Xu Hướng 9/2023 # Lá Giang Là Gì? Công Dụng, Bài Thuốc Và Các Món Ăn Chữa Bệnh Của Lá Giang # Top 12 Xem Nhiều | Xqai.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lá Giang Là Gì? Công Dụng, Bài Thuốc Và Các Món Ăn Chữa Bệnh Của Lá Giang # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lá Giang Là Gì? Công Dụng, Bài Thuốc Và Các Món Ăn Chữa Bệnh Của Lá Giang được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lá giang – một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe và nguyên liệu tạo nên những món ăn ngon nhưng lại chưa quá phổ biến trong cuộc sống.

Lá giang là gì

Lá giang là loài thực vật thân leo dài khoảng 1,5 – 4m, có thể mọc bò dưới mặt đất hoặc bám vào những thân cân lớn. Cây lá giang xuất xứ từ Đông Nam Á, họ trúc đào, còn có tên gọi khác là dây cao su, dây giang hay lá lồm cùng tên khoa học là Aganonerion polymorphum.

Lá giang có tính mát, vị chua giúp sát khuẩn, thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, bệnh đường tiết niệu, bệnh tiêu hóa hay phong thấp, …vv…

Lợi ích của lá giang với sức khỏe

Lá giang được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Đây là món quà sức khỏe vô cùng quý giá mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho con người. Được các nhà khoa học tìm thấy trong cơ thể chứa một lượng nhỏ chất axit tạo nên vị chua và lượng lớn saponin, lá giang giúp thanh nhiệt, sát khuẩn, chỉ khái, tiêu viêm, giải độc, lợi tiểu.

Bên cạnh đó, người ta còn phát hiện cao lỏng chiết xuất từ lá giang rất lành tính, ức chế thành công 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính. Ở một số vùng, người dân còn giã lá giang chung với lá khoai lang, vắt lấy nước để trị ngộ độc củ sắn (củ mì).

Bài thuốc chữa bệnh từ lá giang

Khi đưa vào các bài thuốc, lá giang có thể sử dụng được cả thân, lá và rễ. Công dụng trong các bài thuốc trị bệnh của lá giang thực sự tuyệt vời.

Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu: Hãm khoảng 10g thân lá giang và uống trong ngày.

Bài thuốc chữa đầy bụng và khó tiêu hóa: Dùng 30-50g lá giang, sắc uống đều đặn từ 3-5 ngày sẽ giúp bụng dễ chịu, tiêu hóa tốt hơn.

Bài thuốc chữa vết thương, mụn nhọt và lở ngứa ngoài da: Lá giang rửa sạch, giã nát và đắp nhẹ lên vết thương sẽ mau lành, giảm sưng tấy.

Tốt cho xương khớp: Nhờ tính mát, tiêu viêm, lá giang đun lấy nước uống mỗi ngày cho đến khi xương khớp hết đau rất hiệu quả.

Giúp giải nhiệt, giải độc: Khi cảm thấy cơ thể nóng nực, bức bối, hãy giã lá giang lấy nước uống, không chỉ giải nhiệt mà còn đào thải chất độc ra ngoài.

Các món ngon từ lá giang

Canh cá lá giang: Bạn chuẩn bị 3-5 con cá kèo, sơ chế sạch rồi cắt khúc. Lá giang rửa sạch, vò dập. Đun nước sôi rồi cho cá vào đun cùng gia vị, nêm nếm vừa ăn. Nước sôi lần 2 cho lá giang vào và nêm nếm vừa ăn.

Canh cá lá giang còn có tác dụng cường kiện gân cốt, chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng như đái dắt, đái buốt hiệu quả.

Canh gà lá giang: chuẩn bị thịt gà chặt khúc và lá giang. Đun sôi thịt gà, hớt bọt và vò lá giang cho vào. Đun tiếp tới khi được, cho thêm rau thơm, nêm nếm gia vị vừa ăn và bắc ra.

Thịt gà mềm thơm ngấm nước lá giang tươi, chua và thanh mát khi ăn cùng cơm nóng sẽ vô cùng đậm vị.

Lá giang nấu thịt trâu: Tỏi băm nhỏ; gừng nướng qua, giã nhuyễn và chắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt này chà lên bề mặt thịt trâu, nướng qua lửa để thịt thơm hơn.

Sau đó ướp thịt, xào thịt tới khi chín rồi cho vào nồi đất ninh tới khi mềm. Cuối cùng là cho lá giang vào và thêm gia vị đậm đà là đã một món ăn vô cùng tốn cơm rồi đấy.

Một số lưu ý khi sử dụng lá giang

Lá giang có tính chua, cũng như các loại canh chua khác không nên sử dụng nồi nhôm để đun

Advertisement

Nên dùng nồi inox hoặc nồi đất thay thế.

tránh chất chua ăn mòn nhôm và làm nồng độ nhôm trong món ăn tăng cao, gây ngộ độc sức khỏe.

Những đối tượng không nên sử dụng lá giang: mặc dù có công dụng lớn tốt trong nấu ăn và chữa bệnh, nhưng vì hàm lượng axit tractric trong lá giang khá cao có thể ức chế quá trình bài tiết axit uric nên những người đau nhức xương khớp do gút cấp, bệnh nhân sỏi thận tuyệt đối không nên dùng.

Tác dụng bài thuốc giang còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bởi lạm dụng quá có thể gây biến chứng bệnh và nhiều hậu quả nguy hiểm khác.

Qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng bạn đã có cái nhìn rõ hơn và hiểu nhiều hơn về lá giang cũng như công dụng tuyệt vời của loại thảo dược này để áp dụng và mang đến hiệu quả cao.

Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Lá Nguyệt Quế Là Lá Gì? Công Dụng Của Lá Nguyệt Quế

1Lá nguyệt quế là lá gì?

Khi lá cây nguyệt quế rụng, người ta sẽ thu gom chúng và đem phơi khô để phục vụ mục đích sử dụng.

2Lá nguyệt quế có công dụng gì?

Với hương vị cay cay, đắng đắng cũng mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng, lá nguyệt quế là một trong những loại gia vị được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực. Lá thường được dùng để ướp, xào hoặc chế biến các món như súp, nước sốt hay khử mùi của thịt. Chỉ cần một, hai lá nguyệt quế cũng đã đủ để tạo hương vị cho món ăn của bạn rồi đấy.

Làm gia vị trong các món ăn

Lá nguyệt quế cũng có công dụng đặc biệt trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của gián trong căn bếp. Nhược điểm lớn nhất của loài gián là sợ những mùi thơm, mùi hăng hoặc cay nồng. Mùi hương của lá nguyệt quế đối với loài gián lại là mùi hăng khó chịu. Bạn vò khoảng 8-10 lá nguyệt quế, bỏ vào trong nước lau nhà rồi dùng nước đó lau như bình thường. Đảm bảo gián sẽ biến mất khi ngửi thấy mùi của lá nguyệt quế.

