Bạn đang xem bài viết Quyến Rũ Những Điệu Múa Ấn Độ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ấn Độ nổi tiếng với những điệu múa quyến rũ. Ở mỗi vùng lại có những điệu múa khác nhau. Múa là một nét lớn trong bức tranh toàn cảnh văn hóa của Ấn Độ.
Những đặc trưng chính của điệu Kathakali nằm ở trang phục và cách trang điểm mang kịch tính rất cao. Điệu múa này là một hình thức kịch nghệ bắt nguồn từ miền nam Ấn Độ. Cách hóa trang của vũ công rất cầu kỳ, cần đầu tư nhiều thời gian trước khi lên sân khấu, họ thường đội một chiếc mũ rất to ở trên đầu.
Mohiniattam khá nổi tiếng trong các điệu múa cổ của Ấn Độ bởi sự đẹp mắt và duyên dáng trong từng động tác. Một vũ công duy nhất sẽ biểu diễn trên sân khấu và thường là phụ nữ với những đường cong gợi cảm. Động tác uyển chuyển, đặt trọng tâm vào đôi tay với những động tác cầu kỳ. Trong điệu múa này, câu chuyện chính được kể chủ yếu bằng đôi tay của vũ nữ.
Bharatnatyam là một trong những điệu múa phổ biến nhất tại Ấn Độ, bên cạnh điệu Kathak. Bharatnatyam khởi nguồn từ miền nam Ấn, cũng là một loại hình nhạc kịch. Nó có phong cách trang phục và trang điểm đặc biệt.
Odissi chú trọng phần uốn dẻo của cơ thể. Nó là một trong những điệu cổ nhất của Ấn Độ, nội dung thường gửi gắm những tri thức của người đi trước tới người đời sau.
Kuchipudi có nhiều nét tương đồng với Bharatnatyam nhưng các bước nhảy của vũ công có nhiều nét riêng biệt nên nó được coi là một thể loại độc lập.
Sử dụng những động tác nhẹ nhàng và đơn giản, không mang nhiều kịch tính và sự phô diễn hình thể như những điệu múa khác. Trang phục cũng rất khác biệt với chiếc váy hình trụ rất cứng.
Sattriya chỉ dành cho nam giới biểu diễn. Ban đầu, Sattriya không được công nhận là một điệu múa truyền thống của Ấn Độ bởi nó mới được một vũ công nam sáng tạo từ thế kỷ 15 trong khi những điệu múa khác đã có từ lâu đời.
Bhangra là một điệu nhảy rất sôi động bao gồm những động tác mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng của các vũ công nam, nhạc cụ chủ yếu đi kèm là trống. Trang phục phải thật rực rỡ để không khí trở nên sôi động, náo nhiệt. Bhangra có sức ảnh hưởng lớn đối với thể loại nhạc pop Ấn Độ và thường xuất hiện trong các dịp lễ hội của dân tộc và lễ đón dâu của người dân bản địa.
Lavani là điệu múa theo nhóm, có một người múa chính và một nhóm múa phụ làm nền.
Garba là điệu múa miền tây, thường múa theo nhóm và mang ý nghĩa tôn giáo. Khi biểu diễn, vũ công thường cầm những chiếc gậy ngắn.
Trong điệu Dekhni, nội dung chính kể về một cô gái muốn vượt sông nhưng cô cần phải chọn một người chèo thuyền để trở mình qua giữa đám đông đang vây lấy mình. Những vũ công khác thường cầm một chiếc đèn nhỏ hoặc một mái chèo.
Bollywood Dance xuất hiện khi ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ phát triển. Điệu múa này được phát triển từ những bài hát và điệu nhảy cổ xưa nhưng đi theo phong cách biểu diễn hiện đại để lồng ghép vào các bộ phim nhạc kịch. Bollywood Dance tạo ra rất nhiều nét mới trong cách trình diễn của vũ công. Những điệu múa cổ thường nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng trong điệu Bollywood, vũ công phải thể hiện những động tác mạnh mẽ, dứt khoát với tiết tấu nhanh trên nền nhạc disco đặc trưng phương Tây. Điệu nhảy này được giới trẻ các nước yêu thích bởi sự kết hợp duyên dáng giữa phong cách quyến rũ rất riêng của vũ công Ấn Độ và sự mới mẻ, trẻ trung của âm nhạc phương Tây.
Những Bãi Biển Quyến Rũ Ở Pattaya
Với các hoạt động đầy màu sắc và sống động, Pattaya thật sự là một khu nghỉ dưỡng ven biển có sức thu hút đặc biệt với du khách bản địa và nước ngoài.
