Xu Hướng 9/2023 # Lễ Hội Bánh Dân Gian Miền Tây Hàng Năm Có Gì Đặc Biệt? # Top 16 Xem Nhiều | Xqai.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lễ Hội Bánh Dân Gian Miền Tây Hàng Năm Có Gì Đặc Biệt? # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lễ Hội Bánh Dân Gian Miền Tây Hàng Năm Có Gì Đặc Biệt? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cứ vào những ngày đầu tháng 4, hàng trăm loại bánh tự lạ đến quen được quy tụ về lễ hội bánh dân gian miền Tây. Lễ hội thu hút nhiều sự tham gia của dân địa phương lần khách du lịch. Vậy lễ hội này có gì đặc biệt? Những món bánh như thế nào sẽ được “điểm mặt đọc tên” tại lễ hội.

Cùng chúng mình tìm hiểu về lễ hội bánh dân gian Miền Tây vô cùng đặc sắc và thú vị được tổ chức hàng năm này.

Nguồn gốc của lễ hội

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ là sự kiện văn hóa, lễ hội cấp quốc gia. Lễ hội được tổ chức thường niên để giới thiệu và quảng bá, bảo tồn các sản phẩm bánh dân gian miền Tây Nam Bộ. Sự kiện thu hút nhiều du khách trong nước lẫn quốc tế. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh, 2 năm vừa qua 2023 và 2023 lễ hội bị tạm hoãn là sự tiếc nuối của nhiều du khách cũng như người dân bản địa.

Cổng chào lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 9 năm 2023

Lễ hội bánh dân gian những năm gần đây có sự tham gia của khoảng 200 gian hàng với gần 100 loại bánh đến từ khắp mọi miền đất nước. Ngoài ra, lễ hội năm nay nằm trong chuỗi sự kiện gồm. Khánh thành đền thờ Vua Hùng TP Cần Thơ và Liên hoan đờn ca tài tử quốc gia lần thứ 3 cũng được tổ chức ở địa điểm gần nhau thuộc quận Bình Thủy. Đây là cơ hội để những du khách ở xa có dịp trải nghiệm nhiều lễ hội trong cùng một chuyến đi.

Nét đẹp của lễ hội

Lễ hội bánh dân gian miền Tây Nam Bộ khuyến khích sự sáng tạo của nghệ nhân làm bánh. Đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất, chế biến bánh dân gian trở thành đặc sản ẩm thực có thương hiệu vững vàng. Tạo điều kiện hỗ trợ các nghệ nhân liên kết với các doanh nghiệp trong, ngoài nước. Để những chiếc bánh dân gian được ngon hơn, bảo quản tốt hơn, đi xa hơn trong xu thế hội nhập và phát triển.

Mẹt bánh đậu xanh được các nghệ nhân trong lễ hội thực hiện

Lễ hội giúp quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người, văn hóa Nam Bộ nói chung và ngành du lịch Cần Thơ nói riêng. Giới thiệu các loại bánh dân gian miền Tây Nam Bộ đặc trưng và góp phần bảo tồn. Phát huy giá trị văn hóa ẩm thực của người dân Nam Bộ, từng bước xây dựng thành thương hiệu quốc gia trong thời gian đến.

Các loại bánh dân gian miền Tây thường thấy ở lễ hội Bánh da lợn

Bánh da lợn nhiều hương vị khác nhau được giới thiệu tại lễ hội

Được làm từ bột gạo, bột năng, nước cốt dừa và lá dứa, bánh da lợn mang đến cho người thưởng thức cái vị ngọt nhẹ, vị béo và thoang thoảng mùi lá dứa. Với những người con lớn lên từ vùng đất sông nước thì không ai mà không biết món này. Đây là món quà vặt mẹ hay thưởng mỗi khi đi chợ về, nó gợi nhớ về những năm tháng tuổi thơ đầy yên bình của những đứa trẻ.

Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì là món bánh tráng miệng dân dã của người dân Nam Bộ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người lớn lên ở vùng nông thôn. Gọi là bánh tằm vì bánh có hình dáng thon dài và được phủ lớp vụn dừa giống con tằm.

Bánh tằm khoai mì đặc sản dân gian miền Tây với màu sắc bắt mắt

Để làm món này người bạn cần phải mài khoai mì nhuyễn rồi tạo dáng thành từng sợi. Bánh ăn hơi dai, có mùi dừa thơm và béo béo, thường dùng kèm với mè rang chín và đường trắng. Không chỉ có mùi vị thơm ngon, bánh còn có màu sắc rất đẹp mắt. Người ta thường bỏ thêm vào màu lá dứa, lá cẩm, gấc làm cho món ăn càng thêm hấp dẫn.

Bánh tét

Bánh tét không chỉ là món bánh dân gian Nam Bộ, đây được xem như món bánh cổ truyền của người dân Việt bao đời. Bánh được làm từ nếp, đậu xanh và thịt heo và gói bằng lá chuối (Miền Bắc dùng lá dong để gói).

Bánh tét món ăn không còn xa lạ với mỗi con dân Việt Nam

Bánh tét thường được làm từ gạo nếp trắng, có nhân đậu xanh, một ít thịt mỡ ở trong cùng và được gói bằng lá chuối. Ở một số vùng quê miền Tây người ta còn biến tấu thành nhiều loại khác như bánh tét chuối, bánh tét lá cẩm, bánh tét gấc, bánh tét ba màu…

Bánh đậu xanh trái cây

Bánh đậu xanh gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người Sài Gòn, thế nhưng lạ thay khi nói đến bánh đậu xanh trái cây thì không phải ai cũng biết. Có lẽ bởi vì cách làm cầu kỳ, ít nơi bán và thường chỉ dùng cho những dịp lễ lạt khiến món bánh này không quá phổ biến.

Bánh đậu xanh trái cây đầy hấp dẫn tại lễ hội bánh dân gian miền Tây Nam Bộ

Nhưng ai đã từng một lần nhìn thấy món bánh anày đều khó có thể kìm được xuýt xoa, mê mẩn trước vẻ đẹp tinh tế, giống y hệt trái cây thu nhỏ của nó. Lễ hội bánh dân gian miền Tây Nam Bộ là dịp để bạn trải nghiệm sự đặc sắc và hương vị thơm ngon của loại bánh này.

Đăng bởi: Ánh Trần Xuân

Từ khoá: Lễ hội bánh dân gian miền Tây hàng năm có gì đặc biệt?

Ăn Dặm Kiểu Tây Có Gì Đặc Biệt?

Ăn dặm kiểu Tây là một trong những cách ăn dặm khá nổi tiếng trên thế giới. Thực tế cho thấy ăn dặm kiểu Việt cũng như của Nhật không thể cải thiện được tình trạng bé biếng ăn, lười ăn. Chính vì vậy, nhiều người mẹ Việt Nam đã tập cho trẻ ăn dặm theo phong cách Tây. Vậy cách ăn dặm này có gì đặc biệt? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang.

Ăn dặm kiểu Tây là phương pháp ăn dặm kể từ lúc bé mới chuẩn bị nhú chiếc răng sữa đầu tiên. Khi ấy, bé thường ở thời điểm 5 đến 6 tháng tuổi. Thông thường, bé từ 9 đến 10 tháng mới mọc đủ những chiếc răng cửa sữa giữa. Thế nhưng, việc cho trẻ ăn sớm theo cách người phương Tây là rất hiệu quả.

