Xu Hướng 9/2023 # Có Gì Chơi Ở Vùng Đất Linh Kiệt Sóc Sơn? # Top 14 Xem Nhiều | Xqai.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Có Gì Chơi Ở Vùng Đất Linh Kiệt Sóc Sơn? # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Có Gì Chơi Ở Vùng Đất Linh Kiệt Sóc Sơn? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đợi chờ những ngày tháng cứ thế trôi từ từ một cách chậm chạp, quá khứ vẹn nguyên của dân tộc được gìn giữ mấy phần? Tôi cứ khắc khoải niềm riêng về giá trị lịch sử, về câu chuyện thần thoại mà bà vẫn kể ngày xưa, về linh hồn cõi Việt. Ấy thế nên mỗi khi có dịp, tôi lại tự cho mình nghỉ ngơi vài ngày, xuôi về vùng kinh Bắc, đến Sóc Sơn mát lành hương hoa cỏ dại để trầm mình vào thế giới tâm linh, lắng đọng một cách nhẹ nhàng mọi xúc cảm đang lâng lâng chực trào lên khóe mắt. Yêu lắm mảnh đất địa linh nhân kiệt, có gì chơi ở Sóc Sơn, tôi vẫn mải miết đi tìm và chiêm nghiệm.

Vàng đất Sóc Sơn thanh bình – Ảnh: Long Nguyen

VỀ ĐẾN GIÓNG NGHE CHUYỆN KỂ NĂM XƯA

Đền Gióng Sóc Sơn có gì chơi? Tôi không bận tâm lắm. Bởi cuộc hành trình tìm đến nguồn cội của tôi đơn giản chỉ để chiêm nghiệm, như một kẻ độc hành hoài cổ chính thống không hơn không kém. Với tôi, trong cái nhìn đầu tiên về đền Gióng, hẳn là sự giản đơn, rất gần gũi và chân thực như đưa bước chân đi vào câu chuyện cổ ngày xửa ngày xưa, xưa, xưa lắm lắm.

Về đền Gióng nghe câu chuyện kể xa xưa – Ảnh: hainguyentuan

Để đến được đền Gióng, tôi mất hơn 40 phút đi xe bởi nơi đây cách Hà Nội chỉ chừng 40km về phía Tây Bắc, xe chạy không nhanh không chậm, con đường cũng chẳng gồ ghề ổ gà mà trơn tru khang trang rất nhiều lần so với tưởng tượng. Càng đi xa, khung cảnh làng quên yên bình với lúa xanh cỏ dại, một chút gió nhẹ tạt ngang qua trước mắt, tôi khẽ một nụ cười, thấy lòng mình đã khác.

Đền Gióng cách Hà Nội chừng 40 phút đi xe – Ảnh: Tran Viet Cuong

Đền Gióng không chỉ thờ mỗi Thánh Gióng mà còn có cả đền Trình, đền Mẫu, đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước,… Mỗi nơi đều có dấu ấn kiến trúc khác nhau nhưng thần thái tâm linh thì vẫn dễ dàng in sâu vào lòng người mỗi khi đến đây. Tôi quan tâm nhiều hơn đến bức tượng Thánh Gióng vàng son uy nghiêm, lừng lẫy.

Tượng Thánh Gióng bay về trời – Ảnh: Sưu tầm

Ngoài hương nhang tỏa khắp đền tự, người người đến đền Gióng, trong đó có tôi, đều thích tản mạn trên con đường tre ngà rợp bóng trên đường, bình yên thứ thiệt là đây. Đứng ở một góc khá cao vì đã đi cả một chặng đường dài, tôi thấy mình như đang lơ lửng giữa đại ngàn, dưới là núi và cây, trên là cây và núi, thấy mình bé nhỏ quá chừng. Trái tim vừa được làm nguội sau những thổn thức. Ấm.

Về đền Gióng là thấy an yên – Ảnh: Sưu tầm

NÉT ĐẸP LÀNG QUÊ VIỆT Ở BIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG

Rời đền Gióng, tôi vẫn còn phân vân không biết Sóc Sơn có gì chơi để du ngoạn tiếp, và định gọi cho cô bạn ở Hà Nội xem nên đi đâu thì đập vào mắt tôi là bức họa “Dưới ánh trăng” của họa sĩ Thành Chương mà tôi vẫn cài làm ảnh nền đã cứu nguy lúc đó. Thật, mê tranh của anh đã lâu, cũng biết anh cho một “cơ ngơi” đồ sộ, hết sức mĩ miều từ lâu và đã mấy lần bảo rằng nhất định sẽ đến khi có dịp. Ấy thế mà, suýt nữa thì quên hẳn. Câu hỏi ngu ngơ Sóc Sơn có gì chơi tôi đã tự trả lời. Thế đấy, tôi lại tiếp tục cuộc trải nghiệm của mình ở một nơi mới, Việt phủ Thành Chương.

Việt phủ Thành Chương được nhìn từ trên cao – Ảnh: Will Brantingham

Việt phủ Thành Chương, cũng có người gọi là Biệt phủ được Thành Chương – con trai của nhà văn Kim Lân xây dựng từ 2001 và hoàn thành vào 2004 với tổng diện tích lên đến 8 ngàn hecta, cách Hà Nội 40km về phía Bắc.

Tọa lạc trên không gian rộng lớn – Ảnh: Will Brantingham

Với tôi, Việt phủ Thành Chương như chiếc máy thời gian để đưa một người hiện đại quay về quá khứ, thử cuộc sống khác, không gian khác. Có đến hơn 30 công trình lớn nhỏ từ kiến trúc cung điện thời Trần, Lý,… đến ngôi nhà tranh bình dị. Biệt phủ luôn khiến người ta ngỡ ngàng bởi sự độc đáo và tái hiện rõ ràng mà nó mang lại.

Một góc được chăm chút ở phủ – Ảnh: Pham Duy Thai

Tôi cứ thế đi hết nơi này đến nơi khác mà chẳng biết mỏi là gì, bởi tôi sợ ngày sẽ chóng qua, sẽ mất cơ hội nếu chưa chiêm ngưỡng hết. Dĩ nhiên, tôi cũng dành một khoảng thời gian thật lâu để ngắm nghĩa những bức ảnh của chính Thành Chương và lạc vào thế giới do nhà văn Kim Lân tạo ra.

Một góc nhìn trên cao từ Việt phủ – Ảnh: taducanh

CÒN CÓ GÌ CHƠI Ở SÓC SƠN?

Mục đích chuyến đi của tôi là để chiêm nghiệm dòng thời gian lịch sử và dấu ấn Việt, nhưng đến đây rồi, tôi cũng muốn biết ở Sóc Sơn có gì chơi khác ngoài thường thức tâm linh. Và lời khuyên nhiều nhất mà tôi nhận được chính là thử sức leo núi Hàm Lợn một lần. Choáng. Vì tôi tự biết sức bền mình không được tốt. Nhưng vẫn cứ gắng sức thử một lần.

Thử thách đôi chân – Ảnh: Nguyên Mạnh Quân

Chinh phục núi Hàm Lợn – Ảnh: Doan Manh

Núi Hàm Lợn cách Việt phủ Thành Chương không xa nên tôi dành trọn buổi chiều hôm ấy cho chuyến du ngoạn với núi non Sóc Sơn, dù nắng trời đã gay gắt hơn trước nhiều. Có hai đường lên đỉnh núi, một là gập ghềnh qua các suối nước, hơi cực nhọc nhưng bù lại thắng cảnh rất đẹp, hoa lá rừng ngan ngát hai bên, nước suối thì trong và mát lành đến khó tả. Ấy là tôi nghe người bạn đồng hành từng đi kể lại, chứ tôi chọn cách hai, đi đường mòn trong rừng, ít bụi rậm. Đường mát mẻ nên cũng dễ chịu hơn, có điều sức bền thì leo núi nào cũng cần đến. Đây có thể gọi là cuộc thử nghiệm tuyệt vời dành cho những ai muốn thử sức chinh phục Fansipan hay Pha Luông, Bạch Mộc Lương Tử.

Khám phá con đường rừng nhiều điều thú vị – Ảnh: min min

Vất vả cũng được bù đắp, đứng ở đỉnh, dưới chân là mây và sương trộn vào nhau, trôi theo gió nhẹ, lấp lửng màu xanh của rừng cây, của cánh đồng, của một Sóc Sơn huyền thoại. Không rực rỡ kiêu kỳ mà bình yên, thơ mộng, rất thực. Nhiều đoàn còn cắm trại qua đêm để ngắm sao, để nghe cái lạnh trên núi tỉ tê. Tôi cũng thích, nhưng phải hẹn lần sau.

Đứng trên đỉnh phóng tầm mắt xuống bên dưới – Ảnh: Nguyên Mạnh Quân

Là bức tranh đẹp vô cùng – Ảnh: Duy Gia Nguyen

Lễ hội Gióng Sóc Sơn – Hà Nội

Mơ màng về những kỷ niệm của chuyến đi, tôi vẫn trầm ngâm suy nghĩ, Sóc Sơn có gì chơi nữa không nhỉ? Bởi thật lòng, tôi vẫn muốn đi thêm lần nữa, để được tìm thấy chính mình ở đâu đó mà tôi đã vô tình gửi lại Sóc Sơn ở chuyến đi ngày trước. Còn bạn thì sao? Bạn muốn đến Sóc Sơn chứ?

Đăng bởi: Ưng Ngọc Ánh

Từ khoá: Có gì chơi ở vùng đất linh kiệt Sóc Sơn?

Sóc Trăng Có Gì Chơi?

Chùa Dơi – Sóc Trăng

Chùa Dơi còn được biết với tên khác là chùa Mã Tộc. Ngôi chùa này nổi tiếng khắp nước với hình ảnh hàng triệu con dơi với nhiều loài khác nhau về đây cư ngụ.