Từ một ngôi làng đánh bắt cá nhỏ bé, Pattaya đã phát triển thành một điểm du lịch được cả thế giới biết đến. Ngoài những yếu tố cơ bản của một vùng duyên hải, nơi đây có đầy đủ tiện nghi mà mỗi người có thể tìm đến để thư giãn, ngắm cảnh và vui chơi.
Bãi biển PattayaBãi biển chính uốn cong hình lưỡi liềm và có chiều dài khoảng 4 km, phía trước tiếp giáp với con đường rợp bóng cây. Nếu bạn thích nghỉ ngơi yên tĩnh, khu vực phía bắc của bãi biển rất thích hợp để bơi lội, thư giãn và tham gia các môn thể thao dưới nước như câu cá, bơi thuyền, trượt nước, lướt sóng… Nước biển ở đây rất ấm áp, gió mát dễ chịu. Còn ở khu vực ở trung tâm và phía nam của bãi biển là một chuỗi các khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu mua sắm, quà lưu niệm, câu lạc bộ đêm và nhiều trung tâm giải trí khác nhau sẽ khiến bạn có những trải nghiệm thú vị khi ở đây.
Bãi biển JomtienBãi biển Jomtien rộng lớn, thẳng và dài 6 km, tọa lạc xung quanh mũi đất của Pattaya, rất phù hợp cho những người đam mê môn lướt ván buồm và các môn thể thao nước khác như chèo thuyền, trượt ván, bơi, lặn thể thao có trang bị ống hơi… Không chỉ yên tĩnh và thư giãn hơn bãi biển Pattaya, nơi đây còn có những khách sạn lộng lẫy, nhà hàng sang trọng với những món ăn đặc sản ở dọc con đường song song với bờ biển. Đồng thời, Jomtien nổi tiếng nhất với tháp Pattaya Park nằm trong khu phức hợp công viên và khu vui chơi dành cho thiếu nhi.
Bãi biển Wong PhrachanTọa lạc ở phía bắc của vịnh Pattaya, bãi biển dài 1 km này có cùng cổng vào với khách sạn Central Wong Amat. Nếu bạn muốn một chốn yên bình để quên đi những chộn rộn của cuộc sống, đây là một nơi lý tưởng bởi có những khu nghỉ mát nên thơ và thanh bình, rất phù hợp với các hoạt động bơi lội và thư giãn.
Đảo Koh LarnNằm cách Pattaya khoảng 45 phút đi phà hoặc 15 phút đi thuyền cao tốc, hòn đảo này sở hữu nhiều bãi biển cát trắng mịn màng. Khác hẳn với không khí tấp nập ở Pattaya, tại Koh Larn bạn có thể hòa mình vào không khí trong lành của vùng biển đảo. Bãi cát ở đây rất mịn màng và nước biển trong xanh có thể nhìn sâu xuống đáy biển. Bạn còn được lặn sâu xuống đáy đại dương để ngắm nhìn những rạn san hô rực rỡ sắc màu. Nếu không muốn, bạn có thể ngồi trên con thuyền đáy kính ngắm san hô với nhiều chủng loại, hình dáng, mềm mại nhẹ nhàng đong đưa theo làn nuớc. Ngoài ra du khách thoả sức khám phá sự thú vị của các môn thể thao trên biển như đua cano, lướt sóng… Còn gì thú vị hơn sau khi thỏa sức vui đùa với sóng nước được thưởng thức những món hải sản tươi ngon của vùng biển.
Đảo SakCách phía tây eo biển Pattaya khoảng 10 km, Sak là một hòn đảo nhỏ với hai bãi biển trong xanh và êm ả. Với những ai thích tận hưởng vẻ đẹp biển đảo nhưng lại muốn tránh xa những ồn ã và xô bồ thì đây là một điểm lý tưởng. Nơi đây có những bãi cát mịn màng, nước nông, trong vắt và vắng vẻ, phù hợp với những ai mới tập lặn. Đảo chưa được nhiều khách du lịch biết tới, bạn có thể nghỉ qua đêm ở hòn đảo này.