Xua đuổi các loại côn trùng, đặc biệt là gián

Các nhà khoa học chứng minh rằng lá nguyệt quế có công dụng rất tốt trong việc làm giảm đường huyết, cholesterol và lượng triglycerid trong cơ thể người bị tiểu đường. Do đó, loại lá này giúp ngăn ngừa và hỗ trợ việc điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng bột nguyệt quế trong 30 ngày, hoặc dùng 5g bột lá nguyệt quế tươi mỗi ngày.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Trong lá nguyệt quế có các enzyme giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đặc biệt tốt cho những người bị hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy loại bỏ những độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể con người, điều trị các bệnh về tiêu hóa như ợ chua hay đầy hơi…

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Giúp làm đẹp da mặt

Giúp làm đẹp da mặt

3Mua lá Nguyệt quế ở đâu?

Với những công dụng tuyệt vời đó, là nguyệt quế đang dần trở thành sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Nếu bạn đang muốn “sở hữu” loại lá này trong gia đình nhưng ngại việc phải tìm và làm sạch lá, lá nguyệt quế Ông Chà Và là một gợi ý hay cho bạn.

Đây là sản phẩm vô cùng nhanh chóng và tiện lợi cho bạn, được chế biến sẵn và đóng thành gói nhỏ 25g và 70g. Những nguyên liệu được trồng theo phương pháp hữu cơ hoàn toàn tự nhiên, theo quy trình chế biến hiện đại sẽ giữ được độ tươi, nguyên chất của lá nguyệt quế và mang đến sự an toàn cho người sử dụng.

Lá nguyệt quế được chế biến sẵn và đóng thành gói nhỏ 25g và 70g

4 Lá nguyệt quế khô làm món gì ngon?

Mì Ý hải sản

Là sự kết hợp độc đáo của những sợi mì Ý dai ngon, vàng ươm cùng đủ loại hải sản như: tôm, mực, bạch tuộc, trai, nghêu, sò… đem đến một hương vị thơm ngon, quyến rũ.

Mì Ý hải sản

Ngỗng được nướng đến khi lớp da bên ngoài vàng giòn, hương vị béo ngậy, thơm ngọt và mềm từ thịt ngỗng. Ngoài ra lớp thịt ngỗng được tẩm ướp đậm đà, thịt ngọt, lá nguyệt quế và giữ được độ mềm, thơm khó tả. Bạn có thể ăn tới đâu dùng dao cắt thịt tới đó hoặc chặt ra thành từng miếng vừa ăn rồi trình bày ra dĩa.

Ngỗng nướng

Súp gumbo hải sản

Với phần sốt Roux và gia vị Cajun đậm đà, món súp gumbo còn thêm ngọt ngào và dinh dưỡng hơn nhờ cua, tôm, phi lê cá. Thì đây là món ăn bạn không thể bỏ qua được.

Súp gumbo hải sản

Sườn bò nấu đậu

Với vài nguyên liệu đơn giản, là bạn đã có làm một tô sườn bò nấu đậu, ăn vào thì ngọt thanh kết hợp hoàn hảo với sườn bò. Món này rất dễ ăn và phù hợp với tất cả mọi người.

Sườn bò nấu đậu

Mua lá nguyệt quế chất lượng, giá tốt tại Bách hoá XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Các Món Ăn Ngon Ở Bắc Giang

ALONGWALKER – Khách du lịch khi đến với Bắc Giang ngoài chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên khoáng đạt, tìm hiểu lịch sử và các sản phẩm văn hoá nghệ thuật của các dân tộc thì việc thưởng thức các món ăn ngon ở Bắc Giang, tìm hiểu về ẩm thực của vùng đất này cũng là một phần quan trọng. Sản phẩm của văn hoá ẩm thực Bắc Giang có thể chia thành các nhóm. Trong đó, nhóm món ăn được chế biến trong lễ hội đình, chùa thường không sử dụng trong dịch vụ du lịch mà mang tính thiêng liêng, trang trọng dùng để cúng. Nhóm các món ăn đặc trưng của từng dân tộc sử dụng trong dịp lễ, Tết và đặc biệt được giới thiệu trong cuộc thi ẩm thực. Cuối cùng là nhóm các món ẩm thực qua chế biến, được bán rộng rãi và đã tạo được thương hiệu như: Mỳ Chũ, bánh đa Kế, bún Đa Mai, rượu làng Vân, nem Thổ Hà, nem chua Lim, vải thiều khô Lục Ngạn, rượu Kiên Thành…

Nhắc tới Bắc Giang, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới món bánh đa (Ảnh – hungnguyendinh)

Vải thiều Lục Ngạn

Vải thiều là một trong các đặc sản nổi tiếng của Bắc Giang (Ảnh – DungLV44)

Mặc dù nguồn gốc của vải thiều không phải là Lục Ngạn. Vải thiều đến với vùng đất sỏi đá này hết sức tình cờ. Xuất xứ từ vùng Châu thổ sông Hồng, vải thiều di thực về Bắc Giang một cách hữu duyên như trời định, sự hòa hợp giữa đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu với loài cây quả độc đáo này đã tạo ra một thứ quả ngọt thơm lành thậm chí còn thơm ngọt, đậm đà hơn ở nơi nó đã được sinh ra. Kết quả của mối nhân duyên đó đã hình thành nên vùng cây ăn quả tập trung tại Bắc Giang mà thủ phủ là Lục Ngạn, với diện tích khoảng 40.000 ha.

Quả vải Lục Ngạn còn thường được dùng để sấy khô (Ảnh – Nga Đặng Thị)

Bánh đa Thổ Hà

Để có một mẻ bánh đa ngon, người Thổ Hà phải chọn nguyên liệu rất cẩn thận, công phu gồm gạo tẻ loại ngon; vừng trắng đãi kỹ, không sạn; lạc loại già, mẩy; dừa già, cùi dày và đường kính.

Những chiếc bánh đa được phơi ở Thổ Hà (Ảnh – Tuan Hai)

Trước tiên, ngâm gạo 1-2 tiếng để ráo nước, sau đó đổ vào cối xay, vừa xay vừa đổ nước sao cho không loãng cũng không quá đặc. Sau đó lọc bột bằng vải. Trước khi tráng, đun chảy đường hòa với bột cho đều. Một bếp lò nghi ngút khói được nổi lửa, từng muỗng bột gạo thơm phức được tráng đều trên mặt vải căng. Bánh đa thông thường chỉ cần tráng một lần nhưng bánh đa Thổ Hà tráng làm hai lần, lần thứ nhất một lượt bột không, đợi lượt bột đó chín lại tráng thêm một lượt bột nữa, lần này là hạt lạc sống rửa sạch xắt nhỏ, tróc sạch vỏ rắc đều lên mặt bánh cùng với vừng trắng và dừa nạo.

Bánh tráng xong được rải đều lên “giàng” phơi cho được nắng. Nắng càng to thì bánh lên màu càng đẹp, càng mau khô. Bánh phơi xong được đưa ngay lên bếp than rừng rực lửa quạt. Mùi bánh nướng lửa than thơm phức, đưa vào miệng giòn tan. Người quạt bánh xong đợi bánh nguội bớt, dùng dao gọt cạnh bánh cho tròn rồi cho vào túi bóng, mỗi bánh một túi. Bánh căng tròn những miếng lạc vàng thơm, điểm thêm dừa nạo có vị bùi bùi.

