Bạn đang xem bài viết Đến Thăm Đền Thờ Thần Đạo Nhật Bản (Shinto Shrines) Đúng Cách được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có một vài quy tắc đơn giản mà bạn cần cân nhắc khi đến thăm một ngôi đền ở Nhật Bản, từ những ngôi đền nổi tiếng như Meiji Jingu đến những ngôi đền địa phương nhỏ xíu mà bạn có thể tìm thấy trên một con phố nhỏ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về quy trình cơ bản của những việc phải làm tại một ngôi đền.
1. Thể hiện sự tôn trọng của bạn trước cổng TorriNgay trước cổng torii vào khuôn viên đền, hãy cúi đầu kính cẩn một lần. Đây là cách chào hỏi các vị thần hộ mệnh của ngôi đền và xin phép được vào. Khi tiến về phía đền thờ chính sau torii, hãy nhớ không đi giữa con đường dành riêng cho các vị thần hộ mệnh.
2. Thực hiện nghi lễ thanh tẩyTrước khi đi về phía chính điện, theo phong tục, người ta phải thanh lọc bản thân theo cách tượng trưng bằng nước suối ở lối vào.
Đến gần cổng vào, bạn sẽ thấy một máng tẩy. Nó được gọi là chouzuya trong tiếng Nhật và được sử dụng để làm sạch tay và miệng của những người đến thăm đền thờ.
Sẽ có một cái muôi to gọi là hishaku dùng để múc nước. Bạn phải cầm nó bằng tay phải và lấy một lượng nước vừa đủ.
Thứ tự rất quan trọng. Chỉ đổ một ít nước lên mỗi bàn tay: đầu tiên, bên tay trái, sau đó là bên tay phải. Lưu ý đây chỉ là một sự thanh lọc mang tính biểu tượng, vì vậy bạn không thực sự rửa tay. Bình tĩnh đổ một ít nước lên tay.
Sau khi rửa tay, dùng tay trái múc một ít nước và đưa miệng vào lòng bàn tay để môi hơi ướt. Đây là một biểu tượng thanh lọc miệng. Đừng uống nước. Sau đó, đổ một ít nước lên tay trái của bạn một lần nữa để rửa sạch.
Sau khi rửa tay xong, bạn nhấc miệng muôi lên rồi úp xuống như vậy để phần nước thừa chảy xuống tay cầm. Cử chỉ này thể hiện hành động làm sạch tay cầm của muôi để những người khách khác cũng có thể sử dụng nó.
3. Rung chuông tại Chính điệnTòa nhà chính điện (honden) là nơi các vị thần được cho là cư trú. Khi bạn vào sân, nhìn lên toàn chính điện sẽ có một chiếc chuông lớn được treo lơ lửng.
Bạn hãy nắm lấy bó dây treo lơ lửng trên chuông và lắc nó. Chuông có thể sẽ kêu khá to, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng.
4. Đồng 5 YênỞ Nhật Bản, tiền cúng thần được gọi là “saisen”. Nhiều người dùng đồng 5 yên, đây là một số tiền rất nhỏ, nhưng không phải vì họ muốn tiết kiệm. Cách phát âm tiếng Nhật của “5 yên” đồng âm với “goen” có nghĩa là “chúc may mắn” hoặc “kết nối tốt”. Cách chơi chữ này được sử dụng để truyền đạt mong muốn may mắn.
Bỏ lễ vật vào hộp đặt trước gian thờ chính. Bạn đặt bao nhiêu tiền vào hộp là tùy thuộc vào bạn: không có quy tắc nghiêm ngặt nào quy định rằng nó phải là đồng 5 yên hoặc một số tiền lớn hơn.
Khi bạn vỗ tay xong, hãy chắp tay ở tư thế cầu nguyện. Nhấn cả hai bàn tay và lòng bàn tay vào nhau, duỗi thẳng các ngón tay. Vị trí này được gọi là “gasho” trong tiếng Nhật. Khi bạn đã cầu nguyện xong, hãy cúi đầu một lần nữa.
