Bạn đang xem bài viết Miếu Nổi Phù Châu – Ngôi Miếu Linh Thiêng Trên Sông Vàm Thuật Sài Gòn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Miếu nổi Phù Châu thuộc quận Gò Vấp được xây dựng trên một cồn đất nhỏ rộng khoảng 2.500 mét vuông giữa sông Vàm Thuật. Miếu được xây dựng cách đây hơn 300 năm vào thời vua Gia Long nên rất linh thiêng, được nhiều người lui tới viếng thăm.
Miếu nổi Phù Châu – Ngôi miếu linh thiêng trên sông Vàm Thuật Sài GònMiếu nổi Phù Châu. Ảnh: Nguyen Trang Anh Tuan.
Miếu nổi Phù Châu có diện tích khoảng 550 mét vuông, được xây dựng bao trùm trên một cồn đất nhỏ hình bàn chân trên sông Vàm Thuật. Do vị trí khá đặc biệt của miếu nên mới có tên “miếu nổi”. Muốn sang miếu nổi phải đi bằng đò trong khoảng 5 phút.
Miếu nằm trên cồn giữa sông.
Ảnh: Beat Gubler.
Hai bờ sông bên miếu nổi, một bên bờ Tây là khu dân cư (thuộc phường 5, Gò Vấp), bờ Đông là vùng chuyên canh (thuộc phường An Phú Đông, quận 12), bao gồm cả hai bến đò miếu nổi và Bến Cát, còn lưu giữ khung cảnh xưa cũ của vùng đất Gia Định trong quá khứ.
Ảnh: n doduc.
Ảnh: Tân Nguyễn Hữu.
Mặt tiền của miếu nổi Phù Châu quay về hướng Nam, được cất theo kiểu chữ Tam gồm ba toà nhà nối liền nhau bởi hai sân thiên tỉnh hẹp có lợp mái. Mái miếu lợp ngói âm dương tráng men xanh ngọc, gồm hai tầng chồng khít lên nhau. Trên nóc mỗi toà nhà đều trang trí rồng chầu hạt ngọc, rồng chầu tháp cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư. Trên bốn đầu đao có gắn Long, Ly, Quy, Phụng và các họa tiết: hoa cúc dây, lá nho, sông nước…
Ảnh: Nguyen Ngoc Huy.
Ảnh: Nguyễn Đặng Trí Khang.
Chính giữa tiền điện của miếu thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước là Quan Âm Chuẩn Đề ngồi trên toà sen với 18 cánh tay đang cầm pháp khí. Hai bên treo hai bức phù điêu Thập Bát La Hán. Trung điện miếu thờ Tề Thiên Đại Thánh. Xung quanh là bao lam bằng gỗ chạm tiên nữ dâng đào với 4 chữ khắc: “Thánh Gia Bảo Điện”. Nối liền trung và chính điện là một sân thiên tỉnh có đặt hai lư hương cẩn sành nhiều màu.
Ảnh: Hà Hán Tân.
Ảnh: Trong Nguyen.
Chính điện miếu nổi Phù Châu thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu, bên trong đặt năm lọ tượng gỗ thờ Kim, Thuỷ, Hỏa, Thổ, Mộc. Trước điện thờ Bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền. Bao xung quanh là bao lam bằng gỗ chạm long phía trên có hàng chữ: “Hành Thánh Mẫu Bảo Điện “. Bên phải chính điện thờ Quan Công, bên trái thờ Bao Công. Đối diện điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu là điện thờ bà Kim Mẫu, Địa Mẫu, Long Thần, Hộ Pháp.
Ảnh: 1PlusVietnam.
Ảnh: Anh Tuan Hoang.
Ảnh: Dinh Tuan.
Vì sự linh thiêng của ngôi miếu mà nhiều người dân, khách du lịch đã mang theo dừa, trầu cau và hoa cúc đến đây để cầu tình duyên, cầu tài lộc. Trước đây, miếu thường xuyên tổ chức các lễ hội vào mùng một, ngày rằm. Nhưng các lễ hội đó ngày nay đã được lược giản và chỉ tổ chức vào rằm tháng Giêng, tháng Hai và tháng Bảy.
Ảnh: n doduc.
Ảnh: Quang nghiem le minh.
Đăng bởi: Lý Thế Vinh
Từ khoá: Miếu nổi Phù Châu – Ngôi miếu linh thiêng trên sông Vàm Thuật Sài Gòn
Top 10 Ngôi Chùa Ở Hà Nội Nổi Tiếng Linh Thiêng Mà Bạn Nên Ghé Thăm
Hà Nội ngàn năm văn hiến không chỉ nổi tiếng về những danh lam thắng cảnh là di tích lịch sử, khu vui chơi mà còn nổi tiếng với nhiều chùa chiền linh thiêng mang đậm chất văn hóa tôn giáo. Cùng Gotadi điểm qua top 10 ngôi chùa ở Hà Nội nổi tiếng linh thiêng nhất hiện nay qua bài viết sau.
