Bạn đang xem bài viết Không Gian Trung Hoa Độc Đáo Ở Chùa Bà Nước Mặn (Chùa Bà Thiên Mụ Bình Định) – Chùa Ông Nước Mặn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chùa Bà Nước Mặn và chùa Ông Nước Mặn là hai ngôi chùa Hoa tông có kiến trúc độc đáo nằm ở thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Vào khoảng thế kỉ XVI, người Hoa từ Quảng Đông, Phúc Kiến (Trung Quốc) dong thuyền tiến về phương Nam, xin chúa Nguyễn cho nhập cư vào vùng Nước Mặn, mở phố lập làng, buôn bán cùng người Việt. Họ lập chùa Ông, thờ Quan Thánh Đế, lập chùa Bà thờ Bà Thiên Hậu (Thiên Hạ Thánh Mẫu) – một nhân vật huyền thoại có công cứu giúp các tàu thuyền mắc nạn trên biển. Từ đó, tục thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa du nhập khắp Việt Nam, kể cả xứ Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Ở đâu có người Hoa sinh sống, buôn bán, thì ở đó có thờ Bà Thiên Hậu, như: vùng Nước Mặn (Bình Định), Hội An (Quảng Nam), Vũng Lấm (Phú Yên), Phố Hiến (Hưng Yên),…
Chùa Bà Nước Mặn, hay chùa Bà Thiên Mụ, chùa Bà, Thiên Hậu Miếu, là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng suốt 3 thế kỉ, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII của vùng Nước Mặn, nơi xưa kia được gọi tên Đô thị Nước Mặn, một thương cảng sông phồn thịnh của xứ Đàng Trong, nay là thôn An Hòa, xã phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chùa Bà Nước Mặn là chứng nhân lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần to lớn của vùng Nước Mặn, đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2010.
Hàng năm, lễ hội Đô Thị Nước Mặn được tổ chức tại chùa Bà Nước Mặn vào khoảng cuối tháng Giêng đến đầu tháng 2 âm lịch, thể hiện tinh thần hòa hợp, giao thoa văn hóa, tâm linh của người Việt và người Hoa, cũng như thể hiện sự hoài niệm về một đô thị thương cảng đã từng là trung tâm thương mại, văn hóa một thời của Bình Định. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Nhân (Bình Định) – người nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu về cảng thị Nước Mặn, thì lễ hội Đô thị Nước Mặn là một trong những lễ hội cổ truyền có quy mô lớn và ra đời sớm nhất ở Bình Định từ cách đây 4 thế kỷ.
Ngoài các giá trị về lịch sử – văn hóa quý giá, chùa Bà Nước Mặn còn có kiến trúc Trung Hoa khá độc đáo, mang lại cảm giác cổ kính, thâm trầm và bình yên đối với du khách đến chiêm bái.
BбєЈng chỉ dбє«n vГ o chГ№a BГ
Trước khi gặp chùa Bà Nước Mặn, du khách sẽ đến với chùa Ông Nước Mặn, hay chùa Ông, thờ Quan Thánh Đế (Quan Thánh, Quan Thánh Đế Quân, Quan Vũ), mới được lập ra sau này.
Một số hình ảnh ở khu chùa Bà Nước Mặn:
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, chỉ mang tính chất tham khảo.
*** Ảnh chụp bằng điện thoại IPhone 7, chỉnh màu qua ứng dụng (app) Meitu.
Đăng bởi: Lê Thị Hồng Thắm
Từ khoá: Không gian Trung Hoa độc đáo ở chùa Bà Nước Mặn (chùa Bà Thiên Mụ Bình Định) – Chùa Ông Nước Mặn
Cổ Tự Chùa Thiên Mụ
1. Đôi nét giới thiệu về chùa Thiên Mụ
Địa chỉ: Đường Nguyễn Phúc Nguyên, Hương Hòa, Thành phố Huế
Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê cạnh bên tả ngản của sông Hương nó còn có một tên khác là chùa LInh Mụ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km. Ngôi chùa này là nguồn cảm hứng sáng tác của biết bao tác phẩm văn học, hội họa thi ca trong các thời kỳ lịch sử. Vẻ đẹp của nơi đây là sự tổng hợp của nét đẹp về văn hóa lịch sử, tâm linh và nghệ thuật độc đáo.