Tại thời điểm bé được 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển đến một mức nhất định. Khi ấy, bé sẽ sẵn sàng tiếp thu những thức ăn mới lạ ngoài sữa mẹ. Vì vậy, việc cho bé ăn dặm kiểu Tây sẽ kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động từ sớm.

Ăn dặm kiểu Tây hay ăn dặm theo phong cách châu Âu, châu Mỹ có khá nhiều nét đặc biệt. So với ăn dặm kiểu Việt Nam, kiểu Nhật (phương Đông) thì trẻ được ăn dặm vui hơn, tập trung hơn cho bữa ăn. Khi ăn dặm theo phong cách Tây phương, bố mẹ sẽ nhẹ nhàng cho trẻ ăn đầy đủ những thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Thay vì chiều theo ý thích của bé, bố mẹ cho trẻ ăn dặm kiểu Tây sẽ đưa trẻ vào khuôn khổ hơn. Họ muốn con mình vui vẻ chấp nhận bữa ăn và hạn chế đưa ra ý kiến. Đồng thời, họ cũng hạn chế cho bé xem tivi, chơi game trong lúc ăn. Đến khi nào bé hoàn thành hết bữa ăn thì mới được vui chơi thỏa thích.

Mặc dù đưa trẻ vào khuôn khổ ăn uống nhưng bố mẹ không ép trẻ, không làm cho trẻ cảm thấy áp lực khi ăn uống. Họ sẽ cố gắng tạo không khí thoải mái nhất khi trẻ ăn. Làm sao để trẻ cảm nhận được ăn uống là một việc hết sức vui vẻ và thú vị.

Người phương Tây nói chung hay người ở các nước Mỹ, Anh, Pháp nói riêng có nguyên tắc chung. Đối với việc cho trẻ ăn dặm, họ đề ra những nguyên tắc rất khoa học sau đây:

Hạn chế tối đa dùng muối trong chế biến thức ăn bởi vì muối có thể gây hại cho thận của bé.

Không dùng bột gạo. Bột gạo chứa nhiều chất Gluten không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi. Họ sẽ thay bằng khoai tây.

Hạn chế cho trẻ ăn lòng trắng trứng gà vì thực phẩm này dễ gây dị ứng.

Dùng thìa nhựa có kích thước phù hợp với miệng bé. Tránh dùng những thìa kim loại có cạnh sắc bén vì có thể làm tổn thương miệng bé.

Sữa bột vẫn là lựa chọn tối ưu cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi.

Hạn chế bế khi cho bé ăn.

Tuyệt đối không ép ăn, la mắng, đánh đập.

Nếu bé không ăn món này thì cho ăn món khác. Có thể cho bé nhịn 1 bữa. Sau đó, cho bé ăn bù một cách ngon miệng hơn khi bé thấy đói.

Sữa mẹ vẫn là nguồn thực phẩm trung tâm trong giai đoạn cho trẻ ăn dặm.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Tây

Bé sẽ ăn một cách vui vẻ, thoải mái.

Không có cảm giác bị ép buộc.

Bé tiếp nhận được những nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất.

Trẻ ăn dặm theo khuôn khổ.

Tỉ lệ suy dinh dưỡng, béo phì của phương pháp ăn dặm kiểu Tây rất thấp.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm theo phong cách phương Tây

Nhiều trường hợp không phù hợp với trẻ em Việt Nam.

Trẻ có thể rơi vào tình trạng biếng ăn, mặc dù tỉ lệ này rất thấp.

Bé sẽ có ác cảm với một số thực phẩm nhất định. Chẳng hạn như khổ qua, cà chua, nấm, súp lơ…

Bố mẹ đòi hỏi phải cứng rắn hơn. Nếu nuông chiều, yêu thương bé sẽ không áp dụng được phương pháp ăn dặm này.

Bữa ăn sáng

Sữa mẹ kết hợp với 1 hoặc nhiều hơn nhóm thực phẩm sau:

Súp rau.

Phô mai.

Sữa ít béo hoặc không béo.

Bữa ăn trưa

Sữa mẹ kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sau đây:

Súp rau.

Phô mai.

Cháo dinh dưỡng: thịt bằm, đậu đỏ, bí đỏ, cà rốt… xay nhuyễn.

Tráng miệng bằng nước trái cây, trái cây mềm hoặc sữa chua.

Bữa ăn tối

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Có thể cho bé bú thêm sữa công thức nếu sữa mẹ không đủ. Đồng thời kết hợp với một số món ăn sau:

Súp thịt bằm.

Cá, tôm, cua… xay nhuyễn. Có thể xay thô dần nếu độ tuổi của bé tăng dần.

Tráng miệng bằng sữa chua, sinh tố trái cây…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để phù hợp với trẻ em Việt Nam, bố mẹ Việt nên kết hợp các cách ăn dặm. Cụ thể như sau:

Khi trẻ được 6 đến 7 tháng: Kết hợp thực đơn ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật.

Trẻ 8 đến 10 tháng: Ưu tiên phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

Trẻ từ 10 tháng trở đi: Ưu tiên ăn dặm kiểu Tây.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc mà nhất là bố mẹ trẻ sẽ biết thêm về cách ăn dặm kiểu Tây. Từ đó, các bạn sẽ cho trẻ ăn dặm tùy theo từng kiểu, theo từng giai đoạn phát triển sao cho bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khỏe mạnh và thông minh nhất có thể!

12 Loại Quả Dân Dã Đặc Trưng Của Miền Tây

Quả bình bát

Quả bình bát

Qủa bình bát

Quả Quách

Quả quách

Qủa quách

Quả lý

Cây lý có tên khoa học là Rose apple, một loại trái độc đáo của miền Tây. Cây lý thuộc họ mận, cây và lá gần giống như cây mận, hoa màu trắng, nhưng to hơn hoa mận. Quả lý ở một số nước khác như Ấn độ,Indonesia, Malaysia… được trồng và bán khá phổ biến, tuy nhiên ở Việt Nam thì ít bán trên thị trường hơn. Quả lý có hình tương đối tròn, có màu ửng hồng, phần đầu gần như quả mận, tuy nhiên phần thịt trái lý ít nước hơn quả mận, có vị ngọt và rất thơm, xốp mềm gần như táo, mùi như hoa hồng, vì vậy nên có tên là rose apple. Hạt quả lý rời, lắc kêu như một số loại mận có hạt.

Quả lý

Qủa lý

Quả bần

“Thò tay hái trái bần chua, nhớ bông điên điển nhớ mùa cá linh” hay “Ngày anh nhặt trái bần trôi; Nước cuốn tơi bời xao xác hồn hoa; Dòng sông bé dại trong ta; Chua chát rề rà trên nhánh đong đưa; Trái tròn, bông trắng nắng mưa; Ngọn gió trở mùa đánh rớt ngày xanh; Lá nhiều, yếu ớt muôn nhành; Giấc mộng không thành nghèo rớt mồng tơi”

Quả bần

Quả bần

Quả dừa nước

Quả dừa nước

Qủa dừa nước

Củ ấu

Củ ấu

Củ ấu

Dâu da Cái Tàu Cà Mau

Vườn dâu da Cái Tàu hay còn được gọi là vương quốc của loài dâu vàng , thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Dâu vàng là đặc sản riêng biệt, do đó, một khi đến với Cà Mau, vườn dâu Cái Tàu chắc chắn sẽ là nơi hấp dẫn nhất đối với nhũng ai yêu thích loại trái cây dân dã Nam bộ này. Bao nhiêu quả cùng nhau đu bám vào một chùm, treo lủng lẳng trên thân cây vững chắc nhìn thật lạ.