1. Chùa Hương Hà Nội
2. Chùa Trấn Quốc Hà Nội
3. Chùa Pháp Vân Hà Nội
4. Chùa Phổ Quang
5. Chùa Một Cột Hà Nội
6. Chùa Linh Quang Hà Nội
7. Chùa Láng Hà Nội
8. Chùa Hà ở Hà Nội
9. Chùa Bộc Hà Nội
10. Phủ Tây Hồ Hà Nội
Đặt combo du lịch Hà Nội tiết kiệm đến 20% tại chúng tôi
1. Chùa Hương Hà Nội
Chùa Hương (hay còn gọi là chùa Hương Sơn) là một quần thể chùa tôn giáo, nổi tiếng tâm linh nằm ven bờ sông Đáy và được hình thành từ thế kỉ 15. Chùa Hương là cái tên nổi tiếng không chỉ ở Hà Nội mà còn nổi tiếng khắp cả nước, ngôi chùa xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học mang những giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng. Nơi đây chứa đựng nhiều công trình kiến trúc, rải rác trong thung lũng Suối Yến bao gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, đình, đền thờ thường được gọi phân chia theo vị trí địa lái là Chùa Trong và Chùa Ngoài. Hằng năm, người người từ tứ phía đổ về Hà Nội để trẩy hội chùa hương không chỉ đến dâng hương thờ phật mà còn nô nức tham gia các hoạt động vui chơi văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc như leo núi, chèo thuyền, nghe hát chèo,..
Giờ mở cửa: Cả ngày
Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
Lễ hội Chùa Hương hàng năm (Nguồn: Internet)
2. Chùa Trấn Quốc Hà Nội
Chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, ra đời vào thời nhà Lý, Trần và từng là trung tâm hành hương Phật giáo của cả thành Thăng Long. Ngôi chùa nằm trên một hòn đảo nhỏ ở phía đông hồ Tây, tuy đã hình thành cách đây 1500 năm nhưng chùa Trấn Quốc vẫn giữ được lối kiến trúc, kết cấu và nội thất nguyên vẹn như ban đầu. Không chỉ nổi tiếng là một trong những ngôi chùa ở linh thiêng ở Hà Nội, chùa Trấn Quốc còn được nhiều người dân ngoại thành đến cũng viếng, chiêm ngưỡng bởi nét kiến trúc độc đáo như một đài sen đang nở rộ giữa mặt hồ yên tĩnh, vừa sang trọng vừa toát lên vẻ uy nghiêm, thánh địa.
Giờ mở cửa: 8:00 – 16:00
Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ
Chùa Trấn Quốc như một đài sen nở rộ giữa mặt hồ (Nguồn: Internet)
3. Chùa Pháp Vân Hà Nội
Chùa Pháp Vân là một ngôi chùa cổ nổi tiếng và khá tấp nập ở Hà Nội, chùa còn được biết đến với cái tên chùa Nành hay chùa Cả. Chùa Pháp Vân được xây dựng dưới thời nhà Lý, trải qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa vẫn còn lưu giữ nhiều kiến trúc điêu khắc, chạm trổ vô cùng độc đáo. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa còn có một ngôi Thủy Đình tọa lạc trên hồ nước, đây cũng là nơi biểu diễn múa rối nước từ ngàn xưa.
Giờ mở cửa: Cả ngày
Địa chỉ: 1299, Hoàng Liệt, Hoàng Mai
Chùa Pháp Vân ở Hà Nội (Nguồn: Internet)
4. Chùa Phổ Quang
Chùa Phổ Quang còn được gọi là chùa Tình Quang, được thành lập cách đây 800 năm dưới thời vua Lê Thánh Tông. Từ lúc ban sơ được xây dựng, đây được xem là chốn đại danh lam thắng cảnh của cả nước, trở thành nơi thờ Thành Hoàng làng và thờ Phật linh thiêng bậc nhất. Chùa Phổ Quang mang nhiều giá trị kiến trúc độc đáo, tuy trải qua nhiều thăng trầm, biến động lịch sử và nhiều lần trùng tu, kiến trúc ban sơ tuy không còn nhưng chùa vẫn giữa được giá trị nghệ thuật của hệ thống tượng tròn qua nhiều năm tháng. Cho đến nay, chùa Phổ Quang là điểm đến linh thiêng, được nhiều người lui tới mong tìm được không gian an lạc giữa cuộc sống bộn bề.
Chùa Phổ Quang cổ kính giữa lòng Hà Nội (Nguồn: Internet)
5. Chùa Một Cột Hà Nội
Chùa Một Cột là cái tên đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội và cũng là một trong những Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Tổng quan bên ngoài chùa là một điện thờ trên một trụ cột duy nhất như một đài sen nở rộ trên mặt hồ, đây cũng là nét kiến trúc độc đáo khác biệt của ngôi chùa này. Ngày nay, Chùa Một Cột trở thành một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất chốn Hà Thành và là điểm đến tham quan, chiêm ngưỡng của rất nhiều du khách gần xa.
