Xu Hướng 9/2023 # Sinh Học 11 Bài 8: Hệ Tuần Hoàn Ở Động Vật Giải Sinh 11 Cánh Diều Trang 50, 51, 52, 53, 54, …, 60 # Top 15 Xem Nhiều | Xqai.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Sinh Học 11 Bài 8: Hệ Tuần Hoàn Ở Động Vật Giải Sinh 11 Cánh Diều Trang 50, 51, 52, 53, 54, …, 60 # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sinh Học 11 Bài 8: Hệ Tuần Hoàn Ở Động Vật Giải Sinh 11 Cánh Diều Trang 50, 51, 52, 53, 54, …, 60 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Quan sát hình 8.1, phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín bằng cách điền thông tin theo mẫu bảng 8.1.

Gợi ý đáp án

Bảng 8.1. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Đặc điểm

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

Thành phần

cấu tạo

Tim, hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu lẫn dịch mô).

Tim, hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu).

Đường di chuyển của máu

Tim → Động mạch → Khoang cơ thể → Tĩnh mạch → Tim.

Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim.

Áp lực máu trong mạch

Thấp

Cao hơn

Vận tốc máu chảy trong mạch

Chậm

Nhanh hơn

Quan sát hình 8.2, phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép về số vòng tuần hoàn và đường đi của máu.

Gợi ý đáp án

Đặc điểm

Hệ tuần hoàn hở

(ở cá)

Hệ tuần hoàn kín

(ở Thú)

Số vòng

tuần hoàn

1 vòng tuần hoàn.

2 vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống).

Đường đi

của máu

Máu nghèo O2 ở tâm nhĩ của tim → Tâm thất của tim → Động mạch mang → Mao mạch mang (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu O2) → Động mạch lưng → Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo O2) → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ của tim.

– Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo O2 từ tâm nhĩ phải của tim → Tâm thất phải của tim → Động mạch phổi → Mao mạch phổi (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu O2) → Tĩnh mạch phổi → Tâm nhĩ trái của tim.

– Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu O2 từ tâm nhĩ trái của tim → Tâm thất trái của tim → Động mạch chủ → Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo O2) → Tĩnh mạch chủ → Tâm nhĩ phải của tim.

Quan sát hình 8.3: Nêu sự khác nhau về độ dày của thành tâm nhĩ so với thành tâm thất, thành tâm thất trái so với thành tâm thất phải. Đặc điểm này có ý nghĩa gì đối với hoạt động bơm máu của tim?

Nêu vai trò của các van tim.

Gợi ý đáp án

• Sự khác nhau về độ dày của thành tim:

– Sự khác nhau về độ dày của thành tâm nhĩ so với thành tâm thất, thành tâm thất trái so với thành tâm thất phải:

+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất.

+ Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.

– Ý nghĩa của đặc điểm trên đối với hoạt động bơm máu của tim: Độ dày của thành ở từng ngăn tim phù hợp với yêu cầu về lực tạo ra để bơm máu đi của từng ngăn tim.

+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất vì: Tâm nhĩ chỉ cần tạo ra lực để đẩy máu xuống tâm thất, còn tâm thất cần phải tạo ra lực lớn hơn để đẩy máu vào động mạch đi xa hơn (đến phổi hoặc đến các tế bào khắp cơ thể).

+ Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải vì: Tâm thất trái cần phải tạo ra một lực lớn hơn để đẩy máu vào động mạch chủ đi đến các tế bào khắp cơ thể, còn tâm thất phải chỉ cần phải tạo ra một lực để đẩy máu vào động mạch phổi đến phổi.

• Vai trò của các van tim: Các van tim có vai trò đảm máu đi theo một chiều.

+ Van nhĩ – thất: nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất (van 3 lá giữa nhĩ – thất phải, van 2 lá giữa nhĩ – thất trái), van này luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co đảm bảo cho máu chỉ chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

+ Van động mạch: nằm giữa tâm thất và động mạch (van động mạch phổi, van động mạch chủ), van này luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co đảm bảo máu chỉ chảy từ tâm thất sang động mạch.

Quan sát hình 8.4 và cho biết một chu kì tim có những pha (giai đoạn) nào? Thời gian mỗi pha là bao nhiêu?

Gợi ý đáp án

– Một chu kì tim gồm có 3 pha (giai đoạn): pha tâm nhĩ co, pha tâm thất co và pha dãn chung.

