Xu Hướng 9/2023 # Nhà Cổ Diệp Đồng Nguyên – Căn Nhà Còn Lưu Giữ Nhiều Hiện Vật Cổ Có Giá Trị # Top 14 Xem Nhiều | Xqai.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nhà Cổ Diệp Đồng Nguyên – Căn Nhà Còn Lưu Giữ Nhiều Hiện Vật Cổ Có Giá Trị # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nhà Cổ Diệp Đồng Nguyên – Căn Nhà Còn Lưu Giữ Nhiều Hiện Vật Cổ Có Giá Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên Hội An – là một địa điểm cực kỳ thú vị mà bạn nên ghé qua tham quan. Lúc mình đi vô tình đi ngang nhìn thấy, chứ không hề tìm hiểu thông tin từ trước.

Nội Dung Bài Viết

Lịch sử của Ngôi nhà cổ được xây dựng vào cuối thế kỷ 19

Theo gia phả hiện đang lưu giữ tại nhà cổ Diệp Đồng Nguyên Hội An, ông Diệp Ngộ Xuân là người họ Diệp đầu tiên từ Gia Ứng- Quảng Đông (Trung Hoa) sang Hội An vào thời Thanh – Vua Hàm Phong (1856).

Với nghề thuốc bắc cha truyền con nối nhiều đời, là và nguồn của ngôi nhà là tiệm thuốc bắc mang tên Diệp Đồng Xuân. đầu tiên cho dòng họ ở đường Trần Phú (Hội An- Quảng Nam).

Về sau, con cái của ông đã gìn giữ cơ nghiệp và phát triển thêm một tiệm nữa tại số nhà 80 Nguyễn Thái Học. Từ tiệm thuốc bắc chuyên buôn bán các loại cao đơn hoàn tán mang tên Nhị Thiên Đường, tiệm dần mở rộng thành đại lý cho hãng dầu lửa Shell, buôn bán lụa là gấm vóc, sách vở cho học sinh, sách quốc ngữ cho bà con Hội An…

Đến nay họ Diệp sống ở đây 5 thế hệ. Ngoài buôn bán, người họ Diệp còn có thú sưu tầm đồ cổ và lưu lại cho con cháu đời sau.

Tham quan bên nhà cổ Diệp Đồng Nguyên, với các loại gốm sứ cổ

Tầng trệt của ngôi nhà có một dãy tủ kính áp dọc theo tường nhà. Trong tủ thường chủ yếu bày những chén bát, đồ sứ. Đồ gốm sứ rất đa dạng về chủng loại và niên đại, do những người đời trước của họ Diệp sưu tầm từ Việt Nam và Trung Quốc.

Song song đó gia chủ còn lưu giữ cả kho ảnh tư liệu về Hội An được chụp chủ yếu từ những năm 1920 đến 1950-1960.

Phía trong là nơi trưng bày bộ sưu tập tiền cổ. Có tương đối đầy đủ các loại tiền Việt Nam- Trung Quốc qua nhiều triều đại phong kiến, và một số tiền Nhật Bản. Đồng tiền Việt Nam cổ nhất là Thái Bình Hưng Bảo (thời nhà Đinh).

Đặc biệt, trong bộ sưu tập có đồng Hàm Nghi Thông Bảo mà giới sưu tập cổ vật cho là quý hiếm.

Bộ sưu tập này đã được sắp xếp và phân loại thành 2 bảng “Lịch đại cổ tiền” Việt Nam và Trung Quốc theo biên niên lịch sử để người xem dễ hiểu, dễ thấy.

Mấy bức ảnh người Hội An xưa trong các trang phục cổ, bày trang trọng ở chính diện.

Chủ nhân cùng bộ sưu tập đổ cổ vô cùng giá trị

Đi theo cầu thang gỗ nhỏ lên tầng 2:

Đây là nơi cất giữ và trưng bày những cổ vật quý giá nhất của gia chủ. Những chiếc ché mang đi sứ của thời Khang Hy, bình tì bà và bát gốm Chu Đậu thế kỷ XII được vớt tại Cù lao Chàm, bình hoa da cóc thời nhà Thanh thế kỷ XVIII, đồ men cổ Trung Hoa đời Minh…

Ở tầng 2 của ngôi nhà có cả bộ tủ áo cổ, bàn làm việc của Bảo Đại khi nhà vua về phủ Điện Bàn (15/12/1933),

Có Chiếc bàn phấn trang điểm của Nam Phương Hoàng Hậu,

Ảnh vua Bảo Đại cùng Hoàng hậu chụp với các quan khách địa phương. Trong đó có thân sinh của chủ nhân ngôi nhà hiện nay.