Mà lạ hơn nữa là dâu da Cái Tàu cho quả sai, sai chi chít chùm này ôm vào thân cây liền có chùm khác tựa vào, cứ thế ôm lấy nhau.Thường vào cuối đông thì cây trổ hoa, cuối mùa xuân thì chín. Lúc còn xanh, quả dâu cứng vỏ màu xanh đến khi chín thì vỏ mỏng đi, nhẵn bóng và chuyển màu vàng óng. Qủa nào quả đó mọng nước, chia nhiều múi nhỏ; khi ăn có vị ngọt mát chua thanh rất hợp với tiết trời nóng nắng Nam Bộ.

Quả dâu da Cái Tàu

Qủa dâu da Cái Tàu

Quả Thốt nốt An Giang

Cây thốt nốt thuộc loại họ cau, sống rất nhiều tại các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, New Guinea… Cây thốt nốt có thân to thẳng đứng, bẹ có gai ngắn hai bên, mọc ra từ thân, lá xòe tròn như lá cọ. Thốt nốt cho những chùm quả lớn hình hơi tròn màu nâu hoặc màu hạt dẻ.

Quả thốt nốt khi bổ ra là những múi nhỏ, trắng phau, nhiều nhựa, có mùi thơm rất lạ và cũng là một món ăn chơi, giải khát rất bổ được nhiều người ưa thích. Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt, cây già làm cột nhà, làm bàn ghế… Riêng trái thốt nốt để lại dư vị khó quên trong lòng du khách với những món ăn dân dã như cơm (cùi) thốt nốt, nước thốt nốt tươi (hoặc lên men), đường tán, chè thốt nốt, bánh gói thốt nốt, bánh bò thốt nốt…

Quả thốt nốt

Qủa thốt nốt

Quả trâm

Quả trâm khi còn xanh có vị chua và chát. Khi chín có vị ngọt, hơi chua chua và chát, màu tím ngắt, to bằng đầu ngón tay út có hình bầu dục. Mùa quả trâm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch, trên thế giới, quả trâm xuất hiện ở Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Sri Lanka và Indonesia. Ở nước ta, quả trâm là một loại cây rừng có từ rất lâu ở vùng Bảy Núi (An Giang), trong đó tập trung nhiều ở 2 xã Núi Tô và Cô Tô của huyện Tri Tôn.

Quả trâm

Qủa trâm

Quả Cà na

Xưa, cà na là loại cây hoang dại, ít ai trồng vì quả cà na có giá trị kinh tế không cao. Nay, loại trái cây này lại trở thành mặt hàng được giới “tuổi teen” nơi phố thị ưa chuộng, vì thế cung không đủ cầu. Cây cà na cũng được nông dân ở nhiều tỉnh miền Tây bắt đầu trồng lại, nhiều nhất là tại ấp Tân Thành, xã Tân Lập (huyện Tịnh Biên, An Giang).

Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hàng năm, vào khoảng tháng Bảy, tháng Tám âm lịch, khi mùa nước nổi (mùa lũ) về, bông điên điển nở vàng cũng là vào mùa thu hoạch cà na. Cà na cho quả giống như quả muỗm ở ngoài Bắc, có hình thuôn tròn, dài cỡ 2 lóng tay. Quả này khi để ăn sống thấy vỏ có màu xanh đậm, vị chát, còn quả chín có màu vàng nhạt, vị chua.

Chế biến món cà na muối tưởng như rất dễ dàng, nhưng thực tế cũng cần có những bí quyết riêng để món ăn vừa miệng, khi ăn hạt và cơm cà na phải tách rời nhau. Cà na mua ở chợ lựa qủa già, chín vàng, không bị dập về rửa sạch, cắt đầu, đuôi một ít cho bắt mắt. Dùng dao nhọn rạch 4 đường theo chiều dọc thân quả, ngâm vào nước muối thật mặn, xả nước lạnh nhiều lần cho bớt vị chua. Cho cà na vào nồi nước sôi và thử bằng cách cầm trái vuốt nhẹ khi cơm và hạt tách ra dễ dàng là được. Đổ cà na ra xả nước lạnh, vắt ráo, xếp vào keo. Cho nước đường nấu để nguội vào ngập xăm xắp với cà na (theo tỉ lệ 500 gram đường cát cho 1kg cà na). Một ngày sau, cà na ngấm đường là dùng được.

Quả cà na

Qủa cà na

Quả Ô Môi

Quả ô môi khi còn non có màu xanh, đến già có màu nâu đen dài khoảng 3 – 4 cm và cong như lưỡi liềm, rất cứng và sần sùi, nham nhám, khi róc vỏ trái ô môi ra thì có rất nhiều múi mỏng, màu đen, hình tròn và xương múi khá cứng nhưng vẫn nhai được với cơm quả vị chát, ngọt, thơm đặc trưng của ô môi.

Mùa hè cũng là lúc những quả ô môi bắt đầu treo lơ lửng đen ánh bên màu hoa hồng rực cả một góc trời. Nếu sinh ra ở miền quê, hẳn bạn biết cái trò ném quả ô môi để cùng chia nhau những mảnh trái ngọt mỗi buổi ra chơi. Ăn ô môi cũng cần một kỹ thuật điêu luyện. Chặt ô môi thành từng khúc ngắn, vạt hai bên vỏ quả để lộ ra lớp hạt xếp đều, nhẹ nhàng lấy lớp cơm màu nâu đen ngọt lành hương vị đặc trưng.

Quả ô môi

Qủa ô môi

Quả Thanh Trà

Cây trái miền Tây là một đề tài bất tận bởi vì sự phong phú và đa dạng của nhiều chủng loại. Cứ đặt chân lên mỗi tỉnh thành, bạn sẽ tha hồ thưởng thức những thức đặc sản thơm ngon hấp dẫn, chẳng hạn như sầu riêng Cái Mơn, dừa Bến Tre hay dâu xanh vùng Bảy Núi… Và điều chào đón bạn khi đến tỉnh Vĩnh Long là một loại quả chua ngọt cùng với hương thơm thoảng dịu, mang tên quả thanh trà.

Mới ăn lần đầu có thể bạn sẽ nghĩ đây là xoài rừng nhỉ, cũng không có gì phải ngạc nhiên, vì thanh trà thuộc giống xoài. Những quả thanh trà vàng ươm bắt mắt được bày bán trên các xe ba gác đã trở thành hình ảnh quen thuộc mỗi độ hè về. Quả thanh trà vỏ mềm ăn ngọt, vỏ cứng ăn giòn, lột vỏ chấm muối ớt thì ngon hết sẩy. Hoặc bạn xay nhuyễn trộn với đường đá sẽ thành món giải khát thơm ngon đặc sắc cho mùa hè đó.

QuбєЈ Thanh TrГ

Qб»§a thanh trГ

Đăng bởi: Tấn Kiệt

Từ khoá: 12 Loại quả dân dã đặc trưng của miền Tây

Quảng Nam Có Lễ Hội Gì?

