Xu Hướng 9/2023 # Hoà Mình Vào Lễ Hội Đêm Trắng Ở Nga – Nét Văn Hoá Lâu Đời Của Xứ Bạch Dương # Top 13 Xem Nhiều | Xqai.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hoà Mình Vào Lễ Hội Đêm Trắng Ở Nga – Nét Văn Hoá Lâu Đời Của Xứ Bạch Dương # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hoà Mình Vào Lễ Hội Đêm Trắng Ở Nga – Nét Văn Hoá Lâu Đời Của Xứ Bạch Dương được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Contents

Lễ hội đêm trắng ở Nga – nét văn hóa lâu truyền thống lâu đời của xứ Bạch Dương

Lễ hội đêm trắng ở Nga có gì đặc biệt?

Lễ hội đêm trắng ở Nga – nét văn hóa lâu truyền thống lâu đời của xứ Bạch Dương “Đêm trắng” có nghĩa là gì?

Thuật ngữ “đêm trắng” trong tự nhiên được gọi là hiện tượng mặt trời xuất hiện lúc nửa đêm. Hiện tượng tự nhiên này chỉ xảy ra trong những tháng mùa hè ở cả hai cực, phía bắc vòng Bắc cực và phía nam vòng Nam cực. Nguyên nhân là do vĩ độ cực đoan của các khu vực này, vào ngày hạ chí, mặt trời không hoàn toàn lặn xuyên suốt trong khoảng 2 tháng. Lúc này, con người có thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời suốt đêm dài.

Thuật ngữ đêm trắng là gì? Ảnh: Zing

Các quốc gia thường xảy ra hiện tượng này là Nga, Phần Lan, Greenland, Iceland, Na Uy, Canada và Mỹ. Nhiều điểm đến trên thế giới sẽ tổ chức lễ hội đêm trắng khác nhau. Trong đó, thành phố St. Petersburg là nơi diễn ra lễ hội đêm trắng ở Nga hoành tráng nhất.

Thời gian diễn ra lễ hội đêm trắng

Cũng giống như nhiều lễ hội truyền thống ở Nga, lễ hội đêm trắng được thường diễn ra vào ngày 25 tháng 3 đến ngày 27 tháng 9 hằng năm theo dương lịch. Trong khoảng thời gian 2 tháng diễn ra lễ hội đêm trắng ở Nga, mặt trời dường như không bao giờ tắt. Trong đó, hiện tượng đêm sáng nhất thường rơi vào khoảng thời gian từ ngày 11 tháng 6 cho đến ngày 2 tháng 7.

Lễ hội đêm trắng diễn ra từ tháng 3 đến tháng 9 trong năm. Ảnh: VNExpress

Lễ hội là dịp để mọi du khách trên thế giới có thể khám phá nhiều hơn về văn hóa và vui chơi dưới ánh mặt trời lúc nửa đêm. Khi đi tour du lịch Nga vào thời điểm này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một cố đô nước Nga vô cùng sống động. Với chuỗi sự kiện nằm trong lễ hội độc đáo, mang đến cho du khách cơ hội đắm mình trong sự giàu có về văn hóa của Nga.

Lễ hội đêm trắng ở Nga có gì đặc biệt?

Lễ hội Đêm trắng là một dạ tiệc công cộng. Ảnh: Pinterest

Theo kinh nghiệm du lịch Nga, khi đến đây vào mùa lễ hội, bạn sẽ được hòa mình vào hàng loạt các sự kiện diễn ra trong suốt khoảng thời gian 2 tháng. Lễ hội Đêm trắng ở Nga là một dạ tiệc công cộng, bao gồm chuỗi sự kiện văn hóa do chính quyền thành phố Saint Petersburg tổ chức, với các màn trình diễn ballet, opera, nhạc cổ điển ở những nơi tráng lệ như nhà hát Mariinsky, nhạc viện và nhà hát Hermecca.

Tắm nắng bên dòng sông Neva

Tắm nắng bên dòng sông Neva. Ảnh: Internet.

Khi đến với Nga vào thời điểm diễn ra lễ hội đêm trắng, bạn sẽ có dịp được chiêm ngưỡng dòng sông Neva thơ mộng, là một trong những con sông đẹp nhất của xứ Bạch Dương. Sẽ thật là một trải nghiệm tuyệt vời nếu bạn thưởng thức món kem morozhenoe cùng dưa hấu arbus, sau đó tham quan những vườn hoa mùa hè và nằm tắm nắng bên dòng sông Neva. Đây chắc chắn là một trải nghiệm khó quên mà bạn không thể bỏ qua khi đến với lễ hội đêm trắng ở Nga đấy.

Món kem morozhenoe. Ảnh: Internet.

Đón bình minh ở St Petersburg

Đón bình minh ở St Petersburg. Ảnh: Zing

Đừng quên xem mở cầu trên sông Neva, đây là một nét truyền thống trong lễ hội đêm trắng ở St Petersburg. Bạn sẽ được nhìn thấy những chiếc cầu từ từ dựng đứng và mở ra cho thuyền bè qua lại từ trên hai bên bờ kè của bờ sông hoặc trên một chiếc thuyền đi qua trung tâm thành phố lúc nửa đêm trong những ngày đêm trắng.