Bức trướng ở Phủ Điện Bàn xưa

Bộ sưu tập ấn chương nằm khiêm tốn trong chiếc tủ kính ở gian trong gác 2, được thu thập hơn 100 năm qua với các loại ấn của quan lại địa phương như tri huyện, chánh tổng, lý trưởng, ấn bạc của quan tri phủ…; cùng nhiều ấn triện của các nhà buôn tại Hội An, những hiện vật chứng minh sự phồn vinh về thương mại của thương cảng Hội An xưa.

Vòng đeo tay bằng đá mã não, trâm cài góc, gương soi… của những mỹ nữ thời xưa được trưng bày trong một tủ kính nhỏ giữa gian phòng.

Trên tường treo nhiều tranh thư pháp, tranh thủy mặc của nghệ thuật hội họa Trung Hoa.

Những bức tranh quý như “Phước tinh cao chiếu”, “Bách điểu triều phượng”… được vẽ từ thời Minh Thanh; “Thập nhị kim thoa”, “Tam đa”, “Bồ đào”… vẽ trong thời Dân quốc.

Gia đình có truyền thống sưu tập đồ cổ

Các đời họ Diệp sưu tầm, lưu giữ được nhiều bức thư pháp quý giá với chữ viết của các nhà thư pháp trứ danh như:

Đông Kỳ Xương thời Minh,

Vương Vân Ngũ – nhà biên soạn từ điển của Trung Quốc

Và nhiều bức chữ với bút tích của các nhân vật nổi tiếng như Tôn Khoa (con trai của Tôn Trung Sơn), Lâm Trạch Thần, Uông Tinh Vệ…

Trong đó nhà cổ Diệp Đồng Nguyên còn có vài món cổ vật thuộc bộ sưu tập gia tộc hiện lưu giữ . Và được giới chơi đồ cổ đánh giá là vô cùng quý hiếm. Có món hầu như chỉ còn độc nhất trong giới sưu tầm cổ vật trên thế giới.

Đã có rất nhiều đoàn nghiên cứu, khảo sát trong và ngoài nước đến đây tiến hành khảo cứu và đã thừa nhận giá trị của hiện vật trong kho tàng này. Ông Sùng cho biết, nhà cổ Diệp Đồng Nguyên Hội An chơi đồ cổ, chỉ mua vào chứ không bán ra.

Ông bảo ông theo nghiệp này vì say mê nhưng cũng là nghĩa vụ gia truyền. Ước tính, gần một nửa cổ vật là do ông Sùng bổ sung vào. Ông thường để dành tiền các cháu ở nước ngoài gửi về cho để mua đồ cổ.

Căn nhà cổ Diệp Đồng Nguyên nằm 80 Nguyễn Thái Học trông thật đơn sơ, có cảm giác ai cũng có thể đột nhập vào, nhưng nhiều năm nay chưa hề xảy ra chuyện mất mát. Mỗi năm một vài lần, gia chỉ cho người lau cửa kính và các đồ trưng bày.

Viết bài: Trung Nguyễn

Đăng bởi: Quyên Nhím

Từ khoá: Nhà Cổ Diệp Đồng Nguyên – căn nhà còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị

Bộ Tộc Chật Vật Giữ Nếp Sống Cổ Xưa Ở Bhutan

Người Brokpa sống nhờ nuôi bò yak và cừu ở làng Merak và Sakten, phía Đông Bhutan. Họ đang phải đối mặt với sự thay đổi khi những con đường mới được mở tới đây.

Du lịch Bhutan đến tham quan bộ tộc chật vật giữ nếp sống cổ xưa

Người Brokpa sống ở vùng hẻo lánh phía Đông Bhutan suốt nhiều thế kỷ. Trong ảnh, một phụ nữ đang nhuộm vải dệt từ lông bò yak.

Họ chăn nuôi bò yak và cừu, sống nhờ thịt và lông của chúng. Một người Brokpa đứng cạnh khay phơi len.

Người Brokpa sống ở biên giới giữa Bhutan với Arunachal Pradesh, Ấn Độ.