Chùa Thiên Mụ nhìn từ trên cao (Ảnh:Fb)
2. Tên gọi của chùa Thiên Mụ từ đâu mà có?Từ thời xa xưa chùa Thiên Mụ đã nằm trong nhiều bài thơ của vua chúa thời Thiệu, sở dĩ cái tên Linh Mụ có thêm ngoài Thiên Mụ là do thời đó vua muốn con cái nói dổi nhưng sợ dùng chữ thiên phạm tới trời nên đổi thành Linh Mụ. Mĩa sau này đến năm 1869 nhà vua mới cho dùng lại với tên đó. Nên ở đây người dân thường hay gọi là chùa Linh Mụ và Thiên Mụ
Vẻ uy nghi của chùa Thiên Mụ (Ảnh:Fb)
3. Những truyền thuyết xoay quanh chùa Thiên MụVần đề xoay quanh chùa Thiên Mụ về truyền thuyết khá phong phú, từ thời chúa Nguyễn người ta kể lại rằng trong lúc đang rong rủi trên lưng ngựa dọc bờ sông Hương thì chúa Nguyễn tức Nguyễn Hoàng đã bắt gặp 1 ngọn đồi nhỏ bện cạnh nó là dòng nước xanh trong uốn khúc đắc địa hình hài như một con rồng. Từ đó ông đã nảy sinh ý nghĩ xây dựng giang sơn cho nhà họ Nguyễn trong luc làm trấn thủ của xứ Thuận Hóa lúc bấy giờ.
Bên cạnh đó người dân củng cho biết thêm vào đêm khuya thường có 1 bà lão mặc áo màu đỏ quần màu lục dáng vẻ rất kỳ lạ xuất hiện trên đồi Hà Khê và luôn miệng nói: ” Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Từ đó Thiên Mụ Sơn được ra đời với tên gọi của nơi đây.
Và dường như tư tưởng của quân và dân hợp với nhau như cá gặp nước vào năm 1061 Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng ngôi chùa này và có tên là Thiên Mụ
Những truyền thuyết xoay quanh chùa Thiên Mụ (Ảnh:Fb)
4. Kiến trúc Chùa Thiên MụKiến trúc của ngôi chùa này rất bề thế với lối kiến trúc đẹp về bề thế, đầu tiên là đại điện Hùng có kiến trúc đồ sộ và hết sức nguy nga, ở đây ngoài những tượng phạt bằng đồng cao lớn sáng chói còn có 1 bức khánh đồng và 1 bức hoành phi được đúc vào năm 1677 và 1714 do chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng
Đại điện Hùng chùa Thiên Mụ (Ảnh:Fb)
Trong khuôn viên của chùa là những khu vườn hoa lá cây cảnh tuyệt đẹp được vun trồng chăm sóc kỷ lưỡng hàng ngày, ngay bên cạnh còn có chiếc xe ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.
Khuôn viên chùa Thiên Mụ (Ảnh:Fb)
Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
Khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu (Ảnh:Fb)
xe ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức (Ảnh:Fb)
Bên cạnh đó ở nơi đây còn có nhiều cổ vật xưa để lại như chuông đồng (Hồng Chung), bia đá mang ý nghĩa lịch sự thời cổ đại
Chuông đồng (Ảnh:Fb)
Bia đá chùa Thiên Mụ (Ảnh:Fb)
Bên cạnh đó là dong sông Hương hiền họa trôi cùng với một vùng trời xanh ngắt mênh mông rộng lớn, ben dưới là những con thuyền chờ rước khách viếng chùa cùng với những hàng thông xanh mát, tất cả đã tạo nên 1 khung cảnh thư thái an yên cho những người đến nơi đây.