Đừng quên xem mở cầu trên sông Neva. Ảnh: Zing

“Đêm dài” của các bảo tàng

Xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội đêm trắng, một số bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật uy tín nhất của St. Petersburg sẽ mở cửa cả đêm với vé vào miễn phí để phục vụ du khách trên thế giới. Khách du lịch khi tới đây có thể chiêm ngưỡng các bộ sưu tập nghệ thuật và những buổi triển lãm đặc sắc.

Các bảo tàng nghệ thuật sẽ mở cửa xuyên đêm trong lễ đêm trắng. Ảnh: Internet.

Chương trình Scarlet Sails

Scarlet Sails hay còn được gọi là lễ hội cánh buồm đỏ thắm. Đây là một sự kiện của lễ hội đêm trắng ở Nga được tổ chức thường niên trên bờ sông Neva ở Saint Petersburg và Scarlet Sails. “Cánh buồm đỏ thắm” là lễ hội lấy cảm hứng từ câu chuyên cổ tích cùng tên của đại thi hào Nga Alexander Grin. Lễ hội đặc sắc ở Nga này thường được tổ chức vào ngày lễ tốt nghiệp của các học sinh Nga. Đây được coi là món quà dành tặng cho tất cả các em vừa tốt nghiệp phổ thông trước khi bước vào cuộc đời sinh viên, dánh dấu một bước chuyển tiếp quan trọng trong cuộc đời của các em.

Chiếc thuyền với những cánh buồm đỏ lướt trên mặt nước. Ảnh: Zing

Ngoài việc mang ý nghĩa là một món quà tinh thần dành cho những em học sinh, lễ hội cũng là dịp để hàng trăm ngàn người ở mọi lứa tuổi cùng nhau đến với dọc theo bờ sông Neva để thưởng thức các chương trình nghệ thuật và ngắm nhìn pháo hoa trên bầu trời. Lễ hội “Cánh buồm đỏ thắm” hàng năm thu hút hàng triệu du khách đổ về Saint Petersburg và thời gian tổ chức lễ hội cũng được xem là thời gian đẹp nhất trong năm của nước Nga.

Hạ Miên

Đăng bởi: Quốc Xờ đờ

Từ khoá: Hoà mình vào lễ hội đêm trắng ở Nga – nét văn hoá lâu đời của xứ Bạch Dương

Hòa Mình Vào Lễ Hội Chào Đón Năm Mới Tại Bhutan

Tết cổ truyền đặc sắc của Bhutan

Bhutan là một trong số những nước sử dụng hệ âm lịch để tính toán thời gian, song song với hệ dương lịch phổ biến hiện nay trên toàn thế giới. Losar là một trong những dịp lễ quan trọng trong lễ hội Bhutan, thường rơi vào tháng 3 hoặc tháng 3 dương lịch hằng năm. Không chỉ ở Bhutan mà cả Tây Tạng và Nepal cũng có ngày lễ tương tự nhưng có hơi khác về thời gian.

Losar hay năm mới của người Bhutan được tính bằng ngày mùng 1 (ngày đầu tiên) của tháng đầu tiên, khi mặt trăng bắt đầu quỹ đạo mới quanh Trái đất. Thường thì Losar trùng khớp với Têt Nguyên đán của người Việt và người Trung Quốc, tuy nhiên cũng có năm chênh lệch một vài ngày, hoặc có khi chênh lệch cả tháng. Người Bhutan ăn mừng Losar trong vòng ba ngày, bao gồm nhiều hoạt động truyền thống như treo cờ, nhảy múa những điệu vũ dân giang, tụ tập bạn bè và gia đình, đi chùa cầu nguyện… Losar là dịp để bản sắc văn hóa dân tộc của người Bhutan được giới thiệu với bạn bè thế giới.

Lễ Losar thực chất bắt nguồn từ một tôn giáo cổ ở khu vực cao nguyên Thanh – Tạng là Bön. Theo truyền thuyết, vào mùa đông, người dân sẽ tiến hành các nghi thức cúng bái kèm theo lễ vật để làm an lòng thần thánh và cả các vong hồn lẩn khuấn, cầu mong cho mọi sự tốt lành. Về sau, đây trở thành một dịp để người dân, đặc biệt là nông dân, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội này khi đó được tổ chức vào mùa hoa mơ nở, tức là khoảng tháng Ba. Dần dà, khi âm lịch xuất hiện ở Bhutan, lễ hội này trở thành tết Losar. Thu hút rất nhiều khách du lịch đến Bhutan để dự tết này.

Tương tự như cách người Việt Nam đón Tết Nguyên đán. Người Bhutan bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho Losar từ hoảng một tháng trước tết. Nào là trang hoàng, dọn dẹp nhà cửa. Mua sắm may mặc quần áo mới. Người người nhà nhà chuẩn bị những món ăn truyền thống để cúng bái và thưởng thức trong suốt mấy ngày lễ tết. Tại các đền chùa, công việc trang trí, quét dọn cũng diễn ra hệt như ở Việt Nam. Các tượng Phật, tượng thần được lau chùi sạch sẽ, bàn thờ cũng được phủi bụi và sắp xếp lại cho gọn gàng. Bhutan tuy cách Việt Nam khá xa nhưng nhìn chung cách thức chuẩn bị đón năm mới cũng không khác gì mấy.