Họ xuất thân từ vùng Tshoona của Tây Tạng, sống phụ thuộc vào nghề chăn thả gia súc.

Khu vực người Brokpa sinh sống có sự chênh lệch lớn về độ cao, không thích hợp để trồng trọt.

Họ se sợi từ lông bò và cừu, sau đó dệt thành vải và nhuộm màu, tạo ra các bộ trang phục rực rỡ.

Một trong những đặc trưng của người Brokpa là chiếc mũ làm từ lông bò yak, giúp nước mưa không rơi xuống mặt.

Nhiếp ảnh gia AJ Heath đã sống tại Bhutan 12 tháng để làm việc và gặp người Brokpa khi ở Merak và Sakten vào tháng 7/2023.

Heath ở trong các nhà khách và tới các khu vực hẻo lánh gặp gỡ người địa phương nhờ sự giúp đỡ của chính quyền.

Chăm sóc bò yak là công việc theo mùa. Họ chỉ xén lông của các con đực đã bị thiến và con cái, nên những con bò đực khác nhìn khá khác.

Vào những tháng mùa hè, người Brokpa sống du cư, di chuyển tới các vùng đất thích hợp để chăn thả gia súc.

Theo Heath, các ngôi làng này có vị trí xa xôi, hẻo lánh, nhưng vẫn có dòng du khách ổn định. Do đó, họ đã quen với việc có người ngoài đi thăm thú quanh làng.

Thịt và sữa bò yak là một phần quan trọng trong thực đơn của người Brokpa. Mỗi ngày, những người chăn gia súc thường uống cả chục cốc trà bơ yak.

Người Brokpa theo truyền thống vẫn trao đổi hàng hóa với dân địa phương. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các cửa hàng đã thay đổi cuộc sống và bữa ăn hàng ngày của họ.

Heath đã ghi lại cuộc sống thường nhật của họ, nhất là khi quốc gia này đang thay đổi.

Khu vực người Brokpa sinh sống có khung cảnh tuyệt đẹp, với những khu rừng trù phú, thung lũng và đồng cỏ trải dài.

Một vấn đề của hàng hóa hiện đại là bao bì khó phân hủy, phát sinh ra rác thải. Một con đường mới dẫn tới làng đang được xây dựng. Cuộc sống của người Brokpa có thể sẽ trở nên dễ chịu hơn, nhưng sẽ không còn giữ được truyền thống.

Heath cho biết anh thường được mời uống trà bơ yak khi chụp ảnh người Brokpa. Anh nhớ lại: “Phần lớn những người tôi chụp ảnh đều mời tôi uống vài cốc trà bơ với họ, và vài ly Ara (rượu địa phương) nữa”.

Trong suốt nhiều thế kỷ, người Brokpa đã sống cuộc sống đơn giản theo truyền thống. Sự thay đổi phong cách sống có thể sẽ xóa sổ nền văn hóa của họ.

Lông bò yak được se thành sợi, sau đó nhuộm trực tiếp hoặc dệt xong rồi nhuộm.

Sữa bò yak có thể được uống tươi, nhưng phần lớn được làm thành bơ và bọc trong lá để bảo quản.

Theo Zing News

Đăng bởi: Bích Thảo

Từ khoá: Bộ tộc chật vật giữ nếp sống cổ xưa ở Bhutan

Nhà Cổ Vườn Lan Bình Thủy

Ngôi nhà cổ năm gian hai mái còn có một tên gọi khác là vườn lan Bình Thủy, nơi những người cùng sở thích có dịp trao đổi kinh nghiệm, cùng thưởng thức thú chơi hoa và làm thơ.

Nhà cổ vườn lan Bình Thủy tọa lạc tại địa điểm 26/1A đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy của gia đình họ Dương, được xây từ năm 1870 theo kiến trúc Pháp, vẫn còn khá nguyên vẹn, do hậu duệ đời thứ năm của ngôi nhà là ông Dương Văn Ngôn có thú chơi hoa kiểng, xương rồng. Vào thập niên 1960, ông đã sưu tầm được nhiều giống lan quý rồi bắt đầu tổ chức các hội chơi lan, kết hợp mở tuyến du lịch đến nhà vào những năm 1980 để những người cùng sở thích có dịp trao đổi kinh nghiệm, cùng thưởng thức thú chơi hoa và làm thơ.

