Xu Hướng 9/2023 # Ngành Thiết Kế Nội Thất Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo # Top 14 Xem Nhiều | Xqai.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ngành Thiết Kế Nội Thất Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ngành Thiết Kế Nội Thất Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngành thiết kế nội thất là học gì?

Thiết kế nội thất được hiểu là sự sắp xếp và sáng tạo không gian bên trong một công trình (nhà ở, nhà hàng, văn phòng, khách sạn, các địa điểm giải trí v.v) sao cho thỏa mãn nhu cầu sử dụng, yếu tố thẩm mỹ và đặc biệt là phải tối ưu hóa được từng mét vuông của không gian đó. Các sinh viên thiết kế nội thất sẽ được đào tạo cách lựa chọn và bài trí các hạng mục cố định (ánh sáng, hệ thống điện, tường/trần/sàn nhà, v.v) và các đồ nội thất (giường ngủ, bàn học/bàn làm việc, TV, sofa, v.v). Không chỉ vậy, kiến trúc sư nội thất còn cần phải trực tiếp khảo sát hiện trạng của không gian để đảm bảo bản thiết kế phù hợp cho việc thi công.

Các khối thi vào ngành thiết kế nội thất là gì?

Các cơ sở đào tạo thiết kế nội thất thường sẽ xét tuyển các khối thi sau đây:

Khối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học

Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh

Khối C03: Ngữ Văn, Toán Học, Lịch Sử

Khối C04: Ngữ Văn, Toán Học, Địa Lý

Khối C09: Ngữ Văn, Vật Lý , Địa Lý

Khối C15: Ngữ Văn, Toán Học, KHXH

Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh

Khối D09: Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh

Khối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh

Khối H00: Ngữ Văn, Năng Khiếu Nghệ Thuật 1 (Hình Họa), NKNT 2 (Bố cục màu)

Khối H01: Toán Học, Ngữ Văn, Vẽ

Khối H02: Toán Học, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật, Vẽ Trang Trí Màu

Khối H03: Toán Học, KHTN, Vẽ Năng Khiếu

Khối H04: Toán Học, Tiếng Anh, Vẽ Năng Khiếu

Khối H05: Ngữ Văn, KHXH, Vẽ Năng Khiếu

Khối H06: Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vẽ Mỹ Thuật

Khối H07: Toán, Hình Họa, Trang Trí

Khối H08: Ngữ Văn, Lịch Sử, Vẽ Mỹ Thuật

Khối V00: Toán, Vật Lý, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật

Khối V01: Toán Học, Ngữ Văn, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật

Khối V02: Vẽ Mỹ Thuật, Toán Học, Tiếng Anh

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành thiết kế nội thất là bao nhiêu?

Mỗi cơ sở đào tạo thường có yêu cầu điểm chuẩn khác nhau dành cho ngành thiết kế nội thất. Điểm chuẩn đối với phương thức xét học bạ là từ 6 điểm đến 18 điểm. Trong khi đó, con số này dao động từ 15 điểm đến 27 điểm với phương thức xét kết quả thi THPTQG. Ngoài hai hình thức thi THPTQG và xét học bạ, thí sinh cũng có thể sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Tp. HCM. Đây là kỳ thi đánh giá khả năng tư duy logic của thí sinh thông qua 120 câu hỏi trắc nghiệm. Đối với kì thi đánh giá năng lực, các trường thường yêu cầu thí sinh đạt số điểm từ 550 đến 625 điểm. Ngoài ra, các sĩ tử cũng nên lưu ý một số tiêu chí phụ sau đây:

NV2 chênh lệch 0.5 đến 1.5 điểm so với NV1

H02: Vẽ HHMT

≥ 6.0, Vẽ TTM ≥ 6.0

 V00, V01: Vẽ HHMT ≥ 6,0

Trường nào đào tạo ngành thiết kế nội thất?

Khu vực miền Bắc

Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đại học Lâm nghiệp

Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á châu

Đại học Nguyễn Trãi

Đại học Kinh Bắc

Khu vực miền Trung

Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

Phân hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp tại Đồng Nai

Đại học Kiến Trúc Tp.HCM

Đại học Tôn Đức Thắng

Đại học Công Nghệ Tp.HCM

Đại học Hoa Sen

Đại học Nguyễn Tất Thành

Đại học  Văn Lang

Liệu bạn có phù hợp ngành thiết kế nội thất?