Bánh đa Kế

Bánh đa Kế nướng (Ảnh – Trung TQ)

Bánh đa Kế là một món ăn bình dị, dân dã, chứa đựng trong đó bao hương vị, đậm đà quê Bắc Giang. Những chiếc bánh đa với hình yên ngựa vàng bóng, vị thơm, béo của vừng đen, vị bùi bùi của lạc, vị thơm nhè nhẹ của gạo hòa lẫn với khoai lang, vị đậm đà của muối tinh.

Gọi là bánh đa Kế bởi món bánh này được làm ở làng Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang. Xưa kia, bánh đa Kế chỉ là món ăn dân dã ở vùng thôn quê. Ngày nay, bánh đa Kế xuất hiện cả trên những bàn tiệc sang trọng, những nhà hàng cao cấp.

Nham Vân Xuyên

Món ăn nham cá của người Hiệp Hòa, Bắc Giang (Ảnh – VTV3)

Nguyên liệu chính để làm Nham gồm: Trám đen nấu bỏ hạt lấy cùi; thịt ba chỉ áp chảo thái chỉ; thịt cá sông (đánh bắt từ sông Cầu) nướng. Ba thứ đó theo tỉ lệ 1:1:1, đem trộn với gia vị như lạc rang, quả núc nác nướng, rau thơm, khế chua, nêm mắm muối vừa đủ. Cách làm như sau: Trám đen (đã om chín và ngâm trong nước muối loãng) dã nhỏ; thịt ba chỉ áp chảo thái chỉ; cá nướng gỡ xương lấy thịt, rau mùi gai, húng quế, tía tô, khế chua thái nhỏ, đặc biệt không thể thiếu lá gừng tươi và lá hẹ thái nhỏ, tất cả trộn đều và rắc thêm vừng hoặc lạc rang giã rối… khi ăn dùng bánh đa nem cuốn ngoài.

Thưởng thức đặc sản này, thực khách sẽ cảm nhận được vị bùi, béo của trám đen; ngọt đậm của cá và hương thơm của các loại gia vị rau thơm, vừng, lạc… tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị đặc trưng rất lạ, khó quên.

Gỏi cá mè Hiệp Hòa

Để có món gỏi cá mè cần phải trải qua nhiều công đoạn từ lựa chọn cá làm nguyên liệu; lọc bỏ xương, da; ủ cá trong gạo; kỹ thuật thái;… cho đến việc tập hợp, sưu tầm tới hơn 10 loại lá các loại chủ yếu là những lá có vị chát, ngoài ra còn có rau thơm, gia vị,… hết sức công phu. Ngoài việc chủ động chuẩn bị lựa chọn những con cá tươi sống còn phải tìm rất nhiều loại gia vị như: Riềng, mẻ, bánh đa nem, chuối xanh, khế chua, thịt ba chỉ, lạc, vừng, đỗ tương, nước mắm, mì chính, lá thơm… Riêng lá thơm phải chuẩn bị trên dưới 10 loại lá gồm: Lá nhội, lá sung, lá lộc vừng, lá mơ lông, lá vọng cách, lá đài bi, lá diếp cá, tía tô, kinh giới, mùi tàu, lá ổi, lá đinh lăng… Các loại lá có thể thái nhỏ, trộn đều, cũng có thể để nguyên để người ăn có thể chọn loại lá hợp sở thích, chú ý lá phải khô.

Gỏi cá mè Hiệp Hòa, Bắc Giang (Ảnh – VTV3)

Để làm nên thành công cho món gỏi cá không chỉ ở cách chế biến mà còn ở khâu pha chế nước chấm (hay còn gọi là hạt). Hạt được chế biến rất công phu với nguyên liệu chủ yếu là đầu và gan cá, thịt ba chỉ, trứng và các gia vị như hành, tỏi khô, mẻ, mắm, muối, mì chính, đường, tiêu, ớt… Đầu và gan cá được băm nhỏ cùng với thịt ba chỉ rồi ướp với mẻ và các gia vị nói trên. Cho mỡ lợn hoặc dầu ăn vào xoong đun sôi để phi thơm hành, tỏi, cho hỗn hợp trên vào xào qua rồi cho thêm vào một ít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 – 20 phút. Trứng vịt đập vào bát, đánh tan cho vào nồi khuấy đều, nêm thêm muối và bột ngọt cho vừa ăn là được.

Việc làm ra gỏi cá đã một công phu, nhưng thưởng thức gỏi cá còn là cả một nghệ thuật. Thực khách dùng thìa san một ít hạt vào bát của mình, có thể dùng bánh đa nem hoặc trực tiếp dùng lá nhội, lá lộc vừng, lá sung, lá vọng cách để gói. Đặt miếng cá vào giữa rồi cuộn lại, chấm vào hạt rồi đưa lên miệng cảm nhận vị ngọt thơm của cá; mằn mặn, cay cay, beo béo của hạt hòa quyện với mùi vị của các loại rau thơm, nhấp thêm chén rượu gạo nồng đượm, thầm cảm ơn trời đất, tình quê lan tỏa trong món ăn dân dã, cầu kỳ này.

Nhiều thực khách tò mò và băn khoăn rằng “đã nghe kể nhiều về gỏi cá mè Hiệp Hòa nhưng chẳng thấy có nhà hàng, quán ăn nào chế biến, bán món gỏi để mà thưởng thức”. Xin thưa, đây là món ăn cầu kỳ, mất nhiều thời gian và vô cùng công phu, người Hiệp Hòa chỉ dùng vào dịp chiêu đãi khách quý, bạn tâm giao mà không hề bán.

Chè đỗ đãi Mỹ Độ (Chè kho)

Món chè này còn gọi là chè kho, được coi là một trong những món ăn truyền thống vào ngày tuần rằm hay dịp lễ tết. Nguyên liệu chính là đỗ xanh, đường kính trắng thêm chút vừng rang, hương va ni, tất cả hoà quện vào nhau tạo nên một món ăn mà từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân làng Mỹ Độ.

Món chè kho Mỹ Độ (Ảnh – Thuy Nguyen)

Công thức của món chè đỗ đãi là: 1 kg đỗ thì cần 1,3 kg đường, nếu thiếu đường, chè sẽ không sánh, dễ vữa khi đổ khuôn. Chè đỗ đãi đạt yêu cầu phải ráo, có độ dai, mềm nhất định. Yêu cầu của một món chè đỗ đãi thành công là phải có vị ngọt thanh, tan nhanh nơi đầu lưỡi.

Việc chế biến đã là một công phu nhưng việc thưởng thức cũng không kém phần cầu kỳ. Sẽ đặc biệt thú vị nếu như ta ăn chè đỗ đãi với xôi vò – loại xôi có thêm đỗ xanh nấu chín, giã nhỏ, nắm thành từng nắm rồi dùng dao thái tơi. Hai thứ đó được ăn lẫn cùng với nhau vừa ngon mát, lại vừa mang tính chất tráng miệng. Chính bởi điều này nên trên bất cứ mâm cỗ cưới hoặc ngày Tết nào của người dân nơi đây cũng đều có 2 đĩa: chè đỗ đãi và xôi vò.