Trải nghiệm lễ hội Bhutan ấn tượng dành cho khách du lịch

Tuy nhiên, thay vì ăn Tết đến mùng Sáu, có nơi là mùng Mười, thậm chí có chỗ… ra Giêng vẫn chưa hết Tết, thì người Bhutan đón Losar trong 3 ngày. Ngày thứ nhất gọi là Lama Losar. Vào ngày này, các Phật tử sẽ đi viếng chùa, chúc Tết chư tăng, thăm viếng gia đình và họ hàng. Để cầu mong mùa màng bội thu, người ta thường bày hạt lúa mạch và bột lúa mạch tsampa lên bàn thờ gia tiên. Phụ nữ trong nhà thường sẽ phải dậy sớm nấu rượu lúa mạch và món cơm dẻo Dresil để mọi người trong nhà cùng thưởng thức vào ngày Lama Losar này.

Ngày thứ hai gọi là Ghyalpo Losar, nghĩa là Losar của nhà vua, nhằm mục đích tôn vinh Đạt Lai Lạt Ma – thủ lĩnh tinh thần của người Bhutan cùng các lãnh đạo của cộng đồng. Ngày xưa, đây là dịp để các vị vua tặng quà cho dân chúng trong các lễ hội. Trong ngày này sẽ có những màn múa hát, biểu diễn đặc sắc chỉ có duy nhất một lần trong năm. Ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng, được gọi là Choe-kyong Losar. Vào ngày này, người ta tổ chức cúng kiếng cho các chư Phật và thần thánh để cầu mong được phù hộ và bình an. Người dân cũng treo cờ cúng và đi viếng các đền chùa.

Tưởng rằng sau ba ngày là hết, nhưng… không, sau ba ngày này, người dân Bhutan tiếp tục ăn uống và tiệc tùng mừng năm mới đến tận… 12 ngày tiếp theo, tức là tới rằm tháng Giêng.Năm mới chỉ kết thúc với sự kiện lễ Chunga Choepa hay còn gọi là Lễ hội Đèn Bơ, trong đó người ta sẽ tạo ra những tác phẩm điêu khắc từ bơ sữa bò yak. Đây là một hoạt động mang tính thiêng liêng với người Tây Tạng, và các thầy tu trước khi tham gia phải thực hiện những nghi lễ để thanh tẩy cơ thể. Sau lễ hội Losar – lễ hội đón chào năm mới của Bhutan, những tác phẩm nghệ thuật này sẽ được đặt ở các tu viện.

Tour chúng tôi – Ấn Độ – Bhutan 6N6Đ (DELHI – AGRA – PARO – THIMPHU)

Đăng bởi: Nguyễn Văn Nam

Từ khoá: Hòa mình vào lễ hội chào đón năm mới tại Bhutan

Đắm Chìm Trong Nét Văn Hóa Bản Địa Với Các Lễ Hội Ở Mông Cổ Đặc Sắc Nhất

Du lịch Mông Cổ và tham gia các lễ hội đặc sắc ở đây như lễ hội Đại Bàng Vàng, lễ hội Naadam… bạn sẽ được khám phá một nền văn hóa bản địa đậm đà bẳn sắc với phong vị riêng có. 

Lễ hội ở Mông Cổ thể hiện rõ nét văn hóa bản địa đặc sắc của người dân nơi đây, đa số các lễ hội đều để thể hiện sự gắn bó với thảo nguyên xanh, tập tục sống du mục, những đàn gia súc và tập tục săn bắn trong đời sống thường ngày. Du lịch Mông Cổ và khám phá các lễ hội đặc sắc là hành trình thú vị giúp bạn hiểu hơn về những nét đẹp độc đáo trong đời sống văn hóa, tinh thần của các hậu duệ “Thành Cát Tư Hãn”.

Các lễ hội ở Mông Cổ thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa. Ảnh: @onepicatatyme.

Khám phá những lễ hội ở Mông Cổ nổi tiếng và đặc sắc bậc nhất

Lễ hội Naadam

Đây là lễ hội ở Mông cổ lớn nhất được tổ chức thường niên vào tháng 7 hằng năm. Người ta ví lễ hội Naadam như một kỳ thế vận hội lớn của người Mông Cổ, trước kia lễ hội này được sử dụng như một cuộc diễn tập lớn trước những cuộc chiến lớn. Ngày nay lễ hội Naadam được tổ chức linh đình và kéo dài nhiều ngày bao gồm ngày lễ chính và các hoạt động phụ diễn ra trước lễ hội chính vài ngày.

Lễ hội Naadam được coi là lễ hội lớn nhất của Mông Cổ. Ảnh: @go2mongolia

Không chỉ có các màn thi đấu thể thao gay cấn và sôi động, lễ hội ở Mông Cổ này còn có những màn trình diễn nghệ thuật thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây như nhảy múa, trình diễn trang phục truyền thống, diễu hành, ca hát…

Diễu hành trong thời gian diễn ra lễ hội. Ảnh: @rafvk

Thông thường lễ hội Naadam sẽ bắt đầu bằng màn đua ngựa ở Khui Doloon Khudag, cách trung tâm thành phố 35km. Tiếp đến là hoạt động bắn cung diễn ra tại sân vận động trung tâm, nơi mà các cung thủ dù là đàn ông, đàn bà hay trẻ em đều sẽ mặc trang phục truyền thống và thi đấu với ba hạng mục bao gồm Khalkh, Buriad và Uriankhai.

Hoạt động đua ngựa diễn ra sôi nổi. Ảnh: @gomongolia

Hoạt động bắn cung dành cho cả nam, nữ và trẻ em. Ảnh: @mongolie

Tiếp đến là hoạt động trình diễn trang phục truyền thống, lễ diễu hành ở quảng trường trung tâm, những buổi biểu dẫn nghệ thuật dân gian, đấu vật, diễn ra trên khắp thủ phủ của đất nước.