Đi cùng với mức lương hấp dẫn của ngành thiết kế nội thất là những yêu cầu không kém phần khắt khe. Nếu muốn theo đuổi nghề này lâu dài, bạn cần phải:

Có đam mê với nghề, chịu được áp lực công việc

Đây là một yếu tố quan trọng bởi bạn sẽ phải làm việc nhiều giờ liền để thiết kế, chỉnh sửa các bản vẽ, khảo sát thực tế hoặc thậm chí là giám sát việc thi công. Những công việc trên sẽ càng trở nên khó khăn hơn khi bạn không có nhiệt huyết với ngành thiết kế nội thất ngay từ đầu.

Có óc sáng tạo

Nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu đang thay đổi từng ngày theo nhịp sống hiện đại, các kiến trúc sư thiết kế nội thất cần vận dụng những điều mới mẻ và táo bạo vào trong những thiết kế, cũng như linh hoạt trong việc xử lý các sự cố phát sinh (nếu có).

Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc

Bản thiết kế của kiến trúc sư sẽ là “kim chỉ nam” cho quá trình thi công những tòa nhà hoặc công trình. Vì thế, sự cẩn thận là một đức tính không thể thiếu nếu bạn muốn theo đuổi ngành kiến trúc.

Có khả năng kết hợp nghệ thuật và tư duy logic

Hầu hết khách hàng yêu cầu bản thiết kế nội thất vừa phù hợp với sở thích cá nhân vừa tiện nghi nhất có thể khi sử dụng. Do đó, các bạn kiến trúc sư thiết kế nội thất cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa “cái đầu lạnh” và “trái tim nóng” để cho ra đời những bản thiết kế vừa tối ưu hóa không gian vừa phù hợp thẩm mỹ.

Học thiết kế nội thất cần giỏi những môn gì?

Sẽ không khó để nhận ra các môn vẽ có mặt trong hầu hết các tổ hợp xét tuyển của ngành thiết kế nội thất. Nếu bạn đầu tư nhiều vào việc học vẽ so với các môn khác, bạn nên xem xét thi các tổ hợp H và V. Đây là 2 tổ hợp tập trung vào các môn vẽ nên sẽ giúp bạn có thêm lợi thế khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều lợi thế về mỹ thuật nhưng muốn theo ngành thiết kế nội thất, bạn sẽ cần một chiến lược khác. Bạn có thể lựa chọn các trường xét tuyển tổ hợp A, C, D chẳng hạn. Ngoài ra, một số thí sinh cũng tham khảo việc xét học bạ hoặc tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Tp.HCM.

Cơ hội việc làm cho sinh viên thiết kế nội thất như thế nào?

Ngoại trừ sở thích và năng khiếu, thì cơ hội việc làm là yếu tố lớn nhất tác động đến quyết định chọn ngành của các thí sinh trước thềm đại học. Như đã nói, nghề thiết kế nội thất đang trở thành ngành học lý tưởng dành cho các bạn trẻ bởi cơn sốt bất động sản. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên thiết kế nội thất có rất nhiều lựa chọn việc làm:

Chuyên viên thiết kế nội thất

Chuyên viên tư vấn nội thất

Giảng viên chuyên ngành thiết kế nội thất

Thiết kế nội thất tự do (freelancer)

Kỹ sư CAD

Điều phối viên môi trường nhà ở

Nhân viên giám sát thi công công trình nhà ở

Mức lương của người làm thiết kế nội thất là bao nhiêu?

Chuyên viên thiết kế nội thất – 30 triệu đồng/tháng

Chuyên viên tư vấn nội thất – 15 triệu đồng/tháng kèm thưởng doanh số

Giảng viên chuyên ngành thiết kế nội thất – 12 triệu đồng/tháng

Thiết kế nội thất tự do – 30 triệu đồng/tháng

Kỹ sư CAD – 15 triệu đồng/tháng

Điều phối viên môi trường nhà ở – 12 triệu đồng/tháng

Nhân viên giám sát thi công công trình nhà ở – 20 triệu đồng/tháng

Kết luận

Trong tương lai, nhu cầu nhà ở sẽ còn tăng mạnh do sự bùng nổ dân số. Hơn nữa, thế hệ trẻ hiện đại không chỉ cần một mái nhà đơn sơ mà còn muốn có được một không gian sống độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân của gen Z. Đây sẽ là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm cho sự phát triển của ngành thiết kế nội thất. Quá trình học tập và làm việc sẽ khiến các kiến trúc sư nội thất phải đương đầu với không ít thử thách. Tuy nhiên có thể khẳng định mức lương và đãi ngộ mà bạn sẽ nhận được chắc chắn rất xứng đáng.