Đảo PhaiCách Pattaya 14 km về hướng đông, hòn đảo nhỏ bé này nổi bật bởi biển đầy cát trắng tuyệt đẹp. Mất khoảng một giờ để đi từ đất liền ra đảo. Dưới sự quản lý của lực lượng hải quân Hoàng gia Thái Lan, đảo Phai là một trong những vùng biển nổi tiếng nhất về môn lặn có mang bình khí nén ở Pattaya. Du khách có thể chiêm ngưỡng những rạn san hô sắc màu. Đây là nơi thích hợp để bạn có thể tận hưởng không gian trong lành và yên tĩnh sau những bận rộn, mệt mỏi của cuộc sống.
Theo Thanh Hương (Wiki Travel)
Đăng bởi: Nguyễn Châu
Từ khoá: Những bãi biển quyến rũ ở Pattaya
Những Điệu Múa Truyền Thống Của Người Nội Mông Tại Trung Quốc
Người dân tộc thiểu số Mông Cổ, họ yêu những đồng cỏ, và thích nhảy múa và ca hát do đó đã tạo ra nhiều loại điệu nhảy và nhiều loại âm nhạc. Là một di sản văn hóa quan trọng, những điệu nhảy này nổi tiếng với các chuyển động cơ thể mạnh mẽ đặc trưng cho người Mông Cổ song song với tín ngưỡng thiêng liêng.
Những điệu nhảy quan trọng với người Nội Mông không kém gì các bài hát
Khiêu vũ luôn được kết nối chặt chẽ với bài hát. Theo lịch sử, điệu nhảy sớm nhất ở Nội Mông được đặt tên là Tage (giậm chân kèm theo hát). Cuộc sống mục vụ và công việc của những người chăn gia súc trở thành nguồn ý tưởng cho khiêu vũ ở đó. Các điệu nhảy nam ở Nội Mông thể hiện năng lượng dồi dào và đầy sức mạnh. Những điệu nhảy nam nổi tiếng là múa ngựa và kiếm, múa chim ưng và múa tái hiện cảnh cưỡi ngựa. Mỗi chuyển động trong điệu nhảy đều cho khán giả thấy vẻ đẹp trong sức mạnh, sự mạnh mẽ và cơ bắp.
Trong điệu nhảy, chim ưng và ngựa là hai vai trò quan trọng nhất. Thành Cát Tư Hãn cho rằng chim ưng là biểu tượng của vị Thần chiến tranh, có thể đảm bảo sự chiến thắng. Bây giờ, mọi người vẫn coi chim ưng là biểu tượng của chiến thắng. Các đô vật ngày nay trước khi bắt đầu trận đấu thường bắt chước bước nhảy diều hâu để củng cố và tăng cường sự tự tin của họ. Ở một số khu vực, nghi lễ “nhảy chim ưng trắng” được tổ chức để chữa các bệnh lạ không phổ biến của người dân.
Con ngựa là loài động vật rất cần thiết cho các bộ lạc du mục ở Nội Mông. Vì ngựa là có trực giác tốt hữu ích cho con người và có thể tự biết đường đi qua những thảo nguyên vô tận, giúp chủ nhân của chúng thoát khỏi rắc rối trong chiến tranh, chúng là những người bạn trung thành với các bộ lạc du mục. Do đó, hình ảnh con ngựa thường được tìm thấy trong các điệu múa dân gian trên vùng đất đồng cỏ. Những người chăn gia súc không chỉ đơn giản là bắt chước sự xuất hiện của một con ngựa. Họ đặt cảm giác sâu sắc vào việc miêu tả đặc điểm của con ngựa. Bằng các động tác cánh tay, vai và cơ thể, họ thể hiện sự dũng cảm và anh hùng của những người cưỡi ngựa và hình ảnh các giống ngựa khác nhau.
5 điệu nhảy truyền thống của người Nội MôngNgoài những điệu nhảy do nam giới biểu diễn ra còn có các điệu nhảy dân gian Nội Mông dành cho nữ. Nổi tiếng nhất là:
Vũ điệu Shaman
Do hệ thống ngôn ngữ đặc biệt, hệ sinh thái địa phương và bối cảnh lịch sử, trong nhiều thế kỷ, hầu hết người dân Mông Cổ đã chấp nhận pháp sư. Vũ điệu Shaman được thực hiện bởi pháp sư cầu nguyện với các vị thần, xua tan tà ác và chữa khỏi bệnh. Nó đã từng phổ biến trong các bộ lạc phía bắc Trung Quốc, là kết quả của các hoạt động săn bắn, câu cá và thờ cúng nguyên thủy. Người địa phương thường gọi là “tiao da shen”.