Chùa Thiên Mụ bên cạnh dòng sông Hương (Ảnh:Fb)
5. Quá trình trùng tu chùa Thiên MụNơi đây đã trãi qua 3 đợt trùng tu lớn do chúa Nguyễn Phúc Chu Thực hiện
Lần đầu tiên diễn ra vào năm 1691-1725
Lần thứ 2 vào năm 1710 để đúc thêm chùa chuông khắc bài Minh lên đó
Lần 3 vào năm 1714 trùng tu lại các công trình kiến trúc mà hầu hết đã không còn đến tận ngày nay như: điện Thiên Vương, điên Đại Hùng, Nhà Thuyết Pháp, Nhà Thuyền,…
Tài liệu sách sử trùng tu chùa Thiên Mụ thời Nguyễn (Ảnh:Fb)
6. Ý nghĩa Chùa Thiên Mụ đối với người dân HuếChùa Thiên Mụ có một ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với người dân Huế nó là chứng nhân lịch sử diễn biến qua các triều đại mà trong đó là triều Nguyễn
Là niềm tự hào của người dân nơi đây về một công trình kiến trúc độc đáo mang tầm cở quốc gia tạo một cảm giác thư thái, thanh tịnh và thơ mộng khi bạn bước chân vào đây.
Thiên Mụ có giá trị tinh thần rất lớn với người dân Huế (Ảnh:Fb)
Đăng bởi: Khương Phạm
Từ khoá: Cổ tự Chùa Thiên Mụ – Chứng nhân Lịch Sử
Chùa Thiên Mụ – Ngôi Chùa Linh Thiêng Nhất Cố Đô
Chùa Thiên Mụ – ngôi chùa nổi tiếng nhất xứ Huế
Chùa Thiên Mụ
Theo sử sách ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng – Vị chúa đầu tiên của Đàng Trong là người có công xây dựng ngôi chùa này. Năm 1601, để chuẩn bị cho quá trình mở rộng bờ cõi, xây dựng giang sơn cơ đồ, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng binh lính rong ruổi vó ngựa dọc hai bên bờ sâu Hương. Ông bất chợt bắt gặp hình ảnh một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng sông xanh biếc, thế tựa con rồng quay đầu nhìn lại.
Chùa Thiên Mụ – Bà Mụ nhà trời
Cùng lúc đó, người dân trong vùng truyền tai nhau câu chuyện về một bà lão mặc áo đỏ, với khuôn mặt phúc hậu. Mỗi đêm bà đi lên đồi Hạ Khuê và nói với mọi người rằng: Tại đây sẽ có một vị chân chúa lập chùa để trấn giữ long mạch. Thấy ý tưởng của mình có sự tương thông với câu chuyện kể lại, Nguyễn Hoàng ngay lập tức cho quân lính xây dựng ngôi chùa trên đồi. Lúc này chùa được lấy tên gọi là “Thiên Mụ Tự” – Tức “Bà mụ nhà trời”.
Chứng nhân lịch sửTheo dấu thời gian, chùa Thiên Mụ đã trải qua nhiều lần trùng tu. Trong đó, nổi bật nhất là cuộc trùng tu năm 1710, dưới triều đại của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông đã hoàn thiện và thay đổi nhiều kiến trúc chùa Thiên Mụ Huế. Đặc biệt, một quả Đại Hồng Chung nặng hơn 2 tấn đã được đúc mới và đặt tại ngay Điện Đại Hùng.
Chùa đã trải qua 400 năm lịch sử
Cho đến nay, chùa vẫn xứng danh là “Đệ Nhất Cổ Tự”, không chỉ là chốn tâm linh đơn thuần mà còn là thắng cảnh đẹp Cố Đô. Ngoài việc tìm hiểu các điểm đến ở Huế, lựa chọn địa chỉ lưu trú để nghỉ dưỡng, nạp lại năng lượng sau mỗi chặng hành trình cũng là điều bạn nên quan tâm.
Chính điện chùa Thiên Mụ
Ngôi chùa “oán tình duyên”Quá trình hình thành và phát triển của ngôi chùa gắn liền với rất nhiều sự tích thần bí được đời sau nhắc mãi. Trong đó nổi bật là câu chuyện “oán tình duyên”.