Ngành Hóa Học Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo

Hóa học (tiếng Anh: Chemistry) – một nhánh của Khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất cùng với sự thay đổi của vật chất. Hóa học đề cập tới các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, các phản ứng hóa học giữa những thành phần đó. Hóa học còn được mệnh danh là “khoa học trung tâm” vì nó đóng vai trò như là cầu nối của nhiều ngành khoa học tự nhiên khác. Ví dụ như: Địa chất học, sinh vật học, vật lý học…

Bên cạnh đó, ngành Hóa học cũng nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố, hợp chất, các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác… Không chỉ vậy, hóa học còn có nhiệm vụ dự đoán trước tính chất của những hợp chất chưa được biết đến, cung cấp nhiều phương pháp khác nhau để tổng hợp những hợp chất mới hay các phương pháp đo lường, phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm. 

Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành về hóa học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, sinh viên còn có cơ hội tiếp cận, thực hành trên những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

Các thí sinh có thể xem xét những tổ hợp xét tuyển sau đây đối với ngành Hóa học:

A00: Toán – Vật lý – Hóa học

A06: Toán – Hóa học – Địa lý

A16: Toán – KHTN – Ngữ văn

A19:

Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)

A20: Toán – Hóa học –  Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy của ĐH Bách Khoa)

B00: Toán – Hóa học – Sinh học

D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh

D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

D24: Toán – Hóa học – Tiếng Pháp

D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh

C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học

Năm 2023, các trường xét ngành này theo điểm thi TN THPT với thang điểm 30. Điểm chuẩn từ 15 điểm và cao nhất là 25,4 điểm.

Hiện nay trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này, các thí sinh có thể tham khảo danh sách các trường sau:

Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Bách khoa Hà Nội

Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Đại học Công nghiệp Việt Trì

Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Đại học Sư phạm Hà Nội

Đại học Khoa học – Đại học Huế

Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Đại học Đà Lạt

Đại học Phú Yên

Đại học Quy Nhơn

Đại học Khánh Hòa

Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM

Đại học Sư phạm TP. HCM

Đại học An Giang

Đại học Thủ Dầu Một

Đại học Cần Thơ

Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM

Để có thể theo đuổi ước mơ với ngành này, bạn cần có một số các yếu tố sau:

Đam mê với ngành học

Học tốt các môn tự nhiên

Khả năng phát hiện, xử lý vấn đề

Khả năng phân tích tổng hợp thông tin

Tư duy nhanh nhẹn, linh hoạt

Nghiêm túc trong học tập, công việc

Sử dụng thành thạo các công cụ đo lường, nghiên cứu

Khả năng làm việc độc lập khi cần thiết

Chịu được áp lực công việc

Đặc biệt coi trọng sự tỉ mỉ, cẩn thận

Để có thể theo đuổi ngành hóa học, sinh viên cần trau dồi ít nhất 03 môn. Đó là:

Hóa học: Bộ môn đúng như tên chuyên ngành. Nó chiếm 90% kiến thức chuyên ngành. Do đó, bỏ qua môn hóa học là một điều bất khả thi.

Toán học: Hỗ trợ sinh viên tăng khả năng tư duy, giải quyết các vấn đề toán học, hóa học với các con số phức tạp.

Tiếng Anh: Là công cụ bắt buộc trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Sinh viên phải học tập, nghiên cứu, làm khảo sát hay nắm bắt thông tin phần lớn bằng ngôn ngữ này.

Ngành hóa học mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành này. Các bạn có thể tham khảo một số vị trí sau đây:

Nhân viên kinh doanh và kiểm nghiệm tại những công ty có ứng dụng kỹ thuật hóa học

Công ty sản xuất sản phẩm vô cơ như hóa chất, phân bón, màu sơn, vẽ, gốm sứ cho công nghiệp điện tử và bán dẫn…

Công ty sản xuất sản phẩm hữu cơ như hóa chất, dược phẩm, phim mỏng, vật liệu phủ, giấy, thuốc nhuộm…

Công ty vật liệu, sinh học, môi trường…

Công ty về mạ điện, luyện kim, phim và những nguyên liệu cho quá trình công nghiệp…

Công ty thực phẩm, dược mỹ phẩm..