Cuộc thi đấu vật được nhiều người ưa thích. Ảnh: @emmanueltravelphotographer

Ngoài được khám phá văn hóa bản địa độc đáo du khách tham gia lễ hội Naadam còn có thể thưởng thức vô vàn các món ăn ngon đặc sắc cho văn hóa ẩm thực Mông Cổ khi tham gia lễ hội này.

Lễ hội trên hồ băng Khövsgöl

Đây là một trong những lễ hội ở Mông Cổ đẹp đến mê mẩn vì diễn ra trên hồ Khövsgöl, danh thắng nổi tiếng và là hồ nước ngọt sâu nhất Mông Cổ. Hồ Khövsgöl nằm ở độ cao 1645m so với mực nước biển, độ sâu nhất đạt 267m và là hồ lớn thứ 2 ở Mông Cổ (2760 km2) sau hồ Uvs (3350 km2).

Vào tháng 3 hằng năm, khi nhiệt độ xuống chỉ còn -40 độ C và Khövsgöl cũng bắt đầu cựa mình thức giấc với những vết nứt trên mặt hồ dày đặc, mặt hồ vỡ liên tục khiến bề mặt hồ chằng chịt những vết nứt tuyệt đẹp.

Lễ hội trên hồ băng Khövsgöl diễn ra trong khung cảnh tuyệt đẹp. Ảnh: @mongolianpeaks

Người ta coi lễ hội này như một hoạt động để ăn mừng vì đã sống sót qua những ngày đông lạnh giá, trước khi mặt trời mọc họ sẽ trèo lên tảng đá linh thiêng và bày tỏ sự tôn kính với linh hồn của hồ.

Những vết nứt tạo nên khung cảnh đẹp mê hồn tại hồ băng Khövsgöl. Ảnh: @emmastellanera

Trên bề mặt của băng giá, người Mông Cổ và các du khách tham gia lễ hội sẽ quây quần mang ra những món ăn, đồ uống đã chuẩn bị từ trước như sữa, trà đen, bánh bao chiên… và vui vẻ cùng nhau thưởng thức để ăn mừng qua thời giáp hạt. Người ta cũng tổ chức nhiều hoạt động thú vị như thi ngựa kéo xe trượt tuyết, kéo co, bắn cung hay chạm khắc, điêu khắc băng.

Nhiều du khách đến thăm gia lễ hội để khám phá nét văn hóa độc đáo. Ảnh: New

Trong thời gian diễn ra lễ hội đặc sắc của Mông Cổ này, tất cả mọi người đều vui vẻ, chan hòa, không quan tâm đến xuất thân và tín ngưỡng, họ đơn giản là vui chơi cùng nhau và cùng chờ đón xuân sang khi hoa cỏ ngập tràn và những tia nắng ấm mang đến bình yên, sự vui tươi sau những tháng đông buốt giá.

Hoạt động điêu khắc băng rất được yêu thích trong lễ hội. Ảnh: Kênh 14

Lễ hội Đại bàng Vàng

Vào tháng 10 hằng năm, Lễ hội Đại bàng Vàng sẽ được tổ chức tại Bayan-Ulgii ở cực Tây của Mông Cổ, nơi có dãy núi Altai hùng vĩ. Đây cũng là quê hương của những người du mục Kazakh, một dân tộc thiểu sống của Mông Cổ có đời sống văn hóa và ngôn ngữ riêng biệt.

Lễ hội Đại bàng vàng là lễ hội của người du mục Kazakh. Ảnh:@koryotours

Lễ hội Đại bàng vàng chính là một trong những nét văn hóa độc đáo của họ. Lễ hội này được tổ chức bởi Hiệp hội Berkut và cộng đồng ở địa phương thu hút rất đông cư dân địa phương từ người già đến trẻ nhỏ.

Lễ hội này khiến nhiều du khách tò mò muốn trải nghiệm. Ảnh: @elaine kim

Trong thời gian diễn ra lễ hội ở Mông Cổ này, người ta sẽ tổ chức các màn trình diễn văn nghệ, diễu hành khắp tỉnh Bayan-Ulgii, thi trang phục truyền thống và đặc biệt nhất là màn đối kháng có tên Kukbar trên lưng ngựa với 3 vòng đấu Đại bàng Vàng quyết liệt và nảy lửa.

Những chú đại bàng này được gọi là Berkut và đã được huấn luyện rất kỹ càng trước khi tham gia lễ hội. Người chiến thắng sẽ là người sở hữu chú Berkut lanh lợi và mạnh mẽ nhất.

Những chú đại bàng được huấn luyện kỹ lưỡng trước khi tham gia lễ hội. Ảnh:@soyolontravelmongolia

Màn đối kháng có tên Kukbar rất quyết liệt và nảy lửa. Ảnh: @anthony smith travel

Hồng Thọ

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Đăng bởi: Huyền Nguyễn Thị

Từ khoá: Đắm chìm trong nét văn hóa bản địa với các lễ hội ở Mông Cổ đặc sắc nhất

Hai Nhà Thờ Gỗ Lâu Đời Ở Kon Tum

ALONGWALKER – Nhà thờ Chánh tòa và Tòa Giám mục kết hợp giữa kiến trúc châu Âu với nét văn hóa Tây Nguyên là 2 nhà thờ gỗ lâu đời ở Kon Tum

Nhà thờ chánh toà Kon Tum là điểm đến rất nổi tiếng (Ảnh – cungphuot.info)

Nằm trên đường Nguyễn Huệ, nhà thờ Chánh tòa là điểm đến quen thuộc của du khách khi tới thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Công trình do các linh mục người Pháp khởi xướng xây dựng từ năm 1913 tới năm 1918.