Điệu nhảy Andai
Vũ điệu Andai có nguồn gốc từ điệu nhảy tập thể của Kulun Qi ở phía nam của thảo nguyên Horqin như một điệu nhảy tôn giáo. Andai còn được gọi là “điệu nhảy chim ưng trắng”. Điệu nhảy được sử dụng để cầu nguyện với các vị thần và chữa bệnh. Mọi người sẽ thực hiện điệu nhảy này để cầu xin phước lành từ các vị thần, ngăn ngừa bệnh tật và tránh xa xui xẻo. Theo thời gian, điệu nhảy dần được sử dụng để giải trí và được nhảy bởi cả 2 giới. Trong khi người nam thể hiện với phần mãnh liệt dữ dội thì điệu nhảy có phần dẻo dai và dịu dàng hơn khi người nữ thể hiện.
Theo truyền thống, những người tham gia đứng thành một vòng tròn, hát và nhảy với những chiếc khăn lụa trên tay. Các vũ công chì hoặc đứng yên hoặc từ từ di chuyển sang một bên trong khi vung chiếc khăn lụa. Mặc dù dễ thực hiện, du khách sẽ mất kha khá thời gian để hiểu các động tác bởi điệu nhảy Andai chứa đựng ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Một trong những truyền thuyết về điệu nhảy Andai là: Andai thực sự là tên của một cô gái bình thường. Ngày xửa ngày xưa, Andai đột nhiên bị mắc một căn bệnh không rõ, mất trí và bắt đầu cư xử kỳ lạ. Cô vẫn bị bệnh trong một thời gian dài mà không có dấu hiệu phục hồi và gần như sắp chết. Một ngày nọ, người cha, bừng bừng vì lo lắng, bế con gái lên chiếc xe gỗ của một người chăn gia súc đến một nơi xa để gặp bác sĩ giỏi nhưng họ nói không chữa được. Cha cô không bỏ cuộc và điều khiển xe ngựa từ vùng này sang vùng khác. Và không có ai có thể chữa khỏi cho cô. Thật không may, cùng lúc đó cỗ xe đã bị hỏng sau một hành trình dài. Đồng thời, tình trạng của cô gái trở nên tồi tệ và cuộc sống của cô gặp nguy hiểm. Người cha lo lắng không biết phải làm gì ngoài việc đi lang thang quanh xe, vừa khóc trong đau lòng vừa hát một bài hát để bày tỏ nỗi buồn. Bài hát than khóc đã thu hút một số người từ các làng gần đó. Những người chăn gia súc từ mọi hướng nghe thấy tiếng khóc buồn đã đến đó và trấn tĩnh ông già. Họ không thể không rơi nước mắt trước cảnh tượng này và cùng với ông lão vung tay và khóc lóc quanh chiếc xe đẩy. Khi Andai nghe thấy tiếng hát can đảm và điệu nhảy mạnh mẽ, trước sự ngạc nhiên của mọi người, trái tim chán nản của cô đã được khích lệ. Cô lặng lẽ đứng dậy, xuống xe và đi theo mọi người, vung tay và giậm chân với họ. Khi mọi người nhìn thấy cô, cô đã đổ mồ hôi khắp người, và căn bệnh của cô đã được chữa khỏi một cách kỳ diệu.
Tin tốt đã lan truyền và từ đó trở đi, mọi người bắt đầu theo dõi và đối xử với những phụ nữ trẻ mắc các bệnh tương tự bằng cách nhảy xung quanh họ theo cách tương tự. Điệu nhảy được gọi là “Andai.” Nếu phụ nữ bị trầm cảm vì những vấn đề trong tình yêu và hôn nhân, gia đình họ sẽ mời pháp sư địa phương khiêu vũ Andai để tránh xa bệnh tật và bất hạnh. Bằng cách này, họ đã cố gắng an ủi bệnh nhân. Họ hát những câu khích lệ. Khi nhịp điệu nhanh hơn, tốc độ của các vũ công cũng vậy. Bệnh nhân cảm thấy phấn chấn tỏng tinh thần và vì điều này, đã hồi phục.
Sau đó, điệu nhảy đã được sử dụng trong một số hoạt động rầm rộ, như các nghi lễ cầu mưa và Lễ hội Nadam (Nadam có nghĩa là trò chơi trong tiếng Mông Cổ). Nó ngày càng trở nên phổ biến và phát triển thành một loại nhảy nhóm, dần trở thành sự mô tả về cuộc sống và thể hiện cảm xúc của con người. Nếu du lịch Nội Mông trúng vào các dịp lễ, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức điệu nhảy đặc sắc này.