Chùa Dơi – Sóc Trăng

Kiểu kiến trúc của Chùa Dơi đậm chất cổ vô mang kiến trúc vô cùng độc đáo và đặc sắc của người Khmer. Thời gian cách đây khoảng 400 năm và trải qua 19 đời Đại Đức. Nơi đây thu hút khách du lịch bởi sự hùng vĩ của những tán cây cổ thụ khổng lồ và tán lá xanh tươi, ngôi nhà tuyệt vời của những chú dơi to, nhỏ với nhiều chủng loại khác nhau.

Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tán cây cổ thụ xanh mướt với những tán lá trải dài, rợp bóng mát. Đây chính là nơi sinh sống của những con dơi to lớn với đủ chủng loại… Điểm thu hút ánh nhìn nhất là vẻ đẹp khi từng con từng con treo lủng lẳng trên cây, buông mình xuống đất tạo nên một bức tranh thực tế cực kỳ lạ mắt và sinh động.

Chùa Đất Sét – Sóc Trăng

Tọa lạc tại số 186 đường Tôn Đức Thắng – phường 5 – thành phố Sóc Trăng. Chùa Đất Sét (hay còn gọi là Bửu Sơn Tự) là ngôi chùa đặc biệt ở Sóc Trăng khi lưu giữ một công trình nghệ thuật vĩ đại mà dòng họ Ngô đã dày công tôn tạo nên trong gần 100 năm qua.

Chùa Đất Sét – Sóc Trăng

Theo lời kể của các sư trong chùa thì khoảng đầu thế kỷ XX, ông Ngô Kim Tòng con ông Ngô Kim Đính (1909 – 1970), người nổi tiếng khắp vùng khi từ nhỏ đã đam mê dựng tượng, nghiên cứu kinh Phật và từng bước tu học. Không biết vì lí do gì, năm ông 20 tuổi, ông Tòng bị bệnh liên miên, đến nổi tưởng không qua khỏi. Gia đình thấy vậy liền đưa ông vào chùa cầu khẩn trời Phật, lạ thay chỉ vài ngày sau bệnh tình giảm sút, sức khỏe hồi phục nhanh chóng. Để tạ ơn Phật, ông nguyện ở lại chùa làm công quả, không bao lâu thì xuống tóc đi tu. Một hôm trong giấc ngủ, ông chiêm bao thấy có người lạ mách bảo và chỉ cách nặn hình Phật bằng đất sét. Tỉnh dậy, mồ hôi ông ướt át, nhớ lại lời mách bảo kia. Thế là, ông bắt đầu nặng. Ngày qua ngày, ròng rã 42 năm ông cùng gia đình miệt mài nặn, gọt, sơn vẽ tạo nên hàng ngàn pho tượng sống động, độc đáo.

Chùa Đất Sét – Sóc Trăng

Qua bao nhiêu năm, chùa Đất Sét đến nay đang lưu giữ khoảng hơn 208 pho tượng Phật được nặn bằng đất; 156 con rồng uốn khúc nằm chầu xung quanh đỡ từng mái tháp và 8 cây nến khổng lồ. Mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m (trong đó có 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy, ước tính dùng trong vòng 70 năm).

Đặc biệt hơn, trong không gian bài trí tượng thờ, chùa thể hiện rất rõ tư tưởng hài hòa của “Tam giáo đồng nguyên” (Phật, Nho, Lão) qua các tượng thơ như A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Â m, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu … Ngày 10 tháng 12 năm 2010, chùa Đất Sét được UBND tỉnh Sóc Trăng xếp hạng là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Ngày 21/9/2023 Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục công nhận “Bửu Sơn tự Tháp Đa Bảo và Bảo Tòa Liên hoa bằng đất sét lớn nhất”.

Chùa KLeang – Sóc Trăng

Một trong những ngôi chùa Khmer thuộc hệ thống chùa Khmer Nam Bộ ở miền Tây có tuổi đời cổ nhất không đâu khác đó chính là chùa Kleang. Đặc biệt, đây là ngôi chùa gắn liền với chuyến đi kinh lý của vua Chân Lạp Ang Chăn, đồng thời là nơi hình thành nên những địa danh ở Sóc Trăng bây giờ.

Chùa KLeang – Sóc Trăng

Qua bao nhiêu thăng trầm, ngôi chùa được nhiều lần trùng tu, mở rộng và tồn tạo. Đến nay, ngôi chùa là một trình kiến trúc nghệ thuật Angkor Khmer truyền thống cực kỳ uy nghi và lộng lẫy. Không những vậy, chùa còn là nơi sinh hoạt văn hóa trọng điểm và đóng ý nghĩa quan trong đời sống, văn hóa tín ngưỡng phật giáo của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng. Chính từ điều này, ngày 27 tháng 4 năm 1990, Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao (nay là Bộ VHTT&DL) đã xếp hạng chùa Khleang là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 84/QĐ-BVHTT.

Chùa Chén Kiểu – Sóc Trăng

Được biết đến là ngôi chùa độc đáo ở Sóc Trăng được khởi công xây dựng vào năm 1815 với tên gọi tiếng Khmer là Wath Sro Loun (từ Wath Sro Loun có nguồn gốc từ chữ Chro Luong – là tên của 1 con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa). Về sau, do phiên âm tiếng Khmer khó đọc nên người Việt đã độc từ Sro Loun thành từ Sà Lôn.

Chùa Chén Kiểu – Sóc Trăng

Trong khoảng thời gian kháng chiến chống Mỹ, chùa bị bom đạn tàn phá nặng nề. Năm 1969 ngôi chùa được xây dựng lại, nhưng đến năm 1980 hoàn thành. Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện, vì thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi thứ hai là “Chùa Chén Kiểu”.

Cũng như bao ngôi chùa Khmer thuộc hệ thống chùa Khmer Nam Bộ khác. Chùa Kleang tạo điểm nhấn với phong cách truyền Angkor Campuchia đầy uy nghi và hết sức lộng lẫy bên ngoài và nội thất bên trong với nhiều bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế. Đặc biệt là chiếc giường của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy đáng giá hàng chục tỷ đồng được nhà chùa mua lại từ người Pháp năm 1947.

Chùa Phật Học 2 – Sóc Trăng

Nằm ngay trung tâm thành phố Sóc Trăng tại phường 5, Chùa Phật Học 2 (hay còn là Trung tâm Từ thiện Văn hóa Tâm linh Phật giáo Sóc Trăng) là ngôi chùa có quy mô xây dựng lớn nhất tại tỉnh Sóc Trăng tính đến thời điểm hiện tại.

Chùa Phật Học 2 – Sóc Trăng

Được biết, chùa Phật Học 2 được khởi công xây dựng vào năm 2011 với diện tích ban đầu là 1,5 ha. Sau được mở rộng ra 8,5 ha gồm nhiều công trình hạng mục hoành tráng như nhà giữ xe hàng ngàn mét vuông; dãy phòng khách, mỗi phòng sức chứa 15 người được trang bị máy lạnh cửa gỗ kín đáo, hàng trăm chiếc võng được bố trí dưới những tán cây dịu mát sẵn sàng phục vụ cho khách quá giang giấc nghỉ trưa.

Song cùng với những công trình chính, trong không gian rộng lớn, chùa còn xây dựng thêm dựng nhiều khung cảnh thiên nhiên với nhiều câu chuyện như nhân quả báo ứng, câu ca dao tục ngữ, bức tranh đề thơ minh họa giáo dục về tình yêu thương gia đình, lòng thủy chung son sắt, sự tích trầu cau, thằng bờm và phú ông, cây tre trăm đốt, Thạch Sanh chém chằn … tất cả đều mang đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Không những vậy, chùa Phật Học 2 còn dành khoảng diện tích hơn 6,00 mét để xây dựng chiếc Thuyền Bát Nhã không đáy tượng trưng cho trí tuệ, chở 8 vị Phật ngự giữa biển trần, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi vòng luân hồi. Đây là điểm nhấn, đồng thời được xem như hình ảnh tượng trưng của chùa.

Chùa Botum Vongsa Som Ron – Sóc Trăng

Chùa Botum Vongsa Som Ron – Sóc Trăng

Điều khiến nơi đây trở thành địa điểm du lịch Sóc Trăng thu hút khách du lịch chính là bảo tháp nằm trong khuôn viên của chùa. Vốn được xây dựng trên diện tích gần 100m2 có chiều cao 25m và chiều rộng 11m. Ngôi chùa có đến 4 hướng và lối đi khau đại diện cho từ, bi, hỷ và xả. Dọc hai bên lối lên bảo tháp được trang trí các hình tượng của rắn thần và các hoa văn của người Khmer cổ sắc sảo và tinh tế.

Ở vị trí trung tâm của bảo tháp chính là tượng phật Thích Ca được sơn vàng rất trang nghiêm quay mặt về hướng đông. Du khách đến chùa Botum Vongsa Som Ron chỉ cần chuẩn bị trang phục nổi bật và chọn cho mình một góc máy phù hợp là bạn đã có một bức ảnh chất như chụp tại đất nước Thái Lan rồi.

Chùa Vĩnh Hưng – Sóc Trăng

Tọa tại số 110 đường Trần Hưng Đạo của khóm 2, phường 2, thành phố Sóc Trăng. Chùa Vĩnh Hưng (tiền đường Vĩnh Hưng) được khởi công xây dựng vào năm 1912 trên tổng diện tích khoảng 6.800 mét vuông. Toàn bộ diện tích đất này do một Phật tử là bà Đinh thị Định tự nguyện hiến và cúng dường.

Chùa Vĩnh Hưng – Sóc Trăng

Điểm nổi bật của ngôi chùa này là tất cả các hạng mục đều xây dựng hoàn toàn bằng đá nguyên khối. Mỗi khối có kích thước 30 x 20 x 20cm, do vậy mà ngoài tên gọi Vĩnh Hưng, chùa còn có tên gọi khác là chùa Đá.

