Bạn đang xem bài viết Nam Thiên Đệ Nhất Thác được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thác Pongour hay còn gọi là thác Bảy tầng thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt 50 km. Ngày xưa, người dân phải vượt qua khu rừng, bám rễ cây theo men theo dòng suối mới có thể đến được con thác, nhưng vào đầu những năm 2000 thác Pongour đã mở lối đón du khách bằng một con đường nhựa dài khoảng 7km.
Người xưa phải đi xuyên rừng, bám rễ cây men theo dòng suối tìm thác Pongour – Ảnh: Hachi8
Đường vào thác nước Pongour, Đà Lạt – Ảnh: Che Trung Hieu
Cổng vào khu du lịch sinh thái thác Pongour – Ảnh: Che Trung Hieu
Sở dĩ được gọi là thác Bảy tầng vì ngọn thác có độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét với hệ thống đá bậc thang bảy tầng. Thiên nhiên đã tạo nên những mỏm đá chặn lại giữa dòng sông xé thác Pongour ra thành một chục dòng thác nhỏ gieo mình trải dọc bờ vách thẳng đứng. Nước thác Pongour tung lên thành các bức tường bọt trắng xóa dày xốp cùng những đám mây hơi nước khổng lồ bao trùm lên khắp mặt sông.
Thác Pongour có độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét – Ảnh: Hachi8
Vẻ đẹp hoang dại của suối thác Pongour từ trên cao – Ảnh: Yume35
Những mỏm đá xé thác Pongour ra hàng chục dòng thác nhỏ – Ảnh: Hung Nguyen
Hệ thống 7 tầng thác với các bức tường bọt trắng xóa – Ảnh: Hachi8
Dưới chân thác Pongour, con sông lúc sôi sục, chốc chốc bỗng hiền hòa trải mình thành một mặt hồ thênh thang cho cây rừng và vách đá soi bóng lung linh. Kết hợp với hàng trăm tấm đá phẳng lạ lùng nhô lên trên mặt nước, thác Pongour dịu dàng đón chân du khách bằng làn mưa bụi lất phất mát rượi. Tương truyền rằng, Nam thiên đệ nhất thác này cũng là nơi nghỉ chân mà vua Bảo Đại thường lui tới sau những chuyến xuyên rừng săn bắn.
Thác nước Pongour chốc chốc lại hiền hòa trải mình thêng thang – Ảnh: Expat
Nam thiên đệ nhất thác Pongour là chốn dừng chân thường xuyên của vua Bảo Đại – Ảnh: Vo Hoang Vu
Truyền thuyết kể lại rằng ngày xưa, vùng đất bazan màu mỡ này do một nữ tù trưởng K’Ho xinh đẹp tên Kanai cai quản. Tuy là phận nữ nhi nhưng nàng không giống những phụ nữa trong buôn, nàng có tài chinh phục thú dữ phục vụ lợi ích cho dân làng, trong đó có bốn con tê giác to lớn khác thường, luôn tuân lệnh Kanai và cùng nàng dời non ngăn suối, khai phá nương rẫy trồng bắp, gieo lúa và sẵn sàng xung trận chiến đấu chống kẻ thù, bảo vệ buôn làng.
Dân tộc K’Ho ở Đà Lạt – Ảnh: Blogspot
Vẻ xinh đẹp, dịu dàng của các thiếu nữ K’Ho ở Đà Lạt – Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Nhờ đó, cuộc sống cộng đồng ngày càng sung túc, thanh bình. Vào một ngày đầu xuân trăm hoa đua nở đúng ngày rằm tháng giêng, nàng nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Ngạc nhiên thay bốn con tê giác quanh quẩn đêm ngày không rời thân chủ nửa bước, chẳng buồn ăn uống cho đến chết. Bỗng một sáng bình minh vừa hé, mọi người hết sức ngạc nhiên khi thấy nơi nàng yên nghỉ sừng sững hiện ra ngọn thác Pongour đẹp tuyệt trần giữa thiên nhiên.
Thác Pongour hiện lên sừng sững nơi nàng Kanai yên nghỉ – Ảnh: Hachi8
Dòng thác trắng xóa, mềm mại tựa suối tóc của nàng Kanai – Ảnh: Ngocdung
Thì ra, suối tóc Kanai đã hoá thành làn nước trong xanh, mát rượi, tung bọt trắng xoá, còn những phiến đá bàn xanh rêu xếp từ cao xuống thấp, làm nền cho thác Pongour đổ, chính là các cặp sừng của đàn tê giác hoá thạch mà người dân cho đó là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, gắn bó vĩnh cửu giữa con người với thiên nhiên bao la. Từ đó hình ảnh nữ tù trưởng Kanai luôn sống mãi trong tim mỗi người dân bộ tộc K’Ho.
Những bàn đá làm nền cho thác Pongour chính là các cặp sừng tê giác – Ảnh: Che Trung Hieu
Những bờ đá tràn trề nhựa sống ở thác Pongour – Ảnh: Lar
Và mỗi dịp trăng tròn đầu tiên của mùa xuân ấm áp, núi rừng khởi sắc đã trở thành ngày tưởng niệm của bộ tộc K’Ho. Nam thanh nữ tú khắp nơi đều rộn rã du xuân, hồ hởi vượt qua bảy tầng thác Pongour, mong vào được chốn Thiên Thai, không phân biệt trai gái, sang giàu và bất cứ dân tộc nào. Họ cùng trao đổi tâm tình, tìm hiểu và yêu nhau bên thác Pongour. Cũng vào dịp lễ hội mùa xuân này, những đôi trài tài gái sắc thường cùng nhau cầm hoa đăng quỳ dưới chân thác Pongour cầu nguyện nàng Kanai để mong có được một tình yêu chân thành, thủy chung và viên mãn.
