Xu Hướng 9/2023 # Lúa Mì Là Gì? Tác Dụng Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe Khi Sử Dụng Lúa Mì # Top 18 Xem Nhiều | Xqai.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lúa Mì Là Gì? Tác Dụng Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe Khi Sử Dụng Lúa Mì # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lúa Mì Là Gì? Tác Dụng Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe Khi Sử Dụng Lúa Mì được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chắc ai cũng nghe đến lúa mì nhưng chưa nhiều người hiểu rõ về nó. Vậy lúa mì là gì? Tác dụng và tác hại của nó đối với sức khỏe khi sử dụng như thế nào?

Lúa mì là gì? Đôi nét về lúa mì

Lúa mì là một trong những loại ngũ cốc lâu đời nhất thế giới, nó còn có tên gọi khác là lúa miến hay tiểu mạch. Trong các giống lúa mì hiện nay, loại lúa mì Triticum aestivum, đây là một giống thuộc nhóm cỏ Triticum và thuần dưỡng từ khu vực Levant, được trồng và nhân giống khắp nơi thế giới.

Với mức sản lượng đứng sau bắp và gạo, nó được xem như nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người. Lúa mì được ứng dụng rộng rãi, nhiều nhất chính là làm ra các loại bánh mì, bột mì, tiếp đó là các thực phẩm như mì sợi, bánh kẹo, rượu, bia hay các nhiên liệu sinh học khác.

Ngoài ra, lúa mì còn là thực phẩm chăn nuôi gia súc và gia cầm, các nông trại quy mô nhỏ sẽ trồng lúa mì, sau khi thu hoạch thì phần cỏ khô sẽ làm nguồn thức ăn cho gia súc và gia cầm, hay rơm rạ làm vật liệu xây dựng.

Thành phần dinh dưỡng

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một trong những lương thực chủ yếu của con người, lúa mì có thành phần dinh dưỡng phong phú cung cấp cho hoạt động thường ngày của con người, trong một hạt lúa mì sẽ chứa 12% nước, 70% carbohydrate, 12% protein, 2% chất béo, 1,8% khoáng chất và 2.2% chất xơ thô.

Ngoài ra, nó còn chứa các dưỡng chất khác như thiamin, riboflavin, niacin, selen, mangan, photpho, axit ferulic, axit phytic, alkyl resorcinols,… và một lượng nhỏ vitamin A.

Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng này sẽ bị thay đổi trong quá trình xay xát lúa mì, đa phần các chất dinh dưỡng đó nằm lại trong cám và mầm

Các loại lúa mì hiện nay

Hiện nay, lúa mì được chia thành 3 nhóm chính

Triticum aestivum.

Nhóm phổ thông là loại lúa mì thông thường và được trồng phổ biến nhất thế giới được đề cập ở phần trên, loại lúa mì này là Triticum aestivum.

Triticum durum

Nhóm lúa mì cứng có tên khoa học là Triticum durum, được gieo trồng thứ hai sau loại Triticum aestivum, thường được ứng dụng sản xuất các loại mì ống.

Triticum compactum

Nhóm lúa mì Club có tên khoa học Triticum compactum, đây là loại lúa mì thường được dùng để làm món bánh ngọt, bánh quy giòn và bột.

Tác dụng của lúa mì đối với sức khỏe

Do chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu trong đời sống, lúa mì có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người hàng ngày.

Lúa mì tốt cho hệ tiêu hóa

Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, trong lúa mì nguyên hạt chứa một lượng chất xơ dồi dào và tập trung chủ yếu ở phần cám. Tiêu thụ lúa mì nguyên hạt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đặc biệt là ở đường ruột, giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru.

Ngoài ra, các nhà khoa học chỉ ra rằng, bên trong lúa mì còn chứa các lợi khuẩn probiotic giúp hạn chế triệu chứng táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa chuyển hóa năng lượng hiệu quả.

Lúa mì giúp phòng bệnh ung thư ruột kết

Ngoài chứa một lượng lớn chất xơ, lúa mì còn chứa một số chất chống oxy hóa và phytonutrients có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết, một trong những loại ung thư hệ tiêu hóa phổ biến.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có chế độ ăn mỗi ngày có chất xơ có thể giảm 40% nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết. Vì vậy, việc bổ sung lúa mì nguyên cám vừa giải tỏa khẩu phần ăn mà nó còn kiểm soát, phòng chống bệnh ung thư ruột kết cho cơ thể.

Cung cấp chất oxy hóa cho cơ thể

Như đã đề cập ở phần trên, lúa mì có chứa hàm lượng lớn các chất oxy hóa thiết yếu cho cơ thể, gồm các chất như: Axit ferulic, axit phytic, alkyl resorcinol, lutein,… Trong đó, axit phytic giúp cơ thể hấp thu các khoáng chất tốt hơn còn có lignans và lutein có khả năng phòng chống ung thư ruột kết và tăng cường sức khỏe của mắt hiệu quả.

Cung cấp các vitamin và khoáng chất

Như đã nêu ở phần trên, trong lúa mì chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người. Trong đó có thể kể đến là selen, phốt pho, mangan,…, đặc biệt là folate cực hữu ích cho phụ nữ mang thai

Tác dụng phụ của lúa mì

Tuy rằng lúa mì có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng nó cũng mang một số tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.

Không tốt cho những ai mắc bệnh Celiac

Một tin không vui cho những ai mắc bệnh Celiac, một chứng bệnh phản ứng miễn dịch có hại với Gluten. Trong lúa mì ngoài các dưỡng chất khác nó còn chứa Gluten, một hợp chất protein giúp lúa mì dẻo, dính, thường thấy trong các loại bột mì khi làm bánh.