– Thời gian mỗi pha trong chu kì tim: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 s, trong đó, thời gian pha tâm nhĩ co là 0,1 s, thời gian pha tâm thất co là 0,3 s, thời gian pha dãn chung là 0,4 s.

Quan sát hình 8.6, nêu đặc điểm khác nhau về cấu tạo của các mạch máu. Những đặc điểm cấu tạo đó phù hợp với chức năng của chúng như thế nào?

Gợi ý đáp án

Đặc điểm khác nhau về cấu tạo của các loại mạch máu và giải thích sự phù hợp giữa đặc điểm cấu tạo với chức năng của chúng:

Loại mạch

Đặc điểm cấu tạo

Sự phù hợp

giữa đặc điểm cấu tạo với chức năng

Động mạch

Thành động mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của động mạch dày hơn; lòng của động mạch hẹp hơn.

Cấu tạo của động mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn:

– Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu.

– Lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hòa lượng máu đến cơ quan.

Tĩnh mạch

Thành tĩnh mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của tĩnh mạch mỏng hơn; lòng của tĩnh mạch rộng hơn và ở các tĩnh mạch phía dưới tim có các van.

Cấu tạo của tĩnh mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ hơn động mạch:

– Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu.

– Các tĩnh mạch phía dưới tim có các van (van tĩnh mạch) giúp máu chảy một chiều về tim.

Mao mạch

Thành mao mạch chỉ gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc).

Cấu tạo của mao mạch tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa tế bào và máu: Thành mao mạch mỏng và có vi lỗ giúp quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào thông qua dịch mô được thực hiện dễ dàng.

Quan sát hình 8.7 và cho biết sự khác biệt về tổng diện tích mặt cắt ngang, huyết áp, vận tốc máu ở động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.

Gợi ý đáp án

– Về tổng diện tích mặt cắt ngang: Tổng diện tích mặt cắt ngang lớn nhất ở mao mạch, nhỏ hơn ở động mạch và tĩnh mạch.

– Về huyết áp: Huyết áp cao nhất ở động mạch lớn, giảm dần ở các động mạch nhỏ, mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

– Về vận tốc máu: Vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm dần ở động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.

Advertisement

Quan sát hình 8.8 và cho biết trung khu điều hòa tim mạch nằm ở đâu? Trung khu điều hòa tim mạch tiếp nhận xung thần kinh từ những thụ thể nào?

Gợi ý đáp án

– Trung khu điều hòa tim mạch nằm ở hành não.

– Trung khu điều hòa tim mạch tiếp nhận xung thần kinh từ những thụ thể là thụ thể áp lực hoặc thụ thể hóa học (thụ thể O2 và CO2) ở xoang động mạch cổ và gốc cung động mạch chủ.

Luyện tập trang 56  Giải thích cơ sở khoa học của quy định người đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông.

Gợi ý đáp án

– So với trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi thì khi hoạt động thể thao sẽ có nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ xương tăng lên còn lượng máu đến cơ quan tiêu hóa giảm.

– Giải thích: Khi hoạt động thể thao, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng O2 trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao O2), hàm lượng CO2 trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra CO2), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ xương, đồng thời, gây co mạch máu đến cơ quan tiêu hóa làm giảm lượng máu đến cơ quan tiêu hóa để đảm bảo cung cấp đủ O2 và đào thải kịp thời CO2 cho các tế bào cơ xương hoạt động.

………

Đang cập nhật

Sinh Học 10: Ôn Tập Phần 2 Giải Sinh 10 Trang 101 Sách Cánh Diều

Sự mất nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tế bào? Giải thích.

Lời giải

Sự ảnh hưởng của sự mất nước đến hoạt động sống của tế bào:

– Nước là thành phần quan trọng của tế bào và cơ thể sinh vật → Mất nước sẽ ảnh hưởng đến hình dạng, cấu trúc của tế bào.

– Nước là môi trường và nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào và cơ thể → Mất nước thì các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng trong tế bào sẽ bị rối loạn; ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống khác trong tế bào.

– Nước là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào và mô → Mất nước làm ngưng trệ quá trình vận chuyển các chất, làm mất cân bằng nội môi.