Chuyện kể rằng, ở vùng đất đó có một đôi trai gái yêu nhau say đắm. Nhưng trớ trêu thay, tư tưởng thời đó không chấp nhận một chàng trai không có của nải, gia đình thấp hèn có thể kết hôn với con nhà tiểu thư khuê các. Đôi uyên ương này cũng trong hoàn cảnh như vậy. Do đó, tình yêu của họ không tránh khỏi sự phản đối quyết liệt từ gia đình nhà gái. Quá đau khổ cho số phận, cả 2 đã cùng nhau gieo mình xuống dòng sông hương. Cứ tưởng rằng “sống không được cùng nhau thì chết cùng nhau”, nhưng chỉ có chàng trai ra đi, còn cô gái thì trôi dạt vào bờ và được người dân cứu sống.
Bí ẩn lời nguyền oán tình duyên cay đắng
Nỗi đau về tình yêu của cô gái gần được hàn gắn qua thời gian. Trong khi đó, chàng trai vẫn chờ đợi cô gái nơi tử nguyệt nhưng mãi không thấy. Chàng uất ức và “nhập” vào chùa Thiên Mụ. Từ đó về sau, người ta truyền tai lời nguyền rằng “Bất kỳ cặp đôi yêu cầu nào tới đây đều sẽ không có kết cục tốt đẹp”. Lời nguyền cho đến nay vẫn chưa được phá bỏ, khiến cho chùa Thiên Mụ Huế thêm phần linh thuyên và huyền bí.
Dấu vết thời gian in hằn trên ngôi chùa cổ kính
Đăng bởi: Khánh Hường
Từ khoá: Chùa Thiên Mụ – ngôi chùa linh thiêng nhất cố đô
Những Ngôi Chùa Linh Thiên Ở Non Nước
Đà Nẵng có nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Bán đảo Sơn Trà, các bãi biển…, trong đó chùa Non Nước – Ngũ Hành Sơn là điểm khá nổi tiếng, được ví như “Hòn nam bộ” của Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn nằm gần trung tâm thành phố Đà Nẵng, cách khoảng 8 km đi về hướng Đông nam (hướng đi Hội An). Khá nổi tiếng, lại gần trung tâm, đường sá được đầu tư xây dựng rộng rãi, sạch đẹp nên Ngũ Hành Sơn thu hút sự quan tâm của nhiều du khách khi đến Đà Nẵng.
Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn: Thủy Sơn và Mộc Sơn ở phía Đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn ở phía Tây, nằm trên một dải cát vàng chiều dài khoảng 2 km, rộng khoảng 800m thuộc quận Ngũ Hành Sơn.
Lên thăm chùa chiền và hang động Thủy Sơn, du khách có thể đi bằng hai đường: đường tam cấp phía Tây nam dẫn lên chùa Tam Thai có 156 bậc hoặc tam cấp phía đông dẫn đến chùa Linh Ứng có 108 bậc. Hoặc đi bằng thang máy hiện đại, thả tầm mắt ngắm nhìn biển Đà Nẵng cũng như được bao quát toàn cảnh non nước Ngũ Hành Sơn.
Thủy Sơn là ngọn cao nhất trong Ngũ Hành Sơn, rộng chừng 15 ha. Các chùa chiền và hang động tập trung chủ yếu ở Thủy Sơn. Chùa Tam Thai là một ngôi chùa được xem là quốc tự và là di tích Phật giáo. Theo sử liệu, chùa được xây dựng cách đây khoảng 300 năm. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây lại chùa Tam Thai, năm 1927 đã cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn.
Vòng ra sau lưng chùa Tam Thai theo một con đường đất sẽ gặp một cổng vôi cổ kính không biết xây từ bao giờ, trên có 3 chữ Hán “Huyền Không Quan”. Đây là cửa vào động Hỏa Nghiêm và động Huyền Không.
Trong động Huyền Không có đường dẫn sâu xuống lòng đất. Lần mò trong bóng tối khoảng 10m trước mặt bỗng bừng lên một khoảng không gian rộng, cao vòi vọi, ánh sáng mờ ảo, êm dịu. Động Huyền Không là hang lộ thiên nằm gọn trong lòng núi. Núi hình tròn nên mái động cũng hình vòm, nền bằng phẳng, không có măng đá và nhũ đá, trên vòm có 5 lỗ lớn nhỏ có thể trông thấy bầu trời bên ngoài. Vách động có bọt đá tạo nên những hình thù kỳ thú.