Gluten không tốt cho người mắc bệnh Celiac, người mắc bệnh nếu dùng các món có thành phần lúa mì sẽ gặp dị ứng gây ra các phản ứng như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy và nhiều triệu chứng không thuộc về đường tiêu hóa như đau đầu, mệt mỏi, đau xương khớp, viêm da (dermatitis herpetiformis), vì vậy những bệnh nhân này phải tránh ăn những món chứa lúa mì.

Lúa mì làm tăng cân

Trong lúa mì chứa hợp chất gọi là “exorphins” một chất gây ra hiệu ứng trong não, nó làm bạn thèm ăn các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate.

Một số nghiên cứu cho thấy, những người ăn lúa mì nhiều sẽ khó ăn kiêng các chất chứa carbohydrate và dễ dàng tăng cân do lượng calo chứa trong các sản phẩm từ lúa mì rất 14% khoảng 350-400 calo/ngày so với những người có chế độ ăn uống không có lúa mì bên trong

Advertisement

Ăn nhiều lúa mì dễ làm bạn già đi

, vì vậy ăn nhiều lúa mì cũng gây ra béo phì, tăng cân như thường

Điều này làm những ai yêu cái đẹp phát khóc nếu bạn không biết rằng lúa mì được xếp trong nhóm Những Sản Phẩm Đã Được Hóa Đường Ở Cấp Cao (AGEs), lượng tinh bột đường bên trong các sản phẩm lúa mì không chỉ làm bạn tăng cân mà nó góp phần già đi trông thấy.

tiêu thụ lúa mì, tinh bột đường bên trong nó sẽ được tiêu hóa và chuyển thành amylopectin A, một chất gây tăng lượng đường trong máu hơn cả đường mà bạn hay ăn hàng ngày. Do đó, hàm lượng đường cao góp phần lão hóa da làm bạn già đi trước tuổi và tăng cân.

Không tốt cho người có mắc hội chứng ruột kích thích (IBS)

Mặc dù lúa mì chứa hàm lượng chất xơ cao và tốt cho đường ruột, ngăn chặn ung thư ruột kết nhưng việc tiêu thụ gluten ở những người mắc hội chứng ruột kích là điều không thể.

Một số nghiên cứu dinh dưỡng cho thấy mối liên hệ giữa gluten và hội chứng ruột kích thích nằm ở fructan một chất khác ngoài gluten có chứa trong lúa mì nguyên cám và các ngũ cốc chứa gluten là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, thói quen đi tiêu không đều, tiêu chảy, táo bón và axit trào ngược đối với những bệnh nhân mắc hội chứng trên.

Vì vậy, nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích hay axit trào ngược thì hạn chế và bỏ lúa mì ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày và thay thế bằng thực phẩm khác an toàn hơn.

Bên trên là các thông tin thú vị về lúa mì mà chúng ta thường thấy, chúng tôi mong rằng bài chia sẻ trên giúp bạn hiểu thêm về lúa mì cũng như những hạn chế của nó trong cuộc sống.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Nấm Chaga Là Gì? Tác Dụng Của Nấm Chaga Đối Với Sức Khỏe

Bạn đã nghe đến nấm Chaga chưa? Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu nấm Chaga là gì và tác dụng như thế nào với sức khoẻ nhé!

Nấm Chaga được biết tới với nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, vậy nấm Chaga là gì và nó có tác dụng như thế nào mà nhiều người vẫn hay coi nấm naCha là thần dược. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này với Bách hoá XANH nhé!

Nấm Chaga là gì?

Nấm Chaga có tên khoa học là Inonotus Obliquus. Nấm được tìm thấy ở trên thân cây bạch dương ở nhiều khu rừng tại Nga, Hàn Quốc, Mỹ, Alaska,… với ngoại hình xù xì, màu đen.

Nấm Chaga sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu lạnh ở nhiệt độ – 45 độ C. Ngoài ký sinh trên cây Bạch Dương, nấm Chaga còn ký sinh trên vỏ và thân cây gỗ cứng.

Một cây nấm Chaga trưởng thành có thể nặng lên tới 16kg và có tuổi trưởng thành lên tới 20 năm.

Hàm lượng dinh dưỡng của nấm Chaga

100gr Chaga có thể cung cấp 20kcal cho người dùng và các chất dinh dưỡng khác như:

Axit amin

Chất xơ

Vitamin B

Vitamin D

Kali

Đồng

Selen

Kẽm

Sắt

Mangan

Magiê

Canxi

Tác dụng của nấm Chaga đối với sức khỏe Giảm cholesterol

Theo Healthline – trang web sức khoẻ nổi tiếng của Mỹ, trong nấm Chaga có chiết xuất giúp làm giảm lại cholesterol trong máu, hạn chế được các tình trạng bệnh về tim mạch.

Các nhà khoa học đã tiến hành 1 nghiên cứu kéo dài 8 tuần trên chuột nghiên cứu bị cholesterol cao, chiết xuất nấm Chaga đã giảm làm lại cholesterol LDL xấu, cholesterol toàn phần và cả chất béo xấu trong chuột, bên cạnh đó làm tăng mức độ chống oxy hoá.

Giảm huyết áp

Theo trang web về sức khoẻ của Mỹ – Medical News Today, các nghiên cứu đã cho biết, tình trạng bị stress oxy hoá có thể gây ra bệnh huyết áp cao, có hại đến những người bị bệnh tim, dễ dẫn tới đột quỵ,…

Trong nấm Chaga có chất chống oxy hoá có thể giúp làm giảm lại chỉ số huyết áp và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh về tim mạch.