Ngôi nhà cổ năm gian hai mái – Ảnh: Sưu tầm

Hiện nay, hậu duệ đời thứ sáu là ông Dương Minh Hiển cùng gia đình tiếp tục kế thừa và giữ gìn ngôi nhà. Căn nhà rộng năm gian hai mái có chiều ngang 22m, chiều sâu 16m, diện tích đất 6.000m². Trước sân có hòn non bộ, hoa kiểng, bên phải là vườn lan, góc bên trái có cây xương rồng Mexico Kim lăng trụ cao khoảng 8m, tuổi khoảng 40 năm, sau nhà là vườn cây ăn trái. Sân rộng lót gạch tàu, lối vào nhà xây bốn cầu thang hình cánh cung. Nhà rộng thênh thang với sáu hàng 24 chiếc cột gỗ lim đen bóng, đường kính cột khoảng 30cm.

Nơi đây rất thu hút giới mê hoa – Ảnh: Sưu tầm

Ngôi nhà cổ kính của dòng họ Dương – Ảnh: Sưu tầm

Kết nối giữa hệ thống cột, xà là những chi tiết gỗ màu nâu chạm trổ hết sức tinh vi. Khi xây dựng, để chống mối mọt và giữ độ mát cho ngôi nhà, chủ nhân đã cho rải đều bên dưới nền gạch một lớp muối hột dày hơn 10cm. Nhờ hệ thống cửa và cửa sổ thoáng đãng, dù trời nắng chang chang mà trong nhà rất mát mẻ.

Kiến trúc được thiết kế rất tinh vi – Ảnh: Sưu tầm

Khuôn viên trong lành tạo cảm giác thư thái – Ảnh: Sưu tầm

Ngôi nhà được bày trí theo phong cách đặc trưng Nam bộ. Bàn thờ uy nghi ngay gian giữa, khánh thờ được sơn son thếp vàng, giường thờ, tủ chè, sạp gụ, trường kỷ đều cẩn ốc xà cừ. Bạn sẽ tìm thấy ở đây sự bài trí rất hài hòa xen lẫn bộ bàn ghế Trung Quốc, bộ salon khảm trai kiểu Pháp đời Louis XIV, cặp đèn treo thế kỷ XIX, bốn trụ đèn dầu đặt ở bốn góc nhà cao hơn 3m của Pháp.

Ngôi nhà còn mang dấu ấn rất lạ, từ gạch bông lót nền, hàng rào sắt, bộ đèn chùm pha lê tới bức tranh treo tường và đặc biệt là chiếc bồn rửa tay bằng men sứ trắng, hoa xanh đặt trên bục gỗ độc đáo đều là hàng Pháp.

Vườn thượng uyển – Ảnh: Sưu tầm

Là nơi quy tụ rất nhiều loài lan khoe sắc – Ảnh: Sưu tầm

Nhà được chia làm ba phần: nhà trước, nhà giữa, nhà sau. Ngăn cách giữa nhà trước và nhà giữa là một hệ thống bao lam và liên ba gồm nhiều con tiện và ô hộc được tạo tác bằng gỗ, chạm khắc tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa với các chi tiết quen thuộc trong kiến trúc cổ rất gần gũi với đời sống của người Việt ở Nam bộ như: mai, lan, cúc, trúc, sen, điểu, tùng lộc, dơi, tôm, cua, nho.

Nhà được chia làm ba khu nối liền với nhau – Ảnh: Sưu tầm

Đến nhà cổ Bình Thủy, bạn còn có thể đàm đạo với gia chủ để hiểu thêm những điều lý thú khác như vị trí trong bữa ăn của một gia đình xưa như thế nào, hòn non bộ vì sao được xây trước cửa lớn, kích cỡ non bộ cùng tỷ lệ đá và nước theo nghiêm luật nào, làm thế nào để phước vô họa ra và thể hiện được khát vọng của gia chủ về một giang san thái bình, gia đạo an vui, cốt cách hướng thiện.

Đăng bởi: Nguyễn Hiếu

Từ khoá: Nhà cổ vườn lan Bình Thủy

Đến Thăm Nhà Cổ Làng Phú Vinh

Bạn có biết những ngôi nhà cổ ở Nha Trang đã trải qua sáu đời con cháu sinh sống? Làng Phú Vinh thuộc xã Vĩnh Thạnh là một điểm tham quan thú vị trong các tour du lịch.