Ngoài ra, người Bắc Giang vẫn còn có thói quen thưởng thức chè đỗ đãi với uống trà sen – một thứ đặc sản khác của vùng đất này vào buổi sớm. Ngoài tác dụng lót dạ, cái vị ngòn ngọt, bùi bùi của chè hòa lẫn với hương thơm thoang thoảng của sen còn làm cho đầu óc, tinh thần ta thoải mái hơn. Đó cũng là cái thú, cái nét rất riêng trong việc thưởng thức chè đỗ đãi.

Bánh coóc mò

Bánh coóc mò (Ảnh – Mù Tạt)

Bánh coóc mò thường được dân tộc Tày, nhất là ở huyện vùng cao Sơn Động ưa thích trong ngày Tết Nguyên đán. Xưa, bánh được gọi là bánh sừng bò, vì có các góc nhọn trông giống sừng của con bò; nay gọi chệch là bánh coóc mò.

Bánh gio Hiệp Hòa

Bánh gio Hiệp Hòa, Bắc Giang (Ảnh – Lê Thu Uyên)

Các loại vỏ, cây, quả, lá để làm bánh, tất cả đều có ở vườn nhà và quanh vùng, đồi bãi, ruộng đồng. Các loại thuốc nam ấy đốt thành gio để kỹ vào bao dùng quanh năm. Mỗi khi gói bánh mới lấy gio pha trộn vào nước giếng để trong vại sành, đổ nước vôi trong vào vại cho cặn gio lắng xuống đáy vại. Gạo gói bánh là loại gạo nếp cái, ngon nhất là nếp cái hoa vàng. Gạo vo sạch, đãi sạn, dùng nước gio để ngâm. Ngâm gạo là cả một quy trình và kinh nghiệm. Gạo có màu trắng đục, đổ vào ngâm phải thay nước gio ba lần trong khoảng 9-10 tiếng đồng hồ, cứ 3 giờ thay một lần nước, như thế mới đủ độ thẩm thấu nước gio vào hạt gạo, sao cho màu hạt gạo chuyển từ trắng đục sang màu vàng nhạt có ánh hơi xanh, lấy tay trà xát, hạt gạo nhuyễn thành bột mới đạt yêu cầu. Chả hiểu nước bánh gio và gạo kỵ với mỡ và muối thế nào nhưng khi ngâm gạo, tất cả các đồ dùng như giá, xoong, chậu,… đều không được dính mỡ và muối, nếu có mỡ và muối dù bánh có luộc kỹ, đun lâu hạt gạo vẫn chơ chơ không thể nhuyễn. Lá gói bánh gio thường là lá dong, lá tươi sẽ nhanh chuyển màu và có mùi nếu để lâu, nên người ta dùng lá dong phơi khô, khi gói ngâm nước cho mềm, mỗi lá gói một bánh dài khoảng 20 phân, to hơn ngón chân cái. Luộc bánh bằng củi là tốt nhất, khi luộc nồi bánh phải ngập nước, nếu nước cạn lại đổ them nước, đun sôi khoản 20 phút bắc ra khỏi bếp ngâm đến khi nước nguội thì vớt bánh. Để bánh có màu đẹp, khi luộc cho ít măng khô hay quả dành dành thì bánh sẽ trong và màu vàng óng. Bánh gio vừa mềm, vừa dẻo, gấp như gấp lạt mà không gãy, cầm một đầu lẳng đi lẳng lại cứ dẻo quẹo, nên dân gian còn gọi bánh gio là bánh “lẳng”.

Cua Da

Hàng năm vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch trên đoạn sông Thương gần Lục Đầu Giang chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng như: Đồng Việt, Đồng Phúc, Thắng Cương xuất hiện một loại cua mà dân trong vùng quen gọi là “cua Da” hay “cua Ra”. Đây là loài cua sống trong các ghềnh đá ở đoạn sông này.

Cua Da (Ảnh – Hải Phương)

Kích cỡ và trọng lượng của cua to gần bằng con ghẹ, về hình thức cơ bản trông giống loài cua đồng, nhưng chân dài, mình to gấp ba, bốn lần cua đồng và mang một số đặc điểm khác biệt với cua đồng. Đó là hai càng của giống cua này có hai lớp lông như rêu bám vào; yếm cua cũng có lớp diềm rêu điệu đà. Chính cái lớp lông rêu này đã khiến nhiều người băn khoăn về tên gọi của loài cua này là: “cua Da hay là cua Gia?”. Có người nói rằng phải gọi là “cua ra” vì gắn với câu tục ngữ “Tháng chín cua ra, tháng ba cua vào”. Có người lại nói phải gọi là “cua da” vì loài cua này có một lớp da trên càng. Có người lại bảo phải gọi là “cua gia”, vì đơn giản tên gọi ấy nghe có vẻ hay hơn, hợp lý hơn.

Đặc sản cua Da có thể được chế biến thành nhiều món như: Cua hấp bia, cua rang muối, cua chiên, cua giã nấu canh… Nhưng ăn cua Da ngon nhất và đơn giản nhất là đem hấp bia. Khi cua vẫn còn sống, đem rửa sạch bằng nước, xếp vào nồi, rắc thêm chút bột canh, bỏ thêm xả, gừng, rót bia xâm xấp mình cua, đặt lên bếp, để lửa thật nhỏ, đun liu riu cho đến khi bia sôi lăn tăn thì bật lửa to cho sôi bồng lên là bắc ra.

Khi cua chín có màu vàng cam rất hấp dẫn. Thịt cua ngọt, lớp vỏ ở chân và càng cua khá mềm, khi ăn không cần dùng đến kẹp như cua hay ghẹ biển. Ăn cua Da chấm bột canh pha mù tạt kèm nửa quả chanh vắt vào thì không gì thú vị bằng.

Mỳ Chũ

Mỳ gạo Chũ (Ảnh – Thái Anh)

Mỳ Chũ là sản phẩm của làng nghề Thủ Dương, Nam Dương (Lục Ngạn), đây là một làng nghề truyền thống đã hình thành từ lâu đời. Nguyên liệu để làm ra mỳ Chũ là một loại gạo truyền thống nổi tiếng thơm dẻo – Bao thai hồng, hơn nữa lại được trồng trên vùng đất đồi Chũ, những cây lúa chắt chiu dinh dưỡng, hình thành bông từ mảnh đất đồi sỏi đá. Có lẽ chính vì vậy mỳ nơi đây mang một hương vị không thể nào lẫn được so với các nơi khác. Từng sợi mỳ mang cho bạn cảm giác dẻo dai, đậm đà, ngọt bùi nơi đầu lưỡi.

Rượu Làng Vân

Rượu làng Vân (Ảnh – Trang Sumo)

Rượu Làng Vân là danh tửu của xứ Kinh Bắc. Rượu Làng Vân được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon trồng trên cánh đồng làng Vân Xá, xã Vân Hà,Việt Yên, Bắc Giang với men rượu bí truyền của làng Vân.

Trước kia, rượu Làng Vân là lễ vật để dâng lên vua chúa và thường xuyên được sử dụng trong những buổi yến tiệc ở chốn cung đình. Cổng đầu làng Vân Xá có 2 câu đối:

Trong đó “Vân hương mỹ tửu” là 4 mỹ tự do vua Lê Hy Tông sắc phong cho sản vật lừng danh này vào năm Chính Hòa thứ 24 (1703).