Điệu nhảy Chagan Lindar
Trên đồng cỏ Tích Lâm Quách Lặc (Xinlin Gol) của Nội Mông có một điệu nhảy giải trí tên là “Chagan Lindar”, có nghĩa là “chơi với một cây gậy” trong tiếng Mông Cổ. Nó thường được thực hiện bởi những người đàn ông và phụ nữ trẻ vào mỗi trung thu khi có trăng tròn.
Điệu nhảy Kuaizi
Điệu nhảy đũa ban đầu là một điệu nhảy của đàn ông trong các nghi lễ hôn nhân hoặc lễ hội, thường đi kèm với một nhạc cụ có dây và vừa hát vừa nhảy. Ngày nay, đa phần là nữ giới nhảy, buộc đũa cùng với một sợi dây nhỏ và trang trí chúng bằng lụa đỏ, tạo nên hình ảnh rực rỡ vui tươi. Người biểu diễn có thể cầm đũa trong một hoặc hai tay.
Điệu nhảy chén rượu
Sau khi ăn và uống trong một bữa tiệc lễ hội, người Nội Mông sẽ lấy chén rượu từ bàn và bắt đầu nhảy để thể hiện niềm hạnh phúc. Các điệu nhảy chén rượu phát sinh từ phong tục này. Là một hỗn hợp của sự dẻo dai và dịu dàng, điệu nhảy xuất hiện duyên dáng, đơn giản và có sức hấp dẫn vô bờ. Người nữ nhảy có phần uyển chuyển hơn người nam.
Đăng bởi: Đặng Văn Dũng
Từ khoá: Những điệu múa truyền thống của người Nội Mông tại Trung Quốc
Có Một Tà Đùng Nên Thơ Và Quyến Rũ
Như một tấm gương gương xanh biếc nổi lên giữa núi rừng đại ngàn Tây Nguyên hoang vu và hùng vỹ, hồ Tà Đùng đã khiến biết bao du khách mê mẩn và đặt biệt danh là vịnh Hạ Long của Tây Nguyên, là điểm đến độc đáo cho những ai sắp có dự định đi du lịch Tây Nguyên.
Như một tấm gương gương xanh biếc nổi lên giữa núi rừng đại ngàn nơi đâyhoang vu và hùng vỹ, hồ Tà Đùng đã khiến biết bao du khách mê mẩn và đặt biệt danh là vịnh Hạ Long của nơi này, là điểm đến độc đáo cho những ai sắp có dự định đi du lịch Tây Nguyên.
Hồ Tà Đùng vốn là một vùng thung lũng bên núi Tà Đùng, có con sông Đạ Dưng chảy qua. Các dự án thủy điện của con người đã biến thung lũng bên núi này trở thành hồ nước rộng mênh mông mà có lẽ những người quy hoạch dự án cũng không ngờ về vẻ đẹp mà hồ Tà Đùng mang đến cho cảnh quan Đắk Nông lại quyến rũ và hấp dẫn du khách phương xa đến vậy.
Vịnh Hạ Long Giữa Lòng Tây Nguyên.
Sau khi tìm hiểu những thông tin ít ỏi từ internet, bạn sẽ biết rằng hồ Tà Đùng đẹp nhất vào mùa tích nước, khoảng từ tháng 8 và kéo dài đến tháng 12. Khi đó, nước hồ dâng cao, trong xanh đến lạ và những cơn mưa cũng khiến cây cối trên các hòn đảo nhỏ trở nên xanh mướt hơn thường lệ. Nếu tham gia chương trình, du khách nên lựa chọn thời gian sao cho phù hợp.
Có hai đường đến hồ Tà Đùng là hướng qua huyện Di Linh, Lâm Đồng và hướng ngược lại từ thị trấn Quảng Khê, Đắk Nông. Từ thị trấn Di Linh, du khách có thể đi theo quốc lộ 28 đến bến thuyền ở xã Đinh Trang Thượng. Tại đây, bạn thuê thuyền để qua phía bên kia hồ. Thuyền rẽ sóng trên mặt nước hồ xanh ngắt, lượn quanh những hòn đảo đem đến cảm giác như đang ở vịnh Hạ Long. Mọi cảm xúc của người lữ khách phương xa sẽ vỡ òa khi thuyền lướt giữa đại ngàn Tây Nguyên. Bài hát Hồ trên núi dường như được chấp bút cho khung cảnh trữ tình nơi đây, quả thật chỉ có ở những hồ lớn trên núi mới có những cảnh đẹp kết hợp giữa mây trời, núi rừng và mặt hồ xanh trong veo như thế này.