Du khách hồ hởi xuyên rừng khám phá thác Pongour – Ảnh: Yume35
Lễ hội mùa xuân bên thác Pongour – Ảnh: Baolamdong
Những đôi trai gái cầu nguyện dưới chân thác Pongour để mong có được tình yêu đẹp – Ảnh: Toibay
Khu ẩm thực của nhà hàng thác Pongour với những món ăn mang đậm bản sắc Tây Nguyên được chế biến và nấu trực tiếp với nguyên liệu được trồng ngay trong khu vườn sinh thái bên cạnh ngọn thác Pongour như: Cơm Lam chắt lọc vị ngọt của dòng suối mát và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non.
Cơm Lam, đặc sản núi rừng Tây Nguyên – Ảnh: Lienhoanmiendong
Hay món Gỏi lá ở thác Pongour được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây nguyên mới có. Nước chấm được làm từ hèm rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt. Kẹp đủ các loại lá, bỏ vào đó thịt, tôm, da heo, gia vị… rồi ăn cùng một lúc, nhai càng kỹ càng dễ nhận ra nhiều hương vị khác nhau vừa có vị chan chát, vừa ngòn ngọt, chua chua và vừa bùi béo ngậy của thịt, tôm.
Độc đáo món Gỏi lá của núi rừng Tây Nguyên – Ảnh: Nguoidothi
Thưởng thức các món ăn bên cạnh thác Pongour cùng rượu cần ngây ngất với những điệu múa của các thiếu nữ bản Thượng thì còn gì tuyệt vời hơn. Ngoài ra, còn những món ăn đặc sản như lẩu lá rừng, măng le, cà đắng… Những gian hàng quà lưu niệm lạ và độc đáo cho bạn bè và người thân tin chắc sẽ làm hài lòng bạn, lưu luyến mãi không rời.
Món rượu cần không thể không kể đến trong các đặc sản ở Tây Nguyên – Ảnh: Pleikucafe
Một gian hàng quà lưu niệm ở thác Pongour – Ảnh: Che Trung Hieu
Dùng bữa cạnh thác Pongour là một ý tưởng không tồi – Ảnh: Thien Nguyen
Đăng bởi: Trần Thị Quyên
Từ khoá: Nam thiên đệ nhất thác – Pongour
Nam Thiên Đệ Nhị Động Nơi Cố Đô
Chùa Bích Động là một di tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc – Bích Động. Nơi đây là một địa điểm du lịch tâm linh sở hữu vẻ yên tĩnh, thanh tao lạ lùng mà du khách không thể bỏ qua khi du lịch cố đô Ninh Bình.
1. Chùa Bích Động Ninh Bình ở đâu?Địa chỉ: thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Chùa Bích Động là một danh thắng nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn, thuộc địa phận thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình. Đây là một di tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc – Bích Động đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Chùa Bích Động Ninh Bình
Ngôi chùa như viên ngọc quý giữa chốn thâm sơn cùng cốc
Trải qua gần 600 năm tồn tại, chùa hiện là nơi lưu trữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử và là một trong những ngôi chùa ở Ninh Bình linh thiêng nhất mà hàng năm khách hàng hương vẫn luôn tìm về.
Chùa hiện là nơi lưu trữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử
2. Hướng dẫn di chuyển đến chùa Bích Động Ninh BìnhVì nằm trong cụm du lịch Tam Cốc Bích Động nên bạn có thể kết hợp chuyến tham quan Tam Cốc và chùa Bích Động vào làm một. Để di chuyển đến Tam Cốc Bích Động bạn có chọn xe máy, ô tô, xe khách hoặc tàu hỏa.
Từ Hà Nội, có rất nhiều xe khách đi Ninh Bình khởi hành từ bến xe Giáp Bát hoặc bến xe Mỹ Đình. Giá vé xe khách trung bình khoảng 70.000 – 120.000 VNĐ/người. Nếu đi đường quốc lộ 1A, sẽ chỉ mất khoảng 2,5 đến 3 tiếng là bạn có thể đặt chân xuống Ninh Bình rồi!
Sau khi đã đến thành phố, bạn có thể thuê xe máy để tự đi đến khu Tam Cốc. Nếu đi với gia đình, gọi taxi cũng khá hợp lý. Người dân địa phương ở đây cũng rất thân thiện và nhiệt tình.
3. Kiến trúc của chùaChùa Bích Động Ninh Bình mang đậm kiến trúc chùa cổ Việt Nam. Điều khác biệt ở đây là chùa được xây dựng theo kết cấu chữ “Tam” (hán tự). Gồm có ba tòa không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng.
Chùa được xây dựng theo kết cấu chữ “Tam” (hán tự)
3.1. Chùa HạĐể vào chùa, bạn sẽ đi theo cây cầu đá được ghép bằng những phiến đá xanh dẫn vào cổng Tam Quan chùa Bích Động. Ở đây có con đường bên chân núi, được lát gạch dài khoảng 55m là con đường duy nhất để đi vào chùa Hạ.