Hỗ trợ hệ miễn dịch và chống lại tình trạng viêm

Theo trang web về sức khoẻ của Mỹ  – Healtline, viêm là một phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch của bạn có thể bảo vệ chống lại bệnh tật. Vì thế mà, cytokine là những protein có trong nấm Chaga có khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách kích thích các tế bào bạch cầu để bảo vệ hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.

Nấm Chaga còn có thể giúp ổn định sản xuất cytokine để giúp các tế bào khoẻ mạnh chống lại bệnh viêm, cảm lạnh hoặc các bệnh nguy hiểm hơn.

Điều chỉnh mức đường huyết

Theo Healthline  – trang web sức khoẻ nổi tiếng của Mỹ cho biết, đã có một số nghiên cứu trên chuột bạch bị tiểu đường, béo phì cho kết quả, khi cho chuột dùng chiết xuất từ nấm Chaga đã làm giảm lại lượng đường trong máu và tạo ra các kháng insulin tốt hơn so với những chuột không dùng chiết xuất nấm Chaga.

Chống lão hoá

Cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào kết luận chính xác việc nấm Chaga giúp chống lão hóa, nhưng trong nấm Chaga có chất giúp chống lại stress oxy hóa khác nên cũng có thể chống lại sự lão hóa.

Cách sử dụng nấm Chaga

Nấm Chaga tươi được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như sắc nước uống, xay thành bột để dùng, hoặc được bào chế thành viên, trà túi lọc, nước.

Nấu nấm Chaga thành nước uống

Cách làm:

Cho vào nồi 8 lát nấm Chaga cắt mỏng với 2 lít nước, rồi đun sôi khoảng 60 phút. Sau đó, dùng nước nấm Chaga uống trong 1 ngày.

Sau khi uống hết nước lần 1, bạn sử dụng lại bã nấm Chaga đun sôi trong 30 phút với 1 lít nước và dùng tiếp.

Bạn sử dụng đến khi nào nấm ra hết dưỡng chất và nước không còn ngọt nữa thì nấu nấm mới.

Liều dùng: Bạn có thể sử dụng nước nấm Chaga hàng ngày.

Nghiền thành bột, hãm trà sử dụng

Cách làm:

Nghiền nấm Chaga thành bột, mỗi lần sử dụng bạn pha 1 muỗng cà phê bột nấm Chaga với 200ml nước sôi. Sau đó, đậy kín miệng ly đợi 30 phút là sử dụng được rồi.

Để hãm trà, bạn cho 30gr nấm Chaga vào ấm hoặc bình giữ nhiệt, sau đó đổ vào 2 lít nước sôi, đậy kín nắp và hãm qua đêm.

Advertisement

Liều dùng: Uống nước nấm Chaga sau bữa ăn 2 giờ và khi sử dụng nấm Chaga bạn nên uống nhiều nước để có hiệu quả tốt hơn.

Ngâm rượu

Cách làm:

Cắt mỏng nấm Chaga, sau đó bạn rửa sạch và để ráo. Tiếp theo, bạn ngâm nấm Chaga với 7 – 8 lít rượu nếp 45 độ cho 1 lượng 0.5kg nấm Chaga.

Bạn ngâm rượu trong 2 – 3 tháng là có thể sử dụng được.

Liều dùng: Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần sử dụng 10ml rượu.

Nấm Chaga có độc không?

Nấm Chaga không độc hại đối với người sử dụng, tuy nhiên bởi vì nấm Chaga có những thành phần dưỡng chất hỗ trợ điều trị bệnh nên với người đang dùng thuốc điều trị thì hãy lưu ý khi sử dụng nấm bởi chúng có thể gây ra các phản ứng với thuốc.

Nhìn chung, nấm Chaga có nhiều hoạt tính và công dụng tốt cho sức khỏe không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo PGS TS Nguyễn Thị Chính “Nấm chaga là một sản phẩm mới đưa về Việt Nam” khá là mới mẻ so với các loại nấm khác vì vậy, các bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Những Tác Dụng Của Xuyên Tâm Liên Đối Với Sức Khỏe

Trong Đông y, Xuyên tâm liên có vị đắng tính hàn, tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị cảm lạnh…Xuyên tâm liên đã và đang được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh về đường hô hấp như trị cảm cúm, viêm họng. Thảo dược này còn rất nhiều công năng hay chờ bạn khám phá trong bài viết này đấy!

Cây thuốc Xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên là một loài cây thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka và là một cây thuốc được sử dụng từ thời cổ đại bởi các thổ dân. Sau này, thảo dược này cũng được trồng rộng rãi ở các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Mã Lai…

Xuyên tâm liên có tên khoa học là Andrographis paniculata (hoặc Justicia paniculata), nó cũng có nhiều tên gọi khác như công cộng, nguyên cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khô đảm thảo…

Trong toàn cây xuyên tâm liên có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là andrographolide. Loại cây này theo truyền thống được sử dụng để điều trị cảm lạnh thông thường, tiêu chảy, sốt do nhiễm trùng, vàng da. Ngoài ra, nó được dùng như thuốc bổ cho gan và sức khỏe tim mạch, và là chất chống oxy hóa. Xuyên tâm liên cũng hỗ trợ cải thiện các rối loạn chức năng tình dục và giúp phòng tránh thai. Ngày nay, Xuyên tâm liên là một trong những cây thuốc có tiềm năng được sử dụng cao trên thế giới.