Lễ hội “Quảng Nam – Hành trình Di sản”

Lễ hội “Quảng Nam – Hành trình Di sản” là một sự kiện văn hoá – du lịch lớn của tỉnh được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, sinh động nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá đặc trưng và quảng bá sản phẩm du lịch Quảng Nam.

Lễ hội “Quảng Nam – Hành trình Di sản”

Các hoạt động của lễ hội tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch lớn như Hội An, Mỹ Sơn, Cù lao Chàm, hồ Phú Ninh và các làng nghề truyền thống. Lễ hội “Quảng Nam – Hành trình di sản” lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2003, từ đó được tiếp nối tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Đến với lễ hội, du khách sẽ được đắm mình trong bầu không khí nhộn nhịp, say mê thưởng thức những loại hình nghệ thuật truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Quảng Nam và các vùng miền trong cả nước, tham gia vào các cuộc tranh tài trong những trò chơi dân gian và các hoạt động thể thao, giải trí… Lễ hội cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của các nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên… và đông đảo du khách đến từ nhiều nước trên thế giới.

Lễ hội Bà Thu Bồn – Quảng Nam

Lễ hội Bà Thu Bồn được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm lịch ở dinh bà Thu Bồn (còn gọi là Bô Bô phu nhân – người Chăm) để tưởng niệm Bà. Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng náo nhiệt từ sáng đến tối mịt mới chấm dứt. Ngoài phần tế lễ còn có đua thuyền, rước cộ và hát bội. Người từ nhiều nơi khác đến đây dự đua để tranh tài. Theo tục lệ, thuyền thuộc lăng miếu nào thì được vị thần ở lăng miếu đó bảo hộ.

Lễ hội Bà Thu Bồn – Quảng Nam

Phía bên kia con sông Thu Bồn có thuyền bà Phường Chào – Người Việt, cũng tham gia đua thuyền cùng bà Thu Bồn. Trước khi tranh giải cả đoàn trạo thủ phải đến làm lễ, khấn vái trước lăng rồi mới làm lễ xuất phát. Mỗi thuyền đua cử ra một người ngồi ở mũi thuyền mặc áo đỏ, được coi như “tùy phái’ của thần chủ thuyền. Người đó có nhiệm vụ vừa hát, vừa múa để khích lệ trạo thủ khi nghe tiếng hô ấy sẽ cảm thấy mình được thần linh trợ lực nên bơi khỏe hơn. Con sông Thu Bồn như cuộn sóng bởi tiếng hò reo của trạo thủ, tiếng cổ vũ của nhân dân hai bên bờ.

Tiếp theo đó là rước cộ, người tham gia rước cộ càng Đông thì càng vui. Cộ là một bàn lớn hay có thể là một xe kéo được hóa trang lộng lẫy, bên trong để rất nhiều thức ăn như bánh, hoa quả, gạo thịt… Người rước cộ mặc trang phục truyền thống của làng. Dân làng cùng quây quần bên nhau cùng hát bội. Ngày hội đã đem đến cho mỗi người dân niềm vui, tin yêu cuộc sống.

Lễ rước Cộ Bà Chợ Được – Quảng Nam

Lễ rước cộ Bà chợ Được (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức ba năm một lần vào ngày 11 tháng giêng âm lịch, là một lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của Quảng Nam

Lễ rước Cộ Bà Chợ Được – Quảng Nam

Lăng cổ chợ Được có hơn 100 năm tuổi, do bà Nguyễn Thị Của sáng lập. Truyền thuyết kể rằng Bà rất hiển linh: cho thuốc chữa bệnh cứu dân độ thế, trị tội bọn tham quan ô lại ức hiếp dân lành và cũng chính Bà đã linh ứng tạo dựng nơi bãi cát hoang vắng này thành ngôi chợ sầm uất, ăn nên làm ra và cái tên chợ Được ra đời từ đó.

Để tri ân, tôn vinh tưởng nhớ vị nữ linh anh kiệt này, hương chức và dân chúng địa phương đã cùng nhau tổ chức lễ hội Bà chợ Được. Lễ hội bao gồm lễ cầu an, truy niệm đức Bà, hội hoa đăng, múa lân, hát dân ca, đua ghe, bóng đá và đặc biệt là lễ rước cộ Bà từ lăng thờ đi quanh chợ để dân chúng xa gần chiêm bái.

Hội làng đầu năm – Quảng Nam

Những ngày trong tháng giêng hai, khắp các làng quê đất Quảng đâu cũng rộn rã lễ hội đình làng, miếu mạo xóm thôn. Trong lễ hội đầu xuân, các chư tôn tộc họ và bô lão, già làng, trưởng các thôn xóm cùng bà con dân làng tập trung tại nơi tổ chức lễ hội, thường là ở đình làng. Chương trình thông lệ gồm 2 ngày đối với lễ làng, một ngày đối với miếu xóm bằng lễ tế liệt sĩ, âm linh, lễ vọng; ngày thứ 2 bắt đầu bằng lễ cúng xuân, đón tiếp quan khách, tế tiền nhân.

Hội làng đầu năm – Quảng Nam

Tiếp đến, đội chèo hay đội hát tuồng của làng trình diễn, sau đó là tiệc trà thân mật kết hợp với các chương trình văn nghệ bài chòi, dân ca, hò khoan đối đáp. Lễ hội đầu xuân cũng chính là dịp để bà con các chư tộc và nhân nhân trong làng giao lưu, gặp gỡ; là cơ hội cho những người con xa xứ làm ăn về quê cúng hương ông bà tổ tiên, ghi ơn các vị tiền nhân lập làng khai ấp, trao đổi tâm tình về quá khứ, hiện tại, công việc làm ăn sinh sống và cả những khát vọng tương lai về làng xóm, quê hương.

Lễ hội Dinh Bà làng Chiêm Sơn – Quảng Nam

Theo lệ hằng năm, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên tổ chức lễ hội Bà với các nghi lễ truyền thống: rước kiệu Bà, lễ tế mục đồng và các trò chơi dân gian. Chiêm Sơn là một trong những làng xã được hình thành rất sớm vào thế kỷ XV ở Quảng Nam. Thời kỳ sau lại thêm trù phú, nổi tiếng về nông nghiệp, dệt lụa tơ tằm như văn học dân gian có câu” Chiêm Sơn là lụa mỹ miều. Mai vang tiếng cửi, chiều chiều tơ giăng”

Lễ hội Dinh Bà làng Chiêm Sơn – Quảng Nam

Với tâm thức của cư dân nông nghiệp, người dân lưu xứ khi đến khai phá vùng đất này đã gửi gắm niềm tin vào tín ngưỡng dân gian, mong được mùa, ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, ngay từ buổi đầu lập làng, người dân dựng dinh thờ vị nữ thần ở Chiêm Sơn, tổng Mậu Hoà với nhiều huyền thoại còn ẩn chứa về một tảng đá hình tượng giống như người đàn bà, dân trong vùng gọi là Bà Đá. Một đêm trăng sáng, tám người chăn trâu từ làng Chiêm Sơn có ý định thử mang Bà Đá về làng mình. Họ đã chuyển Bà Đá về làng để thờ trong ngôi chùa sau các vị phật, nhưng vừa đi qua ngọn đồi Chiêm Sơn bổng nhiên dây thừng khiêng bị đứt. Bà Đá rơi xuống bám chặt vào đất không thể nâng lên được nữa. Người dân cho rằng Bà đã quyết định ở ngay đó. Để thỏa nguyện thiên ý, tám người chăn trâu liền xây dựng một ngôi miếu nhỏ lợp tranh tre để thờ, hướng ngôi miếu nhìn ra nơi mà họ tìm thấy tảng đá.