Rực Rỡ Bản H’mông
Hành trình khá lâu nên du khách có thể dừng chân ở nhà người dân sống trên đảo giữa hồ và được chiêu đãi một bữa trưa thịnh soạn với cá đánh bắt từ hồ ăn với rau rừng. Sau bữa trưa ngon lành trên đảo, đoàn đi tiếp đến bờ bên kia hồ để đến địa phận tỉnh Đắk Nông.
Từ hồ Tà Đùng đi thêm một đoạn ngắn nữa, bạn sẽ đến thị trấn Quảng Khê. Sau khi tìm thuê phòng nghỉ ở một khách sạn trong thị trấn, ta sẽ tiếp tục lên đường vào thăm khu tái định cư của người H’Mông. Trên đường vào bản, những chiếc váy thổ cẩm rực rỡ phơi dài dưới nắng như đang vẫy chào những người từ nơi xa đến. Các em bé đi học trên con đường đất đỏ, ríu rít trò chuyện như đàn chim non. Người H’Mông ở đây hiền lành, hiếu khách, không bị “thương mại hóa” như ở một số điểm du lịch nổi tiếng khác. Khi được xin phép chụp ảnh, từ các cụ già đến các em bé đều hưởng ứng rất nhiệt tình và vui vẻ không hề e ngại.
Phố núi Quảng Khê là một thị trấn tỉnh lẻ điển hình nên khá vắng vẻ, bù lại món ăn và cà-phê ở đây rất ngon miệng. Thị trấn nhỏ này hiện nay vẫn chưa bị cơn lốc làm du lịch kéo qua, hy vọng là sau này nó vẫn giữ được sự yên bình và hiếu khách đang có.
MÁCH BẠN
Nếu thích dã ngoại, bạn có thể cắm trại ở trên đảo giữa hồ Tà Đùng nhưng phải tự chuẩn bị lều vì chưa có dịch vụ cho thuê lều ở đây. Khi trò chuyện với người H’Mông, gọi họ là “đồng bào” sẽ tạo cảm giác gần gũi và thân thiện hơn.
Đăng bởi: Dũng đặng Quang
Từ khoá: Có Một Tà Đùng Nên Thơ Và Quyến Rũ
Quyến Rũ Con Đường Hạnh Phúc Ở Hà Giang
Nét quyến rũ trên hành trình Hạnh Phúc. Ảnh: dulichhagiang Chinh phục thành công những con dốc dựng ngược và vòng cua khúc khuỷu của Bắc Sum cũng là lúc cổng trời Quản Bạ mở ra trước mắt. Bõ công cho những tay lái trẻ đã miệt mài leo dốc là khung cảnh hũng vĩ, tráng lệ khi nhìn từ cổng trời. Thung lũng Tam Sơn nằm ngay dưới chân quốc lộ 4C với chiếc áo xanh ngả vàng đương thì lúa chín. Nổi bật trên đó là đôi gò bồng đảo mang tên “Núi đôi” hay núi Cô Tiên tạo nét gợi cảm, quyến rũ cho thung lũng vùng cao. Rời Quản Bạ lên đường đến Đồng Văn, dù vững tay lái trên những con đường đèo khấp khểnh, bạn cũng không khỏi mềm lòng trước trước khung cảnh bình yên, mộc mạc của cuộc sống vùng cao cheo leo trên triền núi. Nằm sát quốc lộ 4C, Phố Cáo thu hút bất kỳ ai ngang qua với vẻ đẹp đặc trưng của những ngôi nhà tường trình ánh vàng trong nắng, cùng những gương mặt trẻ thơ bầu bĩnh, má nẻ ửng hồng, mắt sáng long lanh.Thung lũng Sủng Là nhìn từ trên cao. Ảnh: dulichhagiang. Đi thêm khoảng 10 km nữa, Sủng Là là điểm đến không thể bỏ qua trên tuyến đường Hạnh Phúc. Xen lẫn trên những hốc đá tai mèo là màu tím hoa cà của cánh đồng tam giác mạch, khiến Sủng Là bừng lên vẻ đẹp rạng ngời đầy mê hoặc. Các tay máy sẽ tha hồ trổ tài nhiếp ảnh với vô vàn góc cảnh ấn tượng khiến quên cả thời gian. Cách đó không xa là thung lũng Sả Phìn nổi tiếng với dinh thự vua Mèo quyền quý. Bạn sẽ không còn cảm giác choáng ngợp giữa thiên nhiên, mà thay vào đó là sự thám phục trước kiến trúc độc đáo của Vương phủ trên nền cao nguyên đá Đồng Văn. Dọc đường Hạnh Phúc nếu ngóng chờ một điểm dừng chân náo nhiệt thì không đâu khác ngoài thị trấn Đồng Văn. Chợ phiên, phố cổ là những nơi tập trung đông người với các hoạt động mua bán, múa hát sôi động. Chúng mình không nên bỏ lỡ cơ hội này để thưởng thức đặc sản Hà Giang như rượu ngô, thắng cố.