– Nước tham gia điều hòa thân nhiệt của cơ thể → Mất nước sẽ làm rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt khiến thân nhiệt bất thường, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các enzyme, hormone,… trong tế bào.

→ Sự mất nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các hoạt động sống của tế bào.

Hãy lấy ví dụ một phân tử sinh học và nêu đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của nó.

Lời giải

– Ví dụ về phân tử sinh học: DNA.

– Đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền của DNA:

Đặc điểm cấu trúc giúp DNA đảm nhận được chức năng mang thông tin di truyền: DNA là một đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại nucleotide. Từ 4 loại nucleotide do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau đã tạo ra rất nhiều loại DNA khác nhau vừa đa dạng vừa đặc thù, đảm bảo cho việc mang một lượng lớn thông tin di truyền.

Đặc điểm cấu trúc giúp DNA thực hiện chức năng bảo quản thông tin di truyền:

+ Trên mỗi mạch đơn của phân tử DNA, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững, đảm bảo sự ổn định của DNA (thông tin di truyền) qua các thế hệ.

+ Các cặp nucleotide thuộc hai mạch liên kết với nhau bằng rất nhiều các liên kết hydrogen tạo cho chiều rộng của DNA ổn định, các vòng xoắn của DNA dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu trúc DNA ổn định, thông tin di truyền được điều hòa và bảo quản.

+ Đồng thời, với hai mạch của DNA được liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – C) nên khi 1 mạch xảy ra sai hỏng thì có thể dùng mạch còn lại để làm khuôn tiến hành sửa chữa.

Đặc điểm cấu trúc giúp DNA thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền:

+ Hai mạch của DNA được liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – C) nên từ một mạch làm khuôn có thể tổng hợp nên mạch bổ sung giúp tế bào có thể nhân đôi phân tử DNA một cách chính xác, đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền.

+ Trên mạch kép các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen không bền vững nên dễ dàng cắt đứt trong quá trình nhân đôi DNA.

Nếu xem tế bào nhân thực như một nhà máy sản xuất một sản phẩm nào đó thì thành phần cấu trúc nào đóng vai trò là: cổng ra vào, bộ phận điều khiển, bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm đó, bộ phận đốt nhiên liệu để tạo ra sản phẩm, bộ phận đóng gói sản phẩm? Vì sao?

Lời giải

Nếu xem tế bào nhân thực như một nhà máy sản xuất một sản phẩm nào đó thì:

– Cổng ra vào chính là màng sinh chất vì màng sinh chất bao bọc toàn bộ vật chất bên trong tế bào và kiểm soát các chất ra, vào tế bào.

– Bộ phận điều khiển là nhân tế bào vì nhân chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

– Bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm là các bào quan như ribosome, lưới nội chất vì chức năng của các bào quan này là nơi tổng hợp các chất như protein, lipid,…

– Bộ phận đốt nhiên liệu để tạo ra sản phẩm là ti thể vì ti thể là bào quan tham gia hô hấp tế bào, tạo phần lớn ATP cho các hoạt động sống của tế bào.

– Bộ phận đóng gói sản phẩm là bộ máy Golgi vì bộ máy Golgi có hệ thống các túi dẹt làm nhiệm vụ sửa đổi, phân loại, đóng gói và vận chuyển các sản phẩm tổng hợp từ lưới nội chất đến các bào quan khác hay xuất ra màng.

Trong chuỗi phản ứng ở hình 16.8, xác định trung tâm hoạt động, cơ chất, sản phẩm của các enzyme E1, E2, E3.

Cho sơ đồ sau:

Nêu tên các chất X, Y, T, H và tên các quá trình chuyển hóa tương ứng với các chất đó. Năng lượng được chuyển hóa trong các quá trình đó như thế nào?

Lời giải

– Tên các chất X, Y, T, H là:

+ X là Nước hoặc Carbon dioxide.

+ Y là Carbon dioxide hoặc Nước.

+ T là Pyruvic acid.

+ H là Ethanol.

– Tên các quá trình chuyển hóa tương ứng với các chất:

+ Quá trình X + Y → Glucose là quá trình quang tổng hợp.

+ Quá trình Glucose → T là quá trình đường phân.

+ Quá trình T → X + Y khi có O2 là quá trình hô hấp tế bào.

+ Quá trình T → H khi không có O2 diễn ra ở nấm men là quá trình lên men.

– Năng lượng được chuyển hóa trong các quá trình trên:

+ Quá trình quang tổng hợp: Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong các chất hữu cơ.

+ Quá trình hô hấp tế bào: Năng lượng hóa học trong glucose được chuyển hóa thành năng lượng hóa học dễ sử dụng tích trữ trong ATP và năng lượng nhiệt.

+ Quá trình lên men: Năng lượng hóa học trong trong glucose được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong ATP và chất hữu cơ (ethanol).

Trình bày các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa tế bào tuyến nội tiết và tế bào đích.

Lời giải

Quá trình truyền thông tin giữa tế bào tuyến nội tiết và tế bào đích gồm ba giai đoạn:

– Giai đoạn 1 – Tiếp nhận: Các phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích và làm hoạt hóa thụ thể. Đối với thụ thể bên trong tế bào (thụ thể nội bào), phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể. Đối với thụ thể màng, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể ở bên ngoài tế bào.

Advertisement

– Giai đoạn 2 – Truyền tin nội bào: Các phân tử tín hiệu được truyền trong tế bào thông qua sự tương tác giữa các phân tử dẫn đến đáp ứng tế bào.

+ Thụ thể màng sau khi được hoạt hóa dẫn đến sự hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào thành các chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào.

+ Khi thụ thể bên trong tế bào chất được hoạt hoá, phức hợp tín hiệu – thụ thể đi vào nhân và tác động đến DNA và hoạt hoá sự phiên mã gene nhất định.

– Giai đoạn 3 – Đáp ứng: Sự truyền tin nội bào dẫn đến kết quả là những thay đổi trong tế bào dưới nhiều dạng khác nhau như tăng cường phiên mã, dịch mã, tăng hay giảm quá trình chuyển hóa một hoặc một số chất, tăng cường vận chuyển qua màng tế bào, phân chia tế bào,…

Vì sao sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.

Lời giải

Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ vì:

– Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết hợp của 2 giao tử (n) trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng của loài.

– Tế bào hợp tử 2n trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành.

Soạn Sinh 8 Bài 10: Hoạt Động Của Cơ Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 36

Lý thuyết Sinh 8 Bài 10: Cấu tạo và tính chất của cơ I. Công cơ

– Khi cơ co tạo ra một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh công

– Công cơ được sử dụng vào các thao tác vận động và lao động:

A= F. s,

Trong đó

A: Công thực hiện

F: Lực tác động

s: Quãng đường vật di chuyển

– Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng của trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động và khối lượng của vật phải di chuyển

II. Sự mỏi cơ

– Thí nghiệm: Tính công cơ ngón tay bằng máy ghi công của cơ

Nhận xét:

– Khối lượng thích hợp thì sinh ra công lớn nhất

– Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần thì biên độ co cơ giảm dần rồi ngừng hẳn

→ Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu thì có biên độ co cơ giảm dần hoặc ngừng hẳn

* Nguyên nhân của sự mỏi cơ

– Lượng oxy cung cấp cho cơ thiếu

– Năng lượng cung cấp it

– Sản phẩm tạo ra là axit lactic tích tụ dần và đầu độc gây hiện tượng mỏi cơ

* Biện pháp chống mỏi cơ

– Khi mỏi cơ cần:

Hít thở sâu

Xoa bóp cơ, uống nước đường

– Để không bị mỏi cơ, lao động và học tập có hiệu quả cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức. Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra cũng cần có tinh thần thoải mái, vui vẻ

III. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ

– Khả năng cơ cơ của người phụ thuộc vào các yếu tố:

Thần kinh: tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng

Thể lực của cơ: bao cơ lớn thì khẳ năng co cơ mạnh

Lực của cơ co

Khả năng dẻo dai

Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai cần thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao vừa để tăng thể tích cơ và tăng lực co cơ.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 10 trang 34 Câu hỏi trang 34

Hãy chọn từ thích hợp trong khung bên và điền vào chỗ trống:

Trả lời:

1. Khi cơ co tạo ra một lực.

2. Cầu thủ đá bóng tác dộng một lực đẩy vào quả bóng.

3. Kéo gầu nước tay ta tác dộng một lực kéo vào gầu nước.

Câu hỏi trang 35

– Khi bị mỏi cơ cần làm gì để cơ hết mỏi?

– Trong lao động cần có những biện pháp gì để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao?

Trả lời:

– Khi mỏi cơ cần được nghi ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

– Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, tức là đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ. Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 10 Bài 1 (trang 36 SGK Sinh học 8)

Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào ?

Gợi ý đáp án

– Khi cơ co tạo một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra một công.

– Công của cơ được sử dụng trong các thao tác vận động và trong lao động. Nếu có một lực F tác động vào làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực thì sản sinh một công là : A = Fs

Trong đó

A: Công thực hiện

F: Lực tác động

s: Quãng đường vật di chuyển

Bài 2 (trang 36 SGK Sinh học 8)

Advertisement

Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ.

Gợi ý đáp án

Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do:

Sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbonic.

Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic. Axit lactic tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi.

Bài 3 (trang 36 SGK Sinh học 8)

Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và các biện pháp chống mỏi cơ.

Gợi ý đáp án

– Để tăng cường khả năng làm việc của cơ và giúp cơ dẻo dai cần lao động vừa sức, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

– Khi mỏi cơ cần nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động mạnh nên thư giãn, đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thong nhanh. Sau hoạt động cháy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

Bài 4 (trang 36 SGK Sinh học 8)

Hằng ngày tập thể dục buổi sáng đều đặn và dành 30 phút buổi chiều để tham gia thể thao. Chú ý đừng vui chơi quá sức, ảnh hưởng đến lao động và học tập. Hãy theo dõi sự phát triển của cơ sau 3 tháng.

Gợi ý đáp án

Rèn luyện cơ và thân thể theo hướng dẫn trong sách giáo khoa, theo dõi sự phát triển của cơ thể và rút ra kinh nghiệm để điều chỉnh sự rèn luyện tiếp theo sao cho phù hợp.

Soạn Sinh 8 Bài 43: Giới Thiệu Chung Về Hệ Thần Kinh Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 138

Lý thuyết Giới thiệu chung về hệ thần kinh I. Nowrron – đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh

– Cấu tạo:

Thân hình sao, chứa nhân.

Một sợi trục (phần lớn) có bao miêlin

Tận cùng là các xinap: nơi tiếp xúc giữa các noron

– Thân và các sợi nhánh tạo chất xám trong trung ương thần kinh

– Sợi trục thành phần cấu tạo nên chất trắng và các dây thần kinh noron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.

Nơ-ron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa ở mức độ cao nên mất trung thể và khả năng phân chia, nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương.

– Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

II. Các bộ phận của hệ thần kinh

1. Cấu trúc

Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên:

– Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống.

– Bộ phận ngoại biên nằm ngoài trung ương thần kinh, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.

2. Chức năng

Chức năng của hệ thần kinh: điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành 1 thể thống nhất, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi của môi trường trong cũng như môi trường ngoài.

Dựa vào chức năng hệ thần kinh được phân biệt thành

Hệ thần kinh cơ xương (vận động): điều khiển các cơ vân, cơ xương, hoạt động ý thức

Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hòa cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản: là hoạt động không có ý thức

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 43

Câu hỏi trang 137: Dựa vào hình 43-1 và kiến thức đã học ở bài 6 chương I hãy mô tả cấu tạo và chức năng của noron.

Trả lời:

– Cấu tạo của noron thần kinh:

+ Thân hình sao, chứa nhân

+ Một số trục có bao mielin

+ Tận cùng là các xinap: nơi tiếp xúc giữa các noron.

– Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

Câu hỏi trang 137: Dựa vào hình 43-2, hãy hoàn thành thông báo bằng cách điền các từ, cụm từ sau vào chỗ thích hợp.

Trả lời:

Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên

– Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não, tủy sống nằm trong ống xương sống.

– Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 43 trang 138 Bài 1 (trang 138 SGK Sinh học 8)

Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?

Gợi ý đáp án:

Nơ ron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.

Mỗi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao miêlin. Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời.

Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

Bài 2 (trang 138 SGK Sinh học 8)

Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ?

Advertisement

Gợi ý đáp án:

Sơ đồ các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng được trình bày trong bảng sau :

Bài 3 (trang 138 SGK Sinh học 8)

Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?

Gợi ý đáp án:

Giống nhau:

Đều được cấu tạo từ mô thần kinh bao gôm các nơron và tổ chức dây thần kinh đệm

Đều gồm 2 bộ phận là bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên

Đều có vai trò điều khiển và điều hoà hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

Khác nhau:

Hệ thận kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vận động (hoạt động có ý thức)

Hệ thần kinh sinh dưỡng điểu khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản (hoạt động không có ý thức)

Soạn Sinh 8 Bài 7: Bộ Xương Giải Sgk Sinh Học 8 Trang 27

1. Cấu tạo của bộ xương: gồm 3 phần chính.

+ Xương đầu: gồm xương sọ và xương mặt.

Xương sọ: gồm 8 xương ghép lại thành hộp sọ lớn chứa não.

Xương mặt: nhỏ, có xương hàm bớt thô hơn so với động vật

+ Xương thân gồm: xương ức, xương sườn và xương sống.

Xương sống (cột sống) gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng.

Xương sườn: gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (có 2 đôi không gắn với xương ức).

+ Xương chi (xương tay và xương chân)

+ Xương tay và xương chân đều có những phần tương tự nhau, nhưng khác nhau về kích thước, cấu tạo đai vai, đai hông, sự sắp xếp của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

2. Chức năng của bộ xương

Nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đúng thẳng trong không gian.

Tạo khung → hình dạng nhất định.

Chỗ bám cho cơ → vận động dễ dàng.

Tạo thành các khoang chứa đựng và bảo vệ các nội quan trong cơ thể.

– Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp.

Cơ thể con người có ba loại khớp xương chính, chúng được phân loại theo chuyển động mà chúng cho phép:

Cơ thể con người có ba loại khớp xương chính, chúng được phân loại theo chuyển động mà chúng cho phép:

Khớp bất động (Synarthroses): Đây là những khớp cố định. Chúng được định nghĩa là hai hoặc nhiều xương tiếp xúc gần nhau và không có chuyển động. Xương sọ là một ví dụ về khớp xương bất động. Các khớp bất động giữa các xương của hộp sọ.

Khớp bán động (Amphiarthroses): Còn được gọi là khớp sụn, những khớp này được định nghĩa là hai hoặc nhiều xương được giữ chặt chẽ với nhau đến mức chỉ có thể cử động hạn chế. Các đốt sống của cột sống là những ví dụ điển hình về khớp bán động.

Khớp động (Diarthroses): Còn được gọi là khớp hoạt dịch, các khớp này có chất lỏng hoạt dịch giúp tất cả các bộ phận của khớp chuyển động nhịp nhàng với nhau. Đây là những khớp phổ biến nhất trong cơ thể bạn. Ví dụ bao gồm các khớp như đầu gối, háng, vai,….

– Bộ xương có chức năng gì?

– Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân.

Tham Khảo Thêm:

 

Bài tập bổ trợ môn Tiếng Anh 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Ôn tập Tiếng Anh lớp 3 – Global Success

Trả lời:

a) Bộ xương là phần cứng của cơ thể tạo thành bộ khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định, đồng thời làm chỗ bám của cơ, vì vậy cơ thể vận động được, xương còn bảo vệ cho các cơ quan mềm, nằm sâu trong cơ thể khỏi bị tổn thương (như não, tuỷ sống, tim, phổi).

b) * Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân:

– Mỗi xương đều gồm các thành phần cấu tạo và tính chất sau:

– Màng xương: bao bọc bên ngoài xương và gồm 2 lớp:

+ Lớp ngoài: bên chắc để cơ và dây chàng bám vào.

+ Lớp trong: lớp tế bào sinh xương, giúp xương lớn lên về chiều ngang khi xương còn non và hàn gắn lại khi xương bị gãy.

– Xương đai vai và xương đai hông là chỗ dựa vững chắc cho chân và tay.

– Xương chân và xương tay đều có các phần tương tự:

+ Xương cánh tay gồm 1 xương dài tương ứng với xương đùi.

+ Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác

+ Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân (gồm nhiều xương)

+ Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân

+ Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân

* Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:

– Các phần của xương chân to, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động, di chuyển và đứng thẳng.

– Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động.

Sự khác nhau đó là kết quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hóa, thích nghi với tư thế đứng thẳng lao động.

Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào ?

Gợi ý đáp án

Bộ xương người gồm 3 phần:

Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm.

Phần thân gồm cột sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).

Advertisement

Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người ?

Gợi ý đáp án

Sự khác giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa quan trọng đối với những hoạt động của con người :

– Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người.

– Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.

Nêu rõ vai trò của của từng loại khớp.

Gợi ý đáp án

Vai trò của các loại khớp :

– Khớp động : giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp. VD: bao gồm các khớp như đầu gối, háng, vai,….

– Khớp bán động : giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế. VD: khớp các đốt sống.

– Khớp bất động là loại khớp không cử động được. VD: khớp ở hộp sọ.

Soạn Sinh 9 Bài 11: Phát Sinh Giao Tử Và Thụ Tinh Giải Bài Tập Sinh 9 Trang 36

– Giao tử là tế bào sinh dục có chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) được hình thành từ quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử (2n) có khả năng thụ tinh tạo ra hợp tử.

– Sự hình thành giao tử ở thực vật và động vật khác nhau.

– Quá trình phát sinh giao tử cái (trứng) và giao tử đực (tinh trùng) ở động vật:

* Sự phát sinh giao tử đực và cái có sự giống và khác nhau:

+ Giống nhau:

– Các tế bào mầm đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần

– Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để tạo giao tử

Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái (hay giữa tinh trùng và trứng) tạo thành hợp tử (thực chất là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội của giao tử đực và cái tạo thành bộ lưỡng bội ở hợp tử).

Giảm phân giúp tạo thành giao tử mang bộ NST đơn bội n NST.

Thụ tinh giúp phục hồi bộ NST lưỡng bội 2n NST đặc trưng cho loài.

giúp duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa.

Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?

Trả lời:

Do sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử này trong thụ tinh đã tạo nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc.

Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật.

Lời giải:

– Quá trình phát sinh giao tử cái (trứng) và giao tử đực (tinh trùng) ở động vật diễn ra như sau:

– Quá trình phát sinh giao tử đực:

Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào (2n NST).

Các tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc I (2n NST).

Sự tạo tinh bắt đầu từ tinh bào bậc 1 giảm phân tạo ra 2 tinh bào bậc 2 (n NST) ở lần phân bào I và 4 tế bào con ở lần phân bào II, từ đó phát triển thành 4 tinh trùng (n NST).

Kết quả là từ 1 tinh nguyên bào (2n NST) qua quá trình phát sinh giao tử cho 4 tinh trùng (n NST).

– Quá trình phát sinh giao tử cái:

Các tế bào mầm cũng nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều noãn nguyên bào (2n NST).

Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I (2n NST).

Các noãn bào bậc I tiến hành quá trình giảm phân.

Ở lần phân bào I, tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất (n NST) và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 (n NST).

Ở lần phân bào II, thể cực thứ nhất phân chia tạo ra 2 thể cực thứ 2 (n NST) và noãn bào bậc II tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ 2 (n NST) và 1 tế bào khá lớn gọi là trứng (n NST).

Kết quả: từ 1 noãn nguyên bào (2n NST) cho ra 3 thể cực (n NST) và 1 trứng (n NST).

Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể?

Lời giải:

Nhờ có quá trình giảm phân, giao tử được hình thành mang bộ NST đơn bội (n NST). Qua quá trình thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái, bộ NST lưỡng bội (2n NST) được phục hồi. Vì vậy, sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào?

Advertisement

Lời giải:

Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở các loài sinh sản hữu tính được giải thích dựa trên cơ sở:

– Do giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau.

– Do sự tổ hợp lại các gen vốn có của tổ tiên, bố mẹ làm xuất hiện tính trạng đã có hoặc chưa có ở các thế hệ trước.

Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây?

a) Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái.

b) Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.

c) Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.

d) Sự tạo thành hợp tử.

Lời giải:

Đáp án: c.

Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, hai cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?

Lời giải:

Khi giảm phân sẽ có sự phân chia ngẫu nhiên của các NST trong cặp NST tương đồng về các tế bào con (các giao tử):

NST A a

B AB aB

b Ab ab

Khi tái tổ hợp để hình thành hợp tử cũng có sự tái tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử:

Kiểu gen:

1 AABB : 4 AaBb : 2 AABb : 2 AaBB : 2 Aabb : 1AAbb: 1 aaBB : 1aaBb : 1 aabb.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sinh Học 11 Bài 8: Hệ Tuần Hoàn Ở Động Vật Giải Sinh 11 Cánh Diều Trang 50, 51, 52, 53, 54, …, 60 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!