Bánh vắt vai

Bánh vắt vai được làm từ gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng, có vị thơm ngon, ngọt bùi là món ăn dân dã của người Cao Lan ở Bắc Giang. Bánh hấp dẫn bằng chính cái tên lạ và hình thức của nó. Tên gọi này xuất phát từ việc bánh có thể vắt lên vai khi đi đường và thưởng thức bất kỳ thời điểm nào. Đây là loại bánh truyền thống của người Cao Lan nên ngay từ nhỏ, các thiếu nữ đã được bà, mẹ truyền dạy cách làm.

Thoạt nhìn, nguyên liệu làm món này giống như bánh chưng, bánh tét gồm gạo nếp, đậu xanh. Ngoài ra còn có lá chuối, đường và đặc biệt không thể thiếu rau ngải cứu. Chính thứ rau này mang đến mùi vị khác lạ và đặc biệt cho bánh.

Không phải gạo nếp nào cũng làm được bánh ngon mà phải là nếp Phì Điền nổi tiếng ở huyện Lục Ngạn. Nhờ chất đất và khí hậu đặc trưng, nếp cái hoa vàng Phì Điền có vị dẻo, hương thơm.

Bánh vắt vai (Ảnh – Thu Ket Ket)

Gạo nếp được xay nhỏ bằng cối đá. Ngải cứu luộc cùng với nước vôi cho bớt vị chát và đắng rồi xay nhỏ, trộn cùng với bột gạo nếp. Sau đó, người làm nặn thành những viên bột, nhân gồm đậu xanh được xào qua với đường.

Để bánh ngon và dậy vị thơm, phải chọn lá chuối tươi, non mỡ màng rồi nướng qua trên bếp lửa, sau đó đem gói. Bánh được đặt ở hai bên đầu lá chuối, để có thể gập vào được và vắt lên vai. Bánh cho vào nồi luộc khoảng 2 tiếng là được, mùi thơm của ngái cứu lan tỏa. Trong những dịp lễ, Tết, người Cao Lan vắt vai đi biếu họ hàng nội ngoại ở xa.

Bánh vắt vai có vị của đậu xanh, vị ngọt của đường, bùi của gạo nếp và chút hương ngai ngái của ngải cứu khiến món bánh trở nên đậm đà, quyến rũ. Đến Lục Ngạn vào mùa tháng 3 âm lịch hay dịp gần Tết, bạn sẽ dễ dàng tìm mua bánh trong các chợ quê.

Bánh hút Lục Ngạn

Rau cải cay rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước, nhào bột gạo nếp với nước lá cải cay sau đó nặn bánh (nặn tròn như bánh trôi), thả bánh vào chảo dầu ăn chiên tới khi vàng đều vớt bánh ra, nhanh tay thả vào nồi mật mía (nồi mật đun nhỏ lửa). Viên bột sẽ tự hút mật căng tròn bên trong. Vớt bánh ra và lăn qua một lớp bột gạo nếp.

Bánh đúc Đồng Quan

Bánh đúc là món ăn dân dã có ở khắp vùng quê Việt Nam. Bánh đúc thuần túy rất giản dị được nấu từ bột gạo pha với nước vôi trong. Tuy nhiên, mỗi vùng có một cách chế biến khác nhau, cho hương vị khác nhau và cách thưởng thức cũng khác nhau. Trong số đó thì bánh đúc làng Đồng Quan được nhiều người yêu thích bởi bánh vừa dẻo, vừa mát.

Theo người dân làng Đồng Quan, để có bánh đúc ngon thì quan trọng nhất vẫn là khâu nấu và quấy bánh. Chuẩn bị một cái nồi đã được tráng mỡ, đổ bột vào, bắc lên bếp, lấy đũa cả quấy liên tục sao cho bột không vón, không khê, không sát nồi, phải quấy thật đều tay nếu không sẽ bị vón cục ngay. Lửa nấu phải nhỏ và đều thì bánh mới chín và không khê. Tùy theo kinh nghiệm và cảm nhận của nười nấu sẽ biết khi nào nồi bánh gần được thì đậy vung, tắt lửa, để om trên bếp một lúc rồi cho lạc rang, dừa xát mỏng vào. Lại quấy tiếp tới lúc bột quánh dẻo, các nguyên liệu hòa đều, lấy đũa cả đánh lên thả xuống thấy róc đũa là được. Bánh đúc chín đổ ra mẹt lót lá chuối tươi sẽ được tấm bánh tròn to, đổ vào bát sẽ được bánh nhỏ, xâu lạt được.

Tương La

Tương La đang được ủ (Ảnh – FB Nông Nghiệp Sạch)

Tương là món ăn dân dã của người dân Việt Nam, nước chấm không thể thiếu khi ăn bánh đúc, bánh tẻ, chấm rau muống, cà muối, thịt luộc… Tương còn dùng làm gia vị nấu một số món ăn khác. Từ xa xưa nhà nhà, người người ở các vùng quê đã biết làm tương ăn dần. Thế nhưng, người sành ăn thì chỉ chọn những loại tương nổi tiếng của một số vùng miền trong cả nước như tương Bần (Yên Nhân – Hưng Yên), tương Cự Đà (Thanh Oai – Hà Tây), tương Nam Đàn (Nghệ An)… Nhiều người cho rằng tương La ngon và có thể so sánh được với các loại tương trên là do được thiên nhiên ưu đãi nguồn nước trong mát nhưng những người làm tương nơi đây cho biết tương ngon hay không phần nhiều do nguyên liệu và kỹ thuật của người sản xuất. Nguyên liệu làm tương La không thể thay thế được chính là gạo nếp cái hoa vàng và đậu tương hạt nhỏ giống cúc hoa vàng (đắt gấp 2-3 lần đậu tương thường). Gạo nếp chọn lựa kỹ bằng cách giần sàng sao cho không còn hạt gãy. Ngâm, đãi rồi nấu thành xôi, xong xới ra nong, nia cho lên men, lên mốc tự nhiên. Sau khi mốc lên đều có màu hoa cau là được. Đỗ tương loại bỏ hạt lép, hạt hỏng rửa sạch, rang chín vừa, để nguội rồi xay ra (không quá nhỏ), cho vào chum ngâm với nước trong khoảng thời gian thích hợp cho mềm (khi được nước đỗ tỏa mùi thơm ngào ngạt). Tiếp đó là công đoạn ngả tương (trộn mốc với nước tương đã ngâm, thêm muối cho vừa), đánh đều, phơi nắng, rồi để vào nơi thoáng mát bảo quản. Để tương ngấu, ăn ngon phải mất tối thiểu một tháng.

Chè Bát Tiên Sơn Động

Từ trước đến nay, người dân Việt Nam đã quen với cái tên chè Thái Nguyên, chè Shan tuyết Suối Giàng. Mấy ai biết rằng, trên đất Sơn Động, Bắc Giang cũng có một loại chè thơm ngon không kém, có tên là Bát Tiên.

Chè Bát Tiên có nguồn gốc từ Đài Loan được nhập nội và trồng thành công ở một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp nên sau thời gian kiến thiết của cây, sản phẩm trè Bát Tiên Thanh Sơn đã có mặt trên thị trường và ngày càng nổi tiếng bởi hương vị đặc trưng mùi thơm hoa nhài, chỉ cần uống một lần là nhớ mãi.