Không những vậy, ngôi chùa tạo điểm nhấn riêng khi mang đậm phong cách kiến trúc Nhật Bản mà không phải truyền thống hay hội nhập. Tổng thể công trình này là tâm huyết của Thượng tọa Thích Thanh Chương, thế danh Trần Đức Lành, sinh năm 1965, quê ở ấp Tổng Cáng, xã Liêu Tú, huyện Long Phú (nay là huyện Trần Đề) tỉnh Sóc Trăng. Ông tốt nghiệp tiến sĩ Phật học ở Ấn Độ, sau được bầu làm Phó trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Giáo dục Tăng ni, đồng Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Sóc Trăng.

Chùa La Hán – Sóc Trăng

Chùa La Hán tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ của xóm Cầu Đen, phường 8, thành phố Sóc Trăng.Tương truyền, ngôi chùa ban đầu được xây dựng bởi bà con, đồng bào người Hoa khi đến sinh sống tại vùng đất Sóc Trăng. Vì muốn cầu nguyện điều an lành, mưa thuận gió hòa để làm ăn thuận lợi, nên lập một lều tranh thờ phượng chư Phật. Trong số những chư phật này có hình của 18 vị La hán được vẽ rất bắt mắt, do vậy khi hoàn thành xong người ta đặt tên cho chùa là La Hán.

Chùa La Hán – Sóc Trăng

Năm 1956, một cơn bão lớn đã vô tình thổi sập hoàn toàn lều tranh thờ. Thấy thế, chư thiện tín đã góp công sức xây lại đền Phật bằng gạch ngói. Đến năm 1990, bằng sự góp sức của nhân dân và bà con phật tử nơi đây, ngôi chùa được mở rộng quy mô và xây dựng khang trang với nhiều hạng mục kiến trúc đặc sắc.

Ngày nay, đến tham quan chùa, một công trình gồm ngôi chính điện 2 tầng đầy uy nghi, lộng lẫy. Cụ thể, tầng trên thờ phụng Phật Thích Ca, Thập Bát La Hán, Thái Thượng Lão Quân và chư Bồ Tát; tầng dưới thờ phụng Thiên Hậu Nương Nương, Bạch hầu Công, Ôn Thần và chư Tiên Cô, Tiên Hữu. Trước chính điện là sân trước có khuôn viên rộng, thoáng mát thờ Phước Đức Lão Ông và tượng Phật Bà Quan Âm. Cùng với đó là những cảnh vật thiên nhiên như: ao sen, núi Phổ Đà, đèn bát bửu, các tượng tạc rồng bay phượng múa, đôi ngọc kỳ lân, và còn có hồ rùa với ngôi đình.

Qua những hạng mục này, có thể nói chùa La Hán là một trong những thắng cảnh của Sóc Trăng. Không những vậy, chùa còn là nơi để mọi người trút bỏ những lo toan, buồn phiền trong cuộc sống để hòa mình vào thế giới tâm linh.

Chùa Ông Bổn – Sóc Trăng

Là một trong những ngôi chùa hiếm hoi của cộng đồng người Hoa sinh sống ở Sóc Trăng, chùa Ông Bổn còn được gọi là chùa A Côn hay Hòa An hội quán. Chùa Ông Bổn được xây dựng vào năm 1875 theo kiểu kiến trúc hình chữ “Phú”, mái lợp ngói ống, trên có lưỡng long chầu nguyệt. Được biết, toàn thể ngôi chùa đều được xây cất hoàn toàn bằng đá và gỗ quý.

Chùa Ông Bổn – Sóc Trăng

Chính điện của chùa có ba gian: gian chính giữa thờ Cảm Thiên Đại Đế, bên trái thờ Phúc Đức Chính Thần, bên phải thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Ngoài ra, bên trong chùa Ông Bổn còn có nhiều bức điêu khắc, hoành phi, tượng gỗ linh vật được chạm trổ tinh xảo, nổi bật.

Ngày nay, chùa Ông Bổn không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng, mà còn trở thành một trong những điểm du lịch thu hút du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái. Tại chùa Ông Bổn cũng thường xuyên diễn ra các hoạt động, văn hóa lễ hội đặc sắc của bà con người Hoa.

Chùa Bà Thiên Hậu Mỹ Xuyên – Sóc Trăng

Chùa Bà Thiên Hậu Mỹ Xuyên là ngôi chùa có lịch sử lâu đời và sở hữu nét kiến trúc độc đáo nên luôn thu hút đông đảo du khách gần xa. Đây là nơi thờ tự theo tín ngưỡng dân gian, luôn sùng kính hướng về Bà Thiên Hậu để mong nhận được chở che, ban phước lành đến mọi người, mọi nhà. Nơi đây rất linh thiêng đối với dân địa phương và hiện nay cũng là một điểm đến du lịch để phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu và cầu nguyện của du khách.

Chùa Bà Thiên Hậu Mỹ Xuyên – Sóc Trăng

Chùa được phân bố theo hình chữ tam gồm ba gian với mái lợp ngói âm dương song song nhau. Đặt chân qua khỏi cổng chùa, du khách bắt gặp hình ảnh đôi cột đắp hình rồng uốn quanh thân, trên thanh xà dọc nối qua đầu cột và hình ảnh những động vật thủy sản làm bằng gỗ được các thợ người Hoa gắn một cách thật khéo léo và sinh động. Trên nóc chùa là hình tượng hai con rồng đang uốn lượn tranh một quả bầu tiên. Hai bên bức vách tường là hai bức phù điêu Thanh Long và Bạch Hổ được đắp nổi giúp cho chùa thêm điểm nhấn và ấn tượng.

Chùa Bà Thiên Hậu Mỹ Xuyên – Sóc Trăng

Bên trong chánh điện được xây dựng và trang trí theo lối kiến trúc đặc trưng, tạo ra một không gian trang nghiêm và linh thiêng. Chánh điện dùng để thờ những vị thần được công đồng người hoa tôn kính thờ phụng, bao gồm Bà Thiên Hậu ở giữa, Quan Thánh Đế Quân ở bên phải còn bên trái thờ Tiên Thánh Hiền Triết. Trên các thanh xà ngang dưới mái ngói là các bức hoành phi sơn son thếp vàng với nội dung chúc cho quốc thái dân an, giúp đỡ đồng bào, làm việc ích giúp nước… mang vẻ đẹp lộng lẫy và cổ kính. Đặc biệt, trên viềm mỗi khám thờ đều được lắp phần cửa vòng với đa dạng các hình hoa dây và được thếp vàng. Để ngăn cách ba khám thờ thì những người nghệ nhân sử dụng hai bộ bát bửu bằng đồng, đồng thời giúp cho du khách có lối đi riêng khi vào làm lễ.

Hiện nay, chùa bà Thiên Hậu Vĩnh Xuyên là một điểm đến không thể bỏ qua khi đến Sóc Trăng. Dù ngày thường hay ngày lễ thì chùa luôn tấp nập người dân địa phương và du khách ghé đến để lễ Phật, cầu bình an, viếng cảnh chùa, tìm hiểu về nét kiến trúc ấn tượng của chùa cũng như tìm lại không gian bình yên, thanh tĩnh tại chùa. Chùa còn nổi tiếng với lễ hội vía Bà được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm và trong lễ hội này, mọi người dâng lễ vật, khói hương để tưởng nhớ đến công ơn của Bà và tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị.

Chùa Bốn Mặt – Sóc Trăng

Chùa Bốn Mặt còn có tên gọi là chùa NeRei, Ba Rai hay Buôl Pres Phek, tọa lạc tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm tỉnh Sóc Trăng chừng 7 km. Chùa được người Khmer xây dựng vào năm 1537 trên diện tích gần 7 ha.

Chùa Bốn Mặt – Sóc Trăng

Đa số chùa ở Sóc Trăng là những ngôi chùa của người Khmer và Chùa Bốn Mặt là một trong số đó. Chùa không chỉ nổi tiếng về lối kiến trúc đẹp và những câu chuyện linh thiêng kỳ bí, mà còn mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khmer, thu hút nhiều người hành hương cũng như những khách du lịch thích đi phượt đơn lẻ đến Sóc Trăng.

Chùa Bốn Mặt có lịch sử gần 500 năm, dù đã trải qua ba lần trùng tu và được sơn màu vàng rực rỡ sang trọng, nhưng ngôi chùa này vẫn giữ được lối kiến trúc nguyên thủy của thời xưa từ lúc ban đầu xây dựng cho đến ngày nay. Chùa tôn thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni theo hệ Nam Tông giống như nhiều ngôi chùa của người Khmer khác ở Sóc Trăng. Mỗi năm chùa thường tổ chức nhiều lễ hội từ nhỏ đến lớn, trong đó lễ hội lớn nhất, thu hút nhiều tín đồ đến tham dự nhất là Tết Chôl Chnăm Thmây và lễ Sene Đôn Ta.

Chùa Bốn Mặt – Sóc Trăng

Chùa Bốn Mặt được đánh giá là địa điểm văn hóa điển hình của địa phương với các thiết kế tiêu biểu như: phòng đọc sách, phòng trưng bày hiện vật, nhóm nhạc ngũ âm, đội ca múa nhạc và câu lạc bộ ghe Ngo với hàng trăm thành viên tham gia. Cứ đến ngày rằm hàng tháng, nhà chùa tạo điều kiện cho tổ chức sinh hoạt văn hóa với các chương trình văn nghệ hấp dẫn. Chùa Bốn Mặt có hàng trăm cây hồng nhung và nhiều loại cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm được trồng khắp sân chùa tạo nên không gian xanh mát cho chùa.

Chùa Bốn Mặt xứng đáng là một cơ sở thờ tự tiêu biểu, được Trung ương và địa phương trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen về thành tích đóng góp trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa địa phương. Nếu có dịp đến Sóc Trăng thì đây là ngôi chùa mà bạn không thể bỏ qua, đặc biệt là vào dịp Tết nguyên đán.