Giờ mở cửa: 7:00 – 18:00
Địa chỉ: Phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình
Chùa Một Cột với lối kiến trúc có một không hai (Nguồn: Internet)
6. Chùa Linh Quang Hà Nội
Chùa Linh Quang vốn bắt nguồn từ tên làng Linh Quang xưa, là một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội mà bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Hà Nội. Không rõ được xây dựng từ bao giờ, nhưng đến nay chùa vẫn giữ được lối kiến trúc của nó, bên ngoài xây theo kiểu chữ thất, ở giữa đường xây theo kiểu chữ đinh và được nối liền với nhau tạo thành lối kiến trúc vuông vắn độc đáo. Chùa Linh Quang hiện là trụ sở chính của Thánh hội Phật giáo Hà Nội, hằng năm thường tổ chức các buổi lễ của thánh hội, thu hút nhiều phật tử đến dâng hương và cầu phúc bình an. Ngoài ra trong chùa còn có nhiều tượng gỗ cho du khách đến tham quan chiêm ngưỡng.
Chùa Linh Quang là một ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội (Nguồn: Internet)
7. Chùa Láng Hà Nội
Giờ mở cửa: 7:00 – 17:00
Địa chỉ: 116 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa
Chùa Láng Hà Nội với nét cổ kính, rêu phong (Nguồn: Internet)
8. Chùa Hà ở Hà Nội
Chùa Hà là sự kết hợp giữa đình Bối Hà và chùa Hạ, tạo nên cụm di tích chùa đình linh thiêng chốn Hà Thành. Chùa Hà được xây dựng dưới thời nhà Lý và Lê, trải qua nhiều giai đoạn binh hỏa, chùa cũng được nhiều lần trùng tu nên bề ngoài có phần khang trang và thoáng đãng hơn, nhưng bên trong vẫn giữ được những giá trị kiến trúc độc đáo. Đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Hà Nội, được nhiều người gần xa lui tới cầu duyên, cầu an cho gia đình, người thân.
Giờ mở cửa: 8:00 – 18:00
Địa chỉ: 86, Phố Phường chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy
Chùa Hà là nơi cầu an, cầu duyên linh thiêng ở Hà Nội (Nguồn: Internet)
9. Chùa Bộc Hà Nội
Chùa Bộc gắn là một trong những ngôi chùa ở Hà Nội nổi tiếng linh thiêng, chùa gắn liền với chiến thắng Kỷ Dậu 1789 của quân Tây Sơn, nay nằm trên phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội. Trước kia, chùa Bộc thường chỉ thờ Phật, nhưng về sau chùa còn là nơi thờ các vua Quang Trung và những anh hùng đã đã chết trong trận chiến. Chùa Bộc có địa thế cao ráo, phía trước có hồ nước rộng, bên trong còn lưu giữ nhiều cổ vật và di sản quý báu. Do vậy, ngoài đến dâng hương lạy Phật, du khách đến đây còn có cơ hội thăm quan, tìm hiểu về những cổ vật xưa.
Giờ mở cửa: Cả ngày
Địa chỉ: Khương Thượng, Quang Trung, Đống Đa
Chùa Bộc cổ xưa gắn liền với chiến thắng của quân Tây Sơn (Nguồn: Internet)
10. Phủ Tây Hồ Hà Nội
Phủ Tây Hồ là một ngôi đền thờ công chúa Liễu Hạnh – một nhân vật trong truyền thuyết và là một trong 4 vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 và hiện tọa lạc giữa Hồ Tây, Hà Nội. Đây cũng là một trong những Di tích lịch sử văn hóa được bộ văn hóa công nhận năm 1996.
Phủ Tây Hồ mang nhiều kiến trúc độc đáo, bên ngoài có cây cổ thụ ngàn tuổi, có thờ nhiều vị thánh mẫu linh thiêng. Hằng năm, nhất là vào vào dịp Tết, người người đổ về Phủ Tây Hồ vừa để cầu an, cúng lễ, cầu lộc phúc vừa được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thơ mộng của Hồ Tây.
Giờ mở cửa: Cả ngày
Địa chỉ: 52 Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ
Phủ Tây Hồ là nơi có thờ nhiều vị thánh mẫu linh thiêng (Nguồn: Internet)
Đến tham quan những ngôi chùa ở Hà Nội nổi tiếng linh thiêng cũng như du lịch nhiều nơi ở thủ đô, bạn có thể chọn đi tự túc hoặc đi theo tour. Tuy nhiên để tận dụng quỹ thời gian du lịch nhiều điểm đến thì việc đặt gói combo du lịch tại Gotadi là một lựa chọn vừa tiện lợi vừa tiết kiệm hơn bao giờ hết.
Gotadi là một trang web cung cấp các giải pháp du lịch chất lượng, giá tốt hàng đầu Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, giá dịch vụ của Gotadi luôn đúng và không kèm theo chi phí ẩn, điều này nhằm đảm bảo du khách được trải nghiệm chuyến đi một cách trọn vẹn nhất.
Khi đặt combo du lịch Hà Nội trên Gotadi, bạn sẽ tiết kiệm được 20% vì đã bao gồm giá vé máy bay khứ hồi và giá phòng khách sạn, giúp bạn chủ động hơn trong chuyến du lịch đồng thời tiết kiệm chi phí dành cho các hoạt động vui chơi, tham quan khác.
