Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Huệ Nở Đều, Đẹp Rực Rỡ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hoa lan huệ hay còn gọi là lan tứ diện, nguồn gốc của hoa lan huệ được trồng ở khắp các châu Mỹ nhiệt đới và ngày nay Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung hoa lan huệ cũng được trồng rất nhiều.
Hoa lan huệ có dạng củ giống như củ hành tây, là dạng rễ chùm và nhiều rễ phụ khác và có kích thước gần giống nhau. Thân và lá cây lan huệ thẳng đứng, dựng cao khoảng tầm từ 50 đến 70cm và bên trong rỗng, lá cây thì dày, hẹp, phẳng và dài.
Cây lan huệ có hình thức mọc giống như cây hành, mỗi cây sẽ cho ra 2- 5 bông hoa to ở đỉnh. Hoa lan huệ có thể sống được ở hai hình thức là sống trong đất và sống ở môi trường thủy canh.
Hoa lan huệ có 2 loại: Lan huệ đơn và lan huệ kép. Hoa lan huệ đơn sẽ có 6 cánh hoa xếp thành 2 lớp so le nhau, mỗi lớp có 3 cánh xếp thành hình tam giác, còn hoa lan huệ kép sẽ có nhiều cánh hoa hơn, xếp từ 3 lớp cánh trở lên.
Hoa lan huệ có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng đỏ, cam, đỏ cam,.. Hình dáng hoa giống như một cái loa với 6 cánh hoa nhọn tỏa ra rất đẹp, ngoài ra hoa còn có hương thơm thoang thoảng, nhưng đứng gần mới có thể cảm nhận được hoặc vào ban đêm hoa sẽ phát ra hương thơm ngào ngạt hơn.
Ngoài ra hoa lan huệ còn có ý nghĩa giúp bầu không khí nhà bạn thêm trong lành và có hương thơm thoang thoảng, bạn sẽ luôn có cảm giác nhà mình như một công viên xanh thu nhỏ vậy!
Hoa lan huệ còn giúp ích cho y học, các sản phẩm từ hoa lan huệ có thể sử dụng để chữa các bệnh như nhiễm trùng, cầm máu, sưng tấy,…
Chậu cây bạn nên chọn loại chậu có kích thước phù hợp với củ và có lỗ thoát nước.
Đất trồng thì nên chọn loại đất tơi xốp, có độ pH cao, nhiều chất dinh dưỡng, đất thoát nước tốt và có độ ẩm trung bình, không nên chọn loại đất không thoát nước tốt vì điều đó sẽ làm củ lan huệ bị úng và hư thối.
Cách trồng hoa lan huệCho đầy đất dinh dưỡng vào chậu gồm có phân hữu cơ, tro trấu sau đó đào lỗ ở giữa để đặt củ lan huệ vào (lưu ý đào vừa phải không quá sâu). Đặt củ lan huệ vào sau đó lấp nhẹ đất lại, bạn chú ý chỉ lấp ½ bề mặt củ và phần mầm hướng lên trên nha!
Cách chăm sóc hoa lan huệKhoảng tầm 20 ngày đổ lại, bạn cần chú ý quan sát cây. Nếu cây có dấu hiệu mọc những đầu lá nhỏ thì nên bón phân cho cây thường xuyên và đem ra nơi có ánh sáng mặt trời để hấp thụ tốt hơn.
Cây lan huệ thích ánh sáng, tùy theo điều kiện sáng mà hình thức hoa sẽ thay đổi khác nhau. Nếu ở ngoài ánh sáng nhiều thì sẽ xuất hiện vòi hoa và lá ngắn hơn bình thường, nếu ở trong mát thì hoa và lá sẽ phát triển dài hơn. Bạn nên phơi cây vào buổi sớm, ánh nắng buổi sáng sớm sẽ làm cây hấp thụ nhiều hơn đấy!
Advertisement
Thường xuyên tỉa các cành lá già của cây và chăm bón phân đều đặn.
Ở cây hoa lan huệ thường xuyên có những loại sâu bệnh gây hại, ta nên quan sát thường xuyên và dùng các loại thuốc đặc trị như Danitol để diệt trừ. Cắt bỏ đi những phần lá bị sâu ăn hay côn trùng cắn để tránh bị lây lan.
Tùy vào từng loại hoa lan huệ màu sắc khác nhau mà giá thành của từng loại khác nhau, nhưng cơ bản giá củ lan huệ dao động từ 100.000 – 300.000 đồng/ củ tùy theo từng thời điểm.
Hoàng Thảo Kèn: Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cho Hoa Đẹp
Giới thiệu về cây hoàng thảo kèn
Hoàng thảo kèn là loại hoa thuộc loại lan, chi phong lan thảo. Có tên khoa học Dendrobium Lituiflorum, loài hoa này có nguồn gốc từ Nam Á – nơi có những khu rừng tự nhiên tuyệt đẹp rồi bắt đầu phân bố rộng khắp Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Hoàng thảo kèn có kích thước trung bình, đặc biệt có khả năng chịu lạnh giỏi và phát triển tốt nhất chỉ với ánh sáng vừa đủ.
Thân cây nhẵn, điểm từ 10-15 đốt hơi phình lên, có xu hướng rũ xuống dưới với độ cong mềm mại.
Lá của hoàng thảo kèn thon, khá nhọn về phần đầu. Với cái tên mỹ miều hoàng thảo kèn, loài hoa này mang trên mình sắc tím cực kỳ quyến rũ đi cùng vành môi trắng căng mọng dạng chiếc loa kèn.
Một điều kì lạ là hoa hoàng thảo kèn mọc ra từ các mắt ở những đốt lá của thân, cùng mùi thơm ngọt ngào khó cưỡng. Hoa mọc thành từng chùm, có kích thước to từ 5-7 cm, gồm nhiều cánh bao quanh tạo thành hình dáng giống loa kèn. Hoa hoàng thảo kèn thường mọc theo chu kỳ vào cuối đông và kết thúc vào đầu xuân, cùng màu tím hiếm gặp của nó đã thu hút biết bao ánh nhìn và tò mò về loài hoa giống lan rừng này.
Có bao nhiêu loại hoàng thảo kèn và đặc điểm từng loại?Được coi là loại hoa quý hiếm, chính vì vậy cả 2 loại hoàng thảo kèn đều được người chơi lan săn đón rầm rộ.
Hoàng thảo kèn trắngNổi bật bởi màu trắng tinh khiết từ đầu đến ngọn bông hoa, hoàng thảo kèn trắng còn toát lên sự sang trọng, quý phái mà không phải loài hoa nào cũng có được.
Hoàng thảo kèn tímMàu tím quyến rũ đặc trưng của hoàng thảo kèn tím cũng khiến bao người say đắm không thể cưỡng lại.
Cách trồng và chăm sóc cây hoàng thảo kèn Kỹ thuật trồngSơ chế giống cây
Khi bạn mang giống cây về, trước tiên phải làm sạch, sau đó cắt đi phần rễ cũ đã già khoảng 2 cm, nhúng vào nước vôi trong rồi treo ngược lên giá vài ngày.
Chọn giá thể
Bạn nên dùng loại gỗ lũa – một loại gỗ có bề mặt xốp mềm, rồi treo chỗ thoáng mát, cao ráo.
Ghép cây
Bạn ghép sao cho phần thân hướng lên trên, ngược lại với ghép hoa Phi Điệp. Sau đó bạn tiến hành cố định thân vào giá thể một cách chắc chắn.
Kỹ thuật chăm sócBên cạnh đó, quá trình chăm sóc cho cây cũng cực kỳ quan trọng để cây tăng trưởng mạnh mẽ và ra hoa.
Tưới nước
Tùy vào thời tiết và loại giá thể sử dụng mà bạn điều chỉnh lượng nước cho cân đối, tránh tình trạng ngập úng do tưới quá nhiều có thể xảy ra. Tốt nhất bạn chỉ nên tưới khoảng 2 lần 1 tuần.
Dinh dưỡng
Việc bổ sung phân bón là rất cần thiết để ra mầm mới sau mùa hoa nở vào xuân.
Lưu ý: Nên dùng phân bón NPK để phun có thể cung cấp dinh dưỡng, giúp cây phát triển và khỏe mạnh.
Phòng trừ sâu bệnh
Thối nón, vàng lá, đốm lá là những căn bệnh khá phổ biển ở Hoàng thảo kiến khi hè đến. Chính vì thế bạn nên phun thuốc chống thối 2-3 lần/ tháng và thường xuyên quan tâm đến loài cây này để có cách chữa trị kịp thời.
Mua cây hoàng thảo kèn ở đâu và giá bao nhiêu?Bạn có thể mua hoàng thảo kèn ở những nơi bán cây cảnh uy tín, hoặc trên các web, trang thương mại điện tử như shopee, lazada,…cũng có bán loại cây này. Nhân tiện, bạn cũng có thể trực tiếp người bán những thắc mắc trong quá trình trồng cũng như chăm sóc cây.
Advertisement
Hiện nay, cây hoàng thảo kèn đang được bán với mức giá khoảng từ 70.000 đồng cho tới 300.000 đồng tùy vào kích thước.
Ý Nghĩa Hoa Lộc Vừng – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng, Tốt Cho Phong Thủy
Cây lộc vừng là loại cây cảnh được trồng phổ biến để làm đẹp cảnh quan hay vượng phong thủy. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc cây lộc vừng đẹp.
Nằm trong nhóm tam Đa nên cây hoa lộc vừng được nhiều người ưa chuộng chọn làm cây cảnh trong nhà. Vyfarm bật mí cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng cũng như ý nghĩa sâu xa của nó
Cây lộc vừng là một trong những cây cảnh quý, thuộc chi lộc vừng và có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Cây được trồng nhiều ở những vùng đất ẩm ven biển ở Nam Á và Bắc Úc, tại Việt Nam thì cây phát triển rất tốt từ Nam ra Bắc.
Lộc vừng là cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng có hình mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Cây hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.
Cây thuộc tam Đa gồm cây Sung ( Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn tuế ( Thọ), vì mang chữ Lộc trong tên nên cây rất được nhiều người trồng trong sân vừa che bóng mát mà vừa hút tài lộc.
Hiện nay cây hoa lộc vừng có nhiều chủng loại và đặc điểm khác nhau, ở Việt Nam có ba dạng thường thấy là lộc vừng đỏ, lộc vừng trắng và cây rau vừng.
Đây là loại thường được nhiều người chọn trồng nhất, cây có hoa màu đỏ quyến rũ và kèm theo hương hoa thoang thoảng. Loại này có nguồn gốc từ vùng đất ngập ở các nước ven biển thuộc Nam Á, Bắc Úc, các quần đảo ở Philippines và đảo Queensland. Tại Việt Nam do hoa có màu đỏ kèm theo cái tên may mắn nên được nhiều gia đình chọn làm cây cảnh trong nhà
Chủng lộc vừng này có hoa màu trắng, bắt mắt, hoa lộc vừng trắng nở từng chùm trắng nên thường được trồng với mục đích trang trí cảnh quan hay làm đẹp sân vườn.
Là loại lộc vừng thường trồng nhiều ở miền Nam tại các vùng đất ngập mặn hay dọc bờ biển. Cây thường được trồng để lấy bóng mát, tán lá cây xum xuê, đặc biệt là cây ra quả từ cành cây chứ không đơm quả bằng hoa.
Ngoài ra theo quan niệm xưa, trong nhà có trồng cây lộc vừng cho ra hoa đỏ từng chùm ngụ ý hỷ sử. Gốc cây lộc to và vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Cây lộc vừng có tuổi thọ cây càng cao mang ý nghĩa trường thọ cho các thành viên trong nhà. Đồng thơi, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn, xui đuổi những điều không may mắn.
Ngoài ý nghĩa phong thủy hay làm đẹp mỹ quan, cây lộc vừng cũng được xem là dược liệu quý giá nằm ở các bộ phận của cây với những công dụng đặc biệt với sức khỏe. Theo Đông Y, cây lộc vừng có tính bình, vị ngọt, hạt thơm giúp chữa bệnh hiệu quả, thường dùng trong việc điều trị cơ thể bị suy nhược, tóc bạc sớm, ngoài ra còn có chức năng khác như:
Quả cây lộc vừng được dùng trị ho, hen suyễn, chữa chàm, đau răng
Rễ cây lộc vừng có vị đắng, có giá trị trong việc chữa trị viêm, nấm da, bào chế thuốc trị sởi, thanh nhiệt.
Hạt cây lộc vừng có chứa tannin và một số dưỡng chất giá trị khác, được tây y dùng để bào chế thuốc trị ung thư, giảm đau, kháng nấm. Ngoài ra, nó còn trị tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt
Lá cây lộc vừng là dược liệu trị bệnh trĩ hiệu quả
Vỏ cây lộc vừng được dùng làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ
Bước 1: Chọn giống cây lộc vừng, bạn có thể mua cây non hoặc nếu trong nhà có sẵn có thể chiết hay giâm cành để lấy giống.
Bước 2: Nếu bạn trồng ngoài vườn thì đào hố sâu vừa đủ để đặt cây vào. Còn bạn muốn trồng trong chậu nên chọn chậu cây có đáy sâu vì khi trồng trong chậu rễ sẽ phát triển.
Bước 3: Cho cây giống vào và lấp đất, sau đó tưới nước
Lưu ý: Khi trồng cây hoa lộc vừng thì bạn tránh trồng ngay lối chính giữa lối đi vào nhà vì nó sẽ chắn đi đường tài lộc của gia đình. Tốt nhất là trồng bên phải hay bên trái của ngôi nhà để chiêu tài, hóa sát.
Đất phải chọn loại có độ tơi xốp cao và có khả năng thoát nước tốt, tốt nhất chọn đất mùn pha cát hoặc phân chuồng ủ mục.
Duy trì độ ẩm cho đất, không cần tưới nhiều nước chừng 2 lần/ngày để cây phát triển, sinh trưởng là được
Cây lộc vừng ưa ánh sáng nên khi trồng cây nên chọn chỗ có nhiều ánh sáng .
Nếu đất tốt, đầy dinh dưỡng thì không cần bón phân, bạn chỉ nên bón phân cho cây non vừa trồng và khi cây chuẩn bị ra hoa. Còn nếu không thì bón 1 tháng / 1 lần với phân hữu cơ.
Bạn có thể tìm mua cây lộc vừng ở các vườn ươm, cây giống hoặc lên các trang thương mại điện tử như Tiki hay Lazada để tìm mua cây con về trồng với giá chừng 40.000 đồng – 130.000 đồng.
Bên trên là giải thích ý nghĩa của cây lộc vừng cũng như cách trồng và ứng dụng của cây trong đời sống, mong rằng chia sẻ trên giúp quý bạn đọc hiểu thêm về loài cây cảnh giá trị này.
Cây Păng Xê: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Cây Păng Xê là cây gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây Păng Xê
Cây Păng Xê có nguồn gốc từ miền Bắc châu Âu. Chúng có chuyến hành trình đầu tiên từ Pháp vào Việt Nam từ khoảng đầu thế kỷ 20. Loài hoa này nhanh chóng thích nghi với những khu vực có nhiệt độ mát mẻ ôn hoà như Đà Lạt, Ba Vì, Tam Đảo hay các tỉnh Tây Nguyên.
Bên cạnh nhiều tên gọi như hoa pensee, hoa pansy hay Viola tricolor, cái tên hoa bướm chắc hẳn được nhiều người Việt Nam dùng để gọi Păng Xê nhất. Bởi lẽ, cánh hoa Păng Xê mang hình dáng tựa như con bướm đang đậu trên cành với nhiều màu sắc khác nhau như: Vàng, xanh lam, cam, đỏ, trắng, tím,…
Ý nghĩa cây Păng XêTheo truyền thuyết, Pensée là tên một sứ thần có tư duy sâu sắc và có cách ứng xử tế nhị. Trong tiếng Pháp, Pensée còn mang ý nghĩa là sự nhớ nhung, hoài niệm hay tơ tưởng.
Chính vì lẽ đó, khi người đàn ông nào tặng hoa Păng Xê cho một phụ nữ, đồng nghĩa anh ấy muốn nhắn nhủ vào đó là tình cảm và hy vọng của mình. Còn người phụ nữ nhận hoa thì điều cô ấy muốn nói là: “Tôi đang trong sự mong chờ về một điều gì đó.”
Không những vậy, người ta còn mến tặng cho loài hoa này một biệt danh khác là “Heartsease”. Lý do là vì họ tin rằng hoa Păng Xê mang một phép màu tình yêu kỳ diệu, có thể chữa lành những trái tim tan vỡ, dỗ dành những tổn thương, và nhất là, nếu bạn luôn giữ chúng bên mình thì tình yêu của bạn sẽ được đáp lại.
Vốn dĩ có rất nhiều sắc màu, người ta cho rằng mỗi màu sắc khác nhau của hoa Păng Xê sẽ ẩn chứa những thông điệp khác nhau thay cho lời muốn nói trong tình yêu.
Màu hồng nghĩa là tôi sẽ không bao giờ quên bạn.
Màu đỏ nghĩa là trái tim tôi đang loạn nhịp vì bạn.
Màu trắng ngụ ý rằng bạn thật dịu dàng và dễ thương,.
Màu vàng lại nói thay một lời từ chối ý nhị.
Màu tím thể hiện sự hoài niệm, nhớ nhung mà không thể nói thành lời.
Màu hoa đơn sắc lại có nghĩa là chúng ta có cùng suy nghĩ.
Hoa có viền màu với ý nghĩa “chúng ta không thể bên nhau”.
Đặc điểm, phân loại cây Păng XêHoa Păng Xê thuộc loại thân thảo với thân sẫm màu, khi trưởng thành có thể cao từ 15-20 cm. Đường kính mỗi hoa thông thường là 3cm, nhưng nếu được trồng tại điều kiện phù hợp thì có thể lên đến 8cm. Hoa Păng Xê có tuổi thọ chỉ khoảng 1 năm và mùa hoa nở kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 5 năm sau.
Điểm đặc biệt nhất của loài hoa này chính là mỗi bông hoa đều có 5 cánh, trong đó hai cánh hơi chồng lên nhau, hai cánh khác mọc đối diện và một cánh ở dưới có ngạnh đâm ra từ giữa hoa. Điều này tạo nên tổng thể lạ mắt và thu hút mà không có bất kỳ loài hoa nào khác có được.
Tác dụng của cây Păng XêVới vẻ đẹp độc đáo vốn có, hoa păng xê được nhiều người ưu ái chọn trồng trên ban công, trước hiên nhà hay trong sân vườn,… để ngôi nhà thêm sắc màu và đầy sức sống.
Bên cạnh đó, người ta cũng ưa chuộng chọn cây hoa păng xê trồng ở các công viên, dọc hai bên đường, bồn hoa,… để trang trí, tăng thêm vẻ đẹp cho không gian thành phố.
Cách trồng và chăm sóc cây Păng Xê Cách trồng cây Păng Xê tại nhàThông thường, người ta trồng hoa Păng Xê bằng cách gieo hạt. Hạt sẽ nảy mầm trong vòng 5-7 ngày với nhiệt độ thích hợp từ 20-30 độ C. Thời điểm thích hợp để trồng hoa Păng Xê là từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm.
Cách chăm sóc cây Păng XêKhi hạt đã ra 2 – 3 lá thì cần chuyển sang chậu lớn hơnhoặc thay đổi tỉ lệ đất trồng với lượng đất akadama và đất bùn theo tỉ lệ 6:4.
Tiếp đó, khi cây con đã phát triển được 3 – 4 lá thì chuyển chậu cho mỗi cây để dễ chăm sóc.
Bạn cũng nên bón phân lót tơi mục vào gốc lúc cây bắt đầu có nụ để hoa nở được to và đẹp. Bên cạnh đó, Păng-xê ít nấm bệnh, nhưng dễ sâu, nhất là rầy nâu vào tháng 4 nên phải chú ý kiểm tra thường xuyên và phun thuốc trừ sâu cho cây.
Khi cây ra hoa, tưới tiêu bình thường. Ngắt bỏ hoa héo và lá khô để kích thích sự ra hoa của cây.
Hoa Păng Xê không khó chăm sóc, tuy nhiên bạn cần tưới nước thường xuyên để cây giữ đủ độ ẩm và phát triển. Bạn nên tưới hoa 1 lần mỗi ngày vào sáng sớm bằng cách tưới phun sương
Advertisement
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Păng Xê
thay vì đổ trực tiếp nước vào gốc.
Vì là loài cây ưa nắng và chuộng nước, Păng xê sẽ phát triển tốt khi được trồng ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời chiều vào với nền đất tơi xốp, thoát nước tốt và nhiều chất dinh dưỡng.
Bạn có thể chọn đất Akadama (loại đất được sử dụng để trồng Bonsai) trộn với đất bùn theo tỷ lệ 1:1. Bạn cũng có thể thay đất bùn bằng than bùn.
Bạn nên lưu ý không trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng hay nhiều bóng râm vì sẽ khiến bông hoa không được tươi màu đấy.
10 hình ảnh đẹp về cây Păng XêCây Vẩy Ốc: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Nguồn gốc, ý nghĩa cây vẩy ốcCây vẩy ốc có tên khoa học là Ficus Pumila, chúng còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây thằn lằn, cây vẩy ốc, cây trâu hổ,… Đây chính là một loại cây được các gia đình trồng nhằm mục đích trang trí nhà cửa và nhằm nhiều tác dụng khác.
Cây vẩy ốc có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, chúng rất thích hợp với khí hậu nóng ẩm nên sinh trưởng rất tốt trong điều kiện khí hậu của Việt Nam. Cây vẩy ốc có thể leo tường và nhờ có bộ rễ cọc phát triển mạnh mẽ, cho ra nhiều lá xanh mát nên được người dân yêu thích.
Ý nghĩa phong thuỷ cây vẩy ốcÝ nghĩa phong thủy: Ngoài những công dụng đặc biệt phía trên, cây vẩy ốc còn có ý nghĩa cho sự trường tồn, sự gắn kết, gắn bó của các thành viên trong gia đình.
Đặc điểm, phân loại cây vẩy ốcCây vẩy ốc là một loại cây dây leo, có chiều cao khoảng 3 – 5m. Thân của chúng có nhiều nhánh khác nhau. Lá của cây vẩy ốc có hình trái tim, chứa nhiều lông con. Chính vì đặc điểm của lá và cách cây sinh trưởng nên cây có nhiều tên khác nhau.
Ngoài ra, cây vẩy ốc được nhiều người lựa chọn vì màu sắc đẹp của lá. Loại cây này có nhiều màu lá khác nhau, cây con thì lá có màu hồng, chuyển trắng hoặc xanh khi về già. Hơn nữa chúng còn rất dễ chăm sóc nên được nhiều người lựa chọn trồng quanh nhà.
Advertisement
Trang trí cho không gian nhà: Cây vẩy ốc bám tường được rất nhiều người ưa chuộng để cho leo lên các mảng tường nhà. Nó sẽ tạo nên không gian thoáng mát và thẩm mỹ rất cao cho nhà bạn đó.
Tác dụng đối với sức khoẻ
Điều trị đau nhức xương khớp: Nếu bạn sử dụng những trái của cây vẩy ốc rửa sạch, sau đó xay nhuyễn. Sau đó đem nấu với nước cho sôi, để nguội rồi lọc bỏ phần bả. Uống nước này mỗi ngày sẽ hỗ trợ cho việc điều trị xương khớp đấy.
Hỗ trợ điều trị liệt dương: Đây chính là một công dụng mà ít ai ngờ tới. Bạn có thể dùng lá hoặc cành của cây vẩy óc đem đi phơi khô rồi ngâm cùng rượu trắng và đậu đen. Ngâm khoảng 10 – 15 ngày là có thể lọc lấy nước uống để điều trị bệnh đấy.
Cách trồng cây vẩy ốc tại nhà
Bước đầu khi trồng cây: Lựa chọn những cây giống thật khỏe, tránh những cây sâu bệnh mà nên chọn những cây có cành lá xanh tốt.
Trồng cây: Khi trồng cây nên chọn những nơi mát mẻ và có ánh sáng tốt để giâm cành, sau đó cây phát triển thì mới đem ra đất trồng. Nên bón cho cây ít phân lót để chúng có thể phát triển tốt hơn.
Cách chăm sóc cây vẩy ốc Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây vẩy ốcTuy nhiên khi trồng cây bạn nên lưu ý một số điều sau đây
Thời vụ gieo trồng: Nên trồng cây vào khoảng tháng 2 – tháng 4 vì lúc này không quá nắng nóng, giúp cây có thể sinh trưởng tốt hơn.
Đất trồng: Nên lựa chọn địa điểm có đất tơi xốp, dinh dưỡng và cao ráo để cây không bị ngập nước.
Cây vẩy ốc chỉ có phần rễ cọc phát triển nhất, phần rễ chỉ bám nông ở phía bề ngoài của tường. Chính vì vậy, chúng không thể nào làm hư hay nứt tường. Tuy nhiên nếu trồng trong thời gian dài thì bức tường đó sẽ có nhiều vết khô nám.
Nếu muốn loại bỏ đi vết nám trên tường thì bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa, sử dụng vôi, chà nhám hoặc dùng một loại sơn khác để phủ lên nhằm che đi.
Cây Cọ Dầu: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Nguồn gốc, ý nghĩa cây cọ dầu
Cây cọ dầu hay còn gọi là cây dầu dừa (tên tiếng Anh: Elaeis guineensi) thuộc họ Arecaceae. Cây có nguồn gốc nhiệt đới Châu Phi và cũng được tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ.
Cây cọ dầu được nhập trồng vào Đông Nam Á vào khoảng năm 1848.Cây cọ dầu được dùng để chế biến thực phẩm hoặc công nghệ in, giặt tẩy.
Ý