Động Huyền Không
Từ sau chùa Tam Thai, đi về phía Đông sẽ gặp cụm hang động Trung Thai. Cụm này có động Thiên Phước Địa, hang Vân Nguyệt và động Vân Thông. Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn.
Sau lưng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, phải bám vào các tảng đá mới bò lên được, cuối động là miệng thông ra ngoài to bằng cái nong (đường kính khoảng hơn 1m). Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động tạo ánh hào quang rực rỡ. Đứng trên đỉnh động có thể bao quát cả một vùng đồng ruộng, sông biển, xóm làng.
Cụm chùa chiền hang động Hạ Thai gồm có Vọng Hải Đài, chùa Linh Ứng, động Tàng Chân, động Ngũ Cốc, động Âm Phủ, Giếng Tiên. Vọng Hải Đài là điểm cao bên phải chùa Linh Ứng. Đứng ở đây du khách có thể phóng tầm mắt ra một vùng trời, biển bao la với các hoạt động nhộn nhịp của ghe thuyền trên biển. Ở đây cũng có một tấm bia bằng đá Trà Kiệu, kích thước như ở Vọng Giang Đài, dựng vào năm Minh Mạng thứ 18 (1837).
Động Âm Phủ
Chùa Linh Ứng ở ngọn Hạ Thai cũng là ngôi chùa có giá trị lịch sử cao, được xem là quốc tự và di tích Phật Giáo. Từ tam quan chùa Linh Ứng có đường đi xuống núi, rẽ phải sẽ gặp động Âm Phủ. Động cao, rộng, hình tròn sâu thẳm. Đường hang quay về phía Tây, vách lởm chởm đá, ẩm ướt, mát lạnh. Xuống khoảng 30m ta sẽ gặp một hầm cao, ánh sáng vẫn lọt qua khe đá dọi vào. Lần qua những cột đá lớn ta sẽ gặp một hang hẹp, lách qua ngách hầm còn có một vòm cao, một giếng sâu thông xuống lòng đất.
Trở lại Linh Ứng tự ở phía đông Thủy Sơn, theo 108 bậc đá cẩm thạch để xuống núi. Nếu có thời gian thì có thể đi thăm các ngọn núi khác. Tuy nhiên, các ngọn núi sau này đều nhỏ, ngoại trừ hòn Hỏa Sơn cốc – một hang đá mang tên động Quan Thế Âm thì không có di tích nào đặc biệt.
Một điều đặc biệt khác bản thân Ngũ Hành Sơn mang lại là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm…, không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí. Chính vì vậy, các khu vực dân cư quanh Ngũ Hành Sơn hình thành các làng nghề mỹ nghệ khá đông đúc và xôm tụ. Rất nhiều hàng quán, cơ sở trưng bày đa dạng mặt hàng mỹ nghệ về đá dọc theo đường Huyền Trân Công Chúa đi vào Ngũ Hành Sơn. Và khi tạm biệt “Hòn non bộ khổng lồ” giữa lòng thành phố Đà Nẵng, mỗi du khách không quên mua cho mình một món quà mỹ nghệ đá làm kỉ niệm.
Đăng bởi: Nguyễn Nghiệp
Từ khoá: Những ngôi chùa linh thiên ở Non Nước – Đà Nẵng
Đầu Năm Đi Lễ Chùa Bà Đen
Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m, ngọn núi cao nhất khu vực Đông Nam Bộ. Địa điểm tâm linh này cách thành phố Tây Ninh 8km.
Nằm rải rác từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen là hệ thống quần thể kiến trúc công trình tôn giáo: điện thờ, chùa, miếu, tháp… phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Hệ thống cáp treo đã được vận hành từ tháng 1 năm 2023 giúp các vị khách đến đây dễ dàng khám phá toàn cảnh Bà Đen.
Chùa Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Tự hay còn gọi là chùa Phật, chùa Thượng) được hình thành năm 1745 và xây dựng năm 1763. Chùa lúc đầu chỉ là miếu nhỏ sau được xây dựng như ngày nay. Vị thần được thờ chính trên núi là Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu. Đây là ngôi chùa cổ xưa nhất tại Tây Ninh.