Bún Đa Mai

Bún Đa Mai chính là sản phẩm “bún” được làm ở phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Bún có sợi dẻo, ăn mát, bổ, để cả ngày không chua lại trắng muốt như bột lọc. Bún Đa Mai có 4 sản phẩm chính, đó là: bún rối, bún vẩy ốc, bún con ba, bún vẩy (còn gọi là bún lá). Bún vẩy ốc và bún con ba thường chỉ được chế biến khi dân làng có hội hè, hoặc có người đặt riêng. Bún rối và bún lá thì là những sản phẩm luôn luôn được chế biến và tiêu thụ hàng ngày.

Gà đồi Yên Thế

Gà đồi Yên Thế (Ảnh – Anh Le)

Giống gà Yên Thế có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt gà có hương vị thơm ngon rất đặc trưng. Do được sinh trưởng trong môi trường đồi núi tự nhiên nên gà Yên Thế có vị thịt ngọt, đậm.

Mật ong rừng Yên Thế

Mật ong hoa rừng Yên Thế được chiết xuất từ những tổ ong nuôi trong rừng. Với vị ngọt tinh khiết, mang mùi đặc trưng của hoa rừng. Mật ong hoa rừng Yên Thế sánh, sạch, thơm tinh khiết. Sản phẩm chiết xuất tự nhiên, không pha tạp chất hay hóa chất bảo quản.

Chè xanh Yên Thế

Là huyện có địa hình đồi núi thấp, điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp nên cây chè được trồng trên đất Yên Thế sinh trưởng mạnh, nước chè thơm và ngon.

Gạo nếp Phì Điền

Gạo nếp Phì Điền (Ảnh – Ốc Quyên)

Trong những năm gần đây, thương hiệu nếp cái hoa vàng của xã Phì Điền, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Gạo nếp Phì Điền có đặc điểm hạt to đều, trắng, ăn dẻo và thơm ngon hơn loại gạo nếp hiện đang có trên thị trường.

Cam Bố Hạ

Ảnh – FB Cam Bố Hạ

Cam Bố Hạ là loại cam sành thường được làm quà tặng, quà biếu vào đúng dịp gần Tết Nguyên đán. Cam có vị ngọt, thơm và rất mọng nước. Loại cam này được trồng rất nhiều ở Bắc Giang, đến tháng Mười hai âm lịch hằng năm rất nhiều người, nhiều thương nhân, lái buôn đã đổ về khắp chợ Bố Hạ để thu mua loại cam này.

Tìm trên Google

các món ăn ngon ở Bắc Giang

đặc sản Bắc Giang làm quà

ăn gì khi du lịch Bắc Giang

các quán ăn ngon ở Bắc Giang

đến Bắc Giang nên ăn gì

địa điểm ăn uống Bắc Giang

ẩm thực Bắc Giang

Đăng bởi: Trúc Đào

Từ khoá: Các món ăn ngon ở Bắc Giang

Làng Nghề Nón Lá Mỹ Lam – Biểu Tượng Nón Lá Bài Thơ Của Huế

Chiếc nón lá bài thơ cùng tà áo dài phất phơ nữ tính đã trở thành biểu tượng của xứ Huế dịu dàng và đôn hậu. Làng nghề nón lá Mỹ Lam chính là nơi sản xuất ra những chiếc nón đặc biệt như thế!

Làng nghề nón lá Mỹ Lam – biểu tượng nón lá bài thơ của Huế

Nón lá không chỉ là vật dụng che nắng, che mưa mà hơn thế nó đã trở thành biểu tượng riêng gắn với nét dịu dàng của người con gái xứ Huế. Hình ảnh nón lá nhẹ nhàng đi vào những câu thơ, khắc họa rõ hơn vẻ đẹp chiếc nón trong nền văn hóa đặc sắc của xứ Huế mộng mơ:

“Ai ra xứ Huế mộng mơ

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà.”

Những chiếc nón lá kiêu sa. Ảnh: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế.

Nghề làm nón lá bài thơ ở Huế đã xuất hiện hàng trăm năm nay với nhiều làng nón truyền thống như Dạ Lê, Sịa, Phú Cam, Kim Long, Đốc Sơ, Triều Tây…

Ảnh: Dân Việt.

Trong đó làng nghề nón lá Mỹ Lam là cái tên nổi bật. Nằm ven sông Như Ý cách trung tâm Huế 8km về phía Đông, làng Mỹ Lam thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang nổi tiếng với nghề chằm nón gần 160 năm.

Hoa văn trên nón lá. Ảnh: Dân Việt.

Nón lá là biểu tượng của Việt Nam, cũng là người bạn của những người lao động. Chiếc nón lá trắng tinh khôi còn thể hiện sự dịu dàng và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.

Cô gái trong tà áo dài với nón lá bài thơ. Ảnh: Dân Việt.

Tồn tại gần 160 năm nghề làm nón lá đã nuôi sống biết bao thế hệ người dân làng, và hôm nay làng vẫn giữ được nghề chằm nón với khoảng 80% số hộ trong làng vẫn theo nghề truyền thống của ông bà.

Ảnh: Bộ Công Thương.

Nón lá Mỹ Lam, đặc biệt là nón lá bài thơ không chỉ là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật. Để làm được một chiếc nón ưng ý, phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo. Từ việc chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm và đánh bóng…

Ảnh: Bộ Công thương.

Nón của làng nghề nón lá Mỹ Lam nổi tiếng bởi độ mỏng, màu sắc nền nã và mũi chỉ đều chằn chặn, đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

Quy trình làm nón rất công phu. Ảnh: Cổng thông tin điện tử thành phố Huế.

Để có lá làm nón đẹp và tốt, người nghệ nhân phải tự tay chọn lá. Lá được chọn thường là lá dừa hay lá gồi xanh nhạt. Lá được ủi nhiều lần cho thật thẳng và thật láng. Người thợ làng nghề nón lá Mỹ Lam đã khéo léo múi nối sợi móc được dấu kín, khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy đều tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Chiếc nón hoàn thành khi sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng.

Dịu dàng nón lá bài thơ. Ảnh: Lê Chung.

Khi chiếc nón trắng được khâu xong, người thợ sẽ đặt hoa văn, biểu tượng giữa hai lớp lá sao cho cân đối hài hòa, để khi soi lên trước ánh mặt trời, các hoa văn biểu tượng hiện rõ ràng thật cân đối và đẹp đẽ.

Những hình ảnh ẩn hiện trong chiếc nón lá. Ảnh: Lê Chung.

Biểu tượng ẩn hiện trong nón lá bài thơ thường là hình ảnh của cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, cầu ngói Thanh Toàn, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu… Đi kèm theo các biểu tượng phổ biến này là một số câu thơ viết về Huế được cắt bằng giấy bóng ngũ sắc, nổi bật giữa màu nền trắng của lá nón.

Nón lá cầu Trường Tiền. Ảnh: Báo Đắk Lắk.

Năm 2013, làng nghề nón lá Mỹ Lam được công nhận là làng nghề truyền thống của Huế. Đây là thành quả của việc giữ gìn nghề truyền thống, góp phần giữ gìn nét văn hóa độc đáo.