Con sông Cái Nha Trang bắt nguồn từ dãy Trường Sơn – núi Gia Lố, vượt qua nhiều ghềnh thác, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh đến Ngọc Hiệp (TP. Nha Trang) sông rẽ làm hai nhánh, một qua cầu Xóm Bóng và một qua cầu Hà Ra để đổ ra biển. Trên dòng chảy đến Ngọc Hiệp con sông có một nhánh rẽ nhỏ và làng Phú Vinh nằm trên lưu vực nhánh rẽ này.

Một ngôi nhà xưa.

Chủ nhân của một trong các ngôi nhà cổ kể chuyện rằng từ xa xưa các vị tiền bối của dòng họ trên con đường Nam tiến đã dừng lại nơi này lập nghiệp và đặt tên làng Phú Giang, với hy vọng một vùng đất nhỏ cạnh bờ sông sẽ trở nên trù phú.

Người ta không còn nhớ làng Phú Giang được đổi tên thành Phú Vinh khi nào. Phải chăng vùng đất trù phú ven sông đúng theo ý nguyện của tổ tiên không chỉ là “phú quý” mà còn có cả “vinh hoa”?

 

Một nhánh sông dẫn vào làng cổ.

Có hai cách đi đến làng Phú Vinh. Trên đường 23/10 có thể rẽ vào làng Ngọc Hiệp và đi thẳng; hay đợi đến cây số 5 hãy rẽ vào làng.

Con đường quanh co rợp bóng cây xanh, những hàng cau chạy dài tít tắp, những lùm tre kẽo kẹt suốt ngày đêm, những cánh đồng lúa vờn sóng tận chân núi, tiếng xe ngựa lộc cộc trên con đường làng im vắng, những ngôi nhà cổ mái lợp ngói âm dương thấp thoáng dưới những tán lá, lùm cây…

Dấu xưa khiến lòng người hoài cổ và không khỏi ngậm ngùi trách cứ thời gian mới đó mà vụt qua mau!

Lối xưa xe ngựa…

Trong một khu vườn rộng khoảng 4.000m2, ngôi nhà cổ của gia đình ông Nguyễn Xuân Hải được duy tu, bảo quản tốt nên gần như còn nguyên vẹn trải qua gần hai trăm năm. Với kiểu kiến trúc ba gian hai chái đặc trưng của miền Trung, những chiếc cửa sổ, cửa đi có song xích (song cửa gỗ xích qua, xích lại được) hàng cột gỗ lên nước bóng loáng.

Ngôi nhà tuy thấp nhưng thoáng khí và mát mẻ.Bước qua ngạch địa, chính giữa là gian thờ, có những câu liễn cổ chữ Hán, những đồ vật trên bàn thờ đều là đồ thờ tự của người xưa.

Gian bên trái có những chiếc chum, ché cổ, từ bàn viết đến tủ thuốc của thời cha ông làm nghề bốc thuốc để lại. Bước xuống nhà ngang khách sẽ được tận mắt thấy những chiếc cối giã gạo, bộ ván hay cái rương cổ… Tất cả nói lên nét văn hóa của người làng Phú Vinh thuở xưa, huyền bí mà gần gũi.

Trong khu vườn rộng trồng nhiều cây ăn trái khiến khách liên tưởng đến những khu vườn ở Lái Thiêu đầy chôm chôm, măng cụt.

Những bộ bàn ghế gỗ được chế tác khéo léo; lấp lánh ánh nắng xuyên qua kẽ lá, chủ, khách bên chiếc ấm trà (làm bằng trái dừa), tiếng nước chảy róc rách từ hòn non bộ bên cạnh, thời gian như ngưng đọng, như không hề có cảnh bon chen, chật vật đời thường của cuộc sống bộn bề ngoài kia.

Còn một lối khác đi đến làng Phú Vinh khá lãng mạn là đi thuyền trên dòng sông Cái Nha Trang. Từ bến thuyền Hải Đảo (Nha Trang) khách ngược dòng sông Cái, thuyền chầm chậm qua những vùng đất phù sa ngợp bóng dừa, đưa khách vào nhánh rẽ của con sông vô làng Phú Vinh.

 

Lên bờ, đi trên con đường rợp bóng tre xanh, bước chân của khách nhẹ êm trên tấm thảm dày lá tre khô. Con đường mòn như không hề có ánh nắng xuyên qua dẫn khách vào thăm những ngôi nhà cổ.