Đăng bởi: Tạo Giả
Từ khoá: TOP 10 Ngôi Chùa Ở Hà Nội Nổi Tiếng Linh Thiêng Mà Bạn Nên Ghé Thăm
Chùa Thiên Mụ – Ngôi Chùa Linh Thiêng Nhất Cố Đô
Chùa Thiên Mụ – ngôi chùa nổi tiếng nhất xứ Huế
Chùa Thiên Mụ
Theo sử sách ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng – Vị chúa đầu tiên của Đàng Trong là người có công xây dựng ngôi chùa này. Năm 1601, để chuẩn bị cho quá trình mở rộng bờ cõi, xây dựng giang sơn cơ đồ, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng binh lính rong ruổi vó ngựa dọc hai bên bờ sâu Hương. Ông bất chợt bắt gặp hình ảnh một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng sông xanh biếc, thế tựa con rồng quay đầu nhìn lại.
Chùa Thiên Mụ – Bà Mụ nhà trời
Cùng lúc đó, người dân trong vùng truyền tai nhau câu chuyện về một bà lão mặc áo đỏ, với khuôn mặt phúc hậu. Mỗi đêm bà đi lên đồi Hạ Khuê và nói với mọi người rằng: Tại đây sẽ có một vị chân chúa lập chùa để trấn giữ long mạch. Thấy ý tưởng của mình có sự tương thông với câu chuyện kể lại, Nguyễn Hoàng ngay lập tức cho quân lính xây dựng ngôi chùa trên đồi. Lúc này chùa được lấy tên gọi là “Thiên Mụ Tự” – Tức “Bà mụ nhà trời”.
Chứng nhân lịch sửTheo dấu thời gian, chùa Thiên Mụ đã trải qua nhiều lần trùng tu. Trong đó, nổi bật nhất là cuộc trùng tu năm 1710, dưới triều đại của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông đã hoàn thiện và thay đổi nhiều kiến trúc chùa Thiên Mụ Huế. Đặc biệt, một quả Đại Hồng Chung nặng hơn 2 tấn đã được đúc mới và đặt tại ngay Điện Đại Hùng.
Chùa đã trải qua 400 năm lịch sử
Cho đến nay, chùa vẫn xứng danh là “Đệ Nhất Cổ Tự”, không chỉ là chốn tâm linh đơn thuần mà còn là thắng cảnh đẹp Cố Đô. Ngoài việc tìm hiểu các điểm đến ở Huế, lựa chọn địa chỉ lưu trú để nghỉ dưỡng, nạp lại năng lượng sau mỗi chặng hành trình cũng là điều bạn nên quan tâm.
Chính điện chùa Thiên Mụ
Ngôi chùa “oán tình duyên”Quá trình hình thành và phát triển của ngôi chùa gắn liền với rất nhiều sự tích thần bí được đời sau nhắc mãi. Trong đó nổi bật là câu chuyện “oán tình duyên”.
Chuyện kể rằng, ở vùng đất đó có một đôi trai gái yêu nhau say đắm. Nhưng trớ trêu thay, tư tưởng thời đó không chấp nhận một chàng trai không có của nải, gia đình thấp hèn có thể kết hôn với con nhà tiểu thư khuê các. Đôi uyên ương này cũng trong hoàn cảnh như vậy. Do đó, tình yêu của họ không tránh khỏi sự phản đối quyết liệt từ gia đình nhà gái. Quá đau khổ cho số phận, cả 2 đã cùng nhau gieo mình xuống dòng sông hương. Cứ tưởng rằng “sống không được cùng nhau thì chết cùng nhau”, nhưng chỉ có chàng trai ra đi, còn cô gái thì trôi dạt vào bờ và được người dân cứu sống.
Bí ẩn lời nguyền oán tình duyên cay đắng
Nỗi đau về tình yêu của cô gái gần được hàn gắn qua thời gian. Trong khi đó, chàng trai vẫn chờ đợi cô gái nơi tử nguyệt nhưng mãi không thấy. Chàng uất ức và “nhập” vào chùa Thiên Mụ. Từ đó về sau, người ta truyền tai lời nguyền rằng “Bất kỳ cặp đôi yêu cầu nào tới đây đều sẽ không có kết cục tốt đẹp”. Lời nguyền cho đến nay vẫn chưa được phá bỏ, khiến cho chùa Thiên Mụ Huế thêm phần linh thuyên và huyền bí.
Dấu vết thời gian in hằn trên ngôi chùa cổ kính
Đăng bởi: Khánh Hường
Từ khoá: Chùa Thiên Mụ – ngôi chùa linh thiêng nhất cố đô
Ngắm Trọn Cảnh Sông Sài Gòn Với Buýt Sông
Nếu đến TP HCM vào cuối tuần mà bạn chưa có kế hoạch gì đặc biệt hay muốn đổi gió, thì hãy trải nghiệm buýt sông. Đi buýt sông bạn sẽ được dịp thu hết vào tầm mắt mình cảnh sông nước Sài Gòn vô cùng thú vị. Những tòa nhà, những cây cầu sẽ dần hiện ra theo mũi tàu buýt. Hay muốn thưởng thức trọn vẹn mọi cung bậc cảm xúc khi ngắm nhìn Sài Gòn thì buýt sông là trải nghiệm không thể bỏ qua.