Công trình được làm hoàn toàn bằng gỗ (Ảnh – cungphuot.info)

Được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít nên công trình hay được gọi là nhà thờ gỗ. Kiến trúc sư thiết kế khu nhà theo phong cách Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Trên đỉnh tháp là cây thánh giá bằng gỗ quý cao vút, thể hiện sự uy nghiêm và vĩnh cửu của ngôi thánh đường.

Hệ thống khung gỗ đỡ toàn bộ khối kiến trúc của nhà thờ (Ảnh – cungphuot.info)

Khung của nhà thờ gồm bốn hàng cột gỗ, đặt trên các đế đá vững chắc có sức chịu đựng với thời gian.

Các mái vòm gỗ bên trong thánh đường (Ảnh – cungphuot.info)

Bên trong thánh đường có nhiều hàng cột nhỏ được liên kết với nhau bằng các vòng cung gỗ.

Các ô cửa sổ đầy sắc màu mang lại vẻ rực rỡ cho nhà thờ (Ảnh – cungphuot.info)

Thánh đường có nhiều khung cửa kính màu vẽ lại các điển tích trong Kinh thánh. Nhờ vậy, giáo đường vừa có thêm ánh sáng tự nhiên vừa tăng thêm vẻ rực rỡ, tráng lệ.

Kiến trúc chủ đạo của nhà thờ là màu nâu (Ảnh – cungphuot.info)

Màu nâu của gỗ cùng những đường nét họa tiết mang đậm sắc thái văn hóa, tín ngưỡng của người Tây Nguyên.

Là điểm đến nổi tiếng nên nhà thờ đón rất nhiều khách tham quan tới đây hàng ngày (Ảnh – cungphuot.info)

Mỗi ngày, nhà thờ gỗ ở Kom Tum đều thu hút đông khách tham quan. Vào dịp lễ Giáng Sinh, có hàng nghìn giáo dân đủ tộc người tìm đến nhà thờ. Họ ở lại ngay bãi đất trống bên phải có khi cả tuần để tham dự lễ.

Toà giám mục, một công trình bằng gỗ khác ở Kon Tum (Ảnh – cungphuot.info)

Một công trình bằng gỗ khác là Tòa Giám mục Kon Tum (đường Trần Hưng Đạo, TP Kon Tum), được xây dựng năm 1935. Công trình kết hợp giữa kiến trúc phương Tây với những nét bản địa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.

Toà giám mục có kiến trúc trải dài (Ảnh – cungphuot.info)

Tòa giám mục trải dài 100m, có ba tầng. Trong đó, tầng một được xây bằng gạch và bê tông, còn hai tầng trên là hệ kết cấu khung gỗ, mái nhà lợp ngói.

Hành lang chính chạy ngang toà nhà (Ảnh – cungphuot.info)

Công trình có hành lang rộng và dài với hệ thống sàn, kèo, cột, trần, cầu thang… đều xây dựng từ những cây gỗ quý khai thác ở địa phương.

Nhà nguyện bên trong cũng được bao bọc với những ô kính nhiều màu sắc (Ảnh – cungphuot.info)

Nhà nguyện bên trong Tòa giám mục sử dụng nhiều gỗ màu trầm toát vẻ cổ kính, uy nghiêm và phảng phất không khí núi rừng Tây Nguyên.

Hàng hoa sứ được trồng 2 bên trên con đường dẫn vào toà nhà (Ảnh – cungphuot.info)

Bao quanh Tòa giám mục là khuôn viên rộng với nhiều cây lâu năm. Nổi bật là hai hàng cây sứ rợp bóng mát ở lối vào, mang đến vẻ bình yên, tĩnh lặng. Tòa Giám mục Kon Tum đóng cửa vào thứ 3, các ngày còn lại trong tuần đều mở cửa đón khách tham quan.

Đăng bởi: Nghị Tô

Từ khoá: Hai nhà thờ gỗ lâu đời ở Kon Tum

5 Thương Hiệu Mì Ăn Liền Lâu Đời Của Người Việt

Vifon Hảo Hảo

Vifon

Được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, công nghệ Nhật Bản, với sự điều hành, hỗ trợ và giám sát liên tục, tỉ mỉ của chính nguồn nhân lực Nhật Bản cùng đội ngũ nhân sự người Việt được đào tạo bài bản tại Acecook chính là “bảo chứng” cho chất lượng của mỗi gói mì Hảo Hảo trước khi được tung ra thị trường. Đây cũng chính là tôn chỉ giúp thương hiệu mì Hảo Hảo luôn là sự lựa chọn an toàn, chất lượng và phù hợp với người tiêu dùng Việt ngay từ khi mới “ra mắt” thị trường vào năm 2000.