Khách có thể gặp một cái giếng xưa, nghe tiếng đục gỗ của những người thợ làm thuyền. Một vài chú chó nằm lơ mơ trên hiên nhà, thấy khách lạ nhổm dậy sủa bâng quơ vài tiếng rồi mọp đầu xuống ngủ tiếp… Trên đường về khách có thể ngồi trên xe ngựa thăm thú thêm một vài nơi như làng làm gốm, dệt chiếu, làm nhang…

Bên trong nhà cổ

Nhiều du khách cho rằng đi thuyền trên sông Cái Nha Trang để đến làng Phú Vinh cũng như đi thuyền trên sông nước ở miền Tây (cũng uống nước dừa, ăn trái cây) nhưng điểm khác biệt và thú vị nhất là được ngắm những dãy núi chạy dài, có những ngôi nhà cổ nói lên nét văn hóa đặc trưng riêng của người miền Trung: tỉ mỉ, cần cù nhưng chan hòa và hiếu khách…

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Đăng bởi: Đặng Văn Kỳ

Từ khoá: Đến thăm nhà cổ làng Phú Vinh

Du Lịch Thành Cổ Quảng Trị

Giới thiệu về thành cổ Quảng Trị Thành cổ Quảng Trị ở đâu?

Thành Cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam. Đây vừa là công trình thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945. Theo các nguồn tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (nay là phường 2 thị xã Quảng Trị).

Thành Cổ Quảng Trị có từ đâu?

Thành Cổ Quảng Trị- một tòa thành nằm bên dòng sông Thạch Hãn, được biết đến qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt trong lịch sử dân tộc. Ngày nay Thành Cổ là một điểm tham quan gây nhiều xúc động, đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính Thành Cổ đã ngã xuống vì quê hương vì sự hòa bình thống nhất đất nước.

Nét đẹp của thành cổ Quảng Trị xưa và nay Thành cổ Quảng Trị xưa

Khuôn viên rộng rãi trong thành cổ Quảng Trị

Vào đầu thời Gia Long (1802), thành cổ này được xây dựng tại làng Tiền Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong. Đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị. Ban đầu, thành cổ được đắp bằng đất, tới năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh được làm từ gạch nung cỡ lớn, kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác. Thành cổ có dạng hình vuông, chu vi tường thành là gần 2.000m, cao 9.4m, dưới chân dày 12m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Thành trổ bốn cửa chính Đông Tây Nam Bắc, mỗi cửa rộng 3.4m, được xây theo kiểu vòm cuốn, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói. 

Nét xưa cũ của thành cổ Quảng Trị

Hiện nay, thành cổ đã được phục chế các đoạn tường thành, làm lại bốn cổng chính, trung tâm được xây một đài tưởng niệm ghi dấu ấn 81 ngày đêm năm 1972. Toàn bộ đường dẫn vào khu di tích và mặt đất bên trong thành được tráng xi măng, xung quanh bài trí hoa cây cảnh. 

Phía tây thành cổ, song song con đường từ cửa Hữu dẫn ra bờ sông Thạch Hãn là một công viên, quảng trường rộng lớn, nối liền quần thể di tích, gồm các hạng mục chính như tháp chuông, nhà tưởng niệm liệt sĩ, nhà thả hoa đăng hai bên bờ sông. Tháp chuông thành cổ Quảng Trị được hoàn thành vào năm 2007, có quả chuông đồng với chiều cao 3.9m, đường kính 2.15m, trọng lượng gần 9 tấn, được treo trên tháp cao gần 10m. Chuông được đánh vào các ngày lễ, ngày rằm… vọng tưởng linh hồn các liệt sĩ.

Góc tây nam thành cổ được xây dựng một bảo tàng, trưng bày những di vật và tái hiện lịch sử về thành cổ từ khi xây dựng đến ngày thống nhất đất nước, đặc biệt vẫn còn lưu giữ những bức thư vĩnh biệt gia đình của các chiến sĩ trong thời gian xảy ra trận đánh thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Sông Thạch Hãn cũng là nơi hy sinh của rất nhiều chiến sĩ từ hướng Nhan Biều, Ái Tử vượt sông để vào thành cổ chiến đấu. Vào các ngày lễ lớn hàng năm, đặc biệt vào Ngày thương binh liệt sĩ (27/7) có tổ chức lễ thả hoa đăng trên sông để tưởng niệm các liệt sĩ.