Quá trình này được gọi là “nirei nihakushu ichirei”, có nghĩa là hai cái cúi đầu, hai cái vỗ tay và một cái cúi đầu. Hãy nhớ sự kết hợp hai, hai và một khi đến thăm các đền thờ Thần đạo khác.
6. Cúi đầu trước Torii khi rời điKhi bạn ra khỏi khuôn viên qua cổng, hãy quay mặt về phía ngôi đền chính và cúi đầu một lần. Động tác cuối cùng này ngụ ý cảm ơn các vị thần đã cho phép bạn vào đền thờ.
Khuôn viên của điện thờ là nơi bạn có thể hoàn toàn thư giãn trong bầu không khí yên tĩnh và thanh bình. Bạn có thể đi bộ và tận hưởng không khí trong lành ở đây.
Dù là để tham quan hay nghỉ ngơi, nếu bạn có cơ hội đến thăm một ngôi đền Nhật Bản, hãy cố gắng bày tỏ lòng thành kính của bạn theo trình tự các cử chỉ được giới thiệu ở đây!
chúng mình tổng hợp
–
Đăng bởi: Xuân Dương
Từ khoá: Đến thăm đền thờ thần đạo Nhật Bản (Shinto Shrines) đúng cách
Ghé Thăm Đền Đô Nơi Thờ 8 Vị Vua Nhà Lý ( Bắc Ninh )
Bắc Ninh, một tỉnh thành nổi tiếng đất Bắc, nơi giáp ranh với thủ đô Hà Nội. Nơi đây, một mảnh đất hiền hòa với những làng nghề truyền thống. Nơi lưu giữ nhiều giá trị tinh hoa, văn hóa của dân tộc. Cũng là một mảnh đất sản sinh ra nhiều vị anh hùng, nhiều nhân tài kiệt xuất cho đất nước thời xưa.
Du lịch Bắc Ninh gắn với các đền, chùa, tháp cổ, làng nghề truyền thống…những nơi đã để lại dấu ấn sâu sắc cho cả du khách trong nước và quốc tế. Và Đền Đô là một trong những điểm đến như thế, nó mang giá trị tâm linh, giá trị văn hóa, và đó cũng là truyền thống nhớ nguồn của dân tộc ta.
Vị tríĐền Đô tọa lạc ở làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách thành phố Hà Nội 20 km về phía Bắc. Nó nằm trên vùng đất ‘’ địa linh nhân kiệt’’ nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Nơi đây còn nổi tiếng bởi một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và cũng là một nơi phong cảnh rất thơ mộng và hữu tình.
Đặc điểmĐền Đô là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, đó là vua Lý Công Uẩn (1009-1028), vua Lý Thái Tông (1028-1054), vua Lý Thánh Tông (1054-1072), vua Lý Nhân Tông (1072-1128), vua Lý Thần Tông (1128 -1138), vua LÝ Anh Tông (1138-1175), vua Lý Cao Tông (1175-1210) và vua Lý Huệ Tông (1210-1224).
Đền Đô được vua Lý Thái Tông xây dựng vào ngày 3 tháng 3 năm 1030 ( năm Canh Ngọ) khi vị hoàng đế này trở về quê để giỗ cha. Sau này, ngôi đền được trùng tu, và mở rộng khá nhiều lần. Khi vua Lê Kính Tông trùng tu lại ngôi đền, người đã cho khắc bia đá ghi lại công trạng của các vị vua nhà LÝ.
Trải qua các triều đại LÝ, Trần, Lê, đền Đô đã được xây dựng, trùng tu với hơn 21 hạng mục công trình được sắp theo kiểu ‘’Nội Công ngoại Quốc’’, có tường thành bao kín. Kiến trúc của đền khá độc đáo với nhiều họa tiết, hoa văn tinh xảo. Nhưng đến năm 1952, đền Đô bị giặc Pháp chiếm đóng và phá hủy hoàn toàn.