Để trải nghiệm buýt sông, hành khách có thể bắt đầu hành trình từ bến Bạch Đằng – bến giữa trung tâm thành phố, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong lúc chờ lên tàu buýt, du khách có thể ngắm cảnh, thưởng thức café, đồ uống và lưu lại những bức hình đẹp cho mình bởi cảnh quan tại Bến Bạch Đằng được thiết kế với cây xanh, hoa, cầu cảng, hạ tầng… rất đẹp, nhiều góc thu hút để bạn tha hồ tạo dáng, “sống ảo”.
Tàu buýt sông Sài Gòn thu rất đông khách trải nghiệm vào cuối tuần.Ga tàu thủy Bạch Đằng – Ga nhộn nhịp, cảnh quan đẹp, thu hút nhiều khách du lịch nhất trong các bến tàu thủy của TP HCM.
Khách có thể mua vé theo hai chặng. Chặng ngắn từ Bến Bạch Đằng (quận 1) qua Bến Bình An đến Bến Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Chặng dài thì từ Bạch Đằng, nối tiếp đến Thanh Đa và bến cuối là Linh Đông (quận Thủ Đức). Giá vé 15.000 đồng/lượt đi. Bạn có thể mua vé khứ hồi nếu đi đến cuối bến Linh Đông.
Sau khi đã mua vé thì lên buýt sông và bắt đầu khám phá thành phố trên sông thôi. Khi buýt chạy, bạn sẽ có cảm thấy như bồng bềnh trên sóng nước và bắt đầu có cảm giác “lướt đi trên sông”. Khúc sông ở trung tâm thành phố du khách có thể ngắm nhìn những tòa nhà “chọc trời” ven sông, đại diện cho một đô thị hiện đại, nhộn nhịp bậc nhất cả nước.
Trên tàu buýt bạn có thể ngắm nhìn những tòa nhà cao tầng ven sông mang vẻ hiện đại của thành phố dần hiện ra trước mui tàu.
Trung tâm thành phố sẽ lùi dần phía xa với hình ảnh toàn cảnh Sài Gòn điểm nhấn là tòa nhà Bitexco đang nhỏ dần. Tàu buýt đi qua Vinhome Central Park – cảnh vật nhìn đẹp như đang ở xứ Cảng Thơm (Hong Kong) vậy, nhiều du khách chia sẻ như vậy. Đến ga Tàu thủy Thanh Đa, hết chặng ngắn, khách có thể ghé bến để chụp hình sống ảo, thưởng thức nước dừa, bánh tráng trộn và nhiều đồ ăn vặt khác đậm chất Sài Thành.
Những biệt thự ven sông trong Vinhome Central Park khiến du khách có cảm giác như ở Hong Kong.
Suốt hành trình, du khách thể thỏa thích ngắm nhìn, làm “phó nháy” với những điều, những cảnh vật mà mình bắt gặp trên sông. Lúc hiện đại, trù phú, lúc vắng vẻ, hoang sơ, êm đềm. Và đôi khi là chiếc tàu hàng đi ngược chiều gợi nhớ cảnh giao thương đường thủy nhộn nhịp của thế kỷ trước.
Tuyến buýt sông còn đi qua các cây cầu nổi tiếng như cầu Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm và những công trình mang tầm vóc thành phố mang tên Bác đáng để tự hào. Nếu đi vào buổi chiều, du khách sẽ được dịp ngắm hoàng hôn trên sông một cách huyền ảo.
Tuyến buýt sông Sài Gòn được đưa vào hoạt động từ giữa năm 2023 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và du lịch của người dân. Tuy nhiên, buýt sông thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài trải nghiệm ngắm thành phố trên sông. Ngoài việc giảm thiểu ùn tắc giao thông, buýt sông mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ, lênh đênh trên những con nước.
Với chi phí khá “mềm” du khách có một chuyến đi “vòng quanh Sài Gòn” với nội thất được thiết kế hiện đại, sạch sẽ, thoáng mát và an toàn. Quan trọng nhất, đi tuyến buýt này rất êm ái và dễ chịu, bạn sẽ không phải chịu cảnh chen chúc như trên xe buýt thường để ngắm cảnh thành phố. Mặc dù trên sông nhưng du khách sẽ không có cảm giác chao đảo của những con thuyền nhấp nhô trên sông nước.
Không gian trên tàu buýt thoáng mát, sạch sẽ và có sẵn áo phao dưới mỗi ghế ngồi để đảm bảo an toàn cho khách.
Nếu trải nghiệm buýt sông Sài Gòn, bạn nên đi vào buổi sáng mát mẻ hoặc chiều tối cho đỡ nóng và thoải mái hơn. Buýt sông hoạt động đến 19h tối nên du khách cũng có thể ngắm nhìn thành phố về đêm khi ánh đèn điện bắt đầu lấp lánh hai bên bờ sông. Đi buýt sông Sài Gòn là một gợi ý thú vị vào cuối tuần. Du khách không cần phải chen chúc vì kẹt xe, mệt mỏi với khói bụi mà vẫn có thể thư giãn, ngắm nhìn nhiều mặt của thành phố qua từng khúc sông.