Cây cầu đá được ghép bằng những phiến đá xanh dẫn vào cổng Tam Quan chùa Bích Động
Chùa Hạ được xây theo lối chữ Đinh cơ bản của kiến trúc chùa Việt, phần ngang là tiền đường 5 gian, phần dọc là thượng điện 2 gian, có những cột gỗ lim và cột đá cao to. Mái chùa được làm 2 tầng uốn cong vút.
Chùa Hạ được xây theo lối chữ Đinh cơ bản của kiến trúc chùa Việt
Bước chân vào trong chùa, ở gian giữa của tiền đường có treo bức đại tự “Mạo cổ thần thanh” viết bằng chữ Hán. Câu này có nghĩa là dáng dấp ngôi chùa xưa này thiêng lắm. Trong thượng điện, các tượng phật, đồ thờ được xếp trên bệ từ thấp lên cao.
3.2. Chùa TrungSau khi tham quan chùa Hạ, bạn rẽ phải rồi men theo 90 bậc đá ở sườn núi uốn lượn hình chữ S để tới được chùa Trung. Độ cao chênh nhau từ chùa Hạ đến chùa Trung là 30 mét. Ấn tượng đầu tiên của khách du lịch về vách đá này là hình dáng tương tự như hình con rồng.
Chùa Trung
Đây là một ngôi chùa độc đáo, chỉ có phần cửa và mái chùa lộ thiên, các kiến trúc còn lại nằm gọn trong hang núi. Chùa được xây dựng với ba gian để thờ Phật.
Ngoài ra, phía trên mái chùa có bức đại tự đá chạm khắc hai chữ hán “Bích Động”. Bên dòng chữ này còn đề nhỏ “Nguyễn Nghiễm phụ đề” và “Nhật Nam Nguyên chủ bút”, bút tích của chúa Trịnh Sâm, người đứng đầu nước Nhật Nam khi đó. Tương truyền, các nghệ nhân phải làm ròng rã trong 8 tháng trời để khắc xong các chữ này.
Phía trên mái chùa có bức đại tự đá chạm khắc hai chữ hán “Bích Động”
3.3. Chùa ThượngĐể lên tới khu vực cao nhất của chùa Bích Động, du khách cần đi qua 40 bậc đá dọc sườn núi lên gần đỉnh núi. Chùa Thượng là một ngôi chùa nhỏ ở trên sườn núi, nằm ở vị trí cao nhất, gần đỉnh núi Bích Động.
Chùa Thượng nằm ở vị trí cao nhất, gần đỉnh núi Bích Động
Chùa có 2 gian theo kiểu nhà dọc, gian ngoài là tiền đường có một bàn thờ bằng đá phiến to. Gian trong đặt thờ một tượng duy nhất là Phật Bà Quan Âm. Hai bên chùa đặt 2 miếu thờ quay về hướng bắc và hướng nam lần lượt thờ tự Sơn Thần, Thổ Địa.
Từ chùa Thượng, bạn có thể nhìn thấy 5 ngọn núi đứng độc lập chầu về núi Bích Động trông giống như 5 cánh hoa Sen. Đó là Ngũ Nhạc Sơn, gồm núi Tầm Sặng, núi Gia Định, núi Con Lợn, núi Đầu Cầu và núi Hang Dựa.
4. Hang động chùa Bích Động 4.1. Động TốiTừ chùa Trung lên cao khoảng 6m là đến Động Tối. Động Tối là một không gian dài và có được trang bị điện thắp sáng. Bước vào bên trong, du khách sẽ phải bất ngờ trước một công trình đồ sộ, hoành tráng, trong đó chạm nổi bằng đá hình những tiên ông, tiên cô, tiểu đồng… chau chuốt, tỉ mỉ, tinh tế, sắc sảo đến từng chi tiết nhỏ. Tất cả tựa như một thế giới cổ tích bị hoá đá vậy.
Động Tối
Ra tới cửa Động Tối, du khách sẽ bắt gặp ngay 3 tượng Phật bằng đá uy nghi, sừng sững biểu tượng cho sự uy nghi, trường tồn vĩnh cửu. Ở chính giữa là đức Phật Di Đà, bên phải là Văn Thù Bồ Tát, bên trái là Quan Âm Thị Kính.
4.2. Xuyên Thủy ĐộngXuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài Bích Động. Nơi đây như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá dài khoảng 350 m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Lối vào Xuyên thủy động ở phía sau núi, đối diện với đường vào Bích Động. Tại điểm kết thúc hành trình xuyên thủy động, du khách có thể leo núi để tới động và chùa Bích Động.
5. Các địa điểm tham quan gần chùaTam Cốc Bích Động
Đền Thái Vi
Để thăm chùa Bích Động, bạn cần mua vé tham quan Tam Cốc – Bích Động với giá là 120.000 VNĐ/người lớn và 60.000 VNĐ/trẻ em.
So với Tam Cốc, Chùa Bích Động thường ít khách du lịch hơn. Các hàng quán bán bên ngoài để phục vụ du khách ít hơn. Bạn nên chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết cho chuyến đi tham quan này.
Bạn nên lựa chọn thời gian đi chùa vào khoảng tháng 4 vì thời tiết lúc này tương đối khô. Việc ngồi thuyền để di chuyển đến Tam Cốc cũng không quá khó chịu.
Khi đi lễ chùa, bạn cần lựa chọn những bộ trang phục lịch sự, kín đáo. Ngoài ra, khi đi tham quan chùa Bích Động sẽ phải đi bộ và leo bậc khá nhiều. Bạn nên lựa chọn cho mình những đôi giày thể thao hoặc giày bệt sao cho thật thoải mái khi di chuyển.