Đường Hạnh Phúc cheo leo trên sườn núi. Ảnh: mytour. Tiếp tục hành trình chinh phục đường Hạnh Phúc không thể thiếu đèo Mã Pí Lèng nổi tiếng, nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc dài khoảng 20 km. Hãy cẩn thận tay lái vì ở đây có nhiều đoạn cua tay áo, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là thăm thẳm vực sâu. Để khi bạn đặt chân lên đỉnh Mã Pí Lèng là cảm giác như đứng trên đỉnh vinh quang của những người ưa mạo hiểm. Bức tranh thiên nhiên choáng ngợp như món quà vô giá dành tặng cho người chiến thắng với từng dãy núi trùng trùng điệp điệp, thăm thẳm dưới chân đèo là dòng Nho Quế như sợi chỉ uốn quanh. Điểm kết thúc hành trình Hạnh Phúc là thị trấn Mèo Vạc. Từ trên đỉnh Mã Pí Lèng nhìn xuống, cả thị trấn nằm gọn như bàn tay giữa một thung lũng bốn bề là núi đá vây quanh. Trong lòng thị trấn, bên cạnh các công trình kiên cố và khang trang là những bản làng người Mông chân chất, yên bình. Vào ngày chủ nhật, chợ phiên tập trung đông đảo đồng bào dân tộc ít người khiến thị trấn Mèo Vạc trở nên đông vui, náo nhiệt.Ione
Đăng bởi: Yến Hoàng
Từ khoá: Quyến rũ con đường Hạnh Phúc ở Hà Giang
Thưởng Ngoạn Thu Vàng Quyến Rũ Xứ Phù Tang
Không phải không có lý do mà mùa thu xứ Phù Tang lại hấp dẫn nhiều lượt khách du lịch đổ về hàng năm đến thế. Nếu mùa xuân tràn đầy sức sống, trắng xóa sắc anh đào anh đào thì mùa thu lại quyến rũ với sắc phong vàng. Khi thu vừa ghé qua, những hàng cây đổi màu vàng, đỏ, nhuộm cả vùng trời bằng vẻ mong manh tuyệt đẹp, mang theo những cơn gió trong lành, báo hiệu mùa hè nóng bức đã qua đi và mùa đông sắp trở về.
Nhật Bản có khí hậu ôn đới, dễ chịu với bốn mùa rõ rệt: mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh lẽo. Có lẽ vì vậy, mùa xuân và mùa thu là thời gian có nhiều khách du lịch đổ về Nhật Bản nhất, đây cũng là mùa diễn ra nhiều lễ hội lớn ở xứ anh đào. Mùa thu tại Nhật thường bắt đầu vào tháng Chín, kéo dài hết tháng Mười Một. Dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa thu là lá cây bắt đầu chuyển sang màu đỏ, cam, vàng và rụng xuống đất, rất lãng mạn và đẹp mắt, người Nhật gọi chúng là “kouyou” – mùa lá đỏ.
Đầu mùa thu tại Nhật Bản cũng là mùa những cơn bão kéo qua, những cơn mưa mùa thu đều đặn ghé đến, nhưng đến khoảng giữa tháng Mười, thời tiết dễ chịu hơn đáng kể, bầu trời trong xanh và gió đông bắt đầu ùa về. Cảnh sắc ấn tượng nhất vào mùa thu có lẽ là khi những hàng phong chuyển từ xanh sang đỏ, những hàng ngân hạnh chuyển vàng rực rỡ khắp mọi nẻo đường. Thu vàng còn tô điểm them cho thảm màu sống động của những đồi núi và sườn núi. Mùa thu còn là mùa thu hoạch. Ở nông thôn, nhiều cánh đồng lúa vàng và ngũ cốc được gặt sớm rồi xếp chồng lên nhau hoặc treo ngay ngắn thành từng hàng.