Đây là một tour ít tốn thời gian, ít tốn kém thu hút nhiều bạn trẻ ở TP HCM mặc dù trên hành trình chưa có nhiều dịch vụ đi kèm để tăng hấp dẫn./.
CTV Thúy Mai/Vietnam Journey
Đăng bởi: Khôi Nguyễn Đỉnh
Từ khoá: Ngắm trọn cảnh sông Sài Gòn với buýt sông
Chùa Duyên Ninh – Ngôi Chùa Se Duyên Linh Thiêng Ở Ninh Bình
Nội dung chính
1. Đôi nét về Chùa Duyên NinhChùa Duyên Ninh là một ngôi chùa cổ tuyệt đẹp của mảnh đất cố đô Ninh Bình. Trước đây, ngôi chùa này còn được gọi với cái tên là chùa Thủ, đây còn là một trong số ít những ngôi chùa cổ còn tồn tại đến ngày nay. Ngôi chùa tọa lạc tại thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Ngôi chùa nằm trong khu di tích cố đô Hoa Lư cũng chính là vũng lõi của Quần thể Danh thắng Tràng An. Thế nên, ngôi chùa nằm khá gần nhiều điểm thăm quan nổi tiếng của Ninh Bình. Theo dân gian lưu truyền, ngôi chùa được mệnh danh là một trong những ngôi chùa cầu duyên cực linh thiêng tại Việt Nam. Vậy nên, người dân địa phương và du khách ngoài ghé nơi đây cầu bình an còn cầu cho đường tình duyên của mình thuận lợi, sớm gặp được “ý chung nhân”.
Ảnh: @clementbrz
2. Lịch sử của ngôi chùa cổ nàyDuyên Ninh là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh – Tiền Lê, nghĩa là vào khoảng thế kỷ X. Theo dân gian tương truyền, đây là nơi công chúa Lê Thị Phất Ngân con gái của vua Lê Đại Hành đã hẹn ước và lên duyên vợ chồng cùng tướng công Lý Công Uẩn. Sau đó, nơi đây cũng là nơi đã hạ sinh ra hoàng tử Lý Phật Mã (sau là vua Lý Thái Tông) vào năm 1000.
Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về đây tu hành và trông coi mộ phần của thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành. Tại đây, hoàng hậu cũng đã “se duyên” cho nhiều đôi lứa thành đôi. Có lẽ vì vậy, Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở Cố đô Hoa Lư. Ngoài ra, chùa Duyên Ninh còn là nơi thờ tự và cầu tự cho nhiều cặp đôi hiếm muộn trong chuyện con cái.
Ảnh: Chùa Duyên Ninh
3. Nét kiến trúc độc đáo của chùa Duyên NinhNgôi chùa này đã trải qua lịch sử hơn 1000 năm nên những nét kiến trúc cổ đã gần như không còn nữa. Hơn hết, ngôi chùa còn trải qua vài lần trùng tu và sửa chữa. Lối kiến trúc hiện tại được thiết kế theo phong cách giản dị, chỉ bao gồm các khu vực như chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn, vườn cây và tháp xá lợi.
Ngay từ cổng vào, du khách đã thấy sự tỉ mỉ và cầu kỳ trong cách thiết kế. Trên các vòm mái hay mái đình đều được điêu khắc những họa tiết cầu kỳ với độ khó cao cùng với đó là sự sắc sảo và tinh tế trong từng hoa văn. Đặc biệt, ngôi chùa “tựa lưng” vào núi nên bầu không khí và không gian ngập trong hơi thở thiên nhiên, thoáng mát và trong lành.
Ảnh: @phuc_kimtergram
4. Phương tiện di chuyển đến chùaChùa Duyên Ninh nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 10km. Thế nên, du khách có thể lựa chọn di chuyển theo nhiều phương tiện kể cả phương tiện công cộng hay cá nhân. Tuy nhiên để thuận tiện và thăm thú được nhiều điểm du lịch khác, bạn nên di chuyển bằng các phương tiện cá nhân như ô tô hay xe máy.
Ngoài ra, bạn cũng có thể di chuyển bằng xe buýt hay taxi với nhiều điểm dừng khá gần chùa. Tuy nhiên, bạn sẽ khó làm chủ chuyến đi của mình và phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan bên ngoài. Đặc biệt là phải tốn thời gian chờ xe buýt và taxi đến mới có thể di chuyển được.
Ảnh: Sưu tầm
5. Đi chùa Duyên Ninh cầu duyên như thế nào?