Từ năm 1989 đến nay, đền Đô được sự quan tâm của Đảng, nhà nước cùng sự cố gắng của nhân dân làng Đình Bảng. Ngôi đền này đã dần dần khôi phục và tìm lại dáng vóc như xưa. Đến nay, diện tích của ngôi đền là 31,250m2, gồm 21 hạng mục công trình lớn nhỏ.
Trung tâm là điện thờ, nơi đặt bài vị và tượng thờ của 8 vị vua thời Lý, xung quanh là nhà chuyền Bồng, nhà Tiền Tề, nhà Phương Đình, nhà đề kiệu, nhà đề ngựa, nhà Thủy Đình… mỗi nơi đều mang một vẻ đẹp riêng trong lối kiến trúc hài hòa mà nổi bật của ngôi đền.
Đền Đô là một công trình kiến trúc tuyệt vời, một nơi lưu giữ lại hình ảnh của các vị vua đã có công xây dựng đất nước ta. Một nơi phong cảnh hữu tình, không khí trong lành, yên bình mà tĩnh lặng. Một nơi để du khách tham quan, khám phá và tìm hiểu thêm nhiều điều lí thú về lịch sử Việt Nam.
Đăng bởi: Ngô Hiền Ngọc Liên
Từ khoá: Ghé thăm Đền Đô nơi thờ 8 vị vua nhà Lý ( Bắc Ninh )
Ngôi Đền Cầu Duyên Nổi Tiếng Nhật Bản
Ngôi đền hình thành năm 1300, là nơi linh thiêng để cầu duyên và là điểm tham quan nổi tiếng.
Ngôi đền Izumo Taisha cầu duyên nổi tiếng Nhật BảnĐền Izumo Taisha (tỉnh Shimane) là một trong những đền thờ Thần đạo nổi tiếng, được xem như “báu vật quốc gia” của Nhật Bản. Người dân tin rằng tất cả các vị thần trên đất nước Nhật tề tựu về đền vào tháng 10 (âm lịch) hàng năm để ban may mắn và duyên lành cho nhân gian. Bởi vậy, nơi đây được mệnh danh là miền đất của các vị thần.
Từ quốc lộ tới đền phải đi bộ 300 m qua ba cổng Torii truyền thống, với hai bên đường trải đá là bốn hàng cây tùng cổ thụ hàng trăm năm tuổi, nhiều cây có đường kính gốc hơn 2m.
Người dân thực hiện nghi thức rửa tay tại Temizuya trước khi vào đền. Đây là nghi thức tẩy uế cơ thể và tâm hồn trước khi vào đền thờ bằng cách rửa sạch tay và miệng của mình. Điều quan trọng nhất trong cả quá trình thực hiện nghi thức là chỉ múc nước một lần, nên sử dụng một lượng nước vừa đủ.
Đền Izumo Taisha còn được biết đến là ngôi đền cầu duyên cực kỳ linh nghiệm. Vị thần cai quản chính ở Izumo Taisha là Okuninushi – biểu tượng của mối nhân duyên và hôn nhân tốt đẹp, theo truyền thuyết có tên gọi “Chuyện về chú thỏ vùng Inaba”.
Truyền thuyết xưa kể về một chú thỏ đã lừa một bầy cá mập xếp thành một cây cầu để thỏ băng qua biển mà không cần bơi. Khi phát hiện mình bị lừa, những con cá mập đã tấn công thỏ. Trên đường đến cầu hôn công chúa Yakami xinh đẹp ở tỉnh Inaba, thần Okuninushi đã dừng lại để giúp đỡ chú thỏ và rồi, dù đến muộn thần vẫn được kết hôn cùng công chúa.
Ngôi đền chính nằm ở vị trí cao nhất, mái đền làm bằng tấm đồng, khung làm bằng gỗ bách Kiso, gỗ lót trụ đền làm từ đá Okazaki được vận chuyển từ tỉnh Aichi.
Đặc điểm mang tính biểu tượng nhất của Izumo Taisha là cuộn rơm shimenawa xoắn khổng lồ nặng đến 4,5 tấn, mang ý nghĩa của may mắn và hạnh phúc.