Dân làng Chiêm Sơn cho rằng Bà Đá là một vị phúc thần luôn luôn phù trợ và tạo phúc cho dân làng, từ xưa đến nay đã nhiều lần làng Chiêm Sơn bị hạn hán nặng nề, côn trùng phá hoại mùa màng, người dân đến cầu khấn tại Dinh Bà thì khỏi. Có lần cả tỉnh bị hạn hán khủng khiếp, dân làng Chiêm Sơn đến khẩn cầu Bà Đá thì tức khắc mưa đã rơi xuống ngay giữa buổi đang làm lễ tế cúng và hương đèn còn đang cháy Sự linh nghiệm của Dinh Bà Chiêm Sơn còn được lưu truyền nhiều huyền tích dân gian. Hiện nay, Dinh Bà có một pho tượng cao khoảng 1 mét, tư thế ngồi tự nhiên làm bằng đá sa thạch, tai dài, đầu đội mũ, chân xếp bằng, mặc áo choàng vai, chung quanh vương miện có 7 đầu rắn thần. Tượng được tạc vào khoảng thế kỷ XVIII. Năm thứ 5 niên hiệu Duy Tân, Bà được sắc phong là Thái Dương Phu nhân, đến năm Khải Định thứ 9, một lần nữa Bà được tôn vinh với danh hiệu Trung Đẳng Thần (Hai sắc phong này đang lưu trữ tại Viện Khoa học Xã hội) Năm 1937, Hội Folklore Đông Dương cũng rất quan tâm nghiên cứu Dinh Bà có công văn cho Đốc học Quảng Nam tại Hội An đề nghị các giáo sư trung học Mỹ Xuyên Đông, Thanh Châu, phủ Duy Xuyên báo cáo về lịch sử, văn hóa, lễ hội ở Dinh Bà Thanh Chiêm (các báo cáo bằng tiếng Pháp lưu trữ tại Viện KHXH).

Với những tài liệu hiện nay, có thể khẳng định rằng Dinh Bà Chiêm Sơn là một trong những nơi tín ngưỡng dân gian phổ biến trong nhân dân về thờ Mẫu – Mẹ xứ sở mà người địa phương thường gọi chung là Bà như các vùng khác trong tỉnh Quảng Nam: Bà Thu Bồn (Duy Xuyên), Bà Chợ Được (Thăng Bình), Thất vị nữ thần ở Điện Bàn. Tín ngưỡng dân gian này đã từng song hành theo bước chân cư dân Việt ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ vào phương Nam, để rồi vừa tích hợp đa nguồn vừa tiếp thu tín ngưỡng thờ nữ thần của người bản địa, đặc biệt là văn hóa Chăm Pa cổ để biến thể trở thành tín ngưỡng của làng xã Việt mà Dinh Bà Chiêm Sơn mà một minh chứng (tượng bằng đá sa thạch, xung quanh có 7 đầu rắn thần Naga là loại hình nghệ thuật điêu khắc Chàm).

Hằng năm nhân dân làng Chiêm Sơn và vùng lân cận tổ chức lệ Bà, lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài các lễ vật ấy bắt buộc phải có 1 con cua, một nhánh tỏi, một cây cải và một con chồn, còn người dân nào có lòng thành thì dâng cúng một đĩa xôi và một con gà luộc, sau lễ tế toàn bộ các lễ vật được cúng tế đều trả lại cho dân trong làng và bắt buộc phải dùng hết trong ngày. Những người dâng lễ hầu hết là các bô lão trong làng Chiêm Sơn, số lượng ban tế lễ từ 20 đến 30 người, được chọn từ các vị cao niên và có uy tín trong làng.

Chiêm Sơn là đất “địa linh” đã đi vào lịch sử dân tộc mà hiện nay còn dấu tích lăng mộ Hiếu Chiêu Hoàng Hậu Đoàn Quý Phi – nhân dân tôn vinh là Bà chúa tàm tang, Hiếu Văn Hoàng hậu Mạc Thị Giai, Chùa Vua (hay còn gọi là Chùa Ngự) – nơi các vua Nhà Nguyễn ở khi đến viếng lăng mộ tổ tiên, Bến Giá – bến thuyền vua neo đậu… và không xa là di chỉ khảo cổ học Mậu Hoà, Lăng Bà Thu Bồn, khu đền tháp Mỹ Sơn. Trong tương lai, huyện Duy Xuyên, xã Duy Trinh sẽ hình thành liên kết tuyến tham quan văn hóa lịch sử để du khách đến thăm các di tích. Trong đó di tích Dinh Bà Chiêm Sơn gắn với lễ hội xuống đồng, lễ tế mục đồng… rất độc đáo mà ít nơi ở Quảng Nam còn giữ được, là một nét son tự hào về truyền thống văn hóa làng xã của người dân đất Quảng

Lễ hội cầu Bông – Quảng Nam

Một trong những lễ hội Quảng Nam đặc sắc nhất đó chính là lễ hội Cầu Bông. Lễ Cầu Bông xuất phát từ nền nông nghiệp của người dân, mùa xuân làm lễ để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cối phát triển tốt tươi, mùa màng được bội thu, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội cầu Bông – Quảng Nam

Chính hội cầu Bông được thực hiện vào ngày mồng 7/2 âm lịch, tại địa điểm Làng Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam.

Phần Lễ được diễn ra tại sân đình làng với sự tề tựu đông đủ của người dân trong làng, cùng nhau chuẩn bị lễ vật đủ đầy dâng cúng các bậc tiền nhân. Điểm đặc biệt trong lễ vật của lễ Cầu Bông đó chính là mâm xôi hồng tượng trưng cho tinh thần gắn kết của người dân, sự may mắn, mùa màng bội thu.

Kết thúc phần Lễ là nghi thức hạ nêu, và diễn ra các cuộc thi hết sức vui nhộn như thi gánh rong, cuốc đất, trồng rong, thi gói món “tôm hữu”… mang ý nghĩa thuần nông, ca ngợi công việc đồng áng.

Lễ hội Long Chu ở Hội An – Quảng Nam

Long Chu là lễ hội của các làng biển quanh thị xã Hội An. Đây là lễ hội của các cư dân vùng biển Hội An để tống ôn và dịch bệnh vào lúc chuyển mùa. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm ở đình làng hoặc nhà chính quyền thôn, ấp. Trong dân gian Long Chu là thuyền rồng, một biểu tượng oai linh để trừ ôn, tống dịch. Lễ hội có tục rước “Long Chu” bằng cót tre, voi, giấy vải từ đình đến bến nước, đẩy bè, thuyền trôi ra sông, biển…

Lễ hội Long Chu ở Hội An – Quảng Nam

Trước ngày lễ, các thầy pháp đặt hương án và yểm bùa nơi có ma quỉ, theo sau là đoàn nam nữ thanh niên tay cầm giáo mác phát quang sạch sẽ đường làng, bờ bụi, miệng hát hò đối đáp trong không khí vui vẻ. Vào ngày lễ chính, thầy cả làm lễ tế và sau đó là lễ rước thuyền rồng đi trừ tà ma dịch tế quanh làng. Trong lễ có hát bộ, hát hò khoan, xô cô, các trò chơi dân gian khác. Dân làng quần tụ ăn uống múa hát đến tận đêm khuya.