Hồ Nước Ngọt – Sóc Trăng

Từ một cái hồ nhỏ ở cửa ngõ thị xã ngày xưa có tên là Tịnh Tâm (theo mẫu của hồ Tịnh Tâm tại Huế), Hồ Nước ngọt giờ đây là một trung tâm văn hóa của thành phố Sóc Trăng

Hồ Nước Ngọt – Sóc Trăng

Đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, khi thành phố Sóc Trăng còn tên gọi là Khánh Hưng thuộc Ba Xuyên, ông Hoàng Mạnh Thường, tỉnh trưởng Ba Xuyên bấy giờ là một người Thừa Thiên. Vì nhớ quê nên ông đã cho xây hồ Tịnh Tâm theo nguyên mẫu hồ Tịnh Tâm trong Đại Nội, Huế.Đến năm 1982, do nhu cầu trữ nước, người dân Sóc Trăng đã đào thêm một hồ nước ngọt phía sau hồ Tịnh Tâm. Danh xưng Hồ Nước Ngọt ra đời như thế bên cạnh cái tên Đà Lạt 2 do giới học sinh đặt vì hàng dương liễu trồng quanh cả 2 hồ tạo khung cảnh thơ mộng thu hút giới trẻ.

Hồ Nước Ngọt – Sóc Trăng

Hồ Nước Ngọt bây giờ đã thay đổi hoàn toàn. Năm 2000, UBND tỉnh Sóc Trăng lập Ban Quản lý dự án Khu Văn hóa Hồ Nước Ngọt Sóc Trăng nhằm tạo ra một công viên văn hóa lớn cho địa phương. Diện tích hiện nay của Hồ Nước Ngọt là 20ha đã gần hoàn tất phần hạ tầng. Bao gồm xây bờ kè kiên cố, tráng nhựa toàn bộ đường đi, lắp hệ thống chiếu sáng, xây dựng các trung tâm hội chợ, triễn lãm…

Từ một cái hồ nhỏ ngày xưa, nay Khu văn hóa Hồ Nước Ngọt nay là lá phổi chính của thành phố Sóc Trăng. Hàng dương liễu soi bóng xuống hai hồ thơ mộng có gần 70 000 con cá chép và mát mẻ quanh năm.

Rừng bần An Thạnh Nam – Sóc Trăng

Rừng bần An Thạnh Nam – Sóc Trăng

Rừng bần An Thạnh thuộc xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, đây là nơi điển hình cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển vốn được các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường trong và ngoài nước rất quan tâm. Hơn nữa vị trí khu rừng này nằm trên tuyến tàu thuyền quốc tế qua lại, có cảnh quan thiên nhiên hoang dã, hệ sinh thái đa dạng và đất bãi bồi đẹp ven biển, một ao tiên truyền thuyết trong dân gian xưa rất thuận tiện khai thác phát triển du lịch nơi đây. Dự án khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung có tổng diện tích nằm trong rừng ngập mặn là gần 200ha, đang được kêu gọi đầu tư xây dựng với một số dịch vụ hấp dẫn để phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, kết hợp bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững.

Đường hoa kèn hồng – Sóc Trăng

Con đường hoa kèn hồng trổ bông đẹp lung linh như trong các cảnh quay phim truyền hình Hàn Quốc nằm ở đường Hùng Vương nối từ Quốc lộ 1 đến khu hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Người dân ở đây chia sẻ rằng, hàng cây kèn hồng này phải có tới trên dưới 160 cây, được trồng cách đây vài năm, giờ đã ra hoa. Sắc hồng độc đáo của hoa kèn hồng khiến nhiều bạn trẻ bị ‘hút hồn’, kéo nhau đến ngắm và chụp ảnh.

Đường hoa kèn hồng – Sóc Trăng

Hoa kèn hồng có nguồn gốc từ châu Mỹ, hay còn được biết đến với tên gọi khác là hoa chuông hồng. Kèn hồng có màu sắc tựa như hoa anh đào, cứ vào độ cuối tháng ba, loài hoa này bắt đầu trổ nụ và rộ lên sắc hồng phấn vào đầu tháng 4 và kéo dài cho đến tháng 6. Tuy nhiên tùy theo điều kiện thời tiết mà hoa có thể trổ bông sớm hoặc muộn hơn.

Kèn hồng gần giống hình chuông, mọc thành chùm 4 – 7 bông. Thời điểm thích hợp nhất để ngắm hoa và chụp ảnh chính là tháng 5, khi sắc hoa đã đạt đến độ đậm nhất định, không nhạt nhòa chúm chím như khi mới nở, cũng chưa bước sang giai đoạn tàn tạ vào cuối tháng 6.

Đường hoa kèn hồng – Sóc Trăng

Khi cây ra hoa, gần như cây đều trút sạch lá nên nhìn lên cây chỉ thấy tràn ngập sắc hoa tím hồng trông rất đẹp, khiến cho nhiều người xao xuyến. Loài hoa này chỉ nở khoảng 3 – 4 ngày rồi rơi rụng, khiến cho mặt đất tràn ngập cánh hoa trông như những tấm thảm hồng.

Du lịch Sóc Trăng, đến đây ai cũng thích thú chụp ảnh tự sướng với hoa, một số khác lại thuê thêm nhiếp ảnh chuyên nghiệp để lưu giữ khoảnh khắc đẹp nhất, ưng ý nhất. Con đường hoa kèn hồng càng trở nên thơ mộng hơn khi có những cơn gió bất chợt thổi qua khiến từng cánh hoa rơi rụng…Làm một chuyến đến Sóc Trăng check-in ngay background lãng mạn này đi thôi!

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Thông thường với nhiều khi đi du lịch ở miền Tây chỉ biết đến các chợ nổi nổi tiếng là chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long) chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), hay chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang), mà ít ai biết đến chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng). Một chợ nổi hiếm hoi ở miền Tây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc miền sông nước chưa bị biến đổi bởi thương mại hóa.

Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Đây là phiên chợ nổi nằm ở vị trí cực kỳ thuận lợi để có thể thuận tiện cho việc giao thương buôn bán. Nó nằm ở ngã năm thuộc khu vực Cà Mau, Vĩnh Qưới, Long Mỹ, Thanh Trị và Phụng Hiệp. Nơi đây bán rất nhiều thức quà khác nhau toàn là các loại đặc sản Sóc Trăng như hoa quả. Do đó, du khách khi đi du lịch Sóc Trăng gì sẽ không phải lo, bởi nơi đây có rất nhiều đặc sản thơm ngon của Sóc Trăng để bạn khám phá và thưởng thức.

Ngoài việc tới khám phá khu chợ Nổi, bạn còn được khám phá cuộc sống của người dân nơi đây đặc biệt như thế nào khi mọi sinh hoạt và cuộc sống của họ thường gắn chặt với khu chợ nổi này. Khu chợ này có tuổi đời từ rất lâu và tại đồng bằng sông Cửu Long, chợ nổi Ngã Năm này là khu chợ nổi tiếng nhất. Nơi đây luôn được nhiều du khách tới tham quan.

Khi tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh sinh hoạt sầm uất của người dân nơi đây rộn ràng, tấp nập như thế nào. Dường như tất cả mọi loại đặc sản nổi tiếng của vùng sông nước này đều quy tụ hết tại khu chợ nổi này.

Khu du lịch sinh thái Tân Long – Sóc Trăng

Khu du lịch sinh thái Tân Long – Sóc Trăng

Khu du lịch sinh thái Tân Long nổi tiếng khắp cả nước bởi sự hiện diện của hàng nghìn giống chim như giống Cò, Vạc, Còng cọc,… Khu du lịch nằm ở ở ấp Tân Bình, xã Long Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, là một địa điểm lý tưởng thu hút du khách trong và ngoài nước về đây ngắm chim và thưởng cảnh sông nước mênh mông của một vùng đất miệt vườn. Hiện nay, vườn cò có diện tích rộng khoảng 2ha dưới sự tạo dựng hơn 30 năm của ông Huỳnh Văn Mười. Đến đây, bạn cứ tha hồ thả bước trên trên các lối đi được tráng xi măng, rợp bóng mát giữa hai hàng hoa cảnh. Để có tầm nhìn bao quát cả khu vườn, bạn cần phải leo lên một cái tháp cao gần 10m. Cảnh từng đàn cò quần cư trắng bốp cả khu vườn, lúc sáng sớm và chiều tối hiện lên trước mắt khiến người xem sẽ mãi không bao giờ quên được.

Khu du lịch sinh thái Bình An – Sóc Trăng

Được biết đến là khu du lịch sinh thái tiêu biểu ở tỉnh Sóc Trăng cùng với khu du lịch sinh thái Hồ Bể. Khu du lịch sinh thái Bình An là nơi lý tưởng cho những chuyến vui chơi, nghỉ dưỡng, tận hưởng thiên nhiên sông nước trong lành vào ngày nghỉ lễ hoặc các ngày cuối tuần.

Khu du lịch sinh thái Bình An – Sóc Trăng

Với diện tích khoảng gần 8 hecta được bố trí hệ thống cây xanh, vườn cây ăn trái, bể bơi rộng lớn, ao cá giải trí, khu vui chơi – giải trí dành cho gia đình, … rất yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên. Không những vậy, trong khu du lịch còn được thiết kế, xây dựng nhiều công trình kiến trúc Đông – Tây kết hợp, cùng với đó là những công trình mang đậm dấu ấn văn hóa Khmer Nam Bộ của một tỉnh. Khu du lịch sinh thái Bình An sẵn sàng là nơi mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm lý thú và hấp dẫn.

Khu du lịch sinh thái Hồ Bể – Sóc Trăng

Khu du lịch sinh thái biển Hồ Bể là nơi vừa được khai phá giữa vùng trồng rừng phòng hộ ven biển. Nơi đây còn khá hoang sơ nhưng rất thích hợp cho việc phát triển du lịch biển kết hợp thiên nhiên khi có hệ sinh thái, động thực vật đa dạng xen lẫn đó là nhiều bãi cát mịn với sóng hiền hòa dài gần 5km.

