Xu Hướng 9/2023 # Review Cung Đường Phượt Chinh Phục Hà Giang Đẹp Nhất # Top 13 Xem Nhiều | Xqai.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Review Cung Đường Phượt Chinh Phục Hà Giang Đẹp Nhất # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Review Cung Đường Phượt Chinh Phục Hà Giang Đẹp Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ lâu Hà Giang đã trở thành điểm đến lý tưởng dành cho các tín đồ mê xê dịch. Đặc biệt là khi trải nghiệm phượt bằng xe máy, bạn sẽ thấy một Hà Giang đẹp hùng vĩ với các con đèo uốn lượn.

Bước vào hành trình

Để chinh phục hành trình về với “miền đá cũng nở hoa” Hà Giang cùng địa hình đồi núi vô cùng trùng điệp và riêng biệt này bằng xe máy chưa bao giờ là dễ dàng. Bạn nên tham khảo Những lưu ý khi phượt xe máy ở Hà Giang trước khi bắt đầu lên đường. Còn nếu đây là lần đầu bạn muốn trải nghiệm Hà Giang Loop hoặc muốn sống trọn vẹn 04 ngày 05 đêm dưới cái nhìn của một người bản xứ thì có thể chọn đặt Tour Hà Giang Loop như mình. Đồng hành cùng mình là một anh Wildbuddy local guide – người địa phương. Vì thế, hành trình chinh phục này là chặng đường chân thật nhất từ đôi mắt của “thổ địa” nơi đây.

NGÀY 1: HÀ GIANG – KHUỔI MY – CỘT MỐC KM0 – QUẢN BẠ – NẶM ĐĂM

Điểm đến Khuổi My mở màn cho hành trình phượt Hà Giang 04 ngày 05 đêm đầy thú vị.

Cách trung tâm thành phố 12km, bản làng vùng cao Khuổi My đẹp hoang sơ, hùng vỹ với ruộng bậc thang và những nếp nhà cổ, mái rêu phủ kín hàng trăm năm. Nếu tìm kiếm trên mạng, địa danh này là Khuổi My, nhưng thực tế thì đây là tổ hợp 3 bản (Nà Thác, Khuổi My và Lùng Vài) của xã Phương Độ, Hà Giang. Chỉ khi đi cùng những Wildbuddy bản địa, mình mới thật sự có cơ hội trải nghiệm nhiều sắc màu độc bản của vùng đất này. Đường lên Khuổi My đã được trải bê tông, tuy nhiên khá dốc, hẹp, nên bạn cần lái xe thật chậm, cẩn thận. Khuổi My nằm trên sườn dãy Tây Côn Lĩnh, ở độ cao từ 1.00m – 1.200m so với mực nước biển, khí hậu trong lành và mát mẻ quanh năm. Đặc biệt, lúc nào cũng dễ thấy lớp sương mù bồng bềnh bao quanh bản. Người bản địa nơi đây là người Tày, Dao và đặc sản nổi tiếng là chè shan tuyết cổ thụ mấy trăm năm tuổi. Nhấp vội vị trà nóng hổi, vừa chát, vừa đắng nhẹ, rồi ngọt thỉu theo mùi hương mộc mạc giữa bản làng bình lặng vào buổi sáng, thật thú vị.

Sau đó, bọn mình check-in tại cột mốc số 0 nằm ở trung tâm TP Hà Giang, đặt ở phía trong công viên đối diện với quảng trường 26-3, trên đường QL2C, hướng đi lên Quản Bạ. Đây là cột mốc đánh dấu điểm bắt đầu cho một chuyến đi dài và kì vĩ của bất kỳ phượt thủ nào. Từ đây, mình chính thức bước vào chặng đường phượt Hà Giang, vượt qua những con đèo tay áo và những vách đá cheo leo. Vì vậy, cột mốc này mang ý nghĩa khá lớn về mặt tinh thần.

Đoàn băng dốc Bắc Sum và tiến về cổng trời Quản Bạ – nơi giao thoa đất trời và ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn Tam Sơn cùng núi đôi Cô Tiên. Đêm đầu tiên, mình dừng chân tại làng văn hóa du lịch Nặm Đăm thuộc Quản Bạ. Bạn sẽ được trải nghiệm văn hóa và phong tục bản địa, đặc biệt là thư giãn tâm trí với tắm thuốc Dao đỏ cực kỳ nổi tiếng của anh em người Dao Chàm (Dao áo dài) sinh sống nơi đây.

NGÀY 2: YÊN MINH – DỐC THẨM MÃ – NHÀ CỦA PAO – DINH HỌ VƯƠNG – PHỐ CỔ ĐỒNG VĂN

Hành trình tiếp đến là đi thị trấn Yên Minh. Qua những khúc cua quanh co dọc tuyến QL4C, mình đã đến được với rừng thông như trải dài vô tận. Đây là một điểm dừng chân mới mẻ trên cung núi rừng Đông Bắc: cảnh sắc xanh ngắt của đồi thông Yên Minh – một trong những điểm check-in đẹp nhất Hà Giang.

Nối tiếp QL4C là khúc cua tay áo có độ khó cao, căng đét thách thức mọi tay lái lụa – con dốc Thẩm Mã. Con dốc này gồm có nhiều khúc uốn lượn trông rất đẹp mắt nhưng để chinh phục được quả là một thách thức lớn đối với các phượt thủ. Nhất là những người lần đầu trải nghiệm các cung đường phượt xe máy. Không cần đến một vẻ đẹp quá phô trương, chính sự khó khăn, hiểm trở, hoang sơ và mộc mạc đã tạo nên sức hút cho dốc Thẩm Mã. Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy rất thích thú khi chinh phục con dốc trong truyền thuyết cùng liên tiếp những khúc cua từng khiến ngựa chùn bước, người nhức chân.

Rời dốc Thẩm Mã, đoàn xe di chuyển về địa điểm nổi tiếng Nhà Của Pao ở Sủng Là. Tại đây, bạn có thể chụp ảnh cùng chiếc cổng gỗ trước hàng rào đá, đi vào trong khám phá lối kiến trúc đặc trưng của người đồng bào dân tộc Mông với mái ngói âm dương và kiểu nhà trình tường chữ U, đậm chất xưa cũ.

Sau đó, đoàn lại men theo con đường và đến với dinh thự vua Mèo – họ Vương cực kỳ nổi tiếng ở thung lũng Sà Phìn. Đây là một công trình kiến trúc rất độc đáo và là niềm tự hào của người Hà Giang. Qua lời kể của anh Wildbuddy bản địa thì dinh thự này được xây từ đầu thế kỉ 20 trong suốt 8 năm ròng rã bởi những người thợ xây từ Vân Nam và người đồng bào Mông nơi đây. Dinh thự này của vua Vương Chí Đức, xây mất 15 vạn đồng bạc trắng ngang ngửa 150 tỷ bây giờ. Nét kiến trúc của dinh họ Vương khá đặc sắc bởi sự hòa trộn cực hài hòa giữa Trung – Pháp và Mông. Thêm bộ điêu khắc mang đậm dấu ấn của hoạt động bán thuốc phiện đã một thời cực kỳ hưng thịnh ở vùng đất. Cho đến nay, nhà vua Mèo hầu như vẫn còn giữ nguyên vẹn những nét kiến trúc đồ sộ và cổ kính.

Tối đó, mình đáp thị trấn Đồng Văn sau một ngày dài. Bữa ăn tối quây quần cùng đoàn với nhiều đặc sản rừng núi đông bắc cực kỳ ngon và ấm áp. Nếu còn sức, bạn nên thả bộ và đi dạo vòng quanh phố cổ Đồng Văn và tận hưởng cuộc sống về đêm nhộn nhịp giữa bức tranh rẻo cao.

NGÀY 3: CỘT CỜ LŨNG CÚ – MÃ PÍ LÈNG – SÔNG NHO QUẾ – PẢ VI

Khởi động ngày trải nghiệm mới, bạn có thể thưởng thức bữa sáng với món bánh cuốn Hà Giang trứ danh. Quán nổi tiếng được nhiều người rỉ tai nhau là bánh cuốn Bà Bích ngay phố cổ.