Chùa Bích Động là một ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và sự yên tĩnh, thanh tao đến lạ lùng. Sẽ là một tiếc nuối lớn nếu bạn bỏ qua chùa Bích Động trong chuyến tham quan Tam Cốc – Bích Động của mình.
Đăng bởi: Gamy Chảnh
Từ khoá: Chùa Bích Động Ninh Bình – Nam thiên đệ nhị động nơi cố đô
Chùa Thiên Mụ Huế – Đệ Cổ Nhất Tự Nơi Cố Đô
Chùa Thiên Mụ Huế là biểu tượng gắn liền với đất Cố đô bao đời nay. Đây là nơi yên tĩnh, là điểm điểm đến linh thiêng cho các tín đồ Phật tử từ khắp mọi miền. Tới đây, bạn sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và sự bình yên bên dòng sông Hương thơ mộng. Cùng Du lịch Đà Nẵng City khám phá ngôi cổ tự này qua bài viết sau.
Giới thiệu chùa Thiên Mụ HuếChùa Thiên Mụ Huế hay còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ. Đây là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố 5 km. Do nằm giữa một không gian non nước hữu tình. Nó đã từng là nguồn cảm hứng của nhiều tác giả, từ đó tạo ra bao tác phẩm nghệ thuật.
Đến nay thì chùa đã trải qua nhiều đợt tu sửa, cuộc trùng tu lớn nhất là thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Nếu bạn có tour Đà Nẵng Huế thì chắc chắn phải 1 lần đến đây tham quan.
Chùa Thiên Mụ
Vẻ đẹp chùa Thiên Mụ hơn 400 năm tuổi Khung cảnh nên thơChùa Thiên Mụ Huế đâu chỉ nổi tiếng là ngôi chùa cổ hơn 400 năm. Mà nơi đây còn có vẻ đẹp bình yên khác biệt mà bao du khách phải lưu luyến. Có thể nói vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ được tạo nên từ nhiều lý do khác nhau. Nhưng đặc biệt nhất chính là sự hòa quyện giữa giá trị lịch sử, tâm linh và giá trị nghệ thuật độc đáo.
Xung quanh chùa bao phủ bởi những cây thông, cây cảnh, ao sen,.. mang đến cho du khách một cảm giác bình yên khó tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Với không gian tuyệt vời như vậy thì nơi đây là nơi nên có trong list tham quan tour Đà Nẵng Huế.
Khung cảnh nên thơ
Nét đẹp trong kiến trúcDu lịch Chùa Thiên Mụ Huế du khách sẽ thấy quần thể nhiều công trình kiến trúc đẹp mắt và bề thế. Trên những mái chùa là những chi tiết chạm trổ rất nghệ thuật, điêu luyện. Ngoài vẻ đẹp kiến trúc, lịch sử hiếm có thì chùa Thiên Mụ còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá. Bao gồm các bức hoành phi, những câu đối cổ, những bức tượng cổ quý hiếm, nhiều bia đá chuông đồng… Tất cả vừa quý giá về lịch sử lại vừa giá trị về mặt nghệ thuật.
Nét đẹp cổ kính
Địa điểm tham quan tại chùa Thiên Mụ Cổng Tam QuanCổng Tam Quan tại chùa Thiên Mụ Huế là cánh cổng chính dẫn vào chùa. Cổng có cấu trúc gồm 2 tầng, 8 mái và có 3 lối đi. Mỗi lối đi qua cổng đều có cửa ván gỗ, được bó bằng đinh gõ và đai kiên cố. Ở hai bên đặt những bức tượng hộ pháp như một cách trấn giữ ngôi chùa luôn được bình yên.
Tháp Phước DuyênTháp Phước Duyên thì chắc hẳn đã không còn quá xa lạ. Tháp hiện ra ngay trước mắt bạn khi bước chân vào chùa. Đã từ lâu, đây như là một biểu tượng gắn liền với chùa Thiên Mụ Huế. Tháp được xây dựng vào năm 1844 có hình bát giác cao 7 tầng, dưới lớn và nhỏ dần khi lên cao. Mỗi tầng thờ một đức Phật khác nhau. Nếu bạn là người thích du lịch tâm linh. Thì đây chính là nơi mà bạn nên thêm vào list tham quan tour Đà Nẵng Huế của mình.
Điện Đại HùngĐiện Đại Hùng là chính điện trong chùa Thiên Mụ, với kiến trúc theo kiểu Trùng thiền điệp ốc. Các cột, lăng, bệ được xây dựng bằng bê tông, bên ngoài có lớp sơn giả gỗ. Bên trong điện thờ tượng Phật Di Lặc.
Đây là phật tai to với ý nghĩa nghe những chia sẻ kể về những chuyện khổ. Còn bụng to với ý nghĩa bao dung chuyện khổ dung. Và miệng rộng cười với ý nghĩa là cường những chuyện khó cười trong thiên hạ. Ngoài ra trong điện còn có chiếc chuông đồng lớn có hình nhật nguyệt. Và bức hoành phi trên cao khắc 4 chữ “Linh Thử Cao Phong” do chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề.