Nơi thờ tự chính của chùa là hang đá rộng khoảng 5 m2, đặt điện thờ Bà Đen, người được vua Gia Long phong thánh hiệu “Linh Sơn Thánh Mẫu”. Trong hang đá có tượng và tủ đựng y trang của Bà Đen do người dân dâng cúng.
Theo truyền thuyết, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đã chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Quân lính đói lả, chúa Nguyễn Ánh đã cầu khẩn xin giúp đỡ. Đêm đó, Bà Đen xuất hiện trong mộng của chúa và chỉ cho loại trái cây trên núi có thể cứu đói binh sĩ. Năm 1790, Nguyễn Ánh đưa binh lính quay lại núi đúc tượng, cất điện thờ.
Bên cạnh hang đá là chánh điện, được xây dựng năm 1996. Tiền đường thờ Tiêu Diện, tầng trên thờ Bồ Tát Di Lặc. Phía ngoài là sân thờ Bồ Tát Quan Âm, khách hành hương khi viếng đều sờ, lau mặt vào áo choàng của bà để lấy may mắn.
Chánh điện rộng hơn 200 m2, với nhiều cột kèo, gian thờ sơn son thếp vàng. Nơi này có tượng Phật Thích Ca cao 2,5 m; ở hai bên là các tượng Bồ Tát, Thập Bát La Hán…
Chùa Bà Đen là địa điểm hành hương của nhiều du khách mỗi khi đến Tây Ninh, đặc biệt là vào dịp Hội Xuân núi Bà Đen (tổ chức từ mùng 4 Tết Nguyên đán hàng năm) và Lễ Vía Bà diễn ra vào các ngày mùng 4,5,6 tháng 5 Âm lịch.
Khác với hệ thống chùa chiền của người Campuchia chỉ thờ duy nhất Đức Phật với màu sắc vàng nổi bật, hệ thống chùa tại Việt Nam ngoài Đức Phật còn thờ Quan Âm Bồ Tát và các vị La Hán.
Khu du lịch núi Bà Đen, Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, hồ Dầu Tiếng, Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát là những điểm đến hấp dẫn, mang đậm nét đặc trưng riêng của du lịch Tây Ninh.
Đăng bởi: Ngân Nguyễn
Từ khoá: Đầu năm đi lễ chùa Bà Đen
Top 6 Khách Sạn Châu Đốc Gần Chùa Bà Nhất Định Phải Thử
1. KHÁCH SẠN VICTORIA CHÂU ĐỐC
Địa điểm: 01 Lê Lợi, Châu Phú B District, Châu Đốc, An Giang
Trải nghiệm du lịch ở Châu Đốc thì không thể bỏ qua Victoria Châu Đốc Hotel được. Nằm bên bờ sông Hậu, khách sạn sở hữu những căn phòng hiện đại với ban công, cửa sổ hướng ra phía sông.
Khách sạn sở hữu những căn phòng hiện đại với ban công, cửa sổ hướng ra phía sông.
Từ Victoria Châu Đốc đến Miếu Bà chúa xứ chỉ mất vài phút chạy xe. Xung quanh đó cũng có những địa điểm tôn giáo nổi tiếng khác như Bodh Gaya, Thánh đường hồi giáo Jamiul-azhar hay chúa Huỳnh Dao. Ngoài các dịch vụ như Bar, Massage&Spa, nhà hàng Á-Âu, khách sạn còn có bể bơi mở view sông nơi bạn có thể vừa thư giãn vừa ngắm cảnh. Chắc chắn, Victoria Châu Đốc Hotel sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm đẳng cấp 4 sao tuyệt vời.
2. KHÁCH SẠN VICTORIA NUI SAM LODGEĐịa điểm: 01 Vĩnh Đông, Phường Núi Sam, Châu Đốc, An Giang
Khách sạn này được thiết kế hòa mình mới núi rừng, đặc biệt phù hợp với những người yêu thiên nhiên.
Khách sạn này được thiết kế hòa mình mới núi rừng, đặc biệt phù hợp với những người yêu thiên nhiên. Không gian bên trong được thiết kế sang trọng, trang bị đầy đủ nội thất, đa phần được làm từ gỗ. Đến với Victoria Núi Sam Lodge, chắc chắn bạn được trải nghiệm những dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp.