Trị cảm lạnh

Xuyên tâm liên giúp trị cảm lạnh

Xuyên tâm liên thường được sử dụng để phòng ngừa và điều trị cảm lạnh thông thường. Trong nhiều nghiên cứu trên cả người lớn và trẻ em bị cảm lạnh, được cho sử dụng thuốc được chiết xuất từ Xuyên tâm liên. Sự cải thiện lâm sàng đáng kể đã được quan sát thấy từ ngày thứ 4, cho thấy giảm đáng kể các triệu chứng như rùng mình, đau họng, mệt mỏi, đau cơ, viêm mũi, đau xoang và đau đầu. Điều này chứng tỏ hiệu quả ngăn ngừa cảm lạnh mà Xuyên tâm liên mang lại.

Giảm đau, chống viêm

Xuyên tâm liên làm giảm triệu chứng viêm

Hoạt động chống viêm của Xuyên tâm liên và các hợp chất hoạt tính sinh học của nó (như andrographolide và neoandrographolide) đã được nhiều nhà nghiên cứu báo cáo riêng lẻ về một số hoạt động chống viêm, chẳng hạn như ức chế biểu hiện phân tử kết dính gian bào-1 trong bạch cầu đơn nhân được kích hoạt bởi yếu tố hoại tử khối u-α, ức chế men tổng hợp nitric oxide cảm ứng, biểu hiện cyclooxygenase-2 (COX-2) trong bạch cầu trung tính và tế bào vi mô, giảm phosphoryl hóa ERK1 / 2 trong tế bào T và IFN-γ, và sản xuất IL-2, và ức chế TNF-α và GM-CSF gây ra bởi LPS. Các kết quả đã chứng minh cho thấy Xuyên tâm liên có thể là một dược liệu có tính trị liệu mạnh trong điều trị kháng viêm, giảm đau, đặc biệt là các rối loạn viêm đường tiêu hóa.

Hạ đường huyết

Hiệu quả hạ đường huyết của Xuyên tâm liên

Bên cạnh việc kiểm soát mức đường huyết, andrographolide cũng làm chậm sự khởi phát và ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiểu đường. Andrographolide có thể ngăn chặn sự chết của tế bào β và ức chế sự xâm nhập của tế bào T vào đảo tụy và do đó ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 1.

Bảo vệ gan

Xuyên tâm liên vị thuốc hay giúp bảo vệ gan

A. paniculata theo truyền thống được sử dụng rộng rãi như một tác nhân bảo vệ gan và một tác nhân kích thích nhiều enzym của gan. Các hợp chất andrographolide, neoandrographolide, 14-dexoyandrographolide, và 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolide cũng được báo cáo là có tác dụng bảo vệ gan. Trong một nghiên cứu so sánh, chất chiết xuất từ ​​lá và andrographolide đã được thử nghiệm chống lại sự peroxy hóa lipid ở microsome ở gan gây ra carbon tetrachloride- (CCl4-), một chất gây tổn thương gan đồng thời phục hồi các enzym gan, cải thiện chức năng gan sau khi tổn thương gan do CCl4.

Tác dụng kháng khuẩn

Xuyên tâm liên với tác dụng kháng khuẩn

Trong 3 thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng các loại chiết xuất khác nhau của Xuyên tâm liên có hoạt tính kháng khuẩn mạnh chống lại các vi khuẩn gây bệnh và không gây bệnh khác nhau. Chiết xuất ethanol từ các bộ phận trên không của Xuyên tâm liên được phát hiện có hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của E. coli cùng với các loài vi khuẩn gram dương và gram âm khác. Hoạt tính kháng khuẩn của ba chất chiết xuất khác nhau (dichloromethane, methanol, và dung dịch nước) của toàn cây Xuyên tâm liên đã được đánh giá là chống lại 12 nhiễm trùng da. Trong một nghiên cứu khác cũng đã khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất methanol của toàn cây chống lại 5 loại vi khuẩn gây bệnh cho người là S. aureus, Streptococcus pyogenes, Micrococcus luteus, Proteus mirabilis và P. aeruginosa.

Một số hợp chất hoạt tính sinh học như andrographolide, neoandrographolide, dehydroandrographolide, các dẫn xuất tự nhiên của andrographolide đã được chứng minh là có hoạt tính kháng vi rút đáng kể chống lại HIV, cúm A, và HSV-1. Các phát hiện về tác dụng của andrographolide đối với các loại virus khác nhau cho thấy hoạt chất này sẽ là một tác nhân hiệu quả để phòng ngừa và điều trị các bệnh do virus.

Chống ung thư

Xuyên tâm liên có tác động chống ung thư

Andrographolide thể hiện cả tác động trực tiếp và gián tiếp lên tế bào ung thư bằng cách ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư, bắt giữ chu kỳ tế bào hoặc biệt hóa tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại tế bào ung thư; và gây ra quá trình chết rụng và hoại tử của tế bào ung thư.

Trong một vài nghiên cứu, Hoạt động chống tăng sinh của andrographolide và isoandrographolide được phân lập từ chiết xuất etanol của Xuyên tâm liên chống lại tế bào bệnh bạch cầu ở người HL-60, tế bào ung thư ở người bao gồm tế bào ung thư Jurkat (tế bào lympho), PC-3 (tuyến tiền liệt), HepG2 (u gan), và tế bào ung thư ruột kết 205 (đại tràng).