Sông Thạch Hãn về chiều

Khu di tích Thành cổ Quảng Trị hôm nay đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Đăng bởi: Đạt Trần

Từ khoá: Du lịch thành cổ Quảng Trị

Nhà Cổ Mèo Vạc Trăm Tuổi Của Người Mông

Nhà cổ Mèo Vạc – Auberge de Meovac hay còn được biết đến với tên gọi Chúng Pủa (trong tiếng H’mong nghĩa là bên suối) nằm trong một con ngõ khá nhỏ ngay trung tâm thị trấn Mèo Vạc, phía cuối con đèo Mã Pì Lèng nổi tiếng.

Có quá nhiều điều để nói về Auberge de Mèo Vạc hay vẫn thường được các tín đồ du lịch Hà Giang biết đến với tên gọi nhà cổ Chúng Pủa. Nhưng điều đặc biệt đầu tiên mà bạn có thể cảm nhận được rõ ràng khi vừa đặt chân đến homestay này là cảm giác như đang lội ngược dòng thời gian, trở lại không gian hơn 100 năm trước chứng kiến cuộc sống trong một gia đình người Mông giàu có. Auberge de Meovac vừa mang nét truyền thống ngàn đời nơi đây nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi sinh hoạt hiện đại.

Auberge de Meovac là một ngôi nhà điển hình của người H’mông. Tường bao xung quanh nhà là hàng rào đá được xếp chồng lên nhau mà không cần chất kết dính nào. Vậy mà qua thời gian, bức tường này vẫn tồn tại vững chãi.

Bước vào bên trong Auberge de Meovac là một khoảng sân vườn lát đá tảng vuông vức. Nhà lợp mái ngói âm dương, tường trình bằng đất, cột nhà làm bằng gỗ Sa Mộc với chân đế bằng đá tượng hình cho bông hoa anh túc. Nếu để ý bạn sẽ thấy những biểu tượng hoa hồi được xếp bằng ngói âm dương và đặt ở trên những mái nhà và mái che ở cổng chính.

Có ba loại phòng nghỉ ở Auberge de Meovac cho chuyến du lịch Hà Giang của bạn là phòng đơn, phòng đôi và dorm với mức giá dao động từ 15 – 60 USD/người/ngày đêm.

Toàn bộ khu nhà có 3 phòng đơn, 2 phòng đôi và dorm có thể chứa được khoảng 12-14 người. Dĩ nhiên, homestay này không dành cho số đông thích ồn ào náo nhiệt và những bữa tiệc âm thanh quá lớn. Nó dành cho những ai thích không gian yên tĩnh, tiện nghi đậm chất truyền thống của người H’mông.

Sự kết hợp giữa tính truyền thống trong căn nhà của người H’mông với những tiện nghi hiện đại khiến Auberge de Meovac trở nên rất khác biệt. Những vật dụng quen thuộc của đồng bào đều được đưa vào không gian nghỉ, đem tới những trải nghiệm cho độc đáo cho bạn.

Xung quanh Chúng Pủa vẫn là nhà vườn của người dân H’mong nên không gian khá yên tĩnh, gần như không có tiếng động cơ xe mà chỉ còn tiếng chim hót véo von, dế kêu rả rích, xen lẫn là tiếng mõ trâu của nhà hàng xóm.

Sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị khi vừa ngồi ăn sáng thảnh thơi, vừa ngắm bà con đi chợ phiên qua ngõ, đầy sắc màu với những âm thanh thú vị bởi thứ ngôn ngữ khác lạ.

Đêm về, đèn thắp sáng trong gian nhà khách của Chúng Pủa Auberge de Meovac – nơi mọi người cùng nhau trò chuyện, thưởng chén rượu ngô ấm nồng, để mình đắm chìm trong cảm xúc mênh mang giữa miền cao nguyên đá.

Ảnh: Auberge de Meovac, Internet

Đăng bởi: Huỳnh Diệu

Từ khoá: Homestay Auberge de Meovac – Nhà cổ Mèo Vạc trăm tuổi của người Mông

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Cổ Diệp Đồng Nguyên – Căn Nhà Còn Lưu Giữ Nhiều Hiện Vật Cổ Có Giá Trị trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!