Khu du lịch sinh thái Hồ Bể – Sóc Trăng

Chẳng những vậy, đây còn là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Vĩnh Châu, và là nơi có nhiều di tích văn hóa, lịch sử như: mộ Hoàng Cô Công chúa Mỹ Thanh ở ấp Sâm Pha, xã Lạc Hòa; bia kỷ niệm nơi thành lập chi bộ Đảng tại ấp Huỳnh Kỳ – nơi dừng chân của đoàn tù chính trị do Bác Tôn Đức Thắng dẫn đầu từ Côn Đảo trở về; … Chính vì vậy mà khu du lịch sinh thái Hồ Bể rất thích hợp cho một chuyến du lịch trải nghiệm, kết hợp nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa tỉnh Sóc Trăng.

Cồn Mỹ Phước – Sóc Trăng

Cồn Mỹ Phước từ xưa đến nay đã nổi tiếng đủ về các loại trái cây có vị thanh ngọt đậm đà, tiếng lành đồn xa, hấp dẫn khách du lịch từ nhiều nơi và một điểm du lịch chính của tỉnh Sóc Trăng.

Cồn Mỹ Phước – Sóc Trăng

Với diện tích khoảng 1.020ha, cồn có hình bầu dục với hai đầu thắt lại và phình ra ở đoạn giữa có chiều rộng trên 500m. Bao bọc xung quanh là những thân đê vững chắc, đường xá đều được lót bê tông nên thuận tiện cho xe máy lưu thông.

Đặc biệt, thời gian gần đây, người dân cồn Mỹ Phước còn bắt đầu phát triển thêm nghề nuôi ong lấy mật, Những vườn cây ăn trái sinh tươi trở thành điểm du lịch lý tưởng. Tất cả tạo nên một không gian nghỉ dưỡng yên lành trước sinh cảnh sông nước hữu tình thơ mộng làm say lòng người.

Cù Lao Dung – Sóc Trăng

Cù Lao Dung là huyện cực Đông của tỉnh Sóc Trăng, nằm cuối nguồn dòng sông Hậu thơ mộng, với hai cửa Định An và Trần Đề đổ ra biển Đông. Cù Lao Dung chỉ cách thành phố Cần Thơ khoảng 47km theo tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu, cách tỉnh Trà Vinh một con sông, mất khoảng 10 đến 15 phút đi phà; cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 20km theo đường quốc lộ 60. Đứng trên đất liền nhìn ra xa, Cù Lao Dung như một tấm thảm xanh trải dài đến tận cửa biển.

Cù Lao Dung – Sóc Trăng

Cù Lao Dung là một trong những vùng đất có rất nhiều tên gọi như Huỳnh Dung Châu, Hổ Châu, Kắc Tung, Cù Lao Vuông, Cù Lao Chằng Bè,… Nơi đây, Nguyễn Ánh cùng tùy tùng từng nương náu dọc theo những con rạch nhỏ, ngoằn ngoèo, len lỏi vào sâu trong cù lao, vì thế địa danh rạch Long Ẩn đã hình thành từ đây.

Dải cù lao rộng hơn 23 nghìn héc ta, nổi tiếng là một vùng đất anh hùng, giàu truyền thống cách mạng. Du lịch Cù Lao Dung là đến với những vườn cây ăn trái sum suê trĩu quả bốn mùa, những rẫy mía bạt ngàn, những vuông tôm thẳng tắp, những rặng rừng bần vững vàng nơi sóng gió,… tất cả nên nét đẹp riêng độc đáo.

Nơi đây có khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm được bao bọc bởi bốn bề sông nước. Nhiệt độ trung bình ở Cù Lao Dung luôn thấp hơn các vùng lân cận một vài độ C. Không khí luôn trong lành với những cơn gió mát mang hơi nước từ sông Hậu đưa vào, không bị ảnh hưởng bởi những khói bụi ồn ào của các nhà máy. Đây thật sự là một vùng quê thanh bình yên ả là địa điểm du lịch Sóc Trăng rất phù hợp với những người thích thiên nhiên và thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Bãi biển Mỏ Ó – Sóc Trăng

Biển Mỏ Ó nằm tại huyện Trần Đề, Trung Bình, Sóc Trăng. Biển Mỏ Ó để lại ấn tượng trong lòng du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, bình dị của bát ngát biển trời.

Bãi biển Mỏ Ó – Sóc Trăng

Cái tên Mỏ Ó có được do hình dạng bãi biển giống mỏ của loài ó biển. Bãi biển Mỏ Ó thu hút khách du lịch bởi vẻ mộc mạc đậm chất Nam Bộ: rừng cây ngập mặn, bãi biển rộng dài mênh mông. Cây cầu dẫn ra biển là điểm nhấn du lịch của biển Mỏ Ó. Đi trên cây cầu nhỏ dài này, bao trọn tầm mắt của du khách là biển trời Mỏ Ó xanh tươi, lãng mạn, pha chút hoang sơ bí hiểm. Đây cũng là điểm “check in” rất đẹp cho khách du lịch yêu nhiếp ảnh thỏa sức “bấm máy”.

Khám phá vẻ đẹp biển Mỏ Ó, bên cạnh tắm biển, chụp ảnh trên cầu, du khách có thể đi xuồng len qua khu rừng ngập mặn. Những chiếc xuồng ba lá khéo léo luồn sâu trong từng lớp lớp cây xanh. Từ trên xuồng, du khách ngắm những bông hoa bần tim tím, hái những trái bần chín mọng và khua tay trong làn nước mát lành. Không gian của rừng nguyên sinh hoang sơ, kỳ bí chắc chắn sẽ làm say lòng bất cứ ai ghé qua.

Tại bãi biển Mỏ Ó, du khách còn có thể trải nghiệm đánh bắt hải sản cùng ngư dân. Du khách sẽ được chính tay bắt lên những con cá bóng, cá thòi lòi, ốc hay quý hiếm hơn như rùa, các loài bò sát… Nếu không có nhiều thời gian, du khách vẫn có thể chọn mua hải sản ngay tại biển, tươi ngon mà giá rất bình dân.

Bãi biển Hồ Bể – Sóc Trăng

Biển Hồ Bể nằm ở khu vực Nam Sông Hậu, Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Biển Hồ Bể có bãi biển dài 20km dọc cửa biển Mỹ Thanh. Đây cũng là bãi biển duy nhất có cát trắng của Sóc Trăng.

Bãi biển Hồ Bể – Sóc Trăng

Vì là biển phù sa nên trong 1 năm, biển Hồ Bể có 6 tháng nước trong và 6 tháng nước đục. Đến Hồ Bể, du khách được thả mình vào gió biển lồng lộng, tản bộ trên bãi cát miên man và tắm trong làn nước biển tươi mát. Đặc biệt, tại bãi biển Hồ Bể có dịch vụ thuê võng cho du khách nằm nghỉ ngơi, thư giãn giữa không gian biển mênh mông. Du khách sẽ rất thích thú khi ngay dưới võng là những con sóng rì rào xô bờ. Đây là một trải nghiệm rất thú vị, hấp dẫn du khách tại biển Hồ Bể Sóc Trăng.

Cũng giống như biển Mỏ Ó, biển Hồ Bể là nơi trú ngụ của rất nhiều loài hải sản quý như cua, sò huyết… Bởi vậy, khi đến biển Hồ Bể, du khách có thể tận mắt xem ngư dân đánh bắt hải sản hay thú vị hơn là tự tay bắt những con ốc, nghêu.

Vẻ đẹp hoang sơ của biển Hồ Bể với những con sóng nhẹ và những cánh rừng ngập mặn trải dài là điểm đến thú vị dành cho khách du lịch thích khám phá. Tại đây cũng có rất nhiều hải sản tươi ngon, giá bình dân cho du khách tha hồ lựa chọn để mua về chế biến hay làm quà cho bạn bè người thân.

Di tích lịch sử cách mạng Trường Taberd – Sóc Trăng

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước ta giành được tự do, độc lập. Tại miền Nam, Xứ ủy Nam Kỳ thực hiện một công tác đặc biệt, đó là tổ chức đón rước những chiến sĩ cách mạng từ ngục tù đế quốc ở Côn Đảo trở về đất liền.

Di tích lịch sử cách mạng Trường Taberd – Sóc Trăng

Trường Taberd Sóc Trăng là địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử quan trọng: Lần đầu tiên đoàn chiến sĩ cách mạng trung kiên của Đảng từ ngục tù dã man nhất của thực dân Pháp ngoài Côn Đảo trở về đất liền năm 1945.

Ngôi trường được xây dựng vào năm 1912, có diện tích trên 10.000m2. Trong số những chiến sĩ cách mạng do đồng bào Sóc Trăng đón tiếp năm 1945, có rất nhiều đồng chí trở thành cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, như: Đồng chí Tôn Đức Thắng là Chủ tịch nước, hai đồng chí là Tổng Bí thư Đảng (đồng chí Lê Duẩn và Nguyễn Văn Linh), đồng chí Phạm Hùng là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), và hàng chục đồng chí là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và tướng lĩnh trong quân đội ta.

Hiện nay, trong khuôn viên trường có nhà trưng bày Khu di tích lịch sử Đón đoàn tù chính trị Côn Đảo về Sóc Trăng ngày 23/9/1945, chia thành 2 gian: Gian chính, trưng bày các sơ đồ, hình ảnh về nhà tù Côn Đảo, hình ảnh đón tiếp đoàn tù chính trị, cảnh sinh hoạt của tù chính trị trong sân trường, mô hình chiếc ca nô do Bác Tôn lái cùng 12 chiến sĩ từ nhà tù trở về đất liền, và một số hiện vật khác…; gian còn lại trưng bày hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác Tôn Đức Thắng cùng bức tượng bán thân của Người… Ngày 16/6/1992, Trường Taberd tỉnh Sóc Trăng được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia.