Điều hòa miễn dịch

Xuyên tâm liên giúp điều hòa miễn dịch của cơ thể

Một nghiên cứu đã báo cáo rằng andrographolide có hiệu quả để ngăn chặn sự kết tụ của các tiểu cầu trong máu dẫn đến các cơn đau tim và gợi ý rằng andrographolide có tác dụng chính trong việc kích hoạt các chức năng phòng thủ chung của hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích sản xuất các kháng thể cũng như miễn dịch không đặc hiệu, với sự gia tăng của tế bào lympho và sản xuất interleukin-2 (IL-2). Ba hợp chất diterpene của Xuyên tâm liên cho thấy sự gia tăng tăng sinh và cảm ứng IL-2 trong tế bào lympho máu ngoại vi của người. Dựa trên các đặc tính điều hòa miễn dịch được báo cáo, Xuyên tâm liên và andrographolide có thể có hiệu quả trên lâm sàng để điều trị các bệnh tự miễn dịch.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Xuyên tâm liên góp phần cải thiện bệnh tim mạch, huyết áp

Advertisement

Xuyên tâm liên được sử dụng rộng rãi để cải thiện sức khỏe tim mạch trong các hệ thống y học cổ truyền. Một nghiên cứu đã báo cáo rằng Xuyên tâm liên có khả năng làm tăng hoạt tính của nitric oxide, cyclic guanosine monophosphate, và superoxide dismutase với sự giảm lipid peroxide và endothelin ở mô hình thỏ bị xơ vữa động mạch. Trong một nghiên cứu khác, chất chiết xuất từ ​​Xuyên tâm liên có thể ngăn chặn sự co thắt của mạch máu và tăng thời gian đông máu đáng kể trong quy trình trước và sau phẫu thuật tạo hình.

Chất chiết xuất từ ​​nước và các thành phần hoạt tính của Xuyên tâm liên cho thấy hoạt động hạ huyết áp đáng kể, cải thiện tình trạng huyết áp ở cả nhồi máu cơ tim trước và sau thực nghiệm. Các báo cáo hiện có gợi ý rằng Xuyên tâm liên có thể được sử dụng như một nguồn thay thế để điều trị CVDs.

Chống tăng lipid máu

Xuyên tâm liên giúp hạ lipid máu

Tăng lipid máu là một yếu tố quan trọng của xơ vữa động mạch dẫn đến đau tim (tắc nghẽn xảy ra trong động mạch vành) và đột quỵ (tắc nghẽn xảy ra trong động mạch não). Một báo cáo đã đề xuất andrographolide là tác nhân điều trị cho chứng xơ vữa động mạch dựa trên kết quả nghiên cứu của họ. Gần đây, một nghiên cứu khác cho thấy tác dụng chống tăng lipid máu của andrographolide và neoandrographolide, thông qua làm giảm triglycerid, cholesterol toàn phần và cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp theo cách phụ thuộc vào liều lượng.

Phòng tránh thai

Xuyên tâm liên có hiệu quả phòng tránh thai

Trong một nghiên cứu, Xuyên tâm liên và andrographolide cho thấy tác dụng tránh thai bằng cách ngăn chặn sự hình thành tế bào của các dòng tế bào sinh tinh đang phân chia dẫn đến quá trình sinh tinh bị ngừng lại. Một nghiên cứu khác đã báo cáo rằng không có con chuột cái nào mang thai sau khi ăn thức ăn được trộn Xuyên tâm liên hàng ngày, điều kiện giao phối với con đực không được xử lý. Điều đó có nghĩa là Xuyên tâm liên cũng có tác dụng tránh thai trên chuột cái.

Nguồn: chúng tôi wikipedia

Sản phẩm Xuyên tâm liên tại Nhà thuốc An Khang

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Tác Dụng Của Củ Riềng Đối Với Sức Khỏe Rất Thần Kỳ

Contents

1. Thành phần trong củ riềng

Củ riềng được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh trong y học cổ truyền. Để kiểm chứng những công dụng này, ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học về loại cây này.

Thành phần hóa học của củ riềng như sau:

1% tinh dầu

Xineola

Alpinin C17H16O6Metylxinnamate

Galangola cay

Galangin C15H10O5

Kaempferite C16H12O6.

Chất dinh dưỡng trong riềng

2. Những Tác dụng của củ riềng rất thần kỳ

2.1. Giàu chất chống oxy hóa

Củ riềng là một nguồn giàu chất chống oxy hóa. Các hợp chất phytochemical này sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh tật và bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do có hại.

Đặc biệt, có thể có hàm lượng polyphenol cao (một nhóm chất chống oxy hóa). Từ đó giúp mang lại nhiều lợi ích cho Sức khỏe. Như cải thiện, tăng cường trí nhớ, giảm lượng đường trong máu và LDL (cholesterol xấu).

Gừng và nghệ là anh em họ của riềng. Chúng cũng rất giàu polyphenol và mang lại hiệu quả tương tự.

Củ riềng chống oxy hóa hiệu quả

2.2. Củ riềng có thể giúp chống lại một số loại ung thư

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng riềng, hợp chất hoạt động trong củ riềng, có thể tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chúng lây lan.

Cụ thể hơn, một nghiên cứu đã tập trung vào khả năng tiêu diệt hai dòng tế bào ung thư ruột kết của loài thực vật này. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng chúng có thể chống lại các tế bào ung thư vú, ống mật, da và gan.

2.3. Cải thiện và tăng cường khả năng sinh sản của nam giới nhờ củ riềng – củ riềng chữa bệnh gì?

Có bằng chứng cho thấy củ riềng có thể cải thiện khả năng sinh sản của nam giới. Một nghiên cứu trên động vật. Nó được chứng minh rằng những con chuột đực được bổ sung chiết xuất từ ​​củ riềng đã làm tăng số lượng và sức sống của tinh trùng. Nếu bạn tuyệt vời Củ riềng chữa bệnh gì? thì đây chắc chắn là một tin cực kỳ thú vị, đặc biệt là đối với các bạn nam.