Hành trình ngày thứ ba của mình sẽ là cột cờ Lũng Cú – Lô Lô Chải – Mã Pí Lèng – Mèo Vạc.

Nếu đã đặt chân đến Đồng Văn thì không thể bỏ qua cột cờ Lũng Cú – cực Bắc của Tổ quốc. Theo lời anh Wildbuddy thì ngày nay, Lũng Cú đã được du lịch hóa rất nhiều nên con đường đến đó cũng tít tắp và chẳng khó khăn lắm. Sau khi đoàn xe máy vượt 26km đường đèo cùng chinh phục 389 bậc đá, mình đã đến được Lũng Cú. Từ trên cao, bạn có thể ngắm nhìn một phần lãnh thổ nước mình và cả cao nguyên đá Đồng Văn trùng điệp xám ngoét nữa. Tháng 9 ở đây sẽ rất đẹp vì vào mùa lúa, lớp lớp lúa dập dìu trên những thửa bậc thang óng ánh. Nói thêm về cực Bắc, Lũng Cú chưa hẳn là cực Bắc của Việt Nam mà là đại diện cho cực Bắc của chúng ta. Cực Bắc thật sự cách Lũng Cú không xa lắm. Bạn có thể hỏi người bản xứ hoặc nếu đi cùng Wildbuddy, yên tâm là sẽ được mục sở thị chính xác “cực Bắc cuối cùng” của Tổ quốc.

Bên dưới chân cột cờ là ngôi làng văn hóa Lô Lô Chải – ngôi làng của người Lô Lô và người Mông cùng sinh sống, khá tách biệt với thế giới bên ngoài. Ở đây có cả quán cà phê Cực Bắc, làm một ly “cà” sáng sớm và tỉnh táo trước hành trình sắp tới cũng khá thú vị. Cho những bạn chưa đến Lô Lô Chải thì nơi đây là một trong những vùng đất còn giữ được trống đồng cổ của Việt Nam. Mình nhớ đâu đó hơn chục cái và nếu bạn may mắn đến đây vào những ngày lễ hội, bạn sẽ thấy trống đồng được sử dụng. Với mình, Lô Lô Chải khá đẹp và bình yên.

Chặng đường tiếp theo của mình là một trải nghiệm cực kì ấn tượng và khó quên nhất: vượt Mã Pì Lèng huyền thoại, một trong những kỳ quan hùng vĩ bậc nhất, được mệnh danh “Tứ đại đỉnh đèo” Việt Nam. Mã Pí Lèng, mình gọi đó là di sản vĩ đại của sức người. Nằm trên QL4C, Mã Pí Lèng thuộc xã Pải Lủng và Pả Vi huyện Mèo Vạc. Trong tiếng H’Mông, Mã Pí Lèng chỉ sống mũi ngựa, ý nói đến sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi này dựng đứng như sống mũi con ngựa. Con đèo dài tầm 20km, nơi cao nhất ở khoảng 1.200m – 1.400m so với mực nước biển. Đặc biệt, con đèo này nằm trên con đường Hạnh Phúc – con đường kiêu hãnh của lịch sử Hà Giang đầy hào hùng.

Thật ra con đường Hạnh Phúc này có tổng chiều dài 200km và nó đã bắt đầu từ cửa ngõ vào Cao nguyên đá Đồng Văn. Điểm kết thúc sẽ là cuối Mã Pí Lèng, thuộc địa phận Mèo Vạc. Nếu bạn đi hết Mã Pí Lèng và thấy tượng đài tưởng nhớ thì đó là điểm cuối con đường. Được khởi công xây dựng năm 1959, thi công suốt 6 năm ròng rã, 17 thanh niên trong Đội thanh niên cảm tử treo mình bằng dây trên các vách đá suốt 11 tháng, đục đẽo đá bằng các dụng cụ thủ công thô sơ đã nằm lại trên trập trùng đá xám. Đèo Mã Pì Lèng là một trong những cung đèo mà các phượt thủ đều mong muốn một lần vượt qua, không chỉ bởi sự hiểm trở thử thách tay lái mà còn bởi vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh quan thiên nhiên. Đặc biệt là, có chút niềm tự hào len lỏi với hành trình trên con đường Hạnh Phúc. Từ điểm cao nhất của đỉnh Mã Pí Lèng, bạn có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh núi rừng Đông Bắc – một điểm dừng chân vừa thiêng liêng vừa hùng vĩ. Và con đường Hạnh Phúc mãi là niềm tự hào của mảnh đất địa đầu – Hà Giang.

Cũng từ độ cao ấy, bạn sẽ thấy dòng Nho Quế xanh ngắt với hẻm vực Tu Sản hùng quan. Là một phụ lưu của sông Gâm và khởi nguồn từ Trung Quốc, Nho Quế chảy vào nước ta từ thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, qua hẻm Tu Sản rồi chạy dọc theo đèo Mã Pí Lèng. Đoạn sông chảy qua khe núi Tu Sản và Mã Pí Lèng được xem là đoạn đẹp nhất. Mình có dịp được ngồi thuyền máy và lang thang rong ruổi dọc dải lụa xanh biếc này giữa đất trời Hà Giang. Nếu bạn thích vận động nhẹ, có thể chèo Kayak và trải nghiệm “chill chút chơi” cùng non nước.

Sau phút nghỉ ngơi, cả đoàn xe vượt Mã Pí Lèng về Pả Vi – Mèo Vạc. Tối đó, mọi người nghỉ ngơi tại Làng văn hóa Pả Vi, cùng rảo bước dạo quanh và thưởng thức nhiều món ăn ngon của người Mông.

NGÀY 4: MÈO VẠC – HÀ GIANG

Theo hướng Mèo Vạc, đoàn người và chiến mã lại quay về Hà Giang. Con đèo vắt vẻo dẫn lối ngang Lũng Phìn, Mậu Duệ, Đường Thượng, Lùng Tám đến Quản Bạ và cuối cùng là TP Hà Giang.

Trên đường về, mình có bắt gặp dốc M thần thánh. Quá trình mở đường vô tình tạo ra con đường chữ M với những khúc uốn mềm mại, uyển chuyển. Ai qua đèo cũng thả hồn theo những đoạn dốc dài và khúc cua, hít một hơi thật sâu bầu không khí mát lạnh. Đặc biệt, Lùng Tám và cổng trời Quản Bạ là hai địa điểm bạn có thể ngắm cảnh hoàng hôn yên bình và “cực chill” trước khi chia tay với vùng đất hùng vĩ này.

Cùng Phượt Vi Vu Chinh Phục Làng Aur

Ít ai biết rằng, “lọt thỏm” giữa đại ngàn Trường Sơn có một ngôi làng rất đặc biệt, mang tên là làng Aur. Địa danh này được ví như một đặc sản du lịch hiếm có ở vùng huyện miền núi – biên cương Tây Giang mà ai ai cũng ao ước được một lần khám phá và chinh phục.

1. Làng Aur ở đâu?

Aur là một ngôi làng nằm lọt thỏm giữa đại ngàn Trường Sơn. Làng Aur gồm 21 ngôi nhà xếp thành hình vòng cung xinh xắn. Và đây cũng chính là nơi trú ngụ của gần 100 đồng bào dân tộc Cơ Tu. 

Trước kia, gốc tích của làng Aur ở tận Pà Xuông, tức là xã Ba, Đông Giang. Còn hiện nay, Aur thuộc vào địa phận của xã A Vương, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Tây Giang lại là một trong những vùng huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Nam. Cách trung tâm thành phố khoảng 180km.

Quang cảnh làng Aur

2. Làng Aur có gì?

Có thể nói, Aur là một ngôi làng đặc biệt và có rất nhiều điều thú vị, đáng để kể. 

2.1. Con người hiếu khách

Mặc dù chúng mình đã từng đặt chân đến nhiều bản làng vùng cao. Và lòng hiếu khách của các dân tộc ở đây không phải là chuyện lạ. Tuy nhiên, hiếm có một ngôi làng nào như Aur. Khi vẫn còn lưu giữ được truyền thống “nuôi khách chung”. Phải chăng đó chính là một nét riêng biệt, độc đáo trong văn hóa dân tộc người Cơ Tu mà làng Aur đã chắt chiu, giữ gìn đến tận bây giờ?