Du lịch Đà Nẵng CityĐăng bởi: Trà Lê
Từ khoá: Chùa Thiên Mụ Huế – Đệ cổ nhất tự nơi cố đô
5 Công Ty Logistics Ngành Khai Thác Cảng Uy Tín Nhất Việt Nam
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ
Cảng Đình Vũ được chuyển đổi theo mô hình công ty cổ phần, lấy tên là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ, theo Quyết định số 990/QĐ-TGD ngày 11/11/2002 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Vốn đăng ký thành lập công ty là 100 tỷ đồng, do các cổ đông thành lập gồm: Cảng Hải Phòng chiếm 51%, một vài pháp nhân khác và cán bộ, công nhân viên Cảng Hải Phòng. Tháng 12 năm 2002, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất đã thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty. Ngày 14 tháng 1 năm 2003, cảng Đình Vũ chính thức được khai trương.
Cảng Đình Vũ nằm tại vị trí cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, đảm nhiệm chức năng là cảng xếp dỡ hàng hóa không thể thiếu cho cả hai nước Việt Nam, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Với vị trí thuận lợi, gần cửa sông Bạch Đằng, luồng vào cảng khá thoải mái (hơn 100 m), mực nước sâu trước cầu tàu luôn đạt 8,7 m. Cảng Đình Vũ có nhiều lợi thế so với các cảng khác nhờ vùng miền, quốc gia ta có vị trí tốt, nơi nhiều khách hàng lui tới và cập cảng. Nhờ sự điều hành minh bạch của Ban lãnh đạo cùng với sự cố gắng của toàn thể nhân viên, Cảng Đình Vũ đã có những bước phát triển nhảy vọt, tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường Việt Nam và nước ngoài.
Trụ sở chính: Cảng Đình Vũ – Phường Đông Hải 2 – Quận Hải An – TP. Hải Phòng
Điện thoại: 0225-3769992
Fax: 0225-3769992
E-mail: [email protected]
CÔNG TY CP CẢNG ĐÀ NẴNGCÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ
Cảng Đà Nẵng nằm trong vịnh Đà Nẵng, với diện tích 12 km2, với hệ thống giao thông thuận lợi và hiện đang là một khâu quan trọng trong chuỗi logistics của khu vực miền Trung Việt Nam. Đồng thời, đây là điểm cuối của hành lang kinh tế đông tây nối liền 4 nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, chính là cửa ngõ ra biển Đông nơi quan trọng nhất của toàn khu vực. Cảng Đà Nẵng bao gồm khu cảng chính là Xí nghiệp cảng Tiên Sa và các công ty con. Cảng có gần 1.200m bến cho tàu hàng tổng hợp tải trọng lên tới 70.000 DWT, tàu container 4.000 TEU, tàu khách lớn 150.000 GRT. Hệ thống cầu cảng với các thiết bị bốc dỡ, khu lưu kho bãi hiện đại, đảm bảo công suất hoạt động của cảng lên đến 8 triệu tấn / năm.
Phát huy lợi ích của vị trí đắc địa, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chất lượng hàng đầu, đội ngũ công nhân nhiều kinh nghiệm và cán bộ quản lý chuyên nghiệp, Cảng luôn đảm bảo năng suất và chất lượng dịch vụ cao. Cảng Đà Nẵng liên tục đạt được nhiều thành tích ấn tượng trong những năm qua và phát triển mạnh mẽ thành một công ty đa năng, chuyển đổi cảng biển, được biết đến trong và ngoài nước. Lượng hàng hóa thông qua cảng ngày càng nhiều, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh tại cảng luôn đạt trên kế hoạch. Đặc biệt, nỗ lực phát triển vượt bậc của cảng Đà Nẵng đã thể hiện rõ nét kể từ cột mốc lịch sử 7/2014 (cổ phần hoá), với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 12%/năm (tính trên container tăng bình quân 20%/năm), lợi nhuận bình quân tăng gấp 5 lần so với thời điểm trước. Hiện nay, cảng này có tỷ trọng container khoảng 65% so với toàn khu vực miền Trung.
Trụ sở chính: 26 Bạch Đằng – Phường Thạch Thang – Quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0236-3822163
Fax: 0236-3822565
E-mail: [email protected]
CÔNG TY CP CẢNG ĐÀ NẴNG
CÔNG TY CP CẢNG HẢI PHÒNGCÔNG TY CP CẢNG ĐÀ NẴNG
Tiền thân của Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng là Cảng Hải Phòng, được người Pháp thi công, sử dụng từ năm 1874. Sau đó, năm 1960, Cảng Hải Phòng được xây dựng và cải tạo theo phương án thiết kế cải tạo nhờ hỗ trợ của Liên Xô. Sau 22 năm xây dựng và cải tạo cảng, cảng đã cơ bản hoàn thành với 11 cầu cảng, có tổng chiều dài khoảng 1.750 m tại khu vực cảng chính, có thể tiếp nhận tàu 10.000 DWT ra vào, thực hiện bốc dỡ hàng hoá.
Ngày 4/7/2014, Cảng Hải Phòng được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 5, hoàn tất việc chuyển đổi loại hình từ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty cổ phần. Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng chính thức được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ ngày 08/12/2023 với mã giao dịch chứng khoán PHP.
Trụ sở chính: 8A Trần Phú – Phường Máy Tơ – Quận Ngô Quyền – TP. Hải Phòng
Tel: (+84-225) 3859945/3652192
Fax: (+84-225) 3859973/3652192
E-mail: [email protected]
TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM – CTCPCÔNG TY CP CẢNG HẢI PHÒNG
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Tên quốc tế: Airports Corporation of Vietnam, viết tắt là ACV) là công ty đại chúng hoạt động theo dạng công ty con, được chuyển đổi từ Công ty TNHH Một thành viên, trong đó nhà nước nắm 100% vốn điều lệ. Theo Quyết định số 1710 / QĐTTg ngày 06/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ, ACV được phê duyệt phương án cổ phần hoá.