Hàng năm, có hàng triệu lượt du khách đổ về xứ Phù Tang để tận hưởng và lưu giữ lại vẻ đẹp quyến rũ múa lá vàng trong những bức ảnh đẹp. Không chỉ những du khách mà bản thân người Nhật Bản cũng rất yêu thích mùa thu, đối với họ, đây là mùa đẹp nhất trong năm, phù hợp với nhiều hoạt động ngoài trời như cùng gia đình lên núi nhặt hạt dẻ, hái trái cây hay tản bộ, vãn cảnh.
Nói đến những địa điểm ngắm cảnh mùa thu đẹp, chắc ít ai bỏ qua cố đô Kyoto. Nhiều người khi đi du lịch Nhật Bản vào mùa thu đánh giá rằng, mùa lá đỏ ở Kyoto là tuyệt vời nhất! Mùa thu nhuộm một sắc đỏ rực rỡ cho cố đô Kyoto, kết hợp thêm vẻ cổ kính truyền thống khiến cảnh sắc nơi đây trở nên cuốn hút khó cưỡng, khiến du khách không khỏi choáng ngợp. Người Nhật Bản nổi tiếng là những người yêu thiên nhiên, mỗi mùa mỗi thức, mùa xuân rủ nhau lên núi ngắm anh đào, mùa thu đổ về cố đô ngắm lá đỏ. Thậm chí, có hẳn một từ để diễn đạt thú thưởng ngoạn, theo dõi sự đổi màu của lá phong vào thu, đó là “momijigari”. Cũng như mùa anh đào, nhiều kênh truyền hình của Nhật dành khá nhiều thời lượng phát sóng để đưa tin về sự chuyển biến màu sắc của lá phong.
Phía Tây Kyoto là con sông Hozu xinh đẹp với làn nước xanh mát và khung cảnh hữu tình ở đôi bờ. Sông Hozu tuy êm đềm nhưng cũng có khúc dữ dội, rất được du khách yêu thích. Ngồi trên thuyền trò chuyện, ngâm thơ vào một chiều thu trong lành, ngắm những rừng lá đỏ soi mình xuống dòng nước thật thanh bình, thư thái.
Mùa thu cũng là mùa của nhiều hoạt động văn hóa, nhiều lễ hội lớn tại Nhật bản, rất đáng để tham gia và thưởng lãm như: Lễ hội Cưỡi ngựa Bắn cung diễn ra tại đền Tsurugaoka Hachimangu ở Kamakura; Lễ hội Kunchi ở đền Suwajinja ở Nagasaki, trình diễn điệu múa lân ở Trung Quốc; Triển lãm hoa cúc tại đền Meiji-jingu và chùa Asakusa Canon-ji ở Tokyo; Lễ hội Lửa của đền Yuki-jinja ở Kyoto, với hàng dài ngọn đuốc được thắp sáng dọc theo lối vào đền,….
Lễ hội được nhiều trẻ em yêu thích nhất trong mùa thu có lẽ là Lễ hội Shichi-go-san (7-5-3) diễn ra vào ngày 15/11 hàng năm dành cho các em bé 3 tuổi, 5 tuổi và 7 tuổi. Những gia đình có con trong độ tuổi này sẽ dẫn chúng đến viếng đền chùa để cầu sức khỏe, may mắn. Trong lễ hội này, cả trẻ em lẫn người lớn đều mặc những bộ Kimono có màu sắc nhã nhặn, người lớn sẽ tặng cho các bé cây kẹo dài được gọi là Chitose-ame, tượng trưng cho sức khỏe, sự trường thọ.
Mùa thu cũng là thời điểm diễn ra lễ thi đấu Sumo lần 5 và lần 6 tại Nhật Bản diễn ra lần lượt tại Tokyo và Fukuoka. Sumo là một môn võ cổ truyền độc đáo tại Nhật Bản và hình ảnh những võ sĩ Sumo to lớn, khỏe mạnh đã trở thành một biểu tượng “không đụng hàng” ở xứ Phù Tang. Luật đấu Sumo khá đơn giản, hai lực sĩ Sumo phải đấu với nhau trong một vòng tròn gọi là dohyo có đường kính khoảng 4,55m. Lực sĩ nào bị ngã trong vòng tròn trước hay bị đẩy khỏi vòng tròn trước là người thua cuộc. Các cuộc thi đấu Sumo thường thu hút khá đông người đến xem, trở thành một nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản.
Cập nhật thông tin chi tiết về Quyến Rũ Những Điệu Múa Ấn Độ trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!