Tăng cường khả năng sinh sản ở nam giới

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 3 tháng đã tiến hành bổ sung hàng ngày trên 66 người đàn ông có chất lượng tinh trùng thấp, chứa chiết xuất từ ​​riềng và lựu. Kết quả là khả năng di chuyển của tinh trùng ở nhóm này tăng 62%. Trong khi nhóm dùng giả dược chỉ tăng 20%.

2.4. Tác dụng của củ riềng đối với bệnh xương khớp

Củ riềng là nguyên liệu có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm gây ra nhiều loại bệnh. Chúng chứa các HMP. Nó là một chất phytochemical có đặc tính chống viêm mạnh. Đã được nghiên cứu trong ống nghiệm và động vật.

Tác dụng của củ riềng đối với xương khớp

2.5. Chống nhiễm trùng

Tinh dầu chiết xuất từ ​​củ riềng đã được chứng minh là có thể chống lại nhiều loại vi sinh vật. Do đó, chúng có thể kéo dài thời hạn sử dụng của một số loại thực phẩm. Thêm củ riềng tươi vào các món ăn cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn Vibrio ở động vật thủy sản nấu chưa chín.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng chiết xuất từ ​​thân rễ riềng có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại. Bao gồm Escherichia coli, Staphylococcus aureus và Salmonella typhi. Tuy nhiên, tác dụng ức chế có vẻ khác nhau giữa các nghiên cứu. Một số nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng riềng có thể chống lại nấm, men, ký sinh trùng, v.v.

Củ riềng – tác dụng của củ riềng

3. Những lưu ý khi sử dụng củ riềng – tác dụng phụ của củ riềng

Rễ riềng từ lâu đã được sử dụng trong các hệ thống y học cổ truyền Ayurvedic và Trung Quốc. Chúng đã được chứng minh là an toàn khi dùng với lượng bình thường trong thực phẩm.

Thông tin về liều lượng an toàn hoặc các tác dụng phụ tiềm ẩn khi tiêu thụ với số lượng lớn. Ví dụ, các chất bổ sung có chứa thành phần này vẫn còn hạn chế.

Một nghiên cứu trên động vật đã quan sát thấy rằng liều 2.000 mg / kg thể trọng có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng. Chúng bao gồm giảm năng lượng, chán ăn, tăng đi tiểu, tiêu chảy, hôn mê và thậm chí tử vong.

Khi sử dụng một liều nhỏ hơn đáng kể, 300 mg / kg thể trọng, các phản ứng có hại trên đã không xảy ra.

Lưu ý khi sử dụng củ riềng

Tác dụng của củ riềng Nó thực sự đáng chú ý và đáng ngạc nhiên, phải không? Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về củ riềng và biết cách ứng dụng nó nhiều hơn trong cuộc sống. Với những tác dụng đó chắc chắn chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn và biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình thân yêu.

Đăng bởi: Năm Phạm

Từ khoá: Tác dụng của củ riềng đối với sức khỏe rất thần kỳ

10 Tác Dụng Của Bí Ngô Đối Với Sức Khỏe Bạn Nên Biết

Bí ngô là gì?

Bí ngô hay còn gọi là bí đỏ là loại quả thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và trong văn hóa các nước phương Tây. Bí ngô đặc biệt phổ biến vào dịp Lễ Tạ ơn và Halloween.

Chúng ta thường coi bí ngô là một loại rau củ, tuy nhiên về mặt khoa học thì đây là một loại trái cây. Sự hiểu nhầm này có thể là do nếu xét về mặt dinh dưỡng, bí ngô giống với rau hơn là trái cây. Ngoài hương vị thơm ngon, bí ngô còn bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bí ngô có chứa một lượng chất dinh dưỡng rất dồi dào. Một chén bí ngô đã được nấu chín (khoảng 245 gram) có chứa:

Lượng calo: 49.

Chất béo: 0,2 gam.

Chất đạm: 2 gam.

Carb: 12 gram.

Chất xơ: 3 gam.

Vitamin A: 245% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI).

Vitamin C: 19% RDI.

Kali: 16% RDI.

Đồng: 11% RDI.

Mangan: 11% RDI.

Vitamin B2: 11% RDI.

Vitamin E: 10% RDI.

Sắt: 8% RDI.

Một lượng nhỏ magie, phốt pho, kẽm, folate và một số vitamin B.

Bên cạnh việc chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bí ngô cũng có hàm lượng calo tương đối thấp, vì trong loại quả này chứa chủ yếu là nước (94%). Bí ngô cũng rất giàu beta-carotene, một loại carotenoid mà cơ thể sẽ sử dụng để chuyển hóa thành vitamin A.

Bí ngô chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Bí ngô có chứa chất chống oxy hóa như alpha-carotene, beta-carotene, beta-cryptoxanthin và nhiều chất khác, có thể bảo vệ tế bào chống lại sự phá hủy của các gốc tự do. Các gốc tự do là các phân tử được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đã chỉ ra rằng những chất chống oxy hóa này bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời và giảm nguy cơ ung thư, các bệnh về mắt và một số bệnh khác [1].

Bí ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe

Bí ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể tăng cường hệ miễn dịch. Đầu tiên phải kể đến đó là trong bí ngô có chứa nhiều beta-carotene, chất mà cơ thể sẽ sử dụng để chuyển hóa thành vitamin A.

Các nghiên cứu cho thấy rằng vitamin A có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng. Ngược lại, những người bị thiếu vitamin A có thể có hệ thống miễn dịch kém hơn [2].