Kỹ thuật viên nghiên cứu: Làm việc tại Viện nghiên cứu, Viện Hàn Lâm, Trung tâm phân tích… 

Giáo viên, giảng viên: Thực hiện công tác giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, THPT…

Trên thực tế, ngành Hóa học được phân thành rất nhiều ngành nhỏ khác nhau. Mức lương ngành Hóa học cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, bằng cấp, vị trí làm việc…

Tuy nhiên, ngành Hóa học hiện đang được xem là 1 trong 10 ngành nghề có mức lương cao nhất hiện nay. Mức lương mà nhân viên chuyên ngành này có thể nhận được dao động trong khoảng từ 8 – 20 triệu. Mức thu nhập này có thể cao hơn đối với những người có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn.

Việt Nam là một trong những nước có nền công nghiệp hóa được đánh giá là phát triển sôi động nhất thế giới, với sự tham gia của ngày càng nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhập khẩu công nghệ mới và tăng tỷ lệ sản xuất nội địa. Chính vì thế, ngành hóa chất đã và đang trở thành một lĩnh vực quan trọng, Triển vọng nghề nghiệp cho những người học hóa từ đó cũng mở rộng hơn. Từ các phòng thí nghiệm, viên nghiên cứu, đến các doanh nghiệp với nhiều vị trí công việc khác nhau. Mức lương hấp dẫn với các vị trí như quản lý vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành Hóa, thiết kế và tính toán hệ thống, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân tích chất lượng sản phẩm.

Advertisement

Có thể khẳng định rằng ngành hóa học như là một phần không thể tách rời với đời sống chúng ta, nó góp mặt ở mọi lĩnh vực đời sống như công nghệ, kinh tế, giáo dục, thực phẩm… Cùng với sự đa dạng về nghề nghiệp, những bạn đam mê ngành khoa học này hoàn toàn có thể theo đuổi nó với thái độ cầu thị và tinh thần phấn đấu hết mình, bạn chắc chắn sẽ thành công trên con đường mình đã chọn.

Ngành Vật Lý Học Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những những kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, vật lý, toán, điện tử – tin học… cùng những kỹ năng thực hành và ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

Có tất cả 08 tổ hợp cho thí sinh đăng ký. Cụ thể như sau:

A00: Toán – Vật lý – Hóa học

A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh

A02: Toán – Vật lý – Sinh học

A10: Toán – Vật lý – GDCD

A12: Toán – KHTN – KHXH

C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý

D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh

D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh

Theo như số liệu năm 2023, ngành Vật lý học có mức điểm xét tuyển là từ 13 – 22.5. Điểm này được xét theo phương thức xét điểm thi THPTQG.

Ngành vật lý học trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo đó là:

Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội

Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Đại học Tân Trào

Đại học Quy Nhơn

Đại học Quảng Nam

Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 

Đại học Khoa học – Đại học Huế

Đại học Đà Lạt

Đại học Phú Yên

Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Đại học Sư phạm TP. HCM

Đại học Thủ Dầu Một

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức cơ bản về vật lý, toán, điện tử – tin học,… cùng với kỹ năng thực hành và ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý, toán học, tin học, hoá học, khoa học và công nghệ vật liệu, vật liệu điện tử nano (vật liệu bán dẫn, vật liệu từ)… Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo những kiến thức về khoa học công nghệ, các vật liệu tiên tiến khác như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, các vật liệu quang điện tử…

Những kiến thức về công nghệ hạt nhân cơ bản, hiện đại và cập nhật các tiến bộ của công nghệ và vật lý hạt nhân trên thế giới cũng được đào tạo tới sinh viên thông qua chuyên ngành này.

Là một ngành trong vật lý học chuyên nghiên cứu tính chất vật lý của chất rắn. Từ các mô hình đơn giản rút ra từ các tính chất cơ bản của vật liệu chính như kim loại, chất có từ tính, chất siêu dẫn, chất bán dẫn điện, chất cách điện, … dưới dạng tinh thể.

Cung cấp các kiến thức nền tảng về công nghệ điện tử và linh kiện, các hệ thống điều khiển, các thông tin về mạng máy tính và các ứng dụng kỹ thuật của máy tính, điện học, dẫn sóng và phát sóng, điện tử căn bản, kiến trúc máy tính (phần cứng)…

Cung cấp kiến thức cơ sở về lý thuyết và thực nghiệm về  laser, plasma, kỹ thuật chân không, quang học, quang phổ học nguyên tử và phân tử, vật liệu mới (xi mạ, tạo màng kim loại trên các đế vật liệu khác nhau…).