Bên trong đền chỉ dành cho những người hành lễ, người dân đến đền phải đứng bên ngoài vái vọng.
Theo phong tục, người đến cầu nguyện cần nghĩ đến tên, địa chỉ của mình và bày tỏ lòng thành trước khi bắt đầu. Nghi thức cầu nguyện đặc biệt chỉ có tại nơi đây là “2 lần cúi, 4 lần vỗ tay, 1 lần cúi”. Trong 4 lần vỗ tay, 2 lần cho chính bản thân mình còn 2 lần dành cho người thương. Sau đó, họ sẽ dùng đồng 5 yen để ném lên bó rơm khổng lồ hoặc những chiếc thùng gỗ ngay trước điện chính, nếu đồng 5 yen gắn vào bó rơm thì điều ước sẽ thành hiện thực.
Người Nhật tin rằng chỉ có tại Izumo Taisha mới có thần tình yêu. Hàng năm, ngôi đền thu hút đông đảo người dân trên khắp nước Nhật viếng thăm, đặc biệt là những bạn trẻ chưa tìm được một nửa của mình.
Vào đầu năm mới, người dân thường đến đền chùa đi lễ, mỗi người sẽ rút cho mình một thẻ xăm. Thẻ may mắn thì mang theo người, còn thẻ xui thì để lại và treo lên khung làm từ dây thừng và gỗ thông để “giải xui”.
Ngoài ra, một lá bùa có dòng chữ “kết nối và gìn giữ nhân duyên” mang theo người cũng được tin là góp phần giúp bạn sớm tìm được một nửa tâm giao của mình.
Khu vực xung quanh đền chính có đền thờ các vị thần khác nhau trong thần đạo (thần của sự may mắn, nghệ thuật – võ thuật, điều dưỡng..), nơi nghỉ chân, nơi ở của các vị thần tập hợp về Izumo vào tháng 10 âm lịch hàng năm.
Toàn cảnh đền Izumo Taisha tựa lưng vào núi, quanh năm mây mù bao phủ.
1. Smile Hotel Asakusa
2. Hotel MyStays Asakusa
3. Hotel New Star Ikebukuro
Đăng bởi: Nguyễn Phương Tâm
Từ khoá: Ngôi đền cầu duyên nổi tiếng Nhật Bản
Thăm Đền Nữ Thần Artemis – Một Trong Bảy Kỳ Quan Của Thế Giới Cổ Đại
Câu chuyện về ngôi đền của nữ thần Artemis
Đền thờ đầu tiên của nàng có lẽ được xây dựng vào khoảng 800 năm TCN, trên một dải đất nhỏ bên dòng sông ở Ephesus. Thần Artemis, hay nhiều người vẫn thường nhầm lẫn với thần Diana trong thần thoại Hy Lạp nhưng thật ra thì không phải. Nàng là con của thần Zeus tối cao, em gái song sinh với thần Apollo. Là biểu tượng của săn bắn và sinh sản, nàng được miêu tả với hình tượng phủ đầy trứng hoặc bầu ngực xung quanh người, biểu tượng của sự sinh sản dồi dào, từ thắt lưng lên đến vai của nàng.
Thuở ban đầu, đó chỉ là một ngôi đền nhỏ, chứa đựng một hòn đá thiêng, được cho rằng đó là một thiên thạch “đã rơi từ sao Mộc”. Sau đó, ngôi đền bị phá hủy và đã được xây dựng lại vài lần trong vài trăm năm sau. Đến khoảng 600 năm TCN, thành phố Ephesus trở thành một cảng giao thương lớn và một vị kiến trúc sư tên là Cherisphron đã quyết định thiết kế lại một ngôi đền mới, to lớn hơn. Tuy nhiên, ngôi đền cũng không tồn tại lâu. Theo như sử sách ghi chép lại, vào 550 năm TCN, vua Croesus của vương quốc Lydia đã chinh phục Ephesus và các thành phố khác của vùng Tiểu Á, do đó trong cuộc chiến thì ngôi đền đã bị phá hủy. Nhưng nhiều khảo sát khảo cổ lại cho rằng đền thờ bị hủy diệt là do một trận lụt đã càn quét vào cùng thời điểm của chiến tranh lúc ấy. Và trong trường hợp giả định nào đi chăng nữa thì vị vua Croesus cũng đã chứng tỏ uy quyền của mình qua việc thắng trận và ban hành xây dựng một ngôi đền mới thay thế.
Công cuộc xây dựng lại ngôi đền mới cho nữ thần
Cách không bao lâu sau vụ cháy, ý kiến về một ngôi đền mới lại một lần nữa được đưa ra dưới sự hỗ trợ tài chính của Alexander Đại Đế. Kiến trúc sư là ông Scopas of Paros, một trong những nhà điêu khắc nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Đến thời điểm này, Ephesus đã là một trong những thành phố lớn nhất ở Tiểu Á và ngôi đền mới này sẽ là một “tượng đài tuyệt vời cho sự tráng lệ của người Hy Lạp và là một trong những điều đáng ngưỡng mộ trong long mỗi người dân”.
Được xây dựng trên nền đất cũ cùng nhiều lớp than vụn bên dưới và phủ bên trên là những lớp lông cừu. Có nhiều lí do để khởi công lại ngay trên vị trí cũ nhưng họ cho rằng việc này sẽ giúp bảo vệ ngôi đền khỏi các trận động đất xảy ra tại khu vực này. Ngôi đền được cho là tòa nhà đầu tiên được xây hoàn toàn bằng đá cẩm thạch. Giống như người tiền nhiệm của nó, ngôi đền có 36 cột có phần dưới được chạm khắc tinh tế. Bên trong ngôi đền còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật như bốn pho tượng bằng đồng của người phụ nữ Amazon. Theo thần thoại kể lại, những người Amazon đã đến đây và lập nên thành phố này trong khi đang trốn chạy khỏi sự truy đuổi của Heracles – một vị thần Hy Lạp.
Các công cuộc khai quật để tìm những tàn tích
Sau khi được phục dựng lại dưới sự chỉ huy của Alexander Đại Đế, ngôi đền cũng không được tồn tại lâu khi lại một lần nữa bị người Goths đến xâm chiếm và phá hủy vào năm 268 SCN, rồi lại được sửa chữa và chính thức đóng cửa vào năm 391 SCN bởi Hoàng đế La Mã Theodosius Đại đế đã phê chuẩn Kito giáo là quốc giáo nên đã đóng cửa tất cả các đền đa thần. Dần dần ngôi đền và cả thành phố Ephesus mất giá trị của nó và bị lãng quên theo thời gian, người dân có thể tháo dỡ các bộ phận của đền ra làm vật liệu xây dựng. Vào cuối thế kỷ trung cổ, thành phố cổ đại Ephesus và ngôi đền hùng vĩ của nó đã không còn lại một dấu vết nào và không ai nhớ chúng đã từng tọa lạc ở đâu.
Ngày nay, địa điểm của ngôi đền gần thị trấn Selcuk hiện đại, đền thờ nữ thần linh thiêng chỉ còn là một cánh đồng bùn. Một cột đơn đã được dựng để nhắc nhở du khách khi đến du lịch Châu Âu, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ rằng nơi đây đã từng tồn tại một trong những kỳ quan của thế giới cổ đại.
Đền Thờ Hải Thượng Lãn Ông – Cần Thơ
Đền thờ Hải Thượng Lãn ông – Lê Hữu Trác tọa lạc tại số 126 đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Niều, thành phố Cần Thơ. Đền thờ được một số đông y, dược sĩ ở cần thơ cùng nhân dân đóng góp xây dựng lần đầu tiên vào năm 1967 bằng tre lá. Trãi qua thời gian ngôi đền bị xuống cấp, ngày 25 tháng 2 năm 2012 đền được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay.
Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, sinh ngày 11 tháng 12 năm Canh Tý (1720) tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc giỏi, có tài, có đức mà còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XVIII. Ông mất năm 1791 tại quê mẹ ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, hưởng thọ 71 tuổi. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là một cống hiến to lớn cho đất nước, xứng đáng là tấm gương cao đẹp để con cháu đời sau tôn kính.
Ông được sinh ra trong một gia đình thế gia vọng tộc có cha là ông Lê Hữu Mưu đỗ đệ tam giáp tiến sỹ làm Thị Làn Bộ Công triều Lê Dụ Tông, tước Bá, mẹ là bà Bùi Thị Thưởng. Lê Hữu Trác thi đậu tam trường nhưng khi cha mất ông bỏ đường cử nghiệp chuyển sang học võ, nghiên cứu binh thư và đã giành được nhiều thắng lợi khi tham gia trận mạc. Sau mấy năm chinh chiến ông chán ghét cảnh đầu rơi máu chảy lại nhận được tin anh chết, nhà còn mẹ già nên ông lấy cớ xin về sống ở quê mẹ là xóm Bàu Thượng, xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và chuyên tâm nghiên cứu nghề thuốc. Ông tự đặt cho mình hiệu là Hải Thượng Lãn Ông và không màng danh lợi, phú quý vinh hoa, trở thành một thầy thuốc, một danh sư nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Sự nghiệp y học của Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác được tập hợp trong bộ “Y Tông Tâm Lĩnh” gồm có 28 tập, 66 quyển. Không chỉ là một danh y bậc thầy, ông còn là một nhà văn xuất sắc mà ngòi bút tài hoa được thể hiện rõ nét trong tập “Thượng kinh ký sự” (1782). Suốt 40 năm trong nghề y, Lãn Ông đã đem hết tài năng và y đức của mình vào việc chữa bệnh phục vụ nhân dân, nêu cao đạo đức nhân thuật, tận tụy cứu chữa bệnh nhân đến cùng, cần cù nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và đúc kết kinh nghiệm, xây dựng nền tảng truyền thống y học nước nhà. Sự nghiệp của ông được kết tinh bởi tri thức uyên thâm, tư tưởng tiến bộ, đạo đức trong sáng, có tính thực tiễn… thể hiện qua những trước tác đồ sộ mà giá trị của nó vẫn còn mãi đến ngày nay.
Dù đã trải qua nhiều thế hệ, qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, tài năng của Lê Hữu Trác vẫn được đánh giá rất cao. Các lương y theo y học cổ truyền đều suy tôn ông là bậc y tổ, là vị đại danh y của dân tộc. Để ghi nhớ công đức của ông, Đền thờ Hải Thượng Lãn Ông đã xây dựng tại phường An Hòa vào năm 1967. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngôi đền không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là phòng khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương; đồng thời cũng là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng và Chi bộ Đảng đầu tiên của khu phố An Hòa (nay là Đảng bộ phường An Hòa) đã được thành lập tại nơi đây.
Đền thờ Hải Thượng Lãn Ông tại TP Cần Thơ được thành lập vào năm 1967, là một trong hai đền thờ Hải Thượng Lãn Ông của cả nước. Với việc xây dựng khang trang ngôi đền thờ để khẳng định cuộc đời của cụ là hình ảnh cao đẹp của người thầy thuốc, với kiến thức uyên thâm, tinh thần trách nhiệm cao cả, là tấm gương sáng về y đức- y đạo- y thuật cho muôn đời sau noi theo.
Đền Thờ Hải Thượng Lãn Ông – Cần Thơ
Đền thờ với diện tích là 561,25m2, bao gồm sảnh đón, phòng thờ cụ kết hợp trưng bày các di sản của cụ, bên trong có tượng bán thân của cụ được đúc bằng đồng. Công trình được xây dựng với kết cấu mái cong bằng bê tông cốt thép, dán ngói lưu ly, trên đầu đao gắn các phù điêu lá hóa Rồng, giữa sống mái là phù điêu hình hồ lô.
Ngày 09/01/2013 Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ra Quyết định số 76/QĐ-UBND xếp hạng di tích lịch sử “Địa điểm thành lập Chi bộ An Hòa tại Đền Thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác” là di tích lịch sử cấp thành phố và Đền Thờ đã được khánh thành đưa vào sử dụng từ ngày 13/01/2013.
Đền thờ là nơi tôn vinh, trưng bày những hình ảnh, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp của Đức Y tổ Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác, một đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam và là ngôi sao sáng trong lịch sử y học cổ truyền cũng như hiện đại Việt Nam về y đức, y thuật để các thế hệ thầy thuốc noi theo.
Lễ giỗ Đức Y Tổ Hải Thượng Lãn Ông rất trang trọng
Hàng năm, vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, tại Di tích, Hội Đông y thành phố Cần Thơ và UBND phường An Hòa phối hợp tổ chức Lễ giỗ Đức Y Tổ Hải Thượng Lãn Ông rất trang trọng. Ngoài Ban tổ chức, thành phần tham dự chủ yếu là những người đã từng tham gia hoạt động cách mạng thuộc Chi bộ An Hòa, Hội Đông y và đông đảo cán bộ, thầy thuốc, sinh viên ngành y dược đang công tác và học tập tại thành phố Cần Thơ và khách du lịch Cần Thơ đến đúng dịp này.
Đăng bởi: Thị Lệ Mỹ Trần
Từ khoá: Đền Thờ Hải Thượng Lãn Ông – Cần Thơ
Những Địa Điểm Mà Fan Nhà Ghibli Nhất Định Phải Ghé Thăm Khi Đến Nhật Bản (Phần Cuối)
Ở xứ Phù Tang có những vùng đất đẹp đẽ, thơ mộng gắn liền với Studio Ghibli mà người hâm mộ không thể bỏ qua.
Đồng hồ Ghibli
Đây là một chiếc đồng hồ khổng lồ đặt tại tháp Nittele, thuộc trụ sở của Nippon Tv ở Shiodome, Tokyo. Đồng hồ là sự kết hợp giữa đài truyền hình Nippon và xưởng phim Ghibli, do đạo diễn Hayao Miyazaki thiết kế và nghệ sĩ Shachimaru Kunio chế tác với chiều cao 10m, rộng 18m và nặng 28 tấn.
Ảnh:studioghiblimovies
Đồng hồ ra mắt vào năm 2006 và có quá trình chế tác cùng lúc với khoảng thời gian xưởng phim Ghibli tạo nên bộ phim Lâu Đài Di Động Của Howl. Mặc dù mối liên kết giữa cả hai tác phẩm nghệ thuật chưa bao giờ được đạo diễn Miyazaki công bố rõ ràng, nhưng nhiều người cho rằng thiết kế, cấu trúc của chiếc đồng hồ có nhiều điểm giống với lâu đài bay của pháp sư Howl.
Đồng hồ điểm chuông bốn lần một ngày với các giờ cụ thể là: 12 giờ, 15 giờ, 18 giờ và 20 giờ. Vào cuối tuần nó sẽ điểm chuông năm lần một ngày, với các giờ như ngày thường thêm 1 lần vào lúc 10 giờ. Trước khi điểm chuông nó sẽ chuyển động trước 2 phút 45 giây.
Buổi tối đồng hồ sẽ phát ra những ánh sáng rực rỡ, bạn có thể đến đây chụp ảnh, check-in miễn phí và ngắm nhìn một sản phẩm tinh xảo đến từng chi tiết. Bạn có thể đến quan sát đồng hồ Ghibli từ nhà ga Shiodome với khoảng 3 phút đi bộ và 5 phút đi bộ từ ga Shimbashi.
Suối nước nóng Dogo Onsen
Ảnh:vimeo
Khu suối nước nóng Dogo Onsen Honkan ở thị trấn Matsuyama, tỉnh Ehime là địa điểm truyền cảm hứng tạo nên hình mẫu nhà tắm trong phim Vùng Đất Linh Hồn (Spirited Away). Dogo Onsen là một trong những suối nước nóng cổ nhất Nhật Bản có lịch sử hơn 1000 năm. Tương truyền rằng người dân địa phương đã nhìn thấy một con diệc trắng chữa lành chân bị thương bằng cách nhúng chân nó vào dòng suối nước nóng, sau này vùng đất đó được gọi là Dogo Onsen.
Khu suối nước nóng hoạt động từ năm 1894 cho đến nay đã thu hút đông đảo khách du lịch đến thư giãn và chiêm ngưỡng kiến trúc cổ điển, nên thơ của Dogo Onsen.
Bạn có thể đi bộ khoảng 5 phút từ nhà ga Dogo Onsen của tuyến Jonan Line thuộc Iyo Railway để đến Dogo Onsen Honkan.
8.Thị trấn Seiseki Sakuragaoka
Nếu bạn là fan hâm mộ tác phẩm Lời Thì Thầm Của Trái Tim và muốn khám phá những bối cảnh xuất hiện trong phim thì hãy đến ga Seiseki-Sakuragaoka, thuộc thành phố Tama. Khi đến đó bạn hãy rẽ vào lối ra phía Tây của nhà ga sẽ tìm thấy tấm bản đồ hướng dẫn lộ trình các địa điểm đã từng xuất hiện trong bộ phim. Bên cạnh bản đồ có một hòm thư mô phỏng theo cửa hàng đồ cổ mà nhân vật Shizuku gặp bức tượng mèo The Baron. Bạn có thể viết thư, những lời nguyện cầu và bỏ vào trong hòm thư đó.
Sau đó, bạn sẽ theo hướng dẫn của bản đồ để đến với những nơi mà Shizuku đã từng đi qua tại thị trấn Seiseki Sakuragaoka thanh bình với con dốc đầy gió Irohazaka-dori, những con hẻm, khu dân cư, cửa hàng mang không khí cổ điển, lãng mạn. Bên cạnh đó, bạn có thể lên đồi để đến ngôi đền Konpiragu và ngắm cảnh quan thị trấn từ trên cao xuống.
Đồi Sayama
Khu công viên tại đồi Sayama thuộc tỉnh Saitama còn được gọi là Rừng Totoro, đây là nơi làm hình mẫu cho bối cảnh phim Hàng Xóm Tôi Là Totoro. Công viên tại đồi Sayama có khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với cây cối sum suê, xanh tươi quanh năm. Tại đây, du khách sẽ lạc bước vào thế giới của Totoro với những địa điểm tham quan gắn liền với nhân vật dễ thương này.
Ảnh: hardwarezone
Để đến Khu rừng Totoro, bạn hãy bắt xe bus từ ga Kotesashi rồi xuống trạm Dainichido và đi bộ vài phút là đến nơi.
Công viên Koganei
Ảnh:studioghiblimovies
Công viên Koganei là công viên lớn thứ hai của thành phố Tokyo, nơi đây có một thảm thực vật xanh tươi với muôn ngàn loài hoa khoe sắc rực rỡ. Đồng cổ, cánh đồng hoa đẹp như mơ trong công viên là hình mẫu bối cảnh về thiên nhiên trong phim Thế Giới Bí Mật Của Arrietty.
Đến đây, bạn sẽ được sống trong bầu không khí trong lành, yên tĩnh để tản bộ ngắm cảnh hay khám phá cảnh vật khi đạp xe xung quanh. Nếu bạn thích khám phá lịch sử thì có thể ghé qua chi nhánh của bảo tàng Edo – Tokyo ở công viên.
Nếu bạn muốn đến công viên Koganei để tách mình khỏi thế giới đô thị ồn ào, trải nghiệm những khoảng thời thanh bình thì hãy đi bộ khoảng 20 phút từ ga Higashi Koganei hoặc bắt xe bus từ ga Musashi Koganei.
Haku
Cập nhật thông tin chi tiết về Đến Thăm Đền Thờ Thần Đạo Nhật Bản (Shinto Shrines) Đúng Cách trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!