Việc được công nhận có ý nghĩa vô cùng quan trọng với làng nghề, thu hút thêm nguồn lao động có tay nghề, tạo ra nhiều nón lá chất lượng hơn để trở thành món quà mang về nhà của nhiều du khách.

chúng mình gợi ý một số tour Huế hấp dẫn:

Đăng bởi: Hạ Huyền Trang

Từ khoá: Làng nghề nón lá Mỹ Lam – biểu tượng nón lá bài thơ của Huế

10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Lá Vối Đối Với Sức Khoẻ

Lá vối giúp trị mụn

Nói về khả năng trị mụn, thì lá vối chứa chất chống oxy hóa và kháng sinh rất mạnh. Do đó có khả năng ngăn ngừa sự xâm hại của các gốc tự do, đồng thời tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại cho da. Từ đó giúp da nhanh bình phục hơn. Cũng nhờ tính sát khuẩn mạnh đó mà lá vối được dùng rất nhiều cho các bệnh ngoài da, chuyên ngăn chặn tác hại từ vi khuẩn,virus khi da bị tổn thương.

Thực chất nói lá vối trị mụn thì là chưa hoàn toàn đúng, vì cơ chế của nó là tiêu diệt vi khuẩn có hại và bảo vệ da, tạo điều kiện cho da phát triển tự nhiên và nhanh hồi phục hơn.

Cách sử dụng: Nấu nước lá vối xông hơi và rửa mặt mỗi tuần 2 lần da sẽ láng mịn và sạch mụn.

Lá vối điều trị máu nhiễm mỡ, giảm cân

Lá vối giúp trị mụn

Nhắc đến những công dụng của lá vối nhiều chị em sẽ nghĩ ngay đến khả năng giảm cân của loại lá này. Với thành phần tanin dồi dào, lá vối giúp giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm tăng khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đánh tan lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Nhờ đó nó được sử dụng như một phương thuốc điều trị máu nhiễm mỡ và giảm cân hiệu quả.

Cách sử dụng: Lấy 20g lá vối và nụ vối hãm uống thay trà hàng ngày. Trong quá trình sử dụng nên theo dõi cân nặng và đi làm xét nghiệm kiểm tra mỡ máu thường xuyên để theo dõi dược kết quả.

Lá vối điều trị máu nhiễm mỡ, giảm cân

Trị bỏng

Lá vối điều trị máu nhiễm mỡ, giảm cân

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae). Đây là loài dễ trồng, sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, và có thể tồn tại trên cả các vùng khí hậu khắc nghiệt. Hiện nay nhờ những công dụng tốt cho sức khỏe của lá, nụ và vỏ vối nên người dân trồng vối trên khắp cả nước, dùng hãm uống như nước trà. Nước vối có mùi thơm dễ chịu, vị ngọt thanh mát. Nếu chẳng may bị bỏng, đừng lo lắng, bạn chỉ cần nhanh chóng cạo lấy lớp vỏ bên ngoài của cây lá vối, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, sau đó lọc bỏ phần cặn và bôi dung dịch này lên chỗ bị bỏng.

Vỏ cây vối có tính sát trùng nên khi bỏng nhẹ. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra còn chữa ghẻ và vết thương lở loét.

Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da

Trị bỏng

Lá vối là vị thuốc quý, lá vối khô có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, gout, hạ huyết áp. Uống nước lá vối có công dụng giúp giảm cân, lợi sữa hiệu quả. Đây là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y Việt Nam. Người dân trồng vối thu hoạch lá và nụ để làm trà lá vối, dược liệu này có rất nhiều công dụng chữa bệnh, giải độc và thanh nhiệt cơ thể. Một tác dụng tuyệt vời nữa của lá vối mà khá ít người biết đó là tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, vàng da.

Để chữa bệnh này bằng cây lá vối bạn chỉ cần dùng khoảng 200g rễ vối sắc lấy nước uống mỗi ngày. Rất nhanh bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng viêm da, vàng da nhanh chóng biến mất.

Tác dụng của lá vối với bà bầu

Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da

Giúp lợi sữa: Uống nước lá vối ngay từ đầu thai kỳ sẽ giúp tăng cường chức năng tuyến sữa, từ đó đảm bảo thể chất khi sinh.

Giúp hỗ trợ tiêu hóa cho bà bầu: Hãm lấy nước lá vối tươi cho bà bầu uống hàng ngày sẽ giúp bà bầu hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời lá vối cũng kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng cho bà bầu.

Nhanh săn bụng sau sinh: Đây là tác dụng tuyệt vời của uống nước lá vối mỗi ngày với bà bầu. Nước vối sẽ giúp đánh tan mỡ bụng, cho cảm giác ngủ ngon hơn.

Tác dụng của lá vối với bà bầu

Uống nước lá vối chữa đầy bụng, khó tiêu

Tác dụng của lá vối với bà bầu

Trong nước lá vối tươi có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin, kèm theo đó là hoạt chất tanin chống oxy hóa và chống viêm rất tốt. Do vậy khi bạn bị đầy bụng, khó tiêu có thể uống nước lá vối để giảm bớt tình trạng khó chịu.

Khi có cảm giác đầy bụng khó tiêu chỉ cần lấy một ít lá vối cho vào nấu nước uống. Tốt nhất uống nước đặc. Chỉ nửa tiếng sau sẽ hết triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó uống nước lá vối còn giúp cơ thể giải khát, giải nhiệt, lợi tiểu, đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài…

Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Uống nước lá vối chữa đầy bụng, khó tiêu

Trong các vấn đề tiêu hóa mà lá vối cải thiện phải kể đến bệnh viêm đại tràng. Nhờ hàm lượng tanin, giúp loại thảo mộc này bảo vệ niêm mạc đại tràng cực tốt. Các tinh dầu trong lá vối cũng góp phần kháng khuẩn nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến lợi khuẩn bên trong đại tràng. Một số kháng sinh thực vật trong loại lá này cũng được ghi nhận có thể tiêu diệt được các vi khuẩn gây hại như: Salmonella, Streptocous,… Vào mùa đông lá sẽ có hàm lượng kháng sinh cao nhất.

Chính vì vậy, người bệnh đại tràng có thể uống nước vối để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Nhất là các trường hợp mắc viêm đại tràng do nhiễm khuẩn.

Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Điều trị tiểu đường

Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Theo một nghiên cứu, hợp chất flavonoid có trong nụ vối có khả năng điều trị tiểu đường hiệu quả. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần thường xuyên uống nụ vối, sẽ giúp giảm đường huyết, mỡ máu, chống ô xy hóa tế bào, ngăn ngừa tổn thương hay đục thủy tinh thể ở người bị bệnh tiểu đường….

Để giúp điều trị bệnh tiểu đường, hãy sắc lấy nước lá vối khoảng 10 – 20g lá, chia thành 3 lần uống mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng nụ vối thay cho lá để tăng thêm hiệu quả điều trị, cách pha chế tương tự như nước lá vối tươi.

Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Điều trị tiểu đường

Nước lá vối thường được sử dụng quanh năm, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Lý do là bởi loại nước này có khả năng giải khát, giải nhiệt và thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Uống nước lá vối sẽ giúp cho cơ thể mát hơn, dễ chịu hơn.