Công ty đầu tư, kinh doanh và khai thác hệ thống 22 cảng hàng không, cả nước gồm 09 sân bay quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ và 13 cảng hàng không nội địa: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa, Chu Lai, Đồng Hới, Nà Sản, Điện Biên, Thọ Xuân. ACV cũng góp vốn vào các công ty con và công ty liên doanh, liên kết.
ACV có vốn đăng ký là 21.771.732.360.000 đồng, tương ứng với 2.177.173.236 cổ phần có mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó: Nhà nước sở hữu 95,4%; các cổ đông khác có 4,6%. Mục tiêu hoạt động của ACV là một công ty có công nghệ, trình độ quản lý và kinh nghiệm hiện đại. Công ty phát triển kinh doanh liên ngành nghề, phù hợp pháp luật, trong đó đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay là lĩnh vực kinh doanh chính.
Trụ sở chính: Tòa nhà Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, 58 Trường Sơn – Phường 2 – Quận Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028-38485383
Fax: 028-38445127
E-mail: [email protected]
CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒNTỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM – CTCP
Tân Cảng Sài Gòn trực thuộc Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng. Ngày 15 tháng 3 năm 1989 theo Quyết định số 352/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tân Cảng Sài Gòn được ra đời. Đến tháng 12 năm 2006, công ty được chuyển sang mô hình công ty mẹ và công ty con.
Ngày 09/02/2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 418/QĐ-BQP chuyển đổi Công ty Tân Cảng Sài Gòn sang Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn. Từ đó, Cảng Sài Gòn đã trở thành nhà khai thác cảng container hàng đầu Việt Nam. Sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã chiếm thị phần container xuất nhập khẩu là hơn 90% khu vực phía Nam và gần 50% thị trường cả nước. Công ty hiện cung cấp các dịch vụ khai thác cảng biển như: Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dịch vụ hậu cần, dịch vụ đường biển, cứu hộ, cứu nạn, hoa tiêu, bất động sản, cao ốc văn phòng, công trình xây dựng, quân sự… và vận tải đa phương thức.
Ngoài ra, công ty có mạng lưới cảng kéo dài từ Bắc vào Nam như Cảng Tân Cảng Cát Lái, Cảng Tân Cảng Hiệp Phước tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cảng nước sâu Tân Cảng Cái Mép tại Bà Rịa Vũng Tàu, Tân Cảng Miền Trung tại Quy Nhơn, Tân Cảng 189 và Tân Cảng 128 tại Hải Phòng, Tân Cảng Sa Đéc đường sông nội địa, Tân Cảng Cao Lãnh tại Đồng Tháp và Tân Cảng Mỹ Tho, Tân Cảng Cang Trà Nóc. Với những lợi ích này, công ty sẽ tiếp tục có những chính sách linh hoạt giúp khách hàng và cam kết chất lượng dịch vụ tốt nhất, uy tín hiệu quả nhất để tiết kiệm chi phí.
Trụ sở chính: 722 Điện Biên Phủ – Phường 22 – Quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028-37422578
Hotline: 1800 1188 (24/7 – miễn cước)
Fax: 028-37425350
E-mail: [email protected]
CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN
CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN
Logistics cảng là một phần không thể thiếu và đang ngày càng phát triển. Đặc biệt với việc vận tải hàng hoá ra quốc tế, các công ty hàng đầu trên đang dần khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam cũng như quốc tế.
Đăng bởi: Vô Dụng
Từ khoá: 5 Công ty Logistics ngành khai thác cảng uy tín nhất Việt Nam
Trải Nghiệm Thác Kon Lốc Cùng Người Phụ Nữ Yêu Thiên Nhiên
Theo chân chị Bích Vân khám phá vẻ đẹp ấn tượng của thác Kon Lốc nằm ở xã Đắk Krong huyện Kbang tỉnh Gia Lai. Thác nước như dãi lụa trắng hoang dã đặc thù của những thác nước ở Gia Lai.
Thác Kon Lốc nằm ở đâu?Thác nước hang dã này nằm cách trung tâm xã Đắk Roong khoảng 7km giữa khu rừng nguyên sinh rậm rạp, được bao phủ với nhiều thắng cảnh văn hóa lẫn thắng cảnh tự nhiên.
Tới thác Kon Lốc bạn sẽ được hòa mình vào vẻ đẹp nguyên thủy nhất, được ngâm mình trong làn nước hồ mát lạnh giữa cảnh vật đại ngàn nguyên sinh, rực rỡ sắc hoa bốn mùa thì bao nóng nực của mùa hè cũng đều bay đi mất.
Cùng theo dõi bài ghi chép lại của chị Bích Vân khi trải nghiệm đến thác Kon Lốc cùng vài người bạn đam mê xê dịch ở Gia Lai.
Những hình ảnh và chia sẻ của chị trên facebook về thác Kon Lốc nhận được nhiều sự quan tâm của những người nhiều lứa tuổi cùng chung niềm đam mê khám phá thiên nhiên.