Ai ai ở đây cũng đều rất thân thiện, nhiệt tình và hiếu khách. Không cần đợi đến ngày xuân, các bạn vẫn sẽ luôn được tiếp đãi như một vị thượng khách. Tất cả người dân trong bản, người mang trái chuối, người mang cá khô… Thậm chí, bưng mâm cơm chỉ có rau rừng, cá suối hay củ mài đến nhà Gươl để mời khách. 

Thế mới thấy, người dân ở đây, họ đón khách bằng tất cả sự nồng hậu, vô tư trong nghèo khó của mình. Tuy đạm bạc nhưng luôn ân cần, thân thiện như người trong cùng một gia đình dù mới chỉ lần đầu gặp gỡ. Đúng là một đức tính đáng trân quý biết bao!

Bữa cơm tiếp đãi khách của người làng Aur

2.2. Môi trường

Trekking làng Aur, bạn mới thấy, đây đúng là ngôi làng Singapore của Việt Nam. Môi trường sống sạch sẽ, không khí trong lành. Không một cọng rác, không một túi ni lông. Trong ánh ban mai, Aur đẹp lấp ló như tranh vẽ. Những căn nhà bằng gỗ nhỏ nhắn, tươm tất, không một chút bụi bẩn.

Ở đây, có khá nhiều quy định nghiêm ngặt về việc bảo vệ môi trường xung quanh. Nếu người lạ vứt rác bừa bãi thì sẽ bị nhắc nhở. Còn người trong làng sẽ bị phạt quét dọn khắp làng từ 3 ngày (đối với trẻ em), 1 tuần (đối với người lớn). Đồng thời, vào mỗi buổi sáng, đầu chiều và chiều tối thì người người nhà nhà trong làng Aur phải cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, quét sân bản… Nhà nào còn bụi bặm thì sẽ bị phê bình trong những lần họp bản.

Mặc dù người trong bản chăn nuôi gia súc khá nhiều. Nhưng ngôi làng vẫn sạch sẽ lạ thường. Đặc biệt, sức khỏe của con người vẫn luôn đảm bảo khi không bị lây nhiễm dịch bệnh. Tất cả là nhờ việc dựng chuồng cho chúng ở một cánh đồng rộng mênh mông phía cuối con suối Tà Vắt – cách làng gần 2km. Rồi hằng ngày, mỗi gia đình sẽ cử người mang thức ăn đến cho chúng.

Con suối đầu nguồn hay còn được gọi thần thánh hóa là bể tắm giặt của buôn thì luôn sạch sẽ. Nước chảy trong veo, ào ạt cả ngày lẫn đêm, mát rượi. Nhờ đó, bà con ở đây luôn có điều kiện tắm rửa và sinh hoạt hàng ngày. 

Môi trường trong lành

2.3. Phong tục tập quán

Vốn là tộc người sống trên núi cao và tách biệt lập với cộng đồng bên ngoài nên ngôi làng này sở hữu luật tục về tổ chức làng rất chặt chẽ. Khi già làng đã thống nhất, quyết định một vấn đề nào đó mà bất kỳ người nào trong bản không nghe theo thì đều bị phạt. Ví dụ như chuyện bảo vệ môi trường xung quanh, quét dọn nhà cửa, sân bản… hàng ngày.

Ít ai biết, Aur còn là một ngôi làng hiếm hoi khi vẫn còn lưu giữ tục du canh, du cư và tự cung tự cấp. Ở đây 100% là rừng che phủ. Người dân sống rất văn minh. Họ không phá rừng cũng không có tập tục đốt nương làm rẫy. Bởi họ biết, rừng đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân. Không nên làm như thế để tránh gây hạn hán vào mùa khô và lụt lội vào mùa mưa.

Người dân làng Aur sống rất hài hòa với thiên nhiên. Tự hái nấm quý, thảo quả hoặc đào củ sâm ba kích… rồi gửi về xuôi để đổi lấy vật dụng sinh hoạt cần thiết.  Lấy vừa đủ để ăn và làm vừa đủ để sống và không bị thiếu lương thực vào mùa đông. Phải chăng, nhờ bản tính cần cù, tiết kiệm và luôn biết yêu thương thiên nhiên ấy đã giúp cho 21 nóc nhà ở Aur lúc nào cũng lúa đầy bồ và khoai sắn ngập tràn khắp nương rẫy?

Cuộc sống no đủ ở làng Aur

Aur theo tiếng bản địa có nghĩa là những con kiến cùng nhau xây tổ ấm. Và những người dân ở làng Aur vẫn hàng ngày miệt mài cùng nhau vun vén, xây dựng một cộng đồng làng đoàn kết, đùm bọc nhau. Nhờ thế, ngôi làng này đã tạo dựng cho mình vô vàn những điều tuyệt diệu không phải nơi đâu cũng có.

Đăng bởi: Hoài Bùi

Từ khoá: Cùng Phượt Vi Vu chinh phục làng Aur

2 Cung Đường Phượt Ven Biển Mũi Né Đẹp Hút Hồn

Nếu bạn là dân yêu thích du lịch, đặc biệt là có tình cảm với những đồi cát trải dài vô cùng hoang sơ thì cung đường Mũi Né – Bàu Trắng – Phan Rí Cửa chính là một lựa chọn hoàn hảo đấy.

  

1. Phan Thiết – Mũi Né – Bàu Trắng

Ảnh: fb/phamquangtuancom Đoạn đường ven biển từ Mũi Né tới Bàu Trắng tuy chỉ dài vài km nhưng đảm bảo sẽ khiến bất kì ai đi qua cung đường cũng phải dừng chân check in vì quá đẹp.

Những sa mạc cát mênh mông

Ảnh: chúng tôi Từ Mũi Né tiếp tục đi lên Bàu Trắng là đường DT716 dài thêm khoảng 21km, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những sa mạc cát mênh mông đổi màu liên tục từ vàng, sang đỏ rồi chuyển qua trắng. Những khung cảnh trên đường sẽ khiến bạn choáng ngợp bởi sự sắp xếp tài tình của tạo hóa ban tặng cho nơi này.

Cảnh sắc như mê hoặc lòng người

Ảnh: chúng tôi Trái ngược với cảnh đông đúc, tấp nập xe cộ trên quốc lộ, cung đường ven biển hầu như vắng hoe, chẳng có mấy xe lại qua. Và thế là chỉ ta với ta hoà cùng trời cao biển rộng. Cảnh sắc hai bên đường đi đổ màu theo thời gian từ màu đất đỏ hoang mạc, sang vàng cam óng ả của cát, bao trùm lên khung cảnh hùng vĩ đó là màu nắng đặc trưng của miền nhiệt đới. Khi chạy xe ngang qua, bạn sẽ được chứng kiến cảnh con đường thẳng tắp xé dọc một hoang mạc rộng lớn tới tận chân trời, trên nền đất đỏ au lác đác vài bóng cây cằn cỗi, đơn độc. Khung cảnh lúc này thực sự chẳng khác trong phim Mỹ là bao nhiêu.

2. Bàu Trắng – Phan Rí Cửa

Tiếp theo lên phía Bắc từ cung đường ven biển Mũi Né là đoạn ven biển Bàu Trắng – Phan Rí Cửa. Đoạn này đặc trưng với những cồn cát trắng phau nối đuôi nhau trải dài dọc 2 bên đường đi.

Đoạn đường cát trắng tuyệt đẹp

Ngược lại với sự rực rỡ của đoạn Phan Thiết – Mũi Né trước đó, bức tranh thiên nhiên ở chạy dài gần 10km ở Bàu Trắng – Phan Rí Cửa mang đến vẻ dịu dàng, mát mẻ hơn hẳn với hai tông xanh, trắng chủ đạo, nhưng lại chẳng hề thua kém về độ hùng vĩ. Qua khỏi đoạn đường Bàu Sen – Bàu Trắng là đoạn đường Phan Rí Cửa chỉ dài khoảng 1km với đồi cát trắng 2 bên đẹp ngất ngây. Màu trắng của cát trên nền xanh thẳm của trời và biển, con người lúc này trở nên vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên, lạc lõng trên con đường quanh co uốn lượn theo triền cát, càng đi khung cảnh lại càng mở rộng bất tận ra thêm.