Lễ vía Bà Thiên Hậu – Quảng Nam

Lễ vía Bà Thiên Hậu diễn ra vào ngày 23/3 âm lịch hằng năm do người Hoa Kiều sinh sống tại Hội An tổ chức ở hội quán Phước Kiến và hội quán Ngũ Bang.

Lễ vía Bà Thiên Hậu – Quảng Nam

Bà Thiên Hậu có nguồn gốc xuất phát từ Phước Kiến (Trung Quốc) được nhân dân tôn thờ như một vị thánh, bởi bà có tài tiên đoán mưa gió, bão lũ nên đã che chở cho những ngư dân qua được cơn hoạn nạn.Khi những người Hoa vượt biển đi về phía Nam (nước Việt ta) để lập nghiệp đã được bà Thiên Hậu chở che giúp đỡ rất nhiều, nên họ đã suy tôn, lập đền thờ bà, duy trì cho đến ngày nay, và trở thành một trong những lễ hội Quảng Nam có truyền thống lâu đời.

Lễ cúng Tổ Minh Hải – Quảng Nam

Lễ cúng Tổ Minh Hải – Quảng Nam

Mặc dù ngày nay chung quanh bên ngoài chùa Chúc Thánh không còn những bãi cát, những đồi thông xanh rì vi vu trong gió nữa, đến chùa không còn phải băng bộ qua những đoạn đường cát nữa, mà thay vào đó là những ngôi nhà đồ sộ và con đường đất cứng vì nhu cầu dân số và phát triển đô thị. Nhưng bên trong vườn chùa vẫn còn giữ được dáng vẻ cổ kính, hàng cây cổ thụ vẫn còn đó, hình ảnh ngôi chùa vẫn cổ kính rêu phong, những lớp bụi thời gian không thể nào xóa nhòa đi được.

Lễ cúng sư tổ có công xây dựng chùa theo nghi lễ Phật giáo. Theo phong tục người Trung Hoa thì họ đến đâu thường hay lập chùa, miếu để thờ cúng cầu nguyện mưa thuận gió hòa, nhân dân an cư lạc nghiệp.

Cùng với thời điểm chùa Chúc Thánh ra đời, Hội An là một thương cảng trù phú, những thương nhân đến từ nước ngoài chủ yếu là người Hoa và có một số người trong họ đã định cư ở đây. Vì vậy, Tổ Minh Hải sau khi quyết định ở lại tại Hội An hoằng Pháp, Ngài chọn ra một nơi để tạo lập chùa Chúc Thánh với khoảng cách lý tưởng khoảng 1km không gần lắm cũng không xa lắm so với trung tâm phố cảng. Địa thế này nhằm 2 mục đích: Một là, nơi yên tĩnh vắng vẻ, điều kiện tu hành thiền định thích hợp và hai là, không xa lắm nơi dân cư, để tạo điều kiện cho những người dân ở đây có thể bước bộ đến chùa lễ Phật tụng kinh.

Lễ hội Nguyên Tiêu – Quảng Nam

Lễ hội Nguyên Tiêu là lễ cúng đầu năm của những Hoa kiều gốc bang Triều Châu và Quảng Đông sống tại Hội An

Lễ hội Nguyên Tiêu – Quảng Nam

Đây là một trong những lễ tết quan trọng trong cộng đồng cư dân Hội An, đặc biệt là đối với bà con người Hoa. Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm. Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm (ngày rằm tháng giêng âm lịch). Theo tích cũ của người Trung Hoa, lễ tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, ngày xưa, vào đêm rằm đầu tiên của năm này, vua cho mời các Trạng Nguyên về kinh đô dự yến tiệc, thưởng trăng, trổ tài thơ phú trong vườn Thượng Uyển. Vào ngày này, có thể bắt đầu vào thời Tây Hán ở Trung Quốc, người ta còn tiến hành nghi thức rước đèn lồng rất đẹp mắt và long trọng. Chính vì thế, tết Nguyên Tiêu còn gọi là lễ hội lồng đèn. Đối với cộng đồng cư dân người Hoa ở Hội An (nhất là đối với người Hoa Minh Hương, người các bang Triều Châu, Quảng Đông), tết Nguyên Tiêu không chỉ là tết thuần tuý mang thú vui thưởng ngoạn mà còn mang ý nghĩa tâm linh lớn lao: Cúng các vị tiền hiền, vừa cầu mong cuộc sống tốt đẹp (cầu an) no đủ, buôn bán phát tài.

Tổ chức tại Hội quán Triều Châu và Quảng Triệu vào ngày 16/1 ÂL. Đây là lễ cúng đầu năm của những người hai bang Triều Châu và Quảng Đông (người Hoa) sống tại Hội An. Ngoài phần nghi lễ truyền thống, trong lễ Nguyên Tiêu còn tổ chức múa lân, chơi xổ số. Lễ hội thu hút đông đảo con cháu người Hoa và khách thập phương về dự.

Lễ giỗ tổ làng nghề Mộc Kim Bồng – Quảng Nam

Hàng năm vào ngày mồng 6 tháng giêng Âm Lịch lễ giỗ tổ làng nghề Mộc Kim Bồng được tổ chức tại nhà thờ tiền hiền thôn 3 ( nay là thôn Trung Châu ) làng mộc Kim Bồng, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.Từ bến đò Hội An – Kim Bồng – từ bến Kim Bồng đi thẳng 200 m rẽ phải – đi thẳng 100m rẽ trái – đi tiếp 100m rẽ phải – đi thẳng 200m rẽ phải – đi thẳng 400m rẽ trái – đi thẳng 1km rẽ phải – từ đây bạn sẽ thấy ngôi đình giữa ruộng ngô và tiếp tục đi thêm khoảng 600 m theo con đường bêtông sẽ đến nơi tổ chức lễ.

Lễ giỗ tổ làng nghề Mộc Kim Bồng – Quảng Nam

Nhà thờ tiền hiền được xây dựng vào năm 1930. Theo gia phả của làng để lại thì ông Tổ nghề mộc Kim Bồng vốn là người Thanh Hóa trên đường vào Nam đi ngang qua vùng đất trù phú này đã dừng chân lập nên làng Kim Bồng và sẵn có nghề mộc ở quê cũ ông đã lập nên làng nghề này.

Lễ giỗ tổ hằng năm được tổ chức vào mồng 6 tháng giêng để tưởng nhớ công ơn ông cha tổ tiên của làng đã có công xây dựng nên làng và cũng để cầu cho làng có một năm mới mưa thuận gió hòa làm ăn thuận lợi.

Lễ giỗ tổ thường bắt đầu vào 8h sáng và kéo dài trong khoảng 2h chia làm hai phần : phần lễ cúng Âm Linh ở trước sân nhà thờ được tổ chức trước, phần lễ chính thức được làm trong nhà thờ.Người đứng làm lễ là những nghệ nhân lớn tuổi trong làng trước khi làm lễ phải rửa sạch tay chân qua nước Quán Tẩy.

