng chục nguyên liệu khác nhau như dầu thực vật, gan lợn, bột đao, đường, tương nước mắm, quế chi, hoa hổi trộn với nước cốt dừa.

Bánh chưng Nhật Lệ

Đây là món ăn nổi tiếng ở Huế và có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành. Người ăn quen lâu ngày thành nghiện, thành thèm. Ăn bánh chưng Nhật Lệ khi nguội ngon hơn khi nóng. Bóc lớp lá chuối ra, màu bánh xanh thơm nhức mắt. Cắn một miếng, nhân đậu thịt mỡ màu nâu trắng béo bùi ngập chân răng.

Bún thịt nướng, bánh ướt thịt nướng

Điểm đặc biệt của hai món này nằm ở thịt nướng. Thịt ở đây ướp vừa đủ, không át mùi thơm của, miếng thịt mềm chứ không bị khô, và mang một hương vị đặc trưng, khá đặc biệt so với những nơi khác. Nước chấm ăn kèm cũng vừa miệng, điều đặc biệt là có rất nhiều rau sống, tươi mát và xanh ươm. Các quán bánh ướt thịt nướng và bún thịt nướng ngon nằm trên mạn Kim Long – đường đi chùa Thiên Mụ.

Các loại bánh Huế: Bánh bèo, bánh bột lọc, bánh khoái Bún bò Huế

Bún bò Huế chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều. Bún bò Huế có một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và tất nhiên phải có vài lát thịt bò. Rau ăn kèm cũng rất tươi và phong phú. Địa chỉ ăn bún bò Huế nổi tiếng nhất: 13 Lý Thường Kiệt (cạnh Nhà khách Công đoàn). Ngoài ra, khắp nơi ở Huế bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy một quán bún bò chất lượng. Giá một tô bún bò Huế khoảng 30.000 đồng.

Cơm hến

Cơm hến ngon nhất chỉ có ở Huế. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm hến được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Người ta cho phần thịt hến cùng các phụ gia, thêm tóp mỡ được chiên giòn. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc Huế vừa bùi, chát, cay và hăng. Được ăn kèm với phụ gia là rau sống gồm có: rau sống, bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. Lạc được rang vàng và phi dầu vàng cho có màu đẹp mắt.

Theo Ha Giang Nguyen (Wiki Travel)

Đăng bởi: Vũ Bảo Ngân

Từ khoá: Đặc sản đậm chất cố đô Huế

Cập nhật thông tin chi tiết về Cố Đô Huế Mộng Mơ Với Những Di Tích Lịch Sử Cổ Kính Và Uy Nghiêm trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!