Theo Trần Thị Cẩm Nhi (Wiki Travel)

Đăng bởi: Tấn Nguyễn

Từ khoá: 2 cung đường phượt ven biển Mũi Né đẹp hút hồn

Top 05 Cung Núi Khó Nhất Việt Nam Thách Thức Nhà Chinh Phục

Pusilung – Độ cao: 3083m, xếp thứ 2 Việt Nam.

Độ khó: nhóm 1. Tổng quan: Nhắc đến Pusilung là nhắc đến nóc nhà của miền biên viễn giữa Việt Nam và Trung Quốc và cũng là cung đường huyền thoại trekking hàng đầu Việt Nam. Với độ cao 3083m so với mực nước biển, Pusilung ở Lai Châu là đỉnh núi cao thứ 2, sau Fansipan. Đường leo không quá khó hay hiểm trở nhưng hành trình chinh phục dài tưởng không có hồi kết và khắc nghiệt vô vàn khi bào sức mọi đôi chân trek “lành nghề”. Bên cạnh đó, áp lực về mặt thời gian trong 4 ngày 3 đêm, sức mạnh và sức chịu đựng trên cung trek khiến nhiều nhà thám hiểm phải “dè chừng” trước khi đi. Nếu tính độ dài cung trek cả lượt đi và lượt về thì tổng chặng lên tới 66km:

Từ bìa rừng đi vào và lên tới đỉnh, tổng chiều dài quãng đường là 46km.

Từ đồn biên phòng Pa Vệ Sử vào đến bản Sín Chải A vừa vặn 10km nữa.

Đó là chưa kể quãng đường và thời gian di chuyển liên tục từ Hà Nội đến Lai Châu, rồi vào tới đồn biên phòng.

Nổi bật:

Cung trek dài nhất và khó nhất tại Việt Nam.

Khu rừng nguyên sinh được gìn giữ nguyên vẹn với các gốc cây cổ thụ được hình thành cả nghìn năm.

Biển mây Pusilung đẹp tuyệt trên độ cao 3000m.

Có rừng đỗ quyên cổ thụ gần đỉnh, tán cao cả chục mét, nở rộ vào tháng 4, tháng 5.

Mốc 42 ở cao độ 2800m, một trong những mốc biên giới quan trọng và cao nhất Việt Nam.

Có nhiều suối và chất lượng nước tốt, nên có thể không cần mang theo nhiều nước ngay từ đầu.

Hạn chế:

Đường tiếp cận dài (hơn 500km từ Hà Nội), di chuyển nhiều dễ mất sức.

Đường đi không có nhiều đoạn hiểm trở nhưng dài, lên xuống liên tục, bào sức kinh khủng.

Nhiều đoạn có cỏ gianh sắc, cây gai cào vào người xước da thịt. Nên mặc quần áo dài, găng tay, mũ nón đầy đủ.

Đỉnh nằm trên đường biên giới, nên khá nhạy cảm về an ninh, cần xin phép đồn biên phòng Pa Vệ Sử để được leo, tốt nhất là có giấy giới thiệu từ Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Lai Châu.

Từ mốc 42 tới đỉnh rất dễ lạc đường.

Khó gọi xe ôm, đoạn đường từ đồn biên phòng đến cửa rừng dài 9km và nhiều dốc gắt, nếu không gọi được xe ôm thì độ khó sẽ tăng lên rất nhiều. Người dân ở đây lại là người La Hủ, một trong những dân tộc thiểu số ít người nhất Việt Nam, họ không thân thiện lắm vì ít tiếp xúc với người lạ.

1. Cách đến Pusilung:

Xuất phát từ Hà Nội đến Lai Châu (400km). Sau đó, đi thêm 130km để đến Mường Tè, đường khá khó đi nhiều đoạn dốc núi quanh co, sỏi đá gồ ghề. Đến Mường Tè, di chuyển thêm 35km để đến Pa Vệ Sử.

Thời lượng chinh phục: 03 ngày 02 đêm.

Lịch trình khám phá cơ bản:

Vượt 60km đường rừng núi, địa hình cỏ lác và trúc. Nhiều suối.

Chưa có lán nghỉ. Sử dụng lều trại.

Ngày 0: Hà Nội – Mường Tè

Ngày 1: Mường Tè – Pa Vệ Sử – Điểm trại hang đá 2000m, gần suối

Ngày 2: Điểm trại hang đá 2000m – mốc 42 – đỉnh Pusilung 3083m – điểm trại hang đá 2000m

Ngày 3: Điểm trại hang đá 2000m – Mường Tè – Hà Nội

Nam Kang Ho Tao- Độ cao: 2881m, xếp thứ 12 Việt Nam.

Độ cao: 2881m, xếp thứ 12 Việt Nam.

Độ khó: nhóm 2.

Tổng quan:

Nằm trên địa phận bản Thào A, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, Nam Kang Ho Tao – đỉnh núi khá xa lạ và đầy bí hiểm nhất nhì cung Tây Bắc. Ở độ cao 2881m, Nam Kang Ho Tao thuộc phía nam Vườn quốc gia Hoàng Liên chỉ ở vị trí 12/15 top các ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng xét về độ khó, Nam Kang Ho Tao nhảy vọt đứng ở vị trí số 2 chỉ sau Pusilung. Đặc biệt, hội nghiện trekking Tây Bắc còn điểm mặt chỉ tên Nam Kang Ho Tao là cung trek hành xác nhất và gian nan nhất mà họ đã trải qua. Vì sao? Vùng núi hoang sơ với địa hình vô cùng phức tạp, hành trình chinh phục đỉnh Nam Kang đòi hỏi các nhà thám hiểm rất cao về mặt thể lực, sự kiên trì, sức chịu đựng bền bỉ, một cái đầu lạnh bên cạnh trái tim quả cảm nói không với “chùn bước”. Với hơn 11km đường offroad cực kỳ khó, 9 tiếng leo đến điểm hạ trại, tiếp 9 tiếng lên đỉnh, rồi 9 tiếng quay về, cuối cùng là 7 tiếng về đến điểm xuất phát. Đã dấn thân vào Nam Kang Ho Tao bạn không có đường lùi. Hoặc là đến đỉnh hoặc đừng đi.

Nổi bật:

Rừng thường xanh còn nhiều và đẹp do nằm trong khu vực VQG cai quản.

Chiêm ngưỡng sắc hoa đỗ quyên tím ngắt và mùa lá phong đỏ rợp trời.

Nhiều suối và chất lượng nước rất sạch.

Đi ngang các bản làng hiền hòa và mộc mạc chưa bị du lịch hóa.

Dễ hòa mình vào cuộc sống tách biệt của người bản địa sống trong các lán thảo quả sâu dưới tán rừng.

Thiên nhiên cực kỳ hoang sơ với những cánh rừng đẹp kỳ vỹ, cùng rừng cây Pơ Mu ngàn năm tuổi, cùng suối, thác đầy hơi thở tự nhiên.

Độ khó cao với 11km đường off road khó khăn, nhiều vách đá dựng đứng, các khoảng cách leo đều mất tầm 9 tiếng liên tục.

Hạn chế:

Vì là khu vực của VQG, nên khi đi cần mua vé đầy đủ từ BQL VQG Hoàng Liên như đi Fansipan, để tránh trường hợp bị bắt và phạt.

Nhiều dốc gắt, trơn trượt, phải bám dây leo.

Nhiều đoạn gây mất sức khi băng rừng, phải cẩn thận không bị lạc.

Đường đi chủ yếu ven suối, có nhiều đoạn cắt qua suối. Rất nhiều vực sâu, khi trời mưa thì trơn trượt, độ khó tăng rất nhiều. Nếu mưa lớn không nên đi tiếp đề phòng lũ quét, lũ ống. Nếu đang đi mà gặp mưa lớn thì tốt nhất đi lên cao và tránh xa suối.