Lễ tế Cá Ông – Quảng Nam

Ðã từ bao đời nay, lễ hội Cá Ông (còn được gọi là lễ tế cá Voi) là lễ hội lớn nhất của ngư dân tỉnh Quảng Nam – Ðà Nẵng. Thờ phụng Cá Ông ở miền đất này không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng cá. Lễ hội được diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch.

Lễ tế Cá Ông – Quảng Nam

Thường được tổ chức tại lăng Ông vào ngày kỵ (ngày mất) của cá Ông hoặc nơi có cá Ông chết. Lễ tế cá Ông có nguồn gốc tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân vùng duyên hải. Sau lễ tế có tổ chức hát bả trạo, hát bội và hát hò khoan

Trong ngày lễ bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Lễ cầu an được tổ chức vào đêm đầu tiên tại làng Cá Ông dưới sự điều khiển của các vị chánh bái, là những vị cao niên, có uy tín lớn trong làng chài.

Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (thường không dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lọng an toàn.

Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức “xin keo”. Ðó là lễ Cá Ông chứng dám lòng thành của ngư dân ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương, dàn nhạc trình diễn, hát bội… Trong suốt ngày hội, các tàu thuyền dù ở xa cũng tập trung về bến để tham gia lễ hội Cá Ông.

Giỗ Tổ nghề Yến – Quảng Nam

Khá nhiều người nghĩ rằng nghề khai thác tổ yến chỉ có ở Khánh Hòa, nhưng thật ra tại Việt Nam nhiều tỉnh thành khác cũng có nghề này, tỉnh Quảng Nam cũng vậy. Giỗ Tổ nghề Yến là một trong những lễ hội Quảng Nam có từ lâu đời để nhằm tưởng nhớ tới những người đã khai sinh ra nghề khai thác Yến. Và đồng thời cũng là để cảm tạ trời đất đã mang đến nguồn tài nguyên này cho xứ Quảng.

Giỗ Tổ nghề Yến – Quảng Nam

Lễ hội thường diễn ra vào ngày 9 – 10/3 âm lịch, tại xã Tân Hiệp – Cù Lao Chàm, với nhiều hoạt động như: tế tổ nghề, thi đua ghe, kéo co, hội bài chòi, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, chợ ẩm thực…

Lễ hội làng gốm Thanh Hà – Quảng Nam

Lễ hội Làng Gốm Thanh Hà diễn ra vào ngày 10/1 âm lịch hằng năm, tại miếu Nam Diêu, Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam.

Lễ hội làng gốm Thanh Hà – Quảng Nam

Đây là lễ hội được tổ chức để cúng tổ nghề đã có công tạo nên nghề làm gốm. Ngược dòng lịch sử thì người làng Thanh Hà xưa kia có nguồn gốc từ Thanh Hóa, di dân xuống miền Trung để lập nghiệp và tiếp nối nghề làm gốm. Gốm của Thanh Hà không chỉ nổi danh xứ Quảng, mà danh tiếng còn lan xa các vùng khác.

Lễ hội làng gốm phản ánh nét văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư với các hoạt động hết sức sôi nổi và mang nhiều nét dân gian độc đáo. Sau phần lễ Tổ nghiêm trang thì đến phần hội vô cùng sôi động, các trò chơi như cõng nàng về dinh, thi chuốt gốm, nấu cơm bằng nồi đất… cùng các hoạt động văn nghệ như hát bội, hát bài chòi vô cùng náo nhiệt.

Lễ hội đêm Rằm phố cổ Hội An – Quảng Nam

Vào những đêm 14 âm lịch hằng tháng – đêm trăng tròn, khắp phố phường Hội An trở thành một sân khấu lớn, lung linh và huyền ảo trong muôn ngàn ánh đèn lồng. Người dân trong những bộ xiêm y cổ xưa, trở thành những diễn viên chính trong các hoạt cảnh ngâm thơ, đánh cờ, chơi mạt chược… làm sống lại khung cảnh phồn hoa của cảng thị xưa với những thú vui dân dã trong ngày hội hè.

Lễ hội đêm Rằm phố cổ Hội An – Quảng Nam

Bắt đầu từ 18 giờ đến khuya, cả khu phố chìm trong tĩnh lặng, không còn tiếng động cơ xe máy, cả du khách và người dân địa phương, cả người Việt lẫn người nước ngoài cùng nhau thong dong bách bộ giữa bầu không khí chân tình tràn đầy cảm xúc và những ấn tượng khó phai.

Đăng bởi: Hiếu Nguyễn

Từ khoá: Quảng Nam có lễ hội gì?

Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu Tháng 5 Hàng Năm

Không chỉ hấp dẫn du khách với đồi chè xanh mướt, rừng thông bản Áng, thác Dải Yếm, còn có cả một thung lũng mận hơn 100ha đầy ắp những trái mận hậu đỏ au, giòn ngọt đang chờ du khách vào ngày hội hái mận thường niên lại được tổ chức tại thị trấn Nông trường vào tháng 5 hàng năm

Không chỉ hấp dẫn du khách với đồi chè xanh mướt, rừng thông bản Áng, thác Dải Yếm, chương trình còn có cả một thung lũng mận hơn 100ha đầy ắp những trái mận hậu đỏ au, giòn ngọt đang chờ du khách vào ngày hội hái mận thường niên lại được tổ chức tại thị trấn Nông trường Mộc Châu vào tháng 5 hàng năm

Lễ hội hái mận nơi này 2023 với nhiều phần thi hấp dẫn, đó là:

1. Thi hái quả, trình bày mâm quả và thi ăn mận

Phần thi này sẽ gồm 6 đội được lựa chọn từ trước, sẽ tham dự vào 3 phần thi liên tiếp:

1.1.  Phần thi hái quả

Sẽ có một vườn mận đã được ban tổ chức lựa chọn từ trước. 6 đội thi sẽ bốc thăm để chọn cho mình một cây mận. Trong vòng 5 phút, đội nào hái được nhiều mận hơn và chất lượng quả tốt sẽ được chấm điểm cao.

1.2.  Trình bày mâm quả

Ngay sau khi phần 1 kết thúc, các đội sẽ dùng số mận đó để trình bày thành một mâm quả sao cho đẹp mắt nhất. Tiếp theo sẽ là phần thi thuyết minh về đội thi, dụng cụ và kỹ thuật hái cùng với ý nghĩa của mâm quả.

1.3. Phần thi ăn mận

Một trong những phần thi nhận được sự cổ vũ đầy nhiệt tình từ du khách đó chính là phần thi Ăn Mận. 6 đội sẽ cử ra 6 đại diện để liên tục ‘’ăn’’ trong vòng 90 giây và ai ăn được nhiều nhất thì đội thi sẽ tháng cuộc.

2. So tài kiến thức về mận hậu Mộc Châu

– Những đội chơi phải thể hiện thật ấn tượng bài thuyết trình của mình và bắt buộc phải đảm bảo những yếu tố nội dung như sau: nguồn gốc mận hậu, diện tích trồng mận, sản lượng hàng năm; những sản phẩm được chế biến từ quả mận; giá trị kinh tế; hàm lượng dinh dưỡng; tác dụng tuyệt vời của mận hậu đối với con người.