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về vật lý, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ, tin học… cùng các kỹ năng khác. Ví dụ như: sử dụng các phương pháp cơ bản, hiện đại giảng dạy Vật lý và công nghệ dạy học. 

Để có thể trả lời được câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo một số các yếu tố sau:

Đam mê với ngành học

Khả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh

Chủ động trong việc học hỏi, tìm tòi nâng cao kiến thức

Khả năng phân tích tổng hợp thông tin

Khả năng về toán học

Phân tích, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách logic

Tư duy nhanh nhẹn, linh hoạt

Thận trọng, nghiêm túc trong công việc

Sử dụng thành thạo các trang thiết bị, vật dụng chuyên ngành

Khả năng làm việc độc lập khi cần thiết

Giống như bao ngành khoa học tự nhiên khác, ngành này yêu cầu sinh viên tập trung 03 môn chính: Toán học, Vật lý và tiếng Anh. Lý do là vì:

Tiếng Anh: Là học bắt buộc ở tất cả các trường đại học. Sinh viên thường xuyên phải học tập, nghiên cứu và làm khảo sát đa phần bằng ngôn ngữ này.

Toán học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề.

Sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành này có thể tìm kiếm cho mình công việc ở một trong các vị trí sau:

Cán bộ kỹ thuật và quản lý: ở đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình…

Chuyên viên tư vấn: tại công ty điện tử, tham gia quản lý, khai thác và vận hành các dự án về viễn thông.

Theo học các chương trình nâng cao: Thạc sĩ, tiến sĩ về vật lý, điện tử – viễn thông trong và ngoài nước.

Như vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành này là rất đa dạng và linh hoạt, tùy theo nguyện vọng và mong muốn của cá nhân mỗi người.

Trên thực tế, thu nhập của sinh viên chuyên ngành Vật lý học nằm trong khoảng 8 – 10 triệu VNĐ/tháng. Đối với những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn, mức lương có thể đạt trên 20 triệu VNĐ/tháng. Thực tế, mức thu nhập của cá nhân trong ngành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, vị trí công tác…

Ngành Vật lý học là một trong những ngành học rất ít người theo học, vì nhiều người có nghĩ rằng cơ hội việc làm trong tương lai của ngành này còn rất hạn chế. Tuy nhiên, hiện nay ngành học này có rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp với đa dạng các vị trí, nơi công tác công việc.

Advertisement

Đối với chuyên ngành Vật lý điện tử: Các bạn có thể xin việc vào các công ty có nhu cầu sản xuất, bảo hành các thiết bị điện tử vi tính.

 Đối với chuyên ngành Vật lý chất rắn: Nhân sự ngành này sẽ làm việc tại những công ty máy tính, đơn vị sản xuất hoặc cung cấp các thiết bị đo lường,…

Đối với chuyên ngành khoa học vật liệu: Ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội được thử sức trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thuộc lĩnh vực công nghệ cao…

Đối với chuyên ngành Công nghệ hạt nhân: sinh viên được đào tạo về chuyên ngành này có thể tham gia vào các dự án, hoặc làm việc tại các công ty trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, y học xạ trí,…

Ngành vật lý học đóng góp một vai trò không nhỏ tới cuộc sống hiện nay thông qua những thành tựu của nó. Không những được đào tạo về kiến thức chuyên môn, khả năng thực hành, nó đem lại cơ hội việc làm cho rất nhiều sinh viên theo học.

Ngành Giáo Dục Chính Trị Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo

Ngành Giáo dục chính trị là gì?

Giáo dục Chính trị (tiếng Anh: Political Education) là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước.

Chương trình đào tạo cử nhân khoa học ngành Giáo dục chính trị giảng dạy tốt môn Giáo dục Công dân ở các trường Trung học phổ thông, có thể trở thành giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị ở địa phương, giáo viên chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cán bộ trong các lĩnh vực chính trị – xã hội.

Các khối thi vào ngành Giáo dục chính trị là gì?

Tùy vào từng trường mà bạn muốn xét tuyển mà bạn có thể chọn hình thức Xét học bạ (hình thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ của ba năm học lớp 10, 11, 12). Hoặc bạn có thể lựa chọn các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục Chính trị tại các trường đại học trên toàn quốc là:

B00: Toán, Hóa học, Sinh học

C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân

C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga

D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

D20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân

D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh

Điểm chuẩn vào ngành Giáo dục chính trị là bao nhiêu?