Qua những người phụ nữ này khám phá nhiều địa điểm đẹp tại Gia Lai, đồng thời lan tỏa thông điệp bảo vệ thiên nhiên hoang dã, trân trọng những món quà tuyệt vời mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Gia Lai nói riêng và Việt Nam nói chung.
“Tôi và vài người bạn có cùng sở thích khám phá chạy xe máy hơn 130km đến làng Kon Lốc 2 xã Đăk Krong huyện Kbang tỉnh Gia Lai .
Chúng tôi chạy xe máy theo đường mòn dẫn sâu vào rừng khoảng 1km là đến thác Kon Lốc do mùa mưa bão và dịch nên không có ai lui tới đường trơn ẩm ướt và lá mục nhiều vô kể dễ trơn trợt.”
“Chúng tôi dừng lại thoa thuốc chống côn trùng và vắt sau đó tiến hành đi bộ khoảng 10 phút là đến đỉnh thác. Thác chưa được nhiều người biết đến nên vẫn còn hoang sơ. Nằm giữa cánh rừng nguyên sinh, từ bên ngoài rừng đã có thể nghe được tiếng thác chảy rì rầm như bản nhạc hòa.
Thác Nằm giữa một thung lũng được bao bọc bởi nhiều cây xanh và hệ thống đá tảng đồ sộ, Kon Lốc đổ xuống từ độ cao khoảng 15 mét, chảy qua những tảng đá có hình lục lăng rất lạ mắt, in bóng cây rừng, tạo nên những khe suối có dòng chảy đẹp, nước trong và mát.”
“Nước đổ xuống đến chân thác va đập mạnh với những tảng đá lớn bên dưới khiến bọt nước tung lên trắng xóa, tạo nên một bức tranh thật sống động.
Chúng tôi không thể lội qua suối để xuống thác mà đi vòng theo rìa suối do mưa bão cây đổ gãy cỏ um tùm trơn trợt đi rất khó khăn.Đến được chân thác phải cẩn thận vô cùng. Vài bức ảnh tôi được bạn bè chụp cho ở đỉnh thác lúc nước nhiều nhất.”
Những bức ảnh tuyệt đẹp ở thác Kon LốcNhững bức ảnh chị Vân và những người bạn chụp con thác rất đẹp, tuy vậy thác Kon Lốc còn khá xa lạ với người dân Gia Lai. Rất ít người biết đến thác nước kỳ thú này ngoài những người bản địa sống tại những làng gần con thác.
Previous
Next
Nơi Hưởng Lạc Xa Hoa Của Đệ Nhất Phu Nhân
Biệt điện Trần Lệ Xuân đã từng là một chốn xa hoa nhất Việt Nam thời bấy giờ. Đây là nơi sinh sống của gia đình anh trai Ngô Đình Diệm – vị tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa.
Biệt điện Trần Lệ Xuân Đà Lạt
Các dinh thự, biệt điện ở Đà Lạt luôn làm trái tim du khách phải thổn thức. Kiến trúc Pháp đặc trưng hòa hợp với thành phố ngàn hoa đến lạ. Mọi người thường biết đến Dinh Bảo Đại, lăng Nguyễn Hữu Hào hay các khu biệt thự cổ mà ít ai biết đến biệt điện của đệ nhất phu nhân một thời. Biệt điện Trần Lệ Xuân với kiến trúc xa hoa, sang trọng. Cũng vì lí do đó mà Biệt điện Trần Lệ Xuân được mệnh danh là “ Đệ nhất trời Nam “ thời bấy giờ.
Giới thiệu về biệt điện Trần Lệ XuânBiệt điện Trần Lệ Xuân hay còn có tên gọi khác là biệt thự Trần Lệ Xuân. Biệt điện gây choáng ngợp từ những bước chân đầu tiên vì sự rộng lớn và nguy nga.
Giới thiệu về bà Trần Lệ XuânDinh thự xa hoa một thời
Căn biệt điện được đặt tên theo phu nhân của Ngô Đình Nhu – anh trai của Ngô Đình Diệm. Bà Trần Lệ Xuân sinh năm 1924, mất năm 2011 tại Ý. Trong thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, bà đã từng giữ chức Chủ tịch Hội Phụ Nữ Liên Đới. Đồng thời là người có sức ảnh hưởng lớn trong quá trình Ngô Đình Diệm nắm quyền. Vào năm 1954 đến năm 1963, bà đã cùng chồng xây dựng biệt điện Trần Lệ Xuân – căn biệt thự nguy nga và lộng lẫy nhất thời bấy giờ.
Lịch sử hình thành biệt điện Trần Lệ XuânBiệt điện Trần Lệ Xuân ở Đà Lạt chính thức được khởi công xây dựng vào năm 1958. Tổng diện tích lên đến 13.000m2 trên một ngọn đồi (nay thuộc đường Yết Kiêu, Đà Lạt). Trong biệt điện gồm có 3 biệt thự chính và một vườn hoa được thiết kế theo phong cách Nhật Bản. Việc dựng lên những công trình kiến trúc xa hoa đã tiêu tốn khá nhiều chi phí và nhân lực. Chính vì thế, biệt điện Trần Lệ Xuân còn được gọi bằng cái tên mĩ miều – “Đệ Nhất Trời Nam”. Xứng danh số 1 về sự xa hoa và lộng lẫy nhất Đông Nam Á.