Bí ngô cũng chứa nhiều vitamin C , được chứng minh là có tác dụng tăng sản xuất tế bào bạch cầu, giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và làm cho vết thương nhanh lành hơn [3].

Ngoài hai loại vitamin được đề cập ở trên, bí ngô cũng là một nguồn cung cấp vitamin E, sắt và folate – tất cả đều được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Bí ngô giúp tăng cường miễn dịch

Việc thị lực giảm dần theo tuổi tác là điều khá phổ biến. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể cải thiện vấn đề này bằng việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Hàm lượng vitamin A, lutein và zeaxanthin cao trong bí ngô có thể bảo vệ đôi mắt của bạn chống lại chứng mất thị lực.

Bí ngô có nhiều chất dinh dưỡng giúp bảo vệ thị lực

Bí ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng mức năng lượng chỉ dưới 50 calo cho mỗi chén (khoảng 245 g ram

Advertisement

Ngoài ra, đây cũng là một nguồn chất xơ tốt, có thể ngăn chặn sự thèm ăn của bạn.

Bí ngô giúp thúc đẩy quá trình giảm cân

Một phân tích dựa trên dữ liệu từ 13 nghiên cứu cho thấy những người hấp thụ nhiều alpha-carotene và beta-carotene hơn có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn đáng kể so với người không bổ sung thành phần này vào chế đô ăn. [4].

Tương tự, nhiều nghiên cứu khác trên người đã phát hiện ra rằng những người có lượng carotenoid hấp thụ cao hơn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ họng, tuyến tụy, ung thư vú và các bệnh ung thư khác [5].

Bí ngô chứa các carotenoid có chức năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Bí ngô là một nguồn cung cấp kali, vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có lượng kali cao hơn thường có huyết áp thấp hơn và giảm nguy cơ đột quỵ – hai yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim [6].

Bí ngô cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể ngăn cholesterol LDL “xấu” khỏi bị oxy hóa. Khi các hạt cholesterol LDL bị oxy hóa, chúng sẽ kết tụ dọc theo thành mạch máu, điều này có thể hạn chế sự lưu thông máu trong lòng mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim [7].

Bí ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Bí ngô chứa nhiều beta-carotene, hoạt động như một chất chống nắng tự nhiên. Loại thực phẩm này có chứa vitamin C, E, cũng như lutein và zeaxanthin, có thể giúp giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh.

Sau khi ăn vào, carotenoid được vận chuyển đến các cơ quan khác nhau bao gồm cả da của bạn. Tại đây, chúng giúp bảo vệ các tế bào da chống lại tác hại từ các tia UV có hại.

Bí ngô cũng chứa nhiều vitamin C, rất cần thiết cho làn da khỏe mạnh. Cơ thể bạn cần loại vitamin này để tạo ra collagen, một loại protein giữ cho làn da luôn tươi trẻ.

Bí ngô chứa nhiều beta-carotene giúp thúc đẩy làn da khỏe mạnh

Màu cam đậm của bí ngô là một dấu hiệu cho thấy loại quả này chứa nhiều kali. Điều này có đóng góp rất quan trọng vào cơ chế giảm huyết áp.

Hạt bí ngô không ướp muối cũng chứa nhiều khoáng chất và sterol có nguồn gốc thực vật làm tăng mức HDL cholesterol (loại “tốt”) và giúp giảm huyết áp.

Bí ngô có lợi cho sức khỏe người bệnh tăng huyết áp

Trong hạt bí ngô có chứa tryptophan, một loại axit amin giúp tạo ra một chất hóa học gọi là serotonin. Ngoài việc làm cho bạn cảm thấy dễ chịu, serotonin cũng là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy giấc ngủ ngon.

Bí ngô giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ

Hạt bí ngô có thể giúp bạn giảm cân?

Dầu hạt bí ngô: dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe và lưu ý khi sử dụng

Nguồn: WebMD, Healthline

Nguồn tham khảo

β-Carotene and other carotenoids in protection from sunlight

Influence of nutrient-derived metabolites on lymphocyte immunity

Association of carotenoids with risk of gastric cancer: A meta-analysis

Carotenoids and breast cancer risk: a meta-analysis and meta-regression

Synergistic effects of phenolics and carotenoids on human low-density lipoprotein oxidation

Meta-Analysis of Potassium Intake and the Risk of Stroke

Đậu Lăng Là Gì? Tác Dụng Của Đậu Lăng Đối Với Sức Khoẻ

Đậu lăng có thể là tên gọi còn khá lạ với nhiều người, trong bài viết hôm nay cùng tìm hiểu về đậu lăng là gì và tác dụng của nó đối với sức khoẻ như thế nào?

Đậu lăng cùng họ với các loại đậu khác như đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, đậu Hà Lan,… mỗi trái có khoảng 1-2 hạt, hạt đậu có hình tròn hoặc hình trái tim dẹt hoặc hình bầu dục, có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau từ màu đỏ, xanh, vàng, đen, nâu.

Đậu lăng chứa nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều chất xơ và hàm lượng carbohydrat phức thấp, thời gian bảo quản lâu. Dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn như nấu súp, trộn salad, hầm xương, nấu chè và dùng cho nhiều món ăn khác.

Đậu lăng là một loại đậu được trồng nhiều ở khu vực Tây Á. Hiện nay, đậu lăng được trồng phổ biến ở Afghanistan, Ethiopia và một số quốc gia Địa Trung Hải. Đậu lăng được phân thành các loại sau:

Đậu lăng xanh

Có màu hơi nhạt, đậu lăng xanh có hương vị cay nồng như hạt tiêu đen. Trong chế biến, đậu lăng xanh tốn khá nhiều thời gian nấu hơn so với các loại đậu khác (có thể lên đến 40 phút). Thường được dùng chế biến các món Salad, cháo, súp, cà ri,…hoặc các món hầm.