Nhìn chung điểm chuẩn tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 17 – 25 điểm theo kết quả thi THPT Quốc gia. Bởi điểm trúng tuyển vào ngành Giáo dục chính trị còn tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau và tổ hợp môn. Vậy nên hãy xem xét các tổ hợp môn một cách kỹ càng để có thể nâng cao cơ hội xét tuyển của bản thân. 

Các trường đại học nào đào tạo ngành Giáo dục chính trị?

Hiện nay để học ngành Giáo dục chính trị, bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào ngành này tại các trường đại học sau đây:

Khu vực miền Bắc

Đại học Sư phạm Hà Nội

Đại học Hoa Lư

Khu vực miền Trung

Đại học Vinh

Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Đại học Hà Tĩnh

Đại học Quảng Bình

Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Khu vực miền Nam

Đại học Sư phạm TP. HCM

Đại học Sài Gòn

Đại học Đồng Tháp

Đại học An Giang

Đại học Quy Nhơn

Liệu ngành học này có phù hợp với bạn?

Để học tập và thành công trong ngành Giáo dục Chính trị thì bạn cần hội tụ đủ các tố chất sau:

Tinh tế và nhạy bén về chính trị

Tư duy độc lập, sáng tạo

Bản lĩnh chính trị vững vàng

Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề

Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi

Học ngành Giáo dục chính trị cần học giỏi môn gì?

Có thể thấy, Ngữ văn là môn học không thể thiếu nếu bạn muốn đăng ký vào ngành này. Bởi hầu hết các khối xét tuyển ngành này đều yêu cầu môn Ngữ văn. Vậy nên nếu bạn muốn đăng ký vào ngành này thì hãy bắt đầu chú trọng vào môn Ngữ văn ngay bây giờ bằng cách đầu tư vào môn này sớm nhất có thể.

Cơ hội việc làm của ngành Giáo dục chính trị như thế nào?

Sinh viên theo học chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có Cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Do đó tùy thuộc vào sở thích và năng lực của bản thân sinh viên có thể lựa chọn các vị trí như sau:

Giảng dạy môn Giáo dục công dân, môn Kinh tế và Pháp luật tại các trường THCS và THPT

Giảng dạy môn Giáo dục chính trị tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề

Giảng dạy các môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng

Giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị (quận, huyện) và các trường Chính trị (tỉnh, thành phố)

Làm chuyên viên trong các cơ quan nhà nước (sở nội vụ, sở ngoại vụ, phòng, sở giáo dục…), các tổ chức Đảng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị các cấp, tại các trường học…

Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội

Mức lương của ngành Giáo dục chính trị là bao nhiêu?

Hiện nay vẫn chưa có con số chính xác về mức lương cho ngành này. Cụ thể, mức thu nhập sẽ tùy thuộc vào vị trí công việc và đãi ngộ nơi làm việc. Nhìn chung với sinh viên mới ra trường mức lương sẽ rơi vào khoảng 5 – 7 triệu/tháng.

Những lí do bạn nên lựa chọn học Ngành Giáo dục chính trị

Đây là một ngành nhỏ thuộc ngành Giáo dục. Có đóng góp rất quan trọng đối với nền chính trị của đất nước. Bên cạnh đó, ngành này hỗ trợ rất lớn vào việc định hướng suy nghĩ của người dân về chính quyền hiện hành. Sự đồng lòng trong suy nghĩ và quan điểm của mỗi cá nhân hay tập thể đã góp phần tăng thêm sự đoàn kết và yêu thương dân tộc

Nếu bạn là người yêu thích những bậc vĩ nhân vĩ đại của đất nước và trên thế giới về suy nghĩ, tư tưởng và những gì họ đem lại cho nhân loại như Hồ Chí Minh, Lê- nin,…

Advertisement

Bạn là một người có những suy nghĩ và muốn cống hiến sức trẻ, sự yêu nước cho dân tộc nói riêng và cho cả thế giới nói chung là điều thì ngành này thật sự dành cho bạn.

Người làm công việc giáo dục chính trị sẽ lan tỏa đến mọi người tình yêu dân tộc, yêu đất nước. Từ đó, góp phần giữ vững nền hòa bình.