Sử dụng lá vối để sắc nước uống như uống trà hàng ngày sẽ giúp cơ thể giải độc, thanh lọc gan thận. Từ đó sẽ giúp bạn giải khát, lợi tiểu tốt hơn, các chất độc sẽ được đào thải qua cơ quan bài tiết.

Điều trị gout

Bệnh nhân gout là do ăn nhiều đạm, ứ đọng axit uric, thận đào thải không hiệu quả, dẫn tới uric ứ đọng gây ra hiện tượng khớp bị sưng, tấy đỏ và đau. Thường xuyên sử dụng nước lá vối sẽ giúp hỗ trợ làm tan các khoáng chất uric. Chính điều này đã góp phần giúp cho quá trình điều trị bệnh gout hiệu quả hơn.

Điều trị gout

Trong những ngày oi bức của mùa hè, mọi người thường sẽ tìm đến loại thức uống có tính giải nhiệt và hương vị thơm ngon. Với trà lá vối cũng không phải là ngoại lệ, từ xưa người ta đã dùng loại trà vối làm đồ uống cung cấp lượng nước cho cơ thể và giải nhiệt hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều hiểu biết về tác dụng của cây lá vối để có thể sử dụng vị thuốc tuyệt vời này một cách hiệu quả và an toàn tốt cho sức khỏe của bạn.

Đăng bởi: Ngân Hà

Từ khoá: 10 Công dụng tuyệt vời của cây lá vối đối với sức khoẻ

Enterogermina Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Quan Trọng

Tên thành phần hoạt chất: Bacillus Clausii.

Thuốc biệt dược tương tự: Entervital, Enterobella…

Enterogermina có thành phần chính là men vi sinh Bacillus Clausii, là một loại bào tử có lợi cho cơ thể, giúp cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Thuốc Enterogermina giúp phục hồi cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, hạn chế sự sinh sôi của các vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, giúp cơ thể tăng hấp thu dưỡng chất, tăng khả năng chống lại các các vi khuẩn gây hại khác.

Với thuốc Enterogermina, tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột (ăn không tiêu, đầy hơi, trướng bụng, đi ngoài phân sống, tiêu chảy…) sẽ được cải thiện.

Trên thị trường hiện nay, Enterogermina có hai dạng lưu hành phổ biến là dạng ống 5 ml hỗn dịch uống và dạng thuốc viên. Trong đó, dạng ống thông dụng hơn bởi dễ dùng và có hiệu quả nhanh hơn. Trong mỗi dạng của Enterogermina có chứa 2 tỷ bào tử Bacillus clausii kháng đa kháng sinh.

Enterogermina được sử dụng trong những trường hợp sau:

Điều trị, phòng ngừa những triệu chứng khó chịu ở hệ tiêu hóa do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột như: tiêu chảy (bao gồm cả tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính), nhiễm trùng ruột, viêm ruột.

Kém hấp thu vitamin nội sinh.

Hỗ trợ để phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột bị ảnh hưởng khi dùng thuốc kháng sinh hoặc hóa trị liệu.

Rối loạn tiêu hóa cấp và mãn tính ở trẻ em do nhiễm độc hoặc rối loạn vi khuẩn đường ruột và kém hấp thu vitamin.

1. Thời điểm dùng thuốc

Thuốc được khuyên nên dùng sau ăn, vì thức ăn không ảnh hưởng tới thuốc, hơn hết, nếu bụng rỗng thì thuốc sẽ bị mất tác dụng.

2. Thời gian điều trị

Chỉ sử dụng điều trị trong một thời gian ngắn, thường trong khoảng 10 ngày hoặc theo chỉ định bác sĩ, vì nếu dùng lâu dài mà không được kiểm soát sẽ dẫn đến lạm dụng thuốc, lại làm mất cân bằng mật độ các chủng sinh vật tại chỗ.

3. Liều dùng

Hỗn dịch uống Viên nén

Người lớn 2 – 3 ống/ngày 2 – 3 viên/ngày

Trẻ em 1 – 2 ống/ngày 1 – 2 viên/ngày

4. Cách dùng

Đối với hỗn dịch uống:

Lắc kỹ ống thuốc trước khi dùng. Xoắn vặn phần trên để mở ống thuốc.

Uống trực tiếp thuốc trong ống hoặc hòa thuốc với nước, sữa, nước trà hoặc nước cam.

Nên dùng ngay sau khi mở nắp để tránh hỏng thuốc.

Đối với viên nén:

Uống viên thuốc Enterogermina với nước hoặc các loại đồ uống khác như nước cam, sữa,…

Trẻ em không nên dùng dạng viên nén vì thuốc có thể gây một số tác hại khác.

5. Lưu ý quan trọng khi uống thuốc

Không dùng quá liều khuyến cáo trước khi xin ý kiến bác sĩ.

Uống thuốc cách nhau đều đặn trong ngày (cách nhau khoảng 3 – 4 giờ). Nếu có dùng lặp liều hay bỏ sót liều thì cũng không gây hại, nhưng bạn phải cố gắng dùng đúng chỉ định để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nếu được chỉ định dùng thuốc này trong thời gian sử dụng kháng sinh, bạn nên uống Enterogermina xen kẽ giữa các liều dùng kháng sinh.

Đối với dạng hỗn dịch, bạn có thể thấy các hạt nhỏ trong ống thuốc Enterogermima. Đó là do sự tập hợp của các bào tử Bacillus clausii, nhưng thuốc không bị thay đổi chất lượng.

Hãy xin ý kiến bác sĩ nếu bệnh tái phát hoặc nếu ghi nhận gần đây có sự thay đổi về đặc điểm của bệnh.

1. Tác dụng phụ không mong muốn

Tác dụng không mong muốn của Enterogermina thường không thấy, tuy nhiên có thể có một vài phản ứng dị ứng như phát ban và nổi mày đay. Hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khác.

2. Chống chỉ định

Thuốc không được dùng nếu bạn có đã từng dị ứng với một trong các thành phần của thuốc. Không có chống chỉ định sử dụng Enterogermina nếu bị tiêu chảy mỡ.

3. Tương tác

Enterogermina không có tương tác thuốc khi dùng chung với các thuốc khác.

4. Đối tượng đặc biệt

Thuốc có thể được dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, tuy nhiên, bạn hãy luôn xin ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc gì nếu đang mang thai hoặc đang cho con bú. Thuốc không gây buồn ngủ, mệt mỏi, nên không ảnh hưởng gì đến người lái xe và vận hành máy móc.

5. Bảo quản

Thuốc phải được bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C. Khi mở ống thuốc ra phải dùng trong thời gian ngắn để tránh bị hỏng thuốc. Để thuốc ngoài tầm tay trẻ em.

Enterogermina hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta, đây chính là vị cứu tinh cho đường ruột khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên được dùng sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Nếu có triệu chứng về đường tiêu hoá, hãy đi khám bác sĩ ở Chuyên khoa Tiêu hóa để được hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lá Giang Là Gì? Công Dụng, Bài Thuốc Và Các Món Ăn Chữa Bệnh Của Lá Giang trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!