Khu căn cứ tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phước – Sóc Trăng

Khu Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng có tổng diện tích 310 ha, nằm trong rừng tràm Mỹ Phước thuộc ấp An B, xã Mỹ phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, cách thành phố Sóc Trăng khoảng 30 km về phía Tây Nam. Rừng tràm Mỹ Phước là địa danh lịch sử và còn là cơ quan đầu não của Đảng, quân, dân Sóc Trăng trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Khu căn cứ tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phước – Sóc Trăng

Khu Căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng là một minh chứng thể hiện sự quyết tâm, phát huy vai trò của đảng bộ trong 02 cuộc kháng chiến, thể hiện và khẳng định lòng tin yêu, cưu mang, che chở của nhân dân đối với Đảng. Đó là nguyên nhân giúp cho tỉnh Đảng bộ Sóc Trăng hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là lãnh đạo quân và dân trong tỉnh giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác trên các lĩnh vực: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội…Với giá trị lịch sử và ý nghĩa to lớn đó, năm 1992 Bộ Văn Hóa -Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã quyết định xếp hạng di tích Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Để đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập của đông đảo nhân dân, khách tham quan trong và ngoài tỉnh; được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng phục dựng lại một số hạng mục di tích, trong đó có nhà thường trực, nhà giao liên, nhà ăn, hội trường Tỉnh ủy, hầm tránh pháo, hồ chứa nước ngọt… Đến năm 2007 xây dựng khu trung tâm di tích, gồm: cổng tam quan, nhà bia, đền tưởng niệm, nhà trưng bày, nhà sinh hoạt thanh thiếu niên, nhà điều hành cùng một số công trình phụ khác được hoàn thành và đưa vào sử dụng nhân kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/02/2009.

Hiện nay, Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã trở thành địa điểm tham quan, du lịch, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.Hàng năm khu di tích đón trên 5.000 lượt khách đến tham quan, hy vọng trong thời gian tới, khu di tích sẽ trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn để thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc hơnvề truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng của ông cha ta. Đặc biệt là thế hệ trẻ ở Sóc Trăng, qua đó ý thức hơn nữa về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.

Đình Hòa Tú – Sóc Trăng

Đình Hòa Tú I thuộc ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú I, huyện Mỹ Xuyên được hình thành vào năm 1852, sắc phong đình do Vua Tự Đức phê ngày 25 tháng 11 năm 1852. Nơi này còn là địa điểm gắn với cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940.

Đình Hòa Tú – Sóc Trăng

Ngôi Đình hiện nay được xây dựng mới vào 2010, có 03 gian nối tiếp (chữ tam), cổng đình nhìn ra hướng Đông Bắc. Mái đình lợp ngói âm dương. Trong đình, từ cột kèo, bài vị, bệ thờ, câu liễn, câu đối đều được chạm trổ khéo léo tinh vi. Gian đầu là gian võ ca, gian giữa là nhà khách, gian sau là điện thờ thần, có 02 đầu hồi là 02 máng hình tam giác dựng đứng trên đầu mái, được xây kín bằng gạch trát xi măng và không có trang trí. Hai mái còn lại ở trước và sau có độ nghiêng.Toàn bộ khung sườn đình được đúc bằng xi măng cốt thép.

Trên nóc của gian nhà võ ca dọc theo đòn dong là tượng hai con rồng chầu mặt nguyệt được đúc tròn bằng xi măng cốt thép, trang trí bằng sơn dầu, mỗi con dài 1 m 20, rồng trong tư thế lượn cong (hình yên ngựa), sừng ngắn, vi lưng và đuôi ngắn, mặt dữ tợn; các câu đối một số được sử dụng chữ Việt hóa, một số còn lại là sử dụng chữ Nho.

Bài vị, nhân vật được thờ trong đình là những vị có công với đất nước, lập làng và gắn với cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940. Trong đó phải kể đến đồng chí Văn Ngọc Chính – Bí thư chi bộ đã lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa và đây cũng là lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc nhà Việc làng Hòa Tú.Sau đó nghĩa quân kéo về đình Hòa Tú lên kế hoạch chống lại sự càn quét, đàn áp của thực dân Pháp.

Hiện nay Đình còn lưu giữ những hiện vật quý, như:02 chiếc mai rùa bằng gỗ, tượng tròn, dài 40 cm; 02 cái thânhạc bằng gỗ, tượng tròn, dài 40 cm, có khắc văn bia tự Hán Nôm, một cái ghi: “Biên Hoà tỉnh tổng chánh Mỹ Trung”; một cái ghi: “Tân Trạch thôn xã trưởng phụng cúng”; Đôi chân bài vị bằng gỗ hình chữ nhật dày 4cm có chạm hoa văn quanh viền; Một mảnh gỗ chạm hình rồng lượn trong mây dày 3cm, kích thước 20cm x 60cm; Một mảnh gỗ chạm hình mặt rồng phun nước dày 3cm, kích thước 25 cm x 40cm; 01 khẩu súng 02 nòng – di vật của cuộc khởi nghĩa Nam kì tại làng Hoà Tú năm 1940.

Đình Hòa Tú – Sóc Trăng

Đình Hòa Tú được công nhận là di tích cách mạng cấp quốc gia theo quyết định số 734/QĐ-BVHTT, ngày 16/6/1992 và là một trong 8 di tích cấp quốc gia của tỉnh Sóc Trăng. Đến Đình Hòa Tú, quý khách sẽ có dịp tìm hiểu rõ hơn về giá trị di tích, về truyền thống dấu tranh, về lòng yêu nước của quân và dân Sóc Trăng. Đình Hòa Tú là niềm tự hào của Đảng bộ, quân, dân tỉnh nhà là địa điểm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Bảo tàng Khmer – Sóc Trăng

Nằm đối diện với chùa Khleang bên kia đường Nguyễn Chí Thanh và Tôn Đức Thắng. Bảo tàng Khmer là nơi trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer qua nhiều thế hệ như: trang phục, kiến trúc nhà ở, chùa, nhạc cụ … đặc biệt là nhiều hiện vật văn hóa Khmer nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bảo tàng Khmer – Sóc Trăng

Tình đến thời điểm hiện tại, bảo tàng Khmer đang sở hữu hơn 13.000 hiện vật quý, trong đó trên 50% hiện vật là do đồng bào Khmer hiến tặng, gồm các bộ sưu tập mặt nạ chằn, các nhạc cụ, các bộ y phục, các bộ sách lá buông, và những hiện vật có giá trị khác của văn hóa Khmer.

Riêng các công cụ cầm tay được trưng bày có hệ thống về quá trình sản xuất nông nghiệp của người Khmer từ các thế kỷ trước, phản ánh rõ nét đời sống lao động cần cù, chăm chỉ. Hay mô hình sân khấu rô-băm, dù-kê có thiết kế công phu, thể hiện nghệ thuật Khmer đặc sắc.

Đền thờ Bác Hồ – Sóc Trăng

Đền thờ Bác Hồ có tên gọi chính thức là đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đền thờ Bác toạ lac tại xóm 6, ấp Nguyễn Công Minh, xã An Thạnh Nhì, huyện Long Phú (cũ), nay là xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

Đền thờ Bác Hồ – Sóc Trăng

Đền thờ nằm trên một mảnh đất bồi được san lấp bằng phẳng, tại thửa số 875 (theo ban đồ Sở địa chính), có diện tích 6.678 m2 (0.668 ha). Đền cách UBND xã An Thạnh Nhì 5,5km đường bộ, trên 6 km đường sông, cách thị trấn Long Phú 13,5 km đường sông và khoảng 8km đường chim bay. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh (cách sông Định An), Nam và Đông Nam giáp xã Đại Ân 1, Tây và Tây Bắc giáp sông Bến Bạ, chợ xã An Thạnh Đông. Từ thành phố Sóc Trăng đến đền thờ Bác Hồ có thể đi bằng 2 con đường: Theo hướng Lộ 06 (đường Long Phú) khoảng 18 km thì tới thị trấn Long Phú, từ đây qua phà Đại Ân tới Cù Lao Dung; hoặc theo Quốc lộ 60 đến Đại Ngãi, qua Cù Lao Dung.

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị lịch sử và tinh thần vô cùng to lớn. Đó là tấm lòng của người dân, cán bộ và chiến sỹ huyện Long Phú – Cù Lao Dung nói riêng và của cả tỉnh Sóc Trăng đối với Bác. Tấm lòng đó được chứng minh giữa thời kỳ kháng chiến ác liệt, trong vòng kìm kẹp của địch, bất chấp bom đạn, bấp chấp dùi cui và báng súng và sự cấm đoán của kẻ thù, lập đền thờ Bác Hồ dù chỉ bằng mái lá đơn sơ. Đó là tấm lòng sắt son, thuỷ chung, kiên định giữ vững ngôi đền đến ngày toàn thắng cũng như họ đã giữ trọn niềm tin với Đảng cho đến tận ngày hôm nay.

Ngày 28/12/2001, Bộ Văn hoá – Thông tin đã ban hành Quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT công nhận đền thờ Bác Hồ là Di tích Lưu niệm Danh nhân cấp quốc gia.

Làng nghề đan đát Phú Tân – Sóc Trăng

Làng nghề đan đát Phú Tân – Sóc Trăng

Làng nghề đan đát ấp Phước Quới, xã Phú Tân huyện Châu Thành, cách thành phố Sóc Trăng hơn 10km. Làng Phước Qưới từ lâu nức tiếng với nghề đan đát tre nứa. Trong làng già trẻ, gái trai ai ai cũng tất bật với nghề đan thúng, rổ, rá, cần xé và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác… Bà con ở đây rất tự hào với nghề đan truyền thống vì đã cứu họ thoát nghèo, con cái học hành thành đạt.