Kết luận

Hiện nay, ngành GDCT ngày càng được các trường đại học chú trọng đào tạo trên cả nước. Đồng thời, ngành này cũng đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ với cơ hội việc làm đa dạng. Tuy nhiên, để có thể gặt hái được thành công ở ngành này đòi hỏi những tố chất và học tập không ngừng nghỉ đến từ cá nhân. Vậy nên, dù bạn có đang đam mê bất kỳ ngành nào đi chăng nữa thì hãy luôn nhớ chìa khóa mở ra những cơ hội và thành thành công chính là sự nỗ lực.

Ngành Kỹ Thuật In Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo

Ngành kỹ thuật in là gì?

Ngành Kỹ thuật in là ngành chuyên đào tạo kỹ sư sản xuất, thiết kế và quản lý sản phẩm thông qua các phương tiện in ấn, web và thông tin di động. Sinh viên theo học ngành này sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng về sự cân bằng giữa sáng tạo, kỹ thuật và thương mại của lĩnh vực in với nội dung tập trung về thiết kế đồ họa, in ấn và quản lý.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành

kỹ thuật in l

à gì?

Ngành kỹ thuật in hiện tại có xét tuyển tất cả 04 tổ hợp. Các tổ hợp đó là:

A00: Toán – Vật lý – Hóa học

A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh

A19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (thuộc bài kiểm tra tư duy Đại học Bách khoa)

A20: Toán – Hóa học – Bài kiểm tra tư duy (thuộc bài kiểm tra tư duy Đại học Bách khoa)

B00: Toán – Hóa học – Sinh học

D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành

kỹ thuật in là bao nhiêu?

Năm 2023, điểm chuẩn ngành kỹ thuật in nằm trong  khoảng từ 19 – 24.51 điểm. Điểm này tùy thuộc theo phương thức tuyển sinh của từng trường.

Các trường nào đào tạo ngành kỹ thuật in?

Hiện tại  trên cả nước ta chưa có nhiều cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giảng dạy chuyên ngành này. Cụ thể chỉ có 02 trường, các trường đó là:

Khu vực miền Bắc

Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Khu vực miền Nam

Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Như vậy, ở 2 đầu Bắc – Nam đều có ít nhất 1 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Căn cứ vào nguyện vọng và sự tìm hiểu về trường, thí sinh có thể lựa chọn cho mình địa điểm học phù hợp với nơi mình đang sinh sống.

Liệu bạn có phù hợp với ngành

học

?

Để biết được liệu mình có phải là một nhân tố trong lĩnh vực này hay không, các bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:

Kiến thức về chuyên ngành Kỹ thuật in

Luôn tìm tòi, khám phá

Sáng tạo, tư duy linh hoạt

Kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ

Khả năng khai thác, nghiên cứu tốt

Khả năng phân tích tổng hợp, soạn thảo thông tin

Khả năng quản lý, quản trị hệ thống

Đam mê với nghề in ấn

Kỹ năng làm việc nhóm tốt

Kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình

Nhanh nhạy trong tiếp cận thông tin thị trường

Thận trọng trong công việc

Thái độ học tập nghiêm túc

Học ngành

kỹ thuật in

cần học giỏi môn gì?

Nếu bạn muốn có cơ hội học tập trong ngành, bạn cần học tốt ít nhất 03 môn. Đó là:

Tiếng Anh: Là môn học xuất hiện ở tất cả các ngành học. Nó hỗ trợ sinh viên trong việc nghiên cứu, trao đổi hay thậm chí là viết luận văn tốt nghiệp.

Toán học: Tuyệt nhiên không thể không nhắc tới Toán – môn học nền tảng của sự tư duy logic, sáng tạo và hình thành khả năng giải quyết vấn đề với các con số.

Cơ hội việc làm dành cho ngành

kỹ thuật in

như thế nào?

Cán bộ quản lý các cấp, Cán bộ tổ chức và điều hành sản xuất tại các công ty xuất bản, phát hành sách, truyện, tạp chí, bao bì…

Chuyên viên kỹ thuật tại tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của Việt Nam và nước ngoài thuộc lĩnh vực in ấn.

Cán bộ nghiên cứu, giảng viên tại viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…

Chuyên gia tư vấn thiết kế tại cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành tại trung ương và địa phương.

Mức lương dành cho người làm ngành kỹ

thuật in

là bao nhiêu?

Với nhu cầu về nguồn nhân công ngày càng cao của nhiều doanh nghiệp, công ty, tổ chức, nhà xuất bản… nên hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật in có việc làm ngay sau khi ra trường. Cụ thể:

Advertisement

Sinh viên mới ra trường: ít kinh nghiệm, cần đào tạo thêm, mức lương trung bình từ 7 – 9 triệu VNĐ/tháng.