Hoa quả: Bạn có thể tùy chọn hoa quả theo mùa trong năm và ưu tiên chọn những loại hoa quả có màu sắc sặc sỡ như màu vàng, màu xanh, màu đỏ,…
Trầu cau: Thông thường thì sẽ cần 1 quả cau và 3 lá trầu
Các loại bánh: Bánh chưng và bánh dày mỗi loại một cái, bánh xu xê cần một đôi với ý nghĩa se duyên, thành đôi với nhau
Tiền vàng: Nên có 5 lễ
Ảnh: Sưu tầm
6. Những địa điểm thăm quan nức tiếng gần chùa Duyên NinhĐể giúp chuyến thăm quan ngôi chùa “cầu duyên” này thêm phần thú vị thì chúng mình sẽ gợi ý với bạn một số điểm du lịch khá gần với chùa để giúp chuyến hành trình đặc sắc hơn.
Chùa Bái Đính (6,4km)Ngôi chùa có khuôn viên rộng lên đến 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới. Nhìn tổng thể, lối kiến trúc của Bái Đính được xây dựng theo lối kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam. Từng nét họa tiết hay điêu khắc của chùa đều thiết kế tỉ mỉ đến từng chi tiết và cực sắc xảo.
Ảnh: @bboyunderdog
Nhất là phần mái chùa chính điện được thiết kế vô cùng đẹp với 3 tầng 12 mái được lợp mái theo hình mũi hài truyền thống. Bậc thêm được trang trí rồng đá theo kiểu dáng thời Lý, sân đá rộng nhìn thẳng xuống giếng ngọc. Đến với Bái Đính, du khách sẽ được thăm quan nhiều địa điểm đặc sắc như hang sáng, động tối, giếng Ngọc, chuông đồng lớn nhất Việt Nam,…
Ảnh: @monicaspassport
Khu du lịch sinh thái Tràng An (7,2km)Chùa Duyên Ninh nằm giữa chùa Bái Đính và khu du lịch sinh thái Tràng An nên rất thuận tiện cho du khách thăm quan. Khu du lịch sinh thái Tràng An sở hữu những giá trị nổi bật về nhiều lĩnh vực như địa chất, khảo cổ, thẩm mỹ,… nên nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế Giới.
Toàn cảnh khu sinh thái là một vùng núi non hùng vĩ được tạo bởi các thế núi muôn hình vạn trạng soi bóng xuống những dòng suối nhỏ quanh co, uốn khúc nối liền các hang động, các thung lũng hoang sơ, tuy kỳ bí nhưng lại đẹp đến lạ thường. Thế nên, để thăm quan được hết khu du lịch sinh thái này thì thường du khách sẽ được đi bằng các con thuyền, đò nhỏ. Du khách sẽ được cảm nhận cảm giác lênh đênh trên mặt nước tĩnh lặng, miên man trữ tình.
Ảnh: @cun.ccf
Đền Vua Đinh Tiên Hoàng (3,2km)Đây được biết đến là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông cùng các con trai và bài vị của các tướng triều đình nhà Đinh. Đền Vua Đinh Tiên Hoàng được xây dựng theo lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” và được xây dựng trên nền cung điện kinh đô Hoa Lư xưa.
Đền thờ đã cải tạo vào những năm gần đây, nhưng ngôi đền vẫn bảo tồn và giữ lại được nét kiến trúc thời Nguyễn cổ đặc trưng nhất. Khu đền thờ gồm 3 toà là Tiền bái, Trung đường và Chính tẩm. Tiền bái gồm 5 gian được xây dựng theo lối kiến trúc “chồng rường bằng gỗ lim, tường hồi bít đốc”. Trung đường gồm 3 gian, theo lối kiến trúc kiểu mê toàn, nghĩa là toàn bộ hệ thống hoành nằm trên các mê kèo. Tòa Chính tẩm gồm 2 gian chính và 1 gian dĩ, xây dựng theo kiểu thượng rường hạ mê.
Ảnh: Sưu tầm
Động Am Tiên (4,3km)Có lẽ sẽ rất ít người biết đến địa danh này, Động Am Tiên đúng như cái tên của mình, mang một vẻ đẹp “tuyệt tình cốc” khiến nhiều du khách phải “say mê”. Nơi đây vừa sở hữu vẻ đẹp rắn rỏi, hùng vĩ, lại vừa mềm mại, nhẹ nhàng. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh thiên nhiên tráng lệ với những núi đá trùng trùng điệp điệp, xen kẽ nhau tạo thành một vùng trời riêng.
Tiếp theo, là dòng sông nước xanh ngọc, tuyệt đẹp, có lẽ vì vậy mà nơi đây được đặt cho một cái tên “mỹ miều”. Đặc biệt nhất, động Am Tiên còn sở hữu cổng thành đá – nơi lưu giữ những dấu ấn rõ nét nhất của một thời kỳ lịch sử đầy huy hoàng. Những vách đá vững chãi, to lớn cùng với lối kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử cổ kính đã mở ra trước mắt du khách một không gian cổ xưa đầy hoài niệm.
Ảnh: @vietnamtravel_vn
7. Những chú ý khi đi chùa Duyên Ninh cầu duyênChùa Duyên Ninh là một địa điểm du lịch văn hóa tâm linh, thế nên, nơi đây sẽ rất trang nghiệm và lịch sự. Vì vậy, khi đi lễ cầu duyên tại chùa thì bạn nên lưu ý một số vấn đề nhỏ sau:
Dù đi cầu duyên ở bất cứ ngôi chùa nào thì đều cần sự thành tâm hướng Phật và hơn hết là không đặt quá nặng vấn đề có cầu được hay không.