Với đôi bàn tay khéo léo, tinh tế của người dân nơi đây đã tạo ra những sản phẩm rất phong phú và đa dạng chủng loại như cái rổ, thúng, xà ngom, bội nhốt gà, xà neng, cần xé nhỏ,… và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác như chiếc ghe ngo nhỏ, khay đựng trầu, rổ nhỏ… Bằng nguyên liệu chủ yếu là tre, trúc, từ bàn tay con người đã tạo nên những sản phẩm ngộ nghĩnh vừa sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày đến các vật trang trí làm quà cho du khách.

Đăng bởi: Đào Vũ Linh

Từ khoá: Sóc Trăng có gì chơi?

Du Lịch Tại Vùng Đất Buôn Ma Thuột Có Gì Chơi – Thủ Phủ Cà Phê Nơi Đại Ngàn Tây Nguyên!

Bảo tàng Thế giới Cà phê

Bảo tàng Thế giới Cà phê nằm ở vị trí đắc địa gần trung tâm thành phố. Từ cuối năm 2023 đến nay, đây là điểm check-in không thể bỏ qua khi du khách tới vùng đất Buôn Ma Thuột. Với tính kế thừa và phát huy, bảo tàng được thiết kế theo kiến trúc nhà dài của đồng bào kết hợp với nét hiện đại của châu Âu mang lại sự hài hòa theo cách riêng.

Check in trước Bảo tàng Thế giới cà phê (Nguồn: Internet).

Toàn cảnh bảo tàng từ trên cao (Nguồn: Internet).

Không gian bên trong bảo tàng với nhiều hiện vật (Nguồn: Internet).

Thác Dray Nur

Địa điểm này cách thành phố Buôn Ma Thuột 25km nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long – Đray Nur – Dray Sáp. Thác Đray Nur với nghĩa là thác cái, thác vợ và đây là địa điểm tương trưng cho mối tình “Romeo và Juliet” của Tây Nguyên hùng vĩ.

Thác Dray Nur được chụp từ trên cao với dòng nước xanh ngọc (Nguồn: Internet).

Như hình ảnh trên, thác sở hữu phần hung dữ, chảy xiết tạo nên những đường chảy trông lôi cuốn và hùng vĩ. Vào mùa mưa, nước bắn tung lên làm cả một vùng rộng lớn trở nên huyền ảo như trong sương khói. Đặc biệt hơn, bên trong có hang động lớn phía sau dòng nước đổ xuống, kết hợp cùng làn nước mát trong xanh, bạn có thể đi vào phía trong để khám phá những điều thú vị của Dray Nur.

Xách balo lên đến với vùng đất Buôn Mê Thuột thú vị ( Nguồn: Internet).

Những gì đất trời ban tặng cho Tây Nguyên là vẻ đẹp hoang sơ bởi những thác và suối, sự hùng vĩ của Thác Dray Nur không chỉ là siêu đẹp mà nó còn giúp bạn khám phá thêm cuộc sống của đồng bào. Và đến đây bạn còn thoài mái thư giãn bên cạnh người thân, bạn bè.

Giữa không gian yên bình với đất trời (Nguồn: Internet).

Núi Đá Voi – Địa danh vui chơi của giới trẻ

Núi Đá Voi đã quá quen thuộc với Buôn Mê Thuột, hòn đá khổng lồ, cao to được bao quanh bởi đồi núi và cảnh quan xung quanh nơi đây mang vẻ đẹp yên bình và thoáng đãng. Nhưng mọi người đến đây cần chuẩn bị kỹ bởi đường đi lên khá gồ ghề và không dễ đi, đổi lại đây là một nơi vui chơi rất lý tưởng.

Khu du lịch sinh thái – văn hóa cộng đồng KoTam

Nếu bạn không thích mạo hiểm thì khu du lịch KoTam là điểm đến lý tưởng cho bạn và người thân, không gian sinh thái đẹp và rất chill. Ngoài ra còn có các dịch vụ múa hát cồng chiêng Tây Nguyên, thuyền thiên nga hay khu vui chơi trẻ em rất phù hợp với những gia đình có người lớn tuổi hay em bé đi cùng.

Khu du dịch KoTam rất thú vị và rộng lớn (Nguồn: Internet).

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Trải qua thời gian phát triển, nơi đây là trung tâm Phật giáo lớn nhất miền Trung mang đậm lối kiến trúc cung đình Huế và kết hợp với kiểu dáng thiết kế nhà sàn của Tây Nguyên tạo nên nét hài hòa trong không gian chùa uy nghi và đồ sộ.

Ngôi chùa lớn ở Buôn Ma Thuột thu hút đông du khách đến (Nguồn: Internet).

Với công trình đồ sộ, bạn sẽ có những bức ảnh làm kỷ niệm (Nguồn: Internet).

Đăng bởi: Ngô Xuân Hoàng

Từ khoá: Du lịch tại vùng đất Buôn Ma Thuột có gì chơi – Thủ phủ cà phê nơi đại ngàn Tây Nguyên!

Thành Phố Lhasa, Khám Phá Thủ Phủ Của Vùng Đất Linh Thiêng Tây Tạng

Trong tiếng Tây Tạng cái tên Lhasa có nghĩa là “ Vùng đất của các vị thần ”, hay “ Thánh địa ” và nó vẫn tồn tại đúng như tên gọi của nó cho đến nay. Thành phố Lhasa, nơi mà trời đất như hòa làm một với nhau, những ngôi đền chùa to lớn và uy nghiêm lúc ẩn lúc hiện trong những đám mây trắng khổng lồ. Ngoài ra, Lhasa còn được biết đến là “thành phố của ánh nắng” với 3000 giờ nắng trong năm. Nhưng điều quan trọng nhất, Lhasa là cội nguồn của Phật giáo, là nơi hàng tỉ người mộ đạo trên thế giới đều mong một lần được hành hương về đất Phật linh thiêng và huyền bí này.

Địa lý của thành phố Lhasa

Lhasa là thành phố thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng và nó đóng vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng. Nó nằm ở Bờ Bắc của sông Lhasa (sông Kyichu), là một nhánh của Yarlung Tsangpo ( sông Brahmaputra ). Thủ đô có từ hơn 1.300 năm trước, nó được thành lập vào năm 633 sau Công nguyên dưới sự lãnh đạo của Vua Songtsen Gampo. Diện tích của thành phố bao gồm 32 km vuông và dân số khoảng 300.000 người.

Độ cao của thành phố Lhasa

Thành phố Lhasa nằm ở độ cao 3.656m so với mực nước biển. Lhasa là một điểm khởi đầu tuyệt vời cho một tour du lịch ở Tây Tạng. Sau một vài ngày ở Lhasa, bạn đã sẵn sàng để đến thăm những vùng cao hơn của Tây Tạng. Trong vài ngày đầu tiên ở Lhasa, nhiều du khách gặp phải các triệu chứng nhẹ của chứng say độ cao, chẳng hạn như đau đầu và khó thở, đặc biệt là khi đi bộ nhanh hoặc leo cầu thang. Nó là bình thường và thường biến mất một cách tự nhiên. Nếu bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ với người hướng dẫn của bạn, người luôn có oxy. Về mặt địa lý, độ cao của Lhasa ở mức trung bình trên khắp Tây Tạng rộng lớn. Và đối với những người lần đầu đến Tây Tạng, Lhasa thường không chỉ là điểm dừng chân đầu tiên của họ ở Tây Tạng, mà còn là điểm khởi đầu quan trọng để họ khám phá những vùng khác của Tây Tạng.

Cung điện Potala

Cung điện Potala có lẽ là điểm thu hút nổi tiếng nhất ở Tây Tạng. Những hình ảnh này được giới thiệu trong sách hướng dẫn và thậm chí cả tờ 50 Nhân dân tệ. Nó được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Kiến trúc khác biệt và bầu không khí độc đáo kết hợp với các hiện vật cổ xưa được trưng bày bên trong gây ấn tượng với du khách. Để tận hưởng khung cảnh ngoạn mục của Potala, bạn nên đến ngọn đồi nằm phía trước nó nơi bạn sẽ có được một tầm nhìn vô cùng tuyệt vời.

Chùa Đại Chiêu(Chùa Jokhang)

Ngôi chùa Đại Chiêu là một trong những địa điểm tôn giáo quan trọng nhất ở Tây Tạng vì nơi đây có bức tượng từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn sống. Tòa nhà chính của ngôi đền cao bốn tầng. Tất cả các tòa nhà ở trung tâm Lhasa không thể cao hơn bốn tầng. Điều đó cho phép mọi người nhìn thấy mái nhà vàng của Jokhang từ mái nhà của tất cả các tòa nhà khác trong Old Town. Đại Chiêu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, bức tượng quan trọng nhất trong chùa đã hơn 2.500 năm tuổi và được chính Đức Phật thánh hiến.

Tu viện Sera

Tu viện Sera là một trong những tu viện lớn nhất và lâu đời nhất ở Lhasa. Đây là một trong ba tu viện lớn của phái Gelug ở Lhasa, cùng với Drepung và Ganden. Trước cuộc cách mạng văn hóa, hơn 5.000 nhà sư sống trong tu viện Sera. Mặc dù bây giờ chỉ có vài trăm nhà sư sống ở đó, nó vẫn là một trong những trung tâm tu viện quan trọng nhất.

Tu viện Drepung

Tu viện Drepung là nơi ở của các Đức Đạt Lai Lạt Ma trước khi việc xây dựng Cung điện Potala hoàn thành. Đây là tu viện lớn nhất ở Tây Tạng. Trong thời kỳ Phật giáo đang phát triển mạnh ở Tây Tạng, có tới mười nghìn nhà sư đang sống trong tu viện. Mặc dù hiện nay có ít nhà sư sống ở đó hơn (khoảng 600), Drepung ngày nay vẫn cho thấy những dấu hiệu của vinh quang trước đây.