– Kết thúc bài thuyết trình, đội thi sẽ bốc thăm để lựa chọn một câu hỏi mà BTC đã chuẩn bị từ trước. Đội thi nào trả lời đúng sẽ được cộng điểm.

3. Vinh danh những cá nhân tiêu biểu trong việc phát triển mận hậu Mộc Châu

Năm cá nhân xuất sắc nhất, đạt được nhiều thành tựu sẽ được lựa chọn để được vinh danh trong Lễ Hội Hái Mận – Ngày Hội Hái Quả nơi đây 2023.

4. Những hoạt động vui chơi khác

5. Thi cắm trại

Sẽ có 6 trại văn hóa đến từ 6 đội thi được dựng lên mang phong cách đặc trưng của từng dân tộc. Trong trại sẽ phải có những vật dụng, sản phẩm đặc trưng như dụng cụ lao động, sản phẩm nông nghiệp, ẩm thực, trang phục dân tộc.

6. Thi trưng bày ẩm thực dân tộc

Du khách sẽ là những người trực tiếp tham dự vào trong phần thi này. Điều đặc biệt là ngoài việc chiêm ngưỡng những món ăn đặc trưng ra thì du khách còn có thể thưởng thức trực tiếp để đánh giá về ẩm thực vùng này nói chung.

7. Thi văn hóa cộng đồng

Đây chính là phần thi năng khiếu mà thông qua đó mỗi đội thi sẽ thể hiện được văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

8. Triển lãm mận hậu

BTC sẽ dành từ 01-02 gian hàng chỉ để phục vụ triển lãm, giới thiệu và bán những quả mận hậu tươi ngon nhất. Ngoài ra còn giới thiệu về sản phẩm chế biến từ mận hoặc dụng cụ, quy trình sản xuất mận hậu đạt chuẩn.

9. Trải nghiệm hái quả chín trên cây

– Nhiều gian hàng cho thuê trang phục dân tộc được mở ra để khuyến khích khách du lịch mặc và chụp hình khi tham gia ngày hội.

Không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc núi rưng, du khách sẽ thích thú khi được trải nghiệm làm một người nông dân đeo chiếc lù cở, hay chiếc bế sau lưng vít từng cành mận xuống tỉa những quả mận thật chín còn nguyên lớp phấn trắng xuống. Du khách sẽ được thưởng thức cả mận sấy khô từ quả tươi và được trả tiền cho những trái mận hái được.

Đăng bởi: Thế Cừ Nguyễn

Từ khoá: Lễ Hội Hái Mận Mộc Châu Tháng 5 Hàng Năm

Thái Lan Có Gì Đặc Biệt?

Thái Lan có gì đặc biệt? chúng tôi 2023-04-13 07:04:00

Đi Du lịch Thái Lan là các bạn đã đến với đất nước du lịch đã thu hút hàng triệu du khách khắp thế giới, không chỉ bởi sự hiếu khách, những nụ cười thân thiện, mà vẫn còn rất nhiều phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, hoang sơ. Du lịch khám phá Thái Lan, du khách không thể bỏ qua thành phố náo nhiệt, trung tâm mua sắm sầm uất Bangkok cũng như thiên đường mua sắm Pratunam, trung tâm Platinum Fashion Mall, Pantip Plaza – Thái Lan được mệnh danh là “ông hoàng” của những trung tâm điện máy… Đến Thái Lan không thể không ghé hòn đảo Phuket xinh đẹp với bãi cát trắng mịn, rừng thông xanh mướt, Thành phố Pattaya với cách hoạt động vui chơi giải trí như chèo thuyền, bơi lặn, xem box Thái; và vẫn còn rất nhiều địa điểm du lịch Thái Lan mà du khách không thể không khám phá và bỏ lỡ. Nhưng Thái Lan có gì đặc biệt?  sau đây là 1 số điểm đặc biệt chỉ có ở đất nước Thái Lan

Thái Lan có gì đặc biệt? Thành phố có tên dài nhất thế giới.

Những điều đặc biệt ở Bangkok Thái Lan

Dù thủ đô của Thái Lan có được nhiều du khách biết tới dưới cái tên Bangkok, người dân địa phương gọi thành phố này là Krung Thep, viết tắt cho “Krungthepmahanakhon Amonrattanakosin Mahinthara Yutthaya Mahadilok Phop Noppharat Ratchathani Burirom Udom Ratchaniwet Mahasathan Amonphiman Awatansathit Sakkathattiya Witsanukamprasit”. Tên đầy đủ của Bangkok gồm 169 chữ cái, khá khó đọc và có ý nghĩa sâu sắc: “Thành phố của thiên thần, thành phố vĩ đại của những người bất tử, thành phố lộng lẫy của 9 viên đá quý, ngôi báu của đức vua, thành phố của những cung điện hoàng gia, nhà của những vị thần hiện thân, xây dựng bởi thần Visvakarman theo lệnh của thần Indra”.

Các ngôi đền trên đồng xu của Thái đều ở Bangkok.

Thành phố có nhiệt độ trung bình cao nhất thế giới.

Thành phố có nhiệt độ trung bình cao nhất thế giới.

Nhiệt độ không khí trung bình ở đây là 28 độ C, dao động từ 34-40 độ C trong các tháng mùa hè. Thời điểm tuyệt nhất để tới Bangkok là từ tháng 11 năm trước tới tháng 2 năm sau, khi thời tiết mát mẻ hơn và trời xanh biếc.

Quốc vương ca được phát trước mỗi đợt chiếu phim hay biểu diễn nghệ thuật.

Quốc vương ca

Quốc ca Thái Lan (Quốc vương ca) được phát hai lần mỗi ngày ở các nơi công cộng vào 8h và 18h. Ngoài ra, trước khi chiếu phim hay biểu diễn nghệ thuật, bài hát này lại được phát và mọi người cần đứng dậy thể hiện sự tôn trọng. Nếu không, bạn không những bị coi là bất lịch sự mà còn phạm pháp.

Những điều luật thú vị.

Những điều luật thú vị

Mỗi quốc gia đều có những luật lệ lâu đời vẫn được giữ nguyên tới giờ dù xã hội đã trở nên hiện đại. Tại Bangkok, bạn không được phép ra khỏi nhà nếu không mặc quần lót, không được để ngực trần lái xe, không được dùng sầu riêng làm vũ khí và tiền phạt tùy xem nạn nhân bị bao nhiêu gai cắm vào người.

Nhà vệ sinh dành cho giới tính thứ 3.

Nhà vệ sinh dành cho giới tính thứ 3

Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa vào sử dụng các nhà vệ sinh dành cho giới tính thứ ba, chủ yếu là những người chuyển giới.

Khu phố Hoa lớn nhất thế giới.

Khu phố Hoa lớn nhất thế giới

Khu Chinatown ở Bangkok có tên Yaowarat với hơn 1 triệu người Hoa sinh sống, thường là thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3. Ban ngày, các con phố đầy những cửa hàng bán đủ loại sản phẩm. Ban đêm, nơi này trở thành thiên đường ẩm thực. Tại đây còn có bức tượng Phật bằng vàng khối lớn nhất thế giới ở đền Wat Traimit.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Hội Bánh Dân Gian Miền Tây Hàng Năm Có Gì Đặc Biệt? trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!