Nên lựa chọn những bộ trang phục lịch sự và nhã nhặn với những màu sắc trang nhã như trắng, vàng, nâu,… Hạn chế mặc váy, áo có cổ rộng hay áo bó sát. Nếu mặc váy thì nên lựa chọn những chiếc váy có chiều dài qua đầu gối.
Tại không gian linh thiêng của chùa, bạn nên nói năng nhẹ nhàng, không gây tranh cãi hay hiềm khích với người khác. Hơn hết, không có những lời nói xúc phạm hay những hành động không đứng đắn
Ảnh: @e.m.oi
Ảnh đại diện thuộc bản quyền của @phoebethudinh
Chùa Non Nước Ninh Bình – Vẻ đẹp tâm linh giữa thiên nhiên hùng vĩ
Đăng bởi: Dự Nguyễn
Từ khoá: Chùa Duyên Ninh – ngôi chùa se duyên linh thiêng ở Ninh Bình
Văn Khấn Thành Hoàng Làng Ở Đình, Miếu Chuẩn Năm Quý Mão
Ý nghĩa lễ Thành Hoàng làng
Ở mỗi vùng làng quê Việt Nam, phong tục truyền thống thờ Thành Hoàng tại các đình, miếu, phù là một nét văn hóa đã có từ rất lâu đời và được người dân kế thừa trong suốt chiều dài lịch sử.
Những vị Thành Hoàng hay Thần Hoàng thường không phải là những vị thần linh trong nhiều văn hóa tín ngưỡng mà là các hiền nhân, những anh hùng, bậc công thần có công xây dựng quê hương, là người thật với nhiều đóng góp to lớn cho quá trình xây dựng xã hội.
Việc thờ cúng Thành Hoàng – những bậc anh tài đóng góp giá trị cho quê hương đất nước, xuất hiện khắp mọi miền quê từ Nam chí Bắc trên đất nước ta.
Người dân thờ cúng Thành Hoàng làng với mong cầu được chở che, bảo vệ cho gia đình, bản thân và cộng đồng trước những mối thiên tai hay tai họa trong cuộc sống, ước mong cho gia đình có cuộc sống bình an, quê hương đất nước được hòa bình, no đủ, hóa giải hung hiểm, bảo vệ người lành,..
Cách sắm lễ cúng Thành Hoàng làng chuẩn 2023Theo tập tục mỗi vùng, việc sắm lễ cúng Thành Hoàng cũng sẽ có nhiều điểm khác nhau. Có nhiều loại lễ như lễ chay, lễ mặn.. đi kèm các loại hương, hoa quả, oản,..
Tùy vào mỗi vùng miền đồ sắm lễ được lựa chọn khác nhau, song thường bao gồm các món như: Gà, lợn, giò, chả, được nấu chín và bày biện cẩn thận.
Văn khấn lễ Thành HoàngNam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hương tử con là: …………
Ngụ tại: ………………………
Hôm nay là ngày …… tháng ….. năm …………..
Hương tử con đến nơi …………….
Thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên Đình giáng lâm trên đất nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân.
Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản……
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hướng dẫn dâng lễ cúng Thành HoàngTheo trình tự, trước khi dâng lễ cúng Thành Hoàng người dâng lễ sẽ lễ thần thổ địa, thủ đền trước tiên, bước này gọi là “trình lễ”.
Người chủ trì dâng lễ tiếp tục cáo lễ với thần linh, xin phép được bắt đầu buổi lễ tại đền, miếu, đình, phủ – nơi tổ chức lễ.
Những người trong đội dâng lễ sẽ chỉnh trang lễ vật, kiểm tra trang phục trước khi tiến hành dâng lễ chính thức.
Khi thời gian đã điểm người dâng lễ tiến hành đặt lễ vật bằng hai tay một cách cẩn trọng lên bàn thờ và những vị trí quan trọng. Sau khi đặt xong lễ thì mới được tiến hành thắp hương.
Thứ tự thắp hương cụ thể:
Thắp từ trong ra bên ngoài
Thắp hương ở gian giữa trước tiên
Các ban thờ hai bên được thắp hương sau ban thờ chính
Nên thắp 3 nén hương và dùng những số lẻ như 1, 3, 5, 7 nén,..
Advertisement
Khi thắp hương hai tay chắp lại, đưa lên ngang trán vái ba vái rồi cắm hương bằng hai tay.
Trong trường hợp có trình tấu sớ thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hay đặt trên đĩa nhỏ, đưa sớ lên trán rồi vái 3 vái, dâng sớ bằng hai tay kính cẩn.
Thỉnh 3 hồi chuông trước khi khấn lễ.
Mua trái cây tại chúng tôi để chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài:
Cập nhật thông tin chi tiết về Miếu Nổi Phù Châu – Ngôi Miếu Linh Thiêng Trên Sông Vàm Thuật Sài Gòn trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!