Thời tiết cực kỳ khó lường, ngày nắng rát, đêm lạnh nhanh.

Cần thể lực tốt và đã có kinh nghiệm trekking một vài đỉnh dễ đi trước đó.

Đường tiếp cận khó, xa và cực xấu.

2. Cách đến Nam Kang Ho Tao: Xuất phát từ Hà Nội đến Sapa – Lào Cai (320km) hoặc đi đến Lai Châu (400km). Từ Sapa đến xã Hố Mít tầm 82km, còn từ Lai Châu lại khoảng 20km. Có thể kết hợp cung ngắm lúa theo tuyến Hà Nội – Nghĩa Lộ – Mù Cang Chải (350km) hay thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van nhưng từ Tả Van vào Dền Thàng offroad cực xấu. Đến xã Hố Mít chỉ có một con đường duy nhất vào bản Thào A, tầm 10km, đường siêu xấu, nhiều ổ gà, sỏi đá, gập ghềnh. Bạn cũng có thể đi lên đỉnh theo lối Lai Châu (bản Thào A) và về lối Lào Cai (xã Dền Thàng) hoặc ngược lại.

Thời lượng chinh phục: 03 ngày 04 đêm.

Lịch trình khám phá cơ bản:

Vượt 40km đường rừng núi, địa hình nhiều rừng già của vườn quốc gia, dốc và vách khá nguy hiểm.

Ngày 1: Hà Nội – Sapa Ngày 1: Sapa – Than Uyên – điểm hạ trại 1 tại rừng thảo quả Cung đường sáng băng nhiều suối, chiều sẽ lên dốc cao trong rừng rậm, thời gian trekking tầm 9 tiếng.

Ngày 2: Điểm trại 1 tại rừng thảo quả – đỉnh Nam Kang 2881m – điểm trại 2 tại Vùng Yên Ngựa

Ngày 3: Điểm trại 2 tại Vùng Yên Ngựa – Sapa – Hà Nội

Pờ Ma Lung – Độ cao: 2967m, xếp thứ 8 Việt Nam.

Độ khó: nhóm 3. Tổng quan: Là ngọn núi nằm trên đường biên giới Việt – Trung, Pờ Ma Lung còn có tên gọi khác là Phai Mu Leng hay Bạch Mộc Lương trên bản đồ quân sự nước ta. Ở độ cao 2967m so với mực nước biển, Pờ Ma Lung là đỉnh núi cao thứ 8 Việt Nam, nằm trên xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nhưng lại là quãng đường dài hơn 35km và chênh cao hơn 2000m, nên đây cũng là cung trek có độ khó đáng nể, khá thách thức các nhà đam mê leo núi. Được ví như “vườn địa đàng bị lãng quên”, Pờ Ma Lung không chỉ sở hữu những khu rừng thường xanh rậm rạp với vẻ đẹp hoang sơ, nơi đây còn có hệ thống thác nước hùng vĩ, tán phong cuối mùa nhuộm đỏ vạt rừng, những con suối đá lớn bậc nhất Tây Bắc cùng thác Rồng 3 tầng độc đáo và Mỏm Quạ huyền bí đầy ấn tượng. Nổi bật:

Rừng ở núi Pờ Ma Lung còn khá hoang sơ và đẹp, nhiều cây lớn.

Đường có dốc nhiều và gắt từ khoảng 45 – 60 độ liên tục nối tiếp nhau không có điểm dừng bằng phẳng. Nổi tiếng nhất là dốc Ba Giờ, rất ấn tượng vì khiến bao nhà chinh phục “rùng mình” khi nghĩ về.

Có những nương thảo quả rộng lớn dưới tán rừng nguyên sinh, lán nghỉ 2 tầng khá tiện nghi.

Xứ sở của những con suối với khoảng 70% quãng đường gắn với suối. Và nhiều hồ nước lớn giữa rừng. Chất lượng nước sạch, có thể sử dụng và hạn chế mang vác nước quá nhiều.

Có lòng suối đá cạn lớn bậc nhất Tây Bắc giữa rừng.

Có thác Rồng lớn và cao hàng trăm mét, có thể tắm dưới chân thác lúc quay về.

Đi qua ruộng bậc thang tuyệt đẹp ở bản người Dao Đỏ mến khách và thân thiện.

Dù đỉnh ở vùng biên viễn nhưng xin phép khá dễ dàng, chỉ cần chứng minh thư làm thủ tục ở ủy ban xã Bản Lang.

Hạn chế:

Đường đi xa và khó tiếp cận. Nếu đi từ Sapa là 140km, còn điểm gần nhất có xe khách giường nằm là thị trấn Mường So.

Nâng độ khó của đỉnh Pờ Ma Lung do suối nhiều nước.

Mùa mưa hay có lũ ống, không nên mạo hiểm đi trekking vào những ngày mưa gió.

Đoạn từ chân núi lên tới lán thì khá nhiều vắt rừng.

Cách đến Pờ Ma Lung: Xuất phát từ Hà Nội đến Lai Châu. Sau đó thuê xe máy, từ Lai Châu, bạn theo hướng đi huyện Phong Thổ 25km, đến ngã ba Phong Thổ – Mường So, rẽ phải theo QL100 qua thị trấn Mường So khoảng 500m, thì rẽ phải vào đường TL132, đi thêm 15km nữa là đến xã Bản Lang. Sau đó, rẽ phải theo cầu treo qua suối thêm 6km đường nữa là đến bản Nà Đoong – đây là nơi gần nhất chân núi Pờ Ma Lung. Hoặc bạn lên thẳng Sapa, thuê xe máy để vượt đèo Ô Quy Hồ và thẳng tiến Lai Châu. Vì thuê xe máy ở Lai Châu khó hơn ở Sapa. Tuy nhiên, đi từ Sapa qua lại khá xa.

Thời lượng chinh phục: 03 ngày 04 đêm.

Lịch trình khám phá cơ bản:

Vượt 35km đường rừng núi, địa hình nhiều rừng già. Thác và suối siêu đẹp.

Ngủ lán nghỉ ở độ cao 2500m

Ngày 1: Hà Nội – Sapa Ngày 1: Sapa – Bản Lang – điểm trại 2200m ở rừng thảo quả. Cung đường sáng băng nhiều suối, chiều sẽ lên dốc cao trong rừng rậm, thời gian trekking tầm 9 tiếng.

Ngày 2: Điểm trại 2200m – đỉnh Pờ Ma Lung 2967m – điểm trại 2200m Cung đường nhiều dốc cao trong rừng rậm rạp, thời gian trekking tầm 9 tiếng. Ngày 3: Điểm trại 2200m – Sapa – Hà Nội

Putaleng – Độ cao: 3049m, xếp thứ 3 Việt Nam.

Độ khó: nhóm 4. Tổng quan: Đỉnh núi Putaleng còn có tên gọi tiếng H’Mông là Pú Tả Lèng, tọa lạc tại địa phận xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Putaleng sở hữu độ cao 3049m so với mực nước biển, xếp thứ 3 sau Fansipan và Pusilung về độ cao nhưng vẻ đẹp vẹn nguyên của những cánh rừng thường xanh đúng nghĩa thì chẳng ngọn núi nào bằng. Putaleng mang trong mình nét hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng Tây Bắc, cộng hưởng cùng những gốc đỗ quyên cổ thụ rừng nở rộ trên nền xanh rêu và địa y rất đặc trưng, luôn là cung đường trekking vô cùng gian nan, muôn ngàn vất vả. Dốc nối dốc, đèo nối đèo sẵn sàng vắt kiệt bạn bất cứ lúc nào. Đó cũng là sức hút bất tận đối với các nhà chinh phục để được đặt chân lên đỉnh núi sừng sững này. Nổi bật:

Đối mặt với ba ngọn núi dốc dựng đứng không một đoạn bằng phẳng, siêu khó nhằn so với các cung khác.

Rừng nguyên sinh hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam với nhiều cây cổ thụ cao lớn, từng thảm rêu phong, địa y phủ lấy gốc cây hay tảng đá khổng lồ. Putaleng như “khu vườn cổ tích”.