3. KHÁCH SẠN CHÂU PHỐĐịa điểm: 88 Trưng Nữ Vương, Châu Đốc, An Giang
Khách sạn Châu Phố là khách sạn Châu Đốc gần chùa bà được đông đảo du khách đánh giá tốt. Khách sạn được thiết kế rộng rãi với phong cách nội thất trang nhã. Phòng ngủ đầy đủ tiện nghi: minibar, điều hòa, phòng tắm riêng, Tv truyền hình,… Khách sử dụng phòng còn có thể tận hưởng khung cảnh nên thơ, yên tĩnh từ ban công cửa sổ. Ngoài 40 phòng standard, khách sạn Châu Phố còn sở hữu 2 phòng chức năng sức chứa 300 người dùng cho các buổi họp, hội nghị, hội thảo.
Nhà hàng Châu Phổ hotel cung cấp các món chè hảo hạng.
Nhà hàng riêng Châu Phổ hotel cung cấp các món chè hảo hạng cùng các đặc sản đậm chất Miền Tây. Đặc biệt, khách sạn có sẵn sân tennis riêng dành cho dân chơi tennis. Với những tiện ích trên, cho dù là đi du lịch cùng gia đình hay công tác, khách sạn Châu Phổ cũng sẽ phù hợp với bạn. Tuy nhiên, ở đây không được phép hút thuốc và mang theo thú cứng nên bạn cần lưu ý trước khi đặt phòng. Với giá chỉ khoảng 600.000 – 800.000 VND/đêm, Châu Phổ hotel chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
4. KHÁCH SẠN YÊN CHÂUĐịa điểm: 89 Hoàng Diệu, Khóm Châu Thới 2, Phường Châu Phú B, Châu Đốc, An Giang
Yên Châu Hotel nằm ngay trên trục đường chính Hoàng Diệu, gần đường vào khu du lịch Chùa Bà núi Sam. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các khu chợ, trung tâm thương mại xung quanh khách sạn. Trong phạm vi gần cũng có vô số các nhà hàng món ngon và địa điểm ăn chơi thú vị.
5. KHÁCH SẠN HÙNG CƯỜNGĐịa điểm: 96 Nguyễn Tri Phương, Châu Đốc, An Giang
Không gian phòng sạch sẽ, hiện đại, có wifi miễn phí và ban công view thành phố.
Khách sạn cung cấp bãi đổ xe miến phí, dịch vụ lễ tân 24h và đặc biệt là dịch vụ đổi tiền ngay ở quầy check-in. Không gian phòng sạch sẽ, hiện đại, có wifi miễn phí và ban công view thành phố nơi bạn có thể thoải mái ngắm vẻ đẹp Châu Đốc về đêm. Ngoài ra, các địa điểm ăn uống và vui chơi khác cũng dễ dàng được tìm thấy xung quanh khách sạn. Mức giá ở đây chỉ dao động trong khoảng 600.000 – 700.000 VND. Với các tiện nghi kể trên, khách sạn Hùng Cường sẽ là một địa điểm lưu trú lý tưởng cho chuyến đi của bạn ở thành phố Châu Đốc.
6. KHÁCH SẠN ĐỒNG XANHĐịa điểm: 220 Nguyễn Tri Phương, khóm Hòa Bình, phường Vĩnh Mỹ, Châu Đốc, An Giang
Khách sạn Đồng Xanh đích thị là khách sạn Châu Đốc gần Chùa Bà giá rẻ dành cho khách du lịch. Các địa điểm nổi tiếng cũng cách đó không xa như Châu Phong thánh đường, Chăm Đa Phước, Bồ Đề Đạo Tràng.
Đăng bởi: Đức Ân
Từ khoá: TOP 6 khách sạn Châu Đốc gần chùa bà nhất định phải thử
Cập nhật thông tin chi tiết về Không Gian Trung Hoa Độc Đáo Ở Chùa Bà Nước Mặn (Chùa Bà Thiên Mụ Bình Định) – Chùa Ông Nước Mặn trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!