Norbulingka

Norbulingka là nơi ở mùa hè của các Đức Đạt Lai Lạt Ma. UNESCO đã đưa Norbulingka vào danh sách Di sản Thế giới. Cái tên Norbulingka có nghĩa là “Công viên Ngọc” hay “Công viên Kho báu” trong tiếng Tây Tạng. Khu phức hợp này khác với hầu hết các tu viện mà bạn thấy ở Tây Tạng. Nó nằm trong một công viên rộng lớn với nhiều cây và hoa, và một hồ nước. Có một số cung điện trong công viên, trong đó Cung điện Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là nơi thú vị nhất. Norbulingka rất nổi tiếng trong lễ hội Shoton khi người Tây Tạng tổ chức dã ngoại trong công viên và đoàn nghệ sĩ biểu diễn các vở opera.

Đăng bởi: Hoàng Thị Thu Thủy

Từ khoá: Thành phố Lhasa, Khám phá thủ phủ của vùng đất linh thiêng Tây Tạng

Đột Nhập Trại Hổ Sriracha Tiger Zoo Để Thăm Vùng Đất Của Chúa Sơn Lâm

Thật may mắn khi Thái Lan được ban cho sự đa dạng về thiên nhiên, cây cỏ, sự muôn màu của sinh vật… trại hổ Sriracha Tiger Zoo là một trong những góc cạnh khác của Thái Lan bên cạnh những bờ biển đẹp, những show “người đẹp”. Cùng chúng tôi đột nhập thăm trang trại của những chúa sơn lâm này nào:

1.Trại hổ Sriracha Tiger Zoo – vùng đất của chúa sơn lâm

Cổng chào với bức tượng những chú hổ Bengal mạnh mẽ

Nằm cách thành phố Bangkok 60km, thuộc vùng ngoại ô Pattaya, nơi đây không chỉ là thiên đường nghỉ mát tuyệt vời mà còn được coi là vùng đất của chúa sơn lâm. Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1997, trại hổ Sriracha Tiger Zoo hiện đang sở hữu số lượng hổ Bengal lớn nhất thế giới và những loài vật hoang dã khác. Trại hổ này có 4 khu vực: khu sinh sống của hổ, khu biểu diễn tài năng, khu cá sấu và khu của những loài vật khác để du khách có thể tham quan và vui chơi cả ngày.

2. Trại hổ Sriracha Tiger Zoo Chonburi có gì ấn tượng?

– Khu sinh sống của những “vị chúa sơn lâm”

Hiện Sriracha Tiger Zoo đang sở hữu hơn 400 chú hổ Bengal

Đây là khu vực mà du khách quan tâm nhất bởi đây là nơi ở của những chú hổ Bengal – bá chủ của công viên Sriracha này. Du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn những chú hổ tuy có vẻ ngoài hung dữ nhưng lại vô cùng thân thiện và an toàn.

Hổ mẹ và heo con đang vui đùa với nhau

Tại đây du khách sẽ có cơ hội được ẵm bế những chú hổ con và đặc biệt là sự chăm sóc đặc biệt từ hổ mẹ cho những chú heo con. Ngoài ra, du khách còn có thể cho chúng ăn, chụp ảnh cùng những chú hổ Bengal này mà không phải lo sợ điều gì cả.

– Khu cá sấu

Những chú cá sấu con đang đắm mình dưới nước chờ tới giờ ăn

– Khu biểu diễn tài năng

Đây sẽ là khu vực biểu diễn cũng là khu vực huấn luyện các diễn viên đặc biệt

– Khu của những loài vật khác

Cho hươu cao cổ ăn là hoạt động ưa thích của du khách

Tại trại hổ Sriracha Tiger Zoo sẽ không chỉ có hổ mà còn có sự xuất hiện của những loài động vật có phần “hiền dịu” hơn như hươu, lạc đà hay voi,.. và những loài động vật khác đến từ Úc, Nam Phi, Ấn Độ.  Du khách sẽ có nhiều cơ hội trải nghiệm với sự đa dạng của công viên Sriracha.

Ngoài những khu vực trên thì trại hổ còn có một khu tham quan đặc biệt nữa. Đó là Bảo tàng Voi. Hiện tại khu vực này là nơi trưng bày các hiện vật, hình ảnh, tư liệu và hài cốt của voi. Điểm ấn tượng nhất là những bộ hài cốt voi rất quý hiếm, đó là những bộ hài cốt của những loài voi từ thời cổ đại bao gồm voi ma mút, voi chiến Thái Lan cổ đại cho đến nhữn loài voi châu Á, voi châu Phi có mặt ngày nay.

3. Trải nghiệm các hoạt động tại trại hổ Sriracha Tiger Zoo

Trải nghiệm cho hổ con uống sữa

Buổi trình diễn của những vị chúa sơn lâm luôn được khán giả mong chờ

Ngoài ra, trại hổ Sriracha Tiger Zoo luôn mang đến những show diễn hấp dẫn phục vụ du khách, đặc biệt là các em nhỏ với những màn xiếc voi, xiếc hổ, xiếc cá sấu kỳ thú hay những cuộc đua heo có một không hai. Chắc chắn bạn và gia đình sẽ có những tràng cười sảng khoái và kỷ niệm đáng nhớ khi tới Sriracha Tiger Zoo.

Tham quan những khu trại hổ Sriracha Tiger Zoo là một hành trình thú vị đối với nhiều bạn trẻ và hơn cả đó là những bậc phụ huynh có con nhỏ. Đây cũng là một dịp để chúng ta có thể khám phá thêm về thế giới loài vật cũng như dạy cho trẻ em về cách bảo vệ và yêu thương những loài động vật hoang dã.

Đăng bởi: Ngô Xuân Vân

Từ khoá: Đột nhập trại hổ Sriracha Tiger Zoo để thăm vùng đất của chúa sơn lâm

Vùng Đất Giá Lạnh Dưới

Nam Cực: vùng đất giá lạnh dưới -50 độ C

Nam Cực là một trong những nơi lạnh nhất trên trái đất, với nhiệt độ -55 độ C và tốc độ gió 100 km/h. Đây là bức hình Christine Powell đứng đối diện sông băng Barne.

Nhờ vị trí độc đáo của Nam Cực, người ta có thể được chiêm ngưỡng một số những hiện tượng thời tiết ngoạn mục. Đây là hình ảnh cực quang trên một trạm tại Black Island.

Cuối mùa đông, mây xà cừ sẽ xuất hiện. Đó là do vị trí của mặt trời, một quang phổ cầu vồng sẽ chiếu lên những đám mây trên bầu trời.

Điều mà Anthony ngạc nhiên nhất về Nam Cực là diện tích khổng lồ. Ông mới chỉ khám phá được một phần của khu vực sau 15 năm. Đây là bức ảnh chụp những vị vua vùng này – chim cánh cụt.

Anthony đã từng làm một kỹ thuật viên truyền thông cho Telecom New Zealand, và ông quyết định dừng chân tại Nam Cực chỉ sau một lần chiêm ngưỡng và khám phá.

Các quốc gia lập 30 cơ sở cho các nhà khoa học hoạt động ở đây. Bức hình này chụp Scott Base của New Zealand.

Theo Anthony, các loài động vật tại Nam Cực hoàn toàn không sợ hãi trước con người. Thậm chí chúng còn rất tò mò.

Do không bị ô nhiễm ánh sáng, từ đây ta có thể nhìn rõ bầu trời đầy sao. Trong ảnh là dải ngân hà rực rỡ chụp từ trạm Black Island.

Độ ẩm không khí tại Nam Cực bằng 0, và nếu có chút hơi ẩm nào, lập tức nó sẽ bị đóng băng. Bức ảnh chụp Anthony đeo chiếc mũ kín mặt và hơi thở của ông bị đóng băng tại chỗ.

Đây là một vết nứt tại hồ băng Vanda, một hồ nước siêu mặn, đóng băng quanh năm. Tuy nhiên, hồ vẫn có ba lớp riêng biệt và lớp sâu nhất có thể có nhiệt độ tới 26 độ C.

Phong cảnh tuyệt đẹp này đã thu hút nhiều người làm việc, cũng như kéo người khác trở lại vào những năm sau đó.

Khi làm việc tại Nam Cực, Powell bắt đầu quay một bộ phim tài liệu về cuộc sống hàng ngày của những người sống ở đây, đặc biệt là những người ở lại vào mùa đông. Nhiệt độ thấp, gió mạnh khiến công việc này vô cùng khó khăn.

Trong những tháng mùa đông, các căn cứ dường như tách biệt với phần còn lại của thế giới, và không có chuyến bay nào đi vào đây, trừ trường hợp khẩn cấp. Trong bức hình này là Cape Bird.

Theo quan sát của Powell, người ở lại vào mùa đông vô cùng đơn độc.

Hầu hết các đoàn làm phim chỉ ở lại Nam Cực vài tuần, nhưng Anthony đã ở lại đây vào mùa đông, trải nghiệm nhiều kỹ thuật quay phim khác nhau. Thử thách rõ ràng khi các ống kính bị đóng băng.

Những người ở lại Nam Cực cũng sẽ bỏ lỡ điều bình dị của cuộc sống thường ngày ở nơi khác, như bánh mì nướng, hương thơm hoa. Hình ảnh chụp Anthony trong động băng.

Mùa đông và hè có sự chênh lệnh ánh sáng mặt trời rất lớn. Vào mùa đông, cả ngày và đêm đều tối đen còn vào mùa hè, mặt trời chẳng bao giờ lặn. Đây là một trong những hang động băng ở Nam Cực.

Anthony nói rằng để ở được nơi này, bạn phải sẵn sàng tâm lý từ bỏ những sự tiện nghi, thoải mái. Đây là bức ảnh mà đôi vợ chồng bịt kín mít. Anthony và vợ ông đã gặp nhau, đính hôn rồi kết hôn. Sau đó, cả hai người cùng làm việc ở Nam Cực.

Theo Trang Võ/Zing News

Đăng bởi: Lượt Nguyễn Thị

Từ khoá: Vùng đất giá lạnh dưới -50 độ C

Cập nhật thông tin chi tiết về Có Gì Chơi Ở Vùng Đất Linh Kiệt Sóc Sơn? trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!