Mùa đỗ quyên tháng 3 đến tháng 5 rực rỡ nhiều sắc màu và rừng trúc rì rào.

Nhiều suối mát lành và nước sạch trong vắt.

Bản làng yên bình và người dân thân thiện.

Ruộng bậc thang và mùa nước đổ và mùa lúa chín bên cung Tả Lèng rất đẹp.

Hạn chế:

Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 8 nước có thể dâng cao, lũ quét, trơn trượt, không nên đi trek.

Dốc gắt, đòi hỏi mặt thể lực, bạn nên chuẩn bị kỹ càng trước khi đi.

3. Cách đến Putaleng: Xuất phát Hà Nội đến Lai Châu. Sau đó thuê xe máy, chạy thêm 7km nữa là đến chân núi Putaleng tại huyện Tam Đường.

Cung 1: từ bản Thô, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, Lai Châu. Cung này ngắn nhưng dốc và khó đi.

Cung 2: đi từ xã tả lèng, Lai Châu. Đoạn đường thoải, dễ đi nhưng dài hơn.

Cung 3: kết hợp lên núi từ bản Thô và xuống núi hướng Tả Lèng. Thưởng thức trọn vẹn cảnh đẹp sừng sững của Putaleng.

Xuất phát Hà Nội đến Lai Châu. Sau đó thuê xe máy, chạy thêm 7km nữa là đến chân núi Putaleng tại huyện Tam Đường.

Thời lượng chinh phục: 03 ngày 04 đêm. Lịch trình khám phá cơ bản:

Vượt 34km đường rừng núi, nhiều rừng, nhiều suối đẹp. Không săn biển mây.

Đường đi là đường đất, ngày đầu rất dốc và nhiều suối.

Ngủ lán nghỉ ở độ cao 2100m.

Ngày 1: Hà Nội – Sapa Ngày 1: Sapa – Lán nghỉ Hồ Thầu Cung đường sáng băng qua nhiều suối, chiều sẽ lên dốc cao trong rừng rậm, thời gian trekking tầm 8 tiếng.

Ngày 2: Lán nghỉ Hồ Thầu – đỉnh Putaleng – lán nghỉ Tả Lèng Cung nhiều dốc cao, đi trong rừng rậm, thời gian trekking tầm 8 tiếng. Ngày 3: Lán nghỉ Tả Lèng – Sapa – Hà Nội

Kỳ Quan San – Độ cao: 3046m, xếp thứ 4 Việt Nam.

Nổi bật:

Nổi bật nhất là thiên đường mây siêu đẹp ở “núi Muối” với độ cao 2100m so với mực nước biển và biển mây ở đỉnh.

Đỉnh thoáng và có view 360 độ từ trên cao rất phê, nhiều góc độc lạ tha hồ săn mây, ngắm bình minh cực đỉnh.

Cung đường trekking độc đáo với đa dạng và đầy đủ các loại địa hình nhất từ ruộng bậc thang, rừng già, suối, view thoáng ngắm mây, rừng đỗ quyên, rừng phong, rừng trúc…

Lán nghỉ “núi Muối” được ví như resort vì tiện nghi gồm dịch vụ tắm nước nóng, ngâm chân, nhà vệ sinh, nhà tắm, chăn ấm đệm êm.

Ngoài khối núi chính có đỉnh Kỳ Quan San, thì các khối núi bao quanh tạo thành một quần thể, view ngắm hùng vĩ.

Đây là đỉnh mà đi quanh năm đều được, mùa hè có thể mưa hơi nhiều nhưng không lo về việc lũ ở suối hay sạt lở.

Hạn chế:

Có vài đoạn dốc đất, nếu trời mưa hay bị sương thì sẽ rất trơn, vồ ếch nhiều.

Đoạn gần đến đỉnh hơi gắt.

Rừng mấy năm trở lại đây đã bị giảm đi nhiều, sợ rằng một vài năm nữa sẽ không còn những cánh rừng bạt ngàn cây cổ thụ nữa.

Thời lượng chinh phục: 03 ngày 04 đêm.

4. Cách đến Kỳ Quan San:

Cung 1, từ Hà Nội đến Sapa, sau đó thuê xe máy đến bản Kỳ Quan San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai. Cách Sapa 50km. Xuất phát từ bản Kỳ Quan San, mất khoảng 03 ngày 02 đêm.

Cung 2, từ Hà Nội đến TP Lai Châu, sau đó thuê xe máy đi khoảng 40km đến địa điểm leo (bản Dền Sung). Xuất phát từ bản Dền Sung, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu. Cung này phức tạp hơn, do phải đi vòng xa hơn để tới chân núi, đường dốc gắt hơn, rậm rạp do ít người đi. Cần xin giấy phép.

Lịch trình khám phá cơ bản:

Vượt 28km đường rừng núi, ít rừng, ngắm biển mây đồi muối, có suối.

Đường đi chủ yếu là đường mòn qua rừng, suối, một số đoạn có vách.

Ngày 1: Hà Nội – Sapa Ngày 1: Sapa – Sàng Ma Sáo – Lán Dê 2100m Cung đường nhiều dốc cao, ít suối, dễ trơn trượt khi mưa, thời gian trekking tầm 8 tiếng.

Ngày 2: Lán 2100m – Núi Muối – Đỉnh Kỳ Quan San 3046m – lán 2100m Cung đường nhiều dốc cao, sống lưng núi hùng vỹ, thời gian trekking tầm 8 tiếng.

Ngày 3: Lán nghỉ 2100m – Sapa – Hà Nội Bắt đầu hành trình trek cung khó cũng sẽ chính thức mở ra chặng đường vượt qua giới hạn của bản thân và đắm chìm trong kiệt tác của đất trời.

Đăng bởi: Hằng Gạo

Từ khoá: Top 05 Cung Núi Khó Nhất Việt Nam Thách Thức Nhà Chinh Phục

Review 12 Cung Đường Ngắm Hoa Dã Quỳ Đà Lạt Đẹp Nhất 2023

Hoa Dã Quỳ Đà Lạt nở vào tháng mấy? Cung đường nào để tham quan và check in sống ảo với hoa Dã Quỳ phê nhất Đà Lạt, cùng tìm hiểu nào.

Hoa Dã Quỳ Đà Lạt nở vào tháng mấy? Cung đường nào để tham quan và check in sống ảo với hoa Dã Quỳ phê nhất Đà Lạt, cùng tìm hiểu nào.

(Ảnh bìa: VDV Aerobic Nguyễn Phương Thúy)

Hoa Dã Quỳ Đà Lạt nở vào tháng mấy?

Cuối mùa mưa của Đà Lạt, tháng 10 tháng 11 là lúc những bông hoa Dã Quỳ Đà Lạt đua nhau khoe sắc rực rỡ khắp mọi nẻo đường trong và xung quanh thành phố.

Nguồn gốc tên gọi của hoa Dã Quỳ Đà Lạt:

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, hướng dương dại hay cúc Nitobe.

Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu.

Tương truyền cái tên Dã Quỳ bắt nguồn từ câu chuyện nàng K’Linh đi tìm người yêu và gục chết bên dòng suối. Vị trí nàng K’linh chết về sau mọc lên 1 loại hoa màu vàng tuyệt đẹp để minh chứng cho tình yêu đôi lứa. Về sau người ra gọi loài hoa đó là hoa Dã Quỳ.

Đặc điểm của hoa Dã Quỳ Đà Lạt:

Cây hoa dã quỳ là loại cây thân bụi lâu năm hoặc một năm tùy theo từng điều kiện môi trường, với kích thước chiều cao của cây khoảng 2 – 3m.

Thân hoa dã quỳ mọc thẳng, khi non có màu xanh đậm, lúc trưởng thành sẽ hóa gỗ và có màu nâu xám.

Lá cây hoa dã quỳ màu xanh đậm, thường mọc đơn lẻ nhưng cũng thỉnh thoảng mọc thành từng chùm. Hình dáng có nhiều nét tương đồng với lá cây hoa cúc.

Phiến lá khá nhẵn, mặt dưới lá nổi gân và lá được bao phủ một lớp lông nhỏ xung quanh.