Ngày nay, Hảo Hảo tiếp tục thể hiện sự am hiểu thị trường của mình với nhiều hương vị mì đa dạng khác như Hảo Hảo vị gà, Hảo Hảo sa tế hành, Hảo Hảo tôm xào chua ngọt, mì xào Hảo Hảo tôm hành hay Hảo Hảo chay rau nấm… Tất cả tạo nên những sự lựa chọn đa dạng nhằm đáp ứng tất cả các khẩu vị ẩm thực của người Việt. Mì ly Handy Hảo Hảo có kiểu dáng thon gọn, dễ cầm nắm giúp người dùng có thể dễ dàng thưởng thức hương vị quen thuộc của Hảo Hảo mọi lúc mọi nơi, dù đang ở nhà, văn phòng, trường học hay tận hưởng những chuyến du lịch xa nhà. Handy Hảo Hảo phù hợp với cuộc sống bận rộn và năng động hiện nay của người Việt.

Hảo Hảo

Miliket

Hảo Hảo

Đến bây giờ trên thị trường đã có hàng trăm loại mì gói, cả trong nước và ngoại nhập, nhưng với nhiều gia đình vẫn trung thành với mì Miliket. Là một sản phẩm của Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – Miliket, Miliket được sản xuất từ những năm 90 của thế kỉ trước với bao bì giấy. Đây là sản phẩm một thời được người Việt Nam ưa chuộng với hơn 90% người sử dụng. Hiện nay, đây vẫn là sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn, tuy nhiên thị phần ít hơn trước.

Giữa cuộc cạnh tranh tàn khốc của thị trường mì ăn liền, Miliket vẫn tìm được một hướng riêng để tồn tại trong suốt thập niên qua. Doanh nghiệp này đã phát triển thêm nhiều sản phẩm khác như phở, cháo, hủ tiếu, miến ăn liền… và sản xuất các sản phẩm từ gạo. Mục tiêu doanh nghiệp này đưa ra là tăng sản lượng các sản phẩm từ gạo lên 1.600 tấn/tháng. Dù vậy, sản lượng tiêu thụ mì gói giấy hai tôm quen thuộc vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tiêu thụ sản lượng hằng năm của Miliket. Cũng trong giai đoạn này, thay vì chỉ tập trung giành thị phần nội địa, mì hai tôm đã mạnh dạn khai thác thêm nhiều thị trường mới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Myanmar, Singapore, tuy nhiên sản lượng chưa cao.

Tabiket

Miliket

Tabiket hay mì Tân Bình là một sản phẩm của công ty TNHH Phúc Hảo, một thời được ưa chuộng tại miền Nam. Tabiket cũng là sản phẩm mì ăn liền được đóng gói giấy, tuy nhiên do thị trường hẹp nên Tabiket cũng không được nhiều người biết đến như Vị Hương. Mì Tabiket sau này cũng được đóng bao bì nilon và có các vị như 2 tôm, tôm sa tế, mì vị tôm…

Trong thời gian qua công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và chuẩn hóa hệ thống phân phối bán hàng nhằm đem đến khách hàng những sản phẩm mì ăn liền tuyệt hảo. Mì Tabiket, mỳ Tân Bình, Mì ăn liền PHÚC HẢO với dãy sản phẩm đa dạng về chủng loại, có mì kiếng – mì giấy – mì trần với các hương vị như sườn chua cay, thịt bằm, chay rau nấm, tôm sa tế… sẽ làm phong phú hơn cho mỗi tô mì ăn liền được bạn thưởng thức.

Mì Vị Hương

Tabiket

Vị Hương được biết đến là thương hiệu mì lâu đời. Có mặt hơn 50 năm trên thị trường nhưng đây vẫn là thương hiệu mì được mọi người tin tưởng và sử dụng. Với khoảng thời gian dài như vậy, chắc chắn Vị Hương đã góp nhặt được nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất và tiếp cận khách hàng để rồi nhận lại những khách hàng và đối tác chiến lược vô cùng quan trọng. Cùng với đó là dây chuyền sản xuất nghiêm ngặt, đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp trong từng công đoạn. Vị Hương luôn đặt chất lượng sản phẩm và cảm nhận của người tiêu dùng là quan trọng nhất, thế nên mỗi sản phẩm mà Vị Hương tung ra đều mang giá trị và tâm huyết. Mì ăn liền Vị Hương là sản phẩm nổi tiếng của công ty Thiên Hương, và được xem là nét văn hóa ẩm thực nổi bật của miền Nam Việt Nam và vùng Đông Nam Á thời bấy giờ.

Xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước, Vị Hương gói giấy được coi là thương hiệu mì tôm đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm nổi tiếng của công ty Thiên Hương được xem là nét văn hóa ẩm thực của miền Nam Việt Nam. Công ty Thiên Hương do ông Trần Thành, một nhà tư sản người Hoa sáng lập năm 1963 có tên là Thiên Hương Công Ty S.A.R.L, chuyên sản xuất bột ngọt “VỊ HƯƠNG TỐ”. Đến năm 1972, Công ty đầu tư 2 dây chuyền sản xuất mì ăn liền (một trong những Công ty đầu tiên ở Việt Nam sản xuất Mì ăn liền) nhãn hiệu “Vị Hương”. Khi đó nhãn hiệu mì “Vị Hương” luôn được người tiêu dùng nồng nhiệt chào đón. Sau này Vị Hương dần thay đổi mẫu mã chuyển từ gói giấy sang túi nilon như nhiều loại mì khác. Hiện tại mì gói giấy của Vị Hương vẫn được bày bán tại các siêu thị lớn như Big C, Metro, Coopmart…

Mì Vị Hương

Đăng bởi: Mỡ Mỡ

Từ khoá: 5 Thương hiệu mì ăn liền lâu đời của người Việt

Top 10 Lễ Hội Sapa Nhất Định Tham Gia Một Lần Trong Đời

1. Lễ hội tết cơm mới – lễ hội Sapa 

Như chúng ta đã biết, một năm ở mỗi địa phương sẽ diễn ra rất nhiều các lễ hội. Thương các lễ hội được tổ chức vào mùa xuân, chính là năm mới với những lời chúc cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Thời điểm thứ hai có lẽ là lễ cúng cơm mới một lễ hội Sapa được tổ chức hằng năm sau một mùa làm lụng và chuẩn bị thu hoạch. Đây cũng là lúc người nông dân bày tỏ lòng biết ơn trước tổ tiên và những vị thần tự nhiên đã giúp cho người dân có một vụ mùa mới bội thu.