Cá nhân có kinh nghiệm lâu năm: Thu nhập trung bình khoảng 10 – 15 triệu VNĐ/tháng.

Bên cạnh mức lương chính thức, những người làm trong ngành này cũng nhận được rất nhiều phúc lợi đến từ công ty, doanh nghiệp họ làm việc như thưởng lễ tết, thưởng doanh thu, thưởng hiệu suất công việc hay thậm chí là quà vào ngày sinh nhật…

Kết luận

Ngành kỹ thuật in được đánh giá là một trong những ngành học có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai, nó hỗ trợ con người trong nhiều khâu, nhiều lĩnh vực mà không đòi hỏi quá nhiều về nguồn vốn, nguồn đầu tư. Như vậy, đây là một ngành không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia, châu lục nào do tính ứng dụng cao của nó cùng với khả năng đáp ứng trong mọi công việc.

Ngành Sư Phạm Âm Nhạc Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo

Ngành Sư phạm Âm nhạc (Music Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc, có trình độ lý luận và thực hành để giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa SPAN của các trường nghệ thuật và văn hóa – nghệ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh, sinh viên.

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc trang bị cho sinh viên những kiến thức về nhạc lý cơ bản, đọc ghi nhạc, kỹ thuật hát, chỉ huy hát tập thể, múa, phục vụ cho công tác giảng dạy chương trình âm nhạc và hoạt động văn hóa, văn nghệ ở trường THCS. Bên cạnh đó sinh viên còn được học cách áp dụng các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp sư phạm, thực hành chức năng hoạt động dạy học bộ môn vào hoạt động dạy học, giáo dục học sinh THCS.

Hiện nay chỉ có 2 tổ hợp môn sau dùng để xét tuyển vào ngành này:

N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2

N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật

Ngành Sư phạm Âm nhạc hiện nay đang áp dụng 2 phương thức tuyển sinh đó là phương thức xét điểm thi THPTQG và phương thức xét học bạ. Trong những năm gần đây, mức điểm chuẩn của ngành này từ 19 – 29 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.

Để tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta các cơ sở đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước dù số lượng tại từng khu vực còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc là:

Đại học Sư phạm Hà Nội

Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa

Đại học Sài Gòn

Đại học Đồng Tháp

Bên cạnh năng khiếu âm nhạc vốn có, bạn có thể tham khảo một số tố chất như sau:

Tự tin, năng động và sáng tạo;

Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa – xã hội sâu rộng;

Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;

Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;

Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;

Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;

Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe;

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc học cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Âm nhạc học phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học, các kiến thức bổ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Âm nhạc ở các cấp. Vậy nên việc nắm vững kiến thức nền môn Âm nhạc khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên Âm nhạc tài giỏi trong tương lai. Bên cạnh đó nếu bạn không có sở trường là môn Âm nhạc nhưng có đam mê với ngành này bạn có thể lựa chọn xét học bạ để xét tuyển.

Học ngành Sư phạm Âm nhạc học sau khi ra trường có nhiều có nhiều tiềm năng phát triển tại các ngành nghề khác nhau không chỉ gói gọn trong việc dạy học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:

Giảng dạy môn nghệ thuật, âm nhạc ở Tiểu học và âm nhạc ở THCS;

Giảng dạy các trường Sơ cấp, Trung cấp, Văn hóa Nghệ thuật;

Giảng dạy ở Trung tâm văn hóa thiếu nhi, làm công tác thông tin tuyên truyền ở các Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch, Phòng VHTT thành phố…

Cán bộ văn hóa – văn nghệ quần chúng tại các nhà văn hóa và cộng đồng;

Làm chuyên viên âm nhạc ở các sở, phòng văn hóa – thể thao và du lịch;

Làm việc độc lập trên thị trường về lĩnh vực âm nhạc;

Có thể làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan nghiên cứu khoa học về giáo dục âm nhạc.

Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định của nhà nước.

Đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.

Đối với mọi ngành nghề, sẽ không có thành công nào từ “trên trời rơi xuống” bởi tất cả thành công đều là quả ngọt của sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Đừng lo lắng nếu bạn bạn có đam mê và muốn dấn thân vào ngành này nhưng lại không có năng khiếu Âm nhạc vì hiện nay một số cơ sở đào tạo cho phép xét học bạ đối với ngành này.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngành Thiết Kế Nội Thất Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!