Hoa Dã Quỳ Đà Lạt mọc đơn hoặc kết thành từng chùm.

Hoa Dã Quỳ thường có 13 cánh, khi nở tỏa tròn với đường kính khoảng 8 – 10cm. Những cánh hoa mỏng, dài mang một màu vàng rực rỡ.

Điểm đặc biệt là những bông hoa dã quỳ mang nét đẹp kết hợp của cả hoa cúc vàng và hoa hướng dương.

Hoa Dã Quỳ Đà Lạt trong nắng – Ảnh FB Thái Viết Hoàn

Kinh nghiệm đi ngắm hoa Dã Quỳ Đà Lạt: Thời gian trong ngày:

Thời gian hoa Dã Quỳ Đà Lạt đẹp nhất là buổi sáng sớm, lúc này những giọt sương đêm vẫn còn đọng lại trên thân hoa nên cánh hoa nhìn rất tươi mới.

Buổi trưa nắng gắt quá hoa rũ và chụp ảnh cũng không đẹp do thừa sáng.

Cần chuẩn bị những gì:

Quan trọng nhất, tất nhiên là phương tiện chụp ảnh. Có thể là máy ảnh chuyên dụng hoặc smart phone thì đều ảo được nha.

Cung đường lang thang cũng nhiều nên cần có sạc dự phòng.

Phương tiện di chuyển nên là đi xe máy. Oto con cũng được nhưng có một số cung sẽ phải gửi xe đi bộ vào.

Trang phục phù hợp khi chụp hoa dã Quỳ Đà Lạt chỉ duy nhất cần lưu ý một điều là tránh mặc tông trùng với màu hoa. Màu trắng theo mình là màu ăn ảnh nhất, ngoài ra bạn còn có thể chọn màu xanh da trời hoặc tím mộng mơ.

Sau khi đổ đầy xăng nạp đầy pin thì chúng ta lên đường thôi nhỉ?!

Những cung đường ngắm hoa Dã Quỳ Đà Lạt: Cầu Đất – Đ’ran – Châu Sơn – Phi Nôm – Tu Tra:

Đây có thể được xem là cung đường ngắm hoa Dã Quỳ đẹp nhất tại Đà Lạt.

Khu vực dọc theo cung đường từ Trại Mát về đến đồ chè Cầu Đất, hoa Quỳ nở vàng rực hai bên đường.

Qua hết đèo D’ran là địa phận của thị trấn Đơn Dương, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những cung đường với hoa Dã Quỳ vàng rực hai bên và chân đập nước Đa Nhim là nơi hoa Dã Quỳ Đà Lạt rực rỡ nhất.

Quốc lộ 20 – Liên Khương – Nam Ban – Tà Nung:

Đây là sự kết hợp giữa những đoạn đường đồi núi của các rừng thông xanh ngắt, nổi bật trên nền xanh đó là những bông hoa dã quỳ tươi rói.

Sự kết hợp tạo nên một bức tranh hoàn mỹ làm xao xuyến biết bao trái tim du lịch khi đến với Đà Lạt.

Đoạn đường từ sân bay Liên Khương về đến Đà Lạt cũng ngập tràn sắc hoa của loài hoa này.

Nếu nhìn trên những quả đồi, bạn sẽ ngỡ ngàng vì lúc này quả đồi được nhuộm một màu vàng tươi của sắc hoa rực rỡ này.

Cung đường trong thành phố Đà Lạt:

Khi đặt chân đến thành phố Đà Lạt, bạn cũng có thể ngắm nhìn những dải hoa dã quỳ ở các góc nhỏ trên từng con phố.

Hoa dã quỳ ở trong thành phố luôn đẹp hơn ở các cung đường nhưng không nhiều bằng.

Một số địa điểm hoa dã quỳ Đà Lạt mọc nhiều trong thành phố như: đường Phạm Hồng Thái bên cạnh nhà ga Đà Lạt, đường vào Chủng viện Minh Hòa, trường Đại học Đà Lạt.

Cầu Đất – Đ’Ran – Đơn Dương – đồi thông Châu Sơn – Phi Nôm – Tu Tra – Đà Lạt:

Đây là cung đường khá dài, tổng hành trình khoảng 130km và cũng đi 1 vòng cung.

Với cung đường này bạn sẽ được trải nghiệm những thung lũng sâu ẩn mình dưới rừng thông bạc ngàn xanh mượt, men theo con đường đèo là những đám mây là đà bay ngàn những vạt thông già, những dải hoa Dã Quỳ cứ thế nối tiếp nhau bạt ngàn níu chân du khách.

Sắc vàng của hoa Dã Quỳ Đà Lạt len lỏi từ đỉnh đồi xuống rừng thông, có đoạn hoa nhuộm vàng cả một quả đồi, hòa vào gần những vườn rau ở Đơn Dương, rồi lại chạy dài bất tận theo đường đèo quanh co, uốn lượn.

Vườn hoa Dã Quỳ tuyệt đẹp – Ảnh tổng hợp

Làng hoa Vạn Thành – Tà Nung- Thác Voi – Lang Biang:

Đây là cung đường săn hoa Dã Quỳ Đà Lạt kết hợp tham quan các điểm đến hấp dẫn tại khu vực ngoại thành Đà Lạt. .

Trên đường từ Đà Lạt đi làng hoa Vạn Thành, bạn sẽ không chỉ chiêm ngưỡng mỗi dã quỳ thôi đâu, còn có rất nhiều loài hoa khác nữa.

Trên đoạn đường này bạn sẽ được đắm mình trong rừng hoa Dã Quỳ bên trong khu vực sân bay Cam Ly, nơi đây có những lối đi đường đất xuyên qua sân bay, dọc hai bên cung đường này hoa Quỳ nở rộ khắp nơi.

Ngoài ra đến đường đèo Tà Nung, núi Langbiang mùa hoa Dã Quỳ Đà lạt cũng khoe sắc khắp hai bên đường, bạn có thể dừng chân chụp ảnh bất kỳ nơi nào bạn thích.

Cung Thung Lũng Vàng:

Trên đường vào Thung Lũng Vàng là một dải hoa Dã Quỳ tuyệt đẹp luôn.

Đi cung này kết hợp ngắm Hoa Dã Quỳ với đi chơi các khu du lịch xung quanh Thung Lũng Vàng cũng là một ý kiến hay ho nè.

Cung Đại học Đà Lạt – Ga Đà Lạt:

Nếu chạy từ hồ Xuân Hương lên theo cung này thì bạn cũng sẽ có 1 view để sống ảo.

Cung này lưu ý là gần trung tâm dễ đi nhưng hoa lại hơi rải rác. Nếu bạn biết chọn góc thì nơi đâu vẫn ảo tung chảo được phải không?

Sân bay Cam Ly cũ:

Sân bay Cam Ly cũ nằm ở phường 5, theo mình đánh giá là một địa điểm chụp sống ảo tuyệt vời. Bởi ở đây hoa Dã Quỳ Đà Lạt mọc tập trung nhiều và cành cây cao rất đẹp.

Ngay tại cổng vào có 1 hàng hoa Dã Quỳ rất đẹp, mình hay chụp khúc này. Còn không bạn có thể đi vô bên khu đường băng cũ, hai bên cũng có rất nhiều khóm hoa Dã Quỳ, đặc biệt là khúc cuối đường băng.

Map Sân bay Cam Ly – Topdalat.review

Cung đèo Prenn – Cao tốc Liên Khương:

Đây được xem như là sự kết hợp giữa đồi núi quanh co sườn dốc của các rừng thông xanh ngắt nơi đây.

Điểm trên rừng xanh bạt ngàn ấy đó chính là những sắc vàng tươi của những triền hoa dã quỳ Đà Lạt.

Dinh 3 – Hồ Tuyền Lâm – Đường hầm đất sét:

Cung này phù hợp nếu bạn có ý đinh thăm quan Dinh 3 và Đường hầm Đất Sét.

Cung này cũng khá thuận lợi khi bạn có thể tham quan các vườn dâu tây

QL20 đoạn Di Linh và đèo Phú Hiệp:

Cung này nếu bạn đang trên đường từ tp Hcm đi Đà Lạt thì sẽ thuận tiện hơn, khúc thị trấn Di Linh và đèo Phú Hiệp hai bên đường rực rỡ một sắc vàng.