Biệt điện nay đã bị thời gian tàn phá
Vào năm 1963, nhà họ Ngô bao gồm: chồng và em chồng bà bị ám sát. Tài sản của gia đình bà bị tịch thu. Căn biệt điện Trần Lệ Xuân được sử dụng làm Bảo tàng sắc tộc Tây Nguyên. Sau năm 1975, căn biệt điện bị xuống cấp nặng nề. Do người dân sử dụng phòng ốc làm nơi chăn thả gia súc, gia cầm. Còn hồ bơi và hồ sen sử dụng làm nơi nuôi cá. Mãi cho đến năm 2007, nhà nước đã chi 53 tỉ đồng để trùng tu theo kiến trúc cũ. Mục đích để trở thành Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia và lưu trữ Mộc Bản Nhà Nguyễn. Biệt điện cũng được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Cho đến nay, biệt điện Trần Lệ Xuân là địa điểm du lịch Đà Lạt thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Giờ mở cửa biệt điện Trần Lệ XuânCổng vào biệt điện
Giá vé biệt điện Trần Lệ XuânMột góc nhỏ ảo diệu
Biệt điện Trần Lệ Xuân ở Đà Lạt là sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc Âu Chân và thiên nhiên xinh đẹp. Sự khéo léo kết hợp và bài trí của người nghệ nhân đã tạo ra một biệt viện sa hoa và lộng lẫy bậc nhất trời Nam. Giá vé tham quan biệt điện chỉ 20.000 đồng/ người. Đây là mức giá khá rẻ so với các khu du lịch tại Đà Lạt.
Hướng dẫn đường đi biệt điện Trần Lệ Xuân Tham quan biệt điện Trần Lệ XuânVới khuôn viên rộng 13.000 m2, khu biệt điện Trần Lệ Xuân gồm 3 biệt thự tuyệt đẹp là Hồng Ngọc, Lam Ngọc, Bạch Ngọc. Ngoài ra còn có khu vườn Nhật Bản lúc nào cũng xanh mướt cỏ cây. Khu hồ bơi nước nóng với dung tích lên đến 300m3 vô cùng sang chảnh.
Biệt thự Lam NgọcBiệt thự Lam Ngọc là nơi nghỉ chân của vợ chồng bà Trần Lệ Xuân. Do đó nơi đây được trang trí xa hoa và lộng lẫy nhất trong 3 khu. Nơi đây được chia ra thành các phòng riêng biệt như: phòng họp, phòng làm việc, phòng khiêu vũ lớn và đặc biệt là phòng trang điểm rất bắt mắt. Hiện nay, phần lớn không gian của biệt thự Lam Ngọc được sử dụng làm bảo tàng.
Một địa điểm mang kiến trúc Pháp độc đáo
Bên cạnh đó, trong căn biệt thự này cũng có hầm trú ẩn. Hầm được xây dựng bằng loại thép đặc biệt, có thể chống đạn. Người ta cho rằng: Đường hầm này sẽ thông ra sân bay Cam Ly. Tuy nhiên khi khám phá thì chỉ thấy một đường hầm thông với hầm trú ẩn. Có thể là do công trình đang thi công, chưa kịp hoàn thành mà chế độ đã bị lật đổ.
Biệt thự Bạch NgọcHồ bơi nước nóng duy nhất miền Nam thời bấy giờ
Căn biệt thự Bạch Ngọc được xây dựng gấp khúc gồm nhiều phòng lớn nhỏ nối liền với nhau. Đây được xem như là căn biệt thự nguy nga nhất trong 3 căn. Mục đích xây dựng là nơi giải trí cho gia đình bà và các sĩ quan. Gồm: phòng yên tiệc, phòng khiêu vũ, phòng trang điểm,… Phía trước căn biệt thự là bể bơi nước nóng. Dung tích 300m3. Độ sâu 1,2m – 2,2m. Đây là bể bơi nước nóng duy nhất toàn miền Nam thời bấy giờ. Càng làm tăng thêm độ xa hoa cho căn biệt thự.
Biệt thự Hồng NgọcHiện nay nơi đây được làm thành điểm du lịch
Nếu men theo con đường đồi thông, du khách sẽ đến biệt thự Hồng Ngọc. Khu biệt thự này là món quà của bà dành cho cha – ông Trần Văn Chương. Tuy có diện tích nhỏ hơn so với 2 căn biệt thự trên. Tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển đặc trưng với những cột tròn và trang trí bằng đá xám màu phù hợp cho người lớn tuổi sinh sống.
Vườn hoa kiểu Nhật BảnToàn cảnh vườn hoa Nhật Bản nhìn từ trên cao
Dù được thiết kế thành 3 căn biệt thự riêng biệt. Nhưng tất cả đều được gắn kết bằng lối đi vào vườn hoa độc đáo. Khu vườn nơi đây mang đậm phong cách Nhật Bản với sự kết hợp hài hòa giữa thảm có xanh rì, bãi đá đặc trưng của kiến trúc Nhật và ngàn hoa rực rỡ. Ngoài ra có cả một hồ sen vô cùng ấn tượng. Khi được bơm đầy sẽ tạo hình địa đồ Việt Nam.
Hình ảnh về biệt điện Trần Lệ XuânKhu trưng bày của biệt điện
Địa điểm check-in lý tưởng
Khu biệt thự hào nhoáng
Bích Ngọc
Đăng bởi: Đan Thư Lưu Phạm
Từ khoá: Biệt điện Trần Lệ Xuân – Nơi hưởng lạc xa hoa của đệ nhất phu nhân
Cập nhật thông tin chi tiết về Nam Thiên Đệ Nhất Thác trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!