2. Lễ hội xuống đồng

Một lễ hội đặc sắc không chỉ là lễ hội SaPa mà còn của đông đảo các tỉnh thành phía bắc như: Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng… Đúng như cái tên gọi của nó. Lễ hội xuống đồng với mục đích báo hiệu một mùa vụ mới. Lễ hội xuống đồng như lời cáo với trời, các vị thần về một vụ mùa mới. Lễ hội xuống đồng Sapa được diễn ra theo hai phần chính là phần lễ và phần hội.

Ở phần lễ: người dân thực hiện nghi lễ rước nước và rước đất. Đoàn người thực hiện phần lễ yêu cầu về hình thức trang nghiêm, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Với đoàn rước kiệu trang trí màu sắc và độc đáo

Phần hội diễn ra sau đó, là nơi để các chàng trai, cô gái chơi giao lưu các trò chơi dân gian cùng nhau. Những cô gái xúng xính trong bộ đồ dân tộc, e ngại và bẽn lẽn, các chàng trai thì đua nhau khoe tài thổi kèn, nhảy múa. Lễ hội xuống đồng diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng mỗi năm. Đây là một dịp để du khách đến và chiêm ngưỡng những bản sắc lễ hội Sapa.

3. Lễ hội Nào Cống

Được diễn ra tại bản Tả Van, Sapa vào mỗi ngày Thìn tháng 6 âm lịch hằng năm. Lễ hội Nào Cống là một lễ hội Sapa nổi bật, đặc sắc về cả ý nghĩa, tín ngưỡng và nét đẹp được lưu giữ qua hàng trăm năm, được nhiều du khách biết đến.

Được diễn ra hằng năm tại thung lũng Mường Hoa. Lễ hội Nào Cống là một trong những lễ hội Sapa có lịch sử truyền thống lâu đời nhất. Từ thập kỷ 50 trở về trước, Tả Van có một ngôi đền thờ các vị thần. Ngôi miếu gồm có 3 gian và từ lâu đã trở thành nơi diễn ra lễ hội Nào Cống. Một trong những lễ hội của người Mông, Dao và dân tộc Giáy tại Lào Cai. Với mong muốn  các vị thần phù hộ người nhà được sống bình yên, mùa màng tươi tốt.

4. Lễ hội Roóng Poọc

Đây có lẽ là lễ hội Sapa mà được nhiều người dân Sapa và du khách du lịch khi tới đây chờ mong nhất.

Lễ hội Roóng Poọc được tổ chức vào tháng Giêng mỗi năm. Khi đây là mùa lễ hội. Người dân vẫn kháo nhau rằng tháng Giêng là tháng ăn chơi. Cũng chính vì lẽ đó. Mỗi dịp mùa xuân đến với mảnh đất Tây Bắc, chúng ta luôn được cảm nhận một bầu không khí vui vẻ, an lành.

Lễ hội Roóng Poọc là lễ hội truyền thống của người dân tộc Giáy ỏ SaPa. Với mong muốn cầu cho một năm mới có được cuộc sống dân an, mùa màng bội thu, trâu bò đầy chuồng, thóc đầy bồ. Người ta sẽ dán giấy màu vàng hình con rồng trên vòng nhật nguyệt với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa.

Mỗi phần lễ và phần hội đều nhận được đông đảo sự quan tâm. Lễ hội diễn ra trong không khí hân hoan, những trò chơi điệu múa, làn điệu hát của người dân tộc Giáy đều khắc sâu trong lòng du khách.

5. Lễ hội Tết Nhảy – Lễ hội Sapa mùa xuân

Được diễn ra vào hai ngày đầu tiên của năm mới. Đây là lễ hội được diễn ra đầu tiên trong năm cũng là lễ hội Sapa diễn ra sớm nhất. nếu đi nghỉ ở Sapa vào dịp này chắc chắn du khách đừng nên bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội này. Được diễn ra trong hai ngày với nhiều tiết mục, lễ hội diễn ra. Trong đó đặc sắc nhất, phần quan trọng và độc đáo nhất của ngày Tết là nhảy múa tri ân.

Trong đó người dân thể hiện tấm lòng biết ơn qua ba điệu nhảy bày tỏ với : bậc thần linh, bậc sinh thành là cha mẹ và điệu nhảy mời tiên nương giáng trần. Mỗi điệu múa đều thể hiện được những nét văn hóa riêng biệt, thể hiện được phong tục truyền thống và những nét đẹp trong tín ngưỡng của người dân tộc Dao nơi đây.