Nếu đi xe máy có thể tranh thủ sống ảo khúc này.

Khe Sanh – Đèo Mimosa:

Cung này mình mới phát hiện gần đây, đẹp xấu như nào mình nghĩ bạn nên tự đến check in và cảm nhận.

Lưu ý nhớ mang máy ảnh nha.

Hoa Dã Quỳ Đà Lạt biểu tượng cho cái gì?

Mình xin nêu ra câu hỏi này vì mình nghĩ nó rất đặc biệt. Rất đặc biệt ở ý nghĩa biểu tượng màu sắc và tên của loài hoa.

Màu vàng kiêu sa lộng lẫy biểu tượng cho nét đẹp của người con gái.

Tên Dã Quỳ mang ý nghĩa thủy chung mãnh liệt, thủy chung đến hơi thở cuối cùng.

Thân cây hoa Dã Quỳ Đà Lạt mọc khắp nơi, biểu trưng cho sinh khí, sức sống mãnh liệt của thiên nhiên đất trời Đà Lạt

Bản thân hoa cỏ đất trời Đà Lạt đều có hơi hướng ý nghĩa ca ngợi tình yêu lứa đôi, nên ngoài hoa Cẩm Tú Cầu Đà Lạt

Kết bài:

Đăng bởi: Thơ Nguyễn

Từ khoá: Review 12 cung đường ngắm hoa Dã Quỳ Đà Lạt đẹp nhất 2023

Chinh Phục Trời Mây Tà Xùa

Mùa này trên Tây Bắc gió đã lạnh cắt da cắt thịt. Khi trời chuyển lạnh hơn cũng là lúc mưa tuyết kéo đến. Những phượt thủ lúc này lại thiết tha đi tìm nơi đón tuyết ngắm cảnh biển mây bồng bềnh. Cũng có những phượt thủ vẫn mải miết tìm kiếm những địa danh để được phiêu lưu, du hý với đời. Trong giới phượt đã râm ran về nơi có mây ngút ngàn như biển lớn, họ hò hẹn nhau cùng trèo núi, lội sông chinh phục núi cao Tà Xùa để săn mây. Ở Tà Xùa, chỉ có vài người là thợ săn hay những già làng mới biết đường lên núi. Những thợ săn lên được Tà Xùa cũng chính là những thợ săn kỳ cựu nhất…

Nằm ở một bản xa thuộc xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Yên Bái và Sơn La – Tà Xùa là điểm đến của nhiều phượt thủ ưa phiêu lưu và thách thức với những cung đường vượt núi khó nhằn. Tà Xùa nằm cách trung tâm của huyện khoảng 7km. Bản Tà Xùa là một bản của người H’Mông sống từ lâu đời nơi đây, bản này nổi bật với những nhà sàn rộng rãi, cao ráo và thoáng, ngô khoai sắn luôn chất đầy trên gác mái, góc nhà, chẳng lo đói.

Đỉnh Tà Xùa – Ảnh: Binh Lee

Bản Tà Xùa – Ảnh: Sưu tầm

Đường lên bản Tà Xùa vào mùa nắng không mấy khó khăn, nhưng vào mùa mưa thực sự là một thách thức. Khi những phượt thủ rời bản tiến về phía núi, thấy đất đá ngổn ngang, dốc đứng cũng là lúc rừng đã hiện ra. Người dân bản Tà Xùa vẫn thường lên núi hái cây cỏ, chè, thuốc và săn thú, săn chim, nhưng chỉ quanh quẩn phía dưới chân núi, chẳng ai leo lên quá xa trừ các thợ săn sành sõi. Tà Xùa được tạo nên từ ba dãy núi cao tựa sát vào nhau như sống lưng của một con Khủng Long to đồ sộ. Đỉnh cao nhất của Tà Xùa chính là đỉnh có gắn cột cờ tổ quốc đỏ thắm bên trên, đỉnh cao thứ hai là dấu tích cột cờ cũ có từ thời Pháp thuộc, đỉnh cao thứ ba là đỉnh nằm giữa như điểm tiếp nối dành cho người leo dừng chân nghỉ ngơi lấy sức.

Dừng chân ngắm đất trời – Ảnh: Hachi8

Để ngắm được biển mây nhẹ trôi bồng bềnh trong nắng trong veo và cảm nhận thứ không khí trong lành giữa đất trời rộng lớn không hề là chuyện đơn giản. Nhiều đoạn dốc đá dựng đứng cao quá đầu người trơn tuột và không có gì để làm điểm tựa đặt chân, lúc này phải dùng tay mà bám rễ leo lên, vô cùng nguy hiểm.

Con đường chinh phục đỉnh Tà Xùa dốc và mỏng manh – Ảnh: Rau Muống Xào Tỏi

Càng lên cao sương càng dày, không khí càng loãng hơn, người đi trước người đi sau bị khối không khí màu trắng đục quấn quanh, có khi còn chẳng nhìn thấy nhau. Lúc này những người đi trong đoàn không còn phân biệt đâu là tiếng Kinh, đâu là tiếng H’Mông nữa, cứ thế mà bám rễ bám cành leo lên. Con đường mòn theo triền núi cứ lúc lên lúc xuống ghập ghềnh như sóng, có những lúc những mỏm đá chồm ra tạo thành vòm hang, những người đi rừng thường hay dùng nó làm nơi trú ẩn tránh rét, tránh mưa, đốt chút củi và ăn chút thức ăn nhẹ để tiếp thêm sức vượt đoạn đường dài.

Trời mây bát ngát – Ảnh: Chú Tèng

Đường lên đỉnh Tà Xùa là những dốc dựng đứng, mỏng manh và chênh vênh như những sống ngựa vắt chồng lên nhau từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Ở đây có những cung đường như được rải sỏi trắng – một loại sỏi tự nhiên từ vùng đất này rất đẹp mắt. Có những đoạn vách đá dựng đứng và dài, người đi phải đu bám mà leo lên không dám đưa mắt về sau hay nhìn xuống, đầu chỉ mải ngửa lên trời mà tìm hướng đi. Càng lên cao cây cối rậm rạp càng ít đi, thay vào đó là những loại cây cỏ thấp le tè nằm rạp ra đất. Để lên được đến đỉnh, các phượt thủ phải bỏ ra 230km leo, đi bộ trên đường đèo dốc đứng. Càng lên gần đến đỉnh, mây lại lúp xúp hiện ra cho lòng người đi thêm phần háo hức, hưng phấn. Biển mây trắng ngày một vần vũ và bát ngát hơn.

Dạo bước trên mây – Ảnh: Chú Tèng

Nhìn đây mà cứ ngỡ đang được dạo bước trên mây, từng đám mây trắng bồng bềnh xốp mềm đang thi nhau “gợn sóng”. Chẳng mấy khi mà được nhìn ngắm mây trôi thỏa lòng và gần như thế. Trước một không gian ngỡ như thiên đàng, hẳn nhiều phượt thủ thích thú mà phải hét lên cho thỏa nỗi sung sướng sau nhiều ngày đêm lội suối băng rừng lên đây.

Chinh phục thiên nhiên – Ảnh: Binh lee

Nhìn những tia nắng rực rỡ nhảy múa trên “biển” mây trời trắng xóa, lại thấy thêm tâm đắc khi đã có một chuyến đi “săn” mây khổ cực lắm chông gai mà thú vị này. Đứng giữa đất trời mà thấy mình thêm nhỏ bé, thấy thế giới bao la và hoành tráng biết chừng nào. Tự ngẫm tự suy ra thật nhiều điều từ sau chuyến đi ấy, chuyến đi rất đáng để bỏ thời gian, bỏ công sức ra mà chinh phục biết bao.

Giữa trời mây Tà Xùa – Ảnh: Trần Nghĩa

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Đăng bởi: Hồng Ngọc Trần

Từ khoá: Chinh phục trời mây Tà Xùa

Cập nhật thông tin chi tiết về Review Cung Đường Phượt Chinh Phục Hà Giang Đẹp Nhất trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!