Đậu lăng đỏ

Được dùng để chế biến các món ăn thuộc Trung Đông và Ấn Độ. Đậu lăng đỏ đúng với tên gọi của nó, thường có màu cam hoặc đỏ nhạt. Không tốn nhiều thời gian nấu như đậu lăng xanh, đậu lăng đỏ chín nhanh, mau mềm, dễ nhuyễn.

Đậu lăng vàng

Màu sắc đặc trưng là màu vàng chanh, có màu sáng trông bắt mắt. Đậu lăng vàng thường có vị ngọt hơn đậu lăng đỏ và chỉ mất 10-15 phút để nấu. Thường được dùng để nấu chè, nước mát,…

Đậu lăng nâu

Là loại đậu được dùng phổ biến trong các bữa ăn của người Ấn Độ. Đậu lăng nâu tốn từ 20-30 phút để nấu. Sau khi chín, đậu lăng nâu có mùi thơm bùi. Thường được sử dụng nguyên hạt trong lúc chế biến.

Đậu lăng Puy

Với màu sắc nâu xám hơi ám xanh. Đậu lăng Puy có nguồn gốc từ vùng Le Puy thuộc nước Pháp, kích thước chỉ bằng 1/3 đậu lăng xanh. Ngoài ra, do thuộc vùng núi lửa nên đậu lăng Puy ở khu vực này thường có vị cay.

Đậu lăng Beluga

Có hình dáng và kích thước trông giống trứng cá muối Beluga, đậu lăng Beluga cũng rất được yêu thích vì hàm lượng protein cao hơn cả đậu lăng xanh, đỏ hay đậu lăng Puy. Tuy vẻ ngoài nhìn hấp dẫn và đẹp mắt, nhưng đậu lăng Beluga rất dễ nát khi nấu chín. Với thời lượng nấu lên đến 20 phút và có hương vị hơi cay.

Đậu lăng nguồn cung cấp kali phong phú

Kali chiếm đến 25% hàm lượng dinh dưỡng trong đậu lăng, đóng vai trò quan trọng trong điều tiết huyết áp, phát triển cơ bắp, duy trì sức khỏe của não bộ và hệ thống thần kinh.

Đậu lăng giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Theo Medical News Today, đậu lăng chứa hàm lượng chất xơ hoà tan cao giúp giảm hàm lượng cholesterol, khi lượng cholesterol giảm sẽ giúp giảm được các nguy cơ về bệnh tim mạch và đột quỵ.

Đậu lăng cũng chứa hàm lượng các chất folat, magiê cao giúp duy trì sức khỏe tim, magiê cải thiện lưu thông máu tới tim.

Đậu lăng tốt cho hệ tiêu hoá

Vì đậu lăng có hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa táo bón, rối loạn tiêu hoá, bổ sung đậu lăng vào chế độ dinh dưỡng của mình sẽ giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và hoạt động tốt hơn.

Còn các loại thực phẩm cực tốt cho người rối loạn tiêu hoá khác mà bạn cần phải lưu ý để có một sức khỏe tốt.

Đậu lăng hỗ trợ giảm cân

Đậu lăng chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất, nhiều chất xơ và năng lượng calo ít, ăn đậu lăng sẽ cho bạn cảm giác no lâu hơn, hạn chế sự thèm ăn hơn, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.

Giảm cân không hề là một việc đơn giản, hãy tham khảo qua thực đơn giảm cân với táo này để bạn có thêm một liệu trình giảm cân hiệu quả.

Đậu lăng giúp ngăn ngừa ung thư

Trong đậu lăng có chứa các lectins thực vật có khả năng gây độc các tế nào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Đậu lăng giúp ổn định đường huyết

Chất xơ hoà tan trong đậu lăng giúp ngăn cacbonhydrat, ổn định mức đường huyết, ngăn chặn đái tháo đường, đậu lăng rất tốt cho những người mắc bệnh đường tiểu đường.

Đậu lăng tốt cho thần kinh

Đậu lăng có chứa Axit Folic (folate) đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh.

Advertisement

Axit Folic còn giúp mẹ bầu bổ sung chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong thai kỳ, đảm bảo sự phát triển trí não khỏe mạnh và tránh các khuyết tật ống thần kinh, ngăn ngừa chứng nứt đốt sống cho thai nhi.

Nào còn chần chờ gì nữa, mà hãy xem qua các món ngon chế biến từ đậu lăng để chế biến cho bản thân và gia đình những món ăn đầy dưỡng chất thôi!

Đậu lăng có thể mua ở các cửa hàng thực phẩm, hoặc ở các chợ. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng và tránh hàng kém chất lượng thì nên mua ở các siêu thị, cửa hàng có hệ thống lớn, có hạn sử dụng rõ ràng, thương hiệu uy tín để mua.

Đậu lăng đỏ tách đôi TMT Foods gói 500g hiện có giá là 68.000₫.

Đậu lăng xanh nguyên hạt TMT Foods gói 500g hiện có giá là 55.000₫.

Hy vọng qua bài viết này giúp bạn biết được thêm nhiều thông tin hữu ích về đậu lăng là gì? Hãy bổ sung ngay đậu lăng vào chế độ dinh dưỡng của gia đình, rất tốt cho sức khoẻ đó bạn.

Nguồn: Medical News Today

Cập nhật thông tin chi tiết về Lúa Mì Là Gì? Tác Dụng Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe Khi Sử Dụng Lúa Mì trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!