6. Lễ hội Nào Sống

Một trong những lễ hội Sapa mà không thể không giới thiệu cho du khách chính là lễ hội Nào Sồng này. Đây là lễ hội của người dân tộc Mông tại SaPa. Lễ hội diễn ra dưới sự chỉ huy của các vị lão già làng của Bản. Đây là những người có tuổi thọ cao nhất, nhiều kinh nghiệm trong việc cấy lúa, gieo trồng và làm như thế nào để có được một mùa màng bội thu.

Lễ hội Nào Sồng được tổ chức với mong muốn của người dân tộc Mông lên vị thần Thu Tỉ. Người có công trong bảo vệ cho dân làng và các gia súc tránh khỏi thú dữ. Lễ vật được dâng lên cũng rất đơn giản đều là các nông sản, sản vật của người dân tự nuôi trồng được.

Mỗi hộ gia đình khi tham gia lễ hội Sapa này thì sẽ tự chuẩn bị cho mình một mâm cỗ. Bao gồm rượu nếp, có xôi, gà và lợn rừng. Các lớp thanh thiếu niên có lẽ là vui nhất mỗi độ xuân về. Mỗi bạn trẻ đều tự chuẩn bị cho mình những bộ đồ xinh đẹp nhất để được đón mùa xuân về và hòa vào dòng người cùng tham gia những trò chơi trong lễ hội.

7. Lễ hội Gầu Tào Sapa

Một lễ hội Sapa mà du khách chắc hẳn đã nghe đến rất nhiều lần đó chính là lễ hội Gầu Tào. Được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng Giêng âm lịch ngay sau khi Tết Nguyên Đán diễn ra. Cũng chính vì vậy mà mỗi lần lễ hội này diễn ra đều thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách và người dân.

Cái tên Gầu Tào của lễ hội là tên tiếng Mông được gọi theo cách nói của người dân tộc Mông. Đây cũng là lễ hội nổi tiếng của người dân tộc Mông ở Lào Cai. Cái tên Gầu Tào còn có nghĩa là chơi ở ngoài trời. Với ý nghĩa cầu mong có con hoặc cầu mong cho con cháu bình an, khỏe mạnh, gia đình an vui.

8. Lễ hội hoa chuối

Một lễ hội Sapa mà lần đầu các bạn được nghe kể đúng không. Vậy thì theo chân chúng mình tìm hiểu ngay nhá.

Một nét đặc sắc trong văn hóa của người dân tộc Xá Phó chính là lễ hội hoa chuối này. Được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 âm lịch hằng năm. Lễ hội hoa chuối sẽ được người dân quây quần tại một nhà trưởng bản, trưởng họ hay một gia đình trong dòng họ.

Với ý nghĩa mong muốn cầu cho mùa màng tươi tốt, gia đình hạnh phúc, mạnh khỏe và bình an. Mỗi gia đình sẽ sắm lễ bao gồm: rượu, gạo, 3 con chim nướng, mắm cá ủ chua, muối ớt,… làm lễ vật. Người dân chọn cây chuối to tốt, đang trổ hoa để làm cây chuối lễ. Cây chuối càng to, nhiều hoa sẽ càng làm cho một mùa vụ mới bội thu.

9. Lễ hội quét làng

Một lễ hội nổi tiếng không kém của người Xá Phó chính là lễ hội quét làng. Một lễ hội góp phần phong phú lễ hội Sapa. Được diễn ra vào ngày Ngọ và ngày Mùi tháng 2 âm lịch hằng năm tại xã Nậm Sài, thị trấn SaPa. Với mục đích cầu một năm mới được bình yên, hoa màu tươi tốt, chăn nuôi phát triển. Mỗi gia đình người Xá Phó sẽ sắm một lễ cúng riêng bao gồm:  1 bát gạo, 1 con gà, rượu, hương.

Các lễ này sẽ được đặt thành vòng tại mô đất trống được thanh niên và trai tráng mang đến với tất cả lòng thành kính. Sau khi lễ hội diễn ra người dân lại tiếp tục cuộc sống thường nhật với những công việc đồng áng hằng ngày. Mỗi năm đến dịp lễ quét làng, người dân trong vùng thường dành ra một ngày để chuẩn bị và nghỉ ngơi.

10. Lễ hội khèn hoa và mở cổng trời Fansipan

Được xếp ở vị trí thứ 10 trong top lễ hội Sapa chính là lễ hội khèn hoa. Mảnh đất Tây Bắc Việt Nam luôn được mệnh danh là mảnh đất đẹp, luôn tràn ngập những màu sắc tươi mới. Lễ hội diễn ra trong sự hứng khởi đón chào của người dân. Nơi đây cũng là dịp hàng ngàn các loài hoa cùng được khoe sắc.

Được tổ chức vào đúng dịp Tết Nguyên Đán hằng năm. Người dân và khách du lịch đều dành thời gian tham dự lễ hội Sapa này. Được hòa mình trong không khí đầu xuân, có lạnh, và có những vẻ đẹp chỉ có ở mảnh đất Tây Bắc mộng mơ. Những ngày đầu năm, những chàng trai cô gái dân tộc ở đây khoác trên mình những bộ trang phục dân tộc đầy màu sắc. Càng tô điểm thêm cho bức tranh xuân thêm đẹp mắt.

Đăng bởi: Mạnh Lê

Từ khoá: Top 10 lễ hội Sapa nhất định tham gia một lần trong đời

Cập nhật thông tin chi tiết về Hoà Mình Vào Lễ Hội Đêm Trắng Ở Nga – Nét Văn Hoá Lâu Đời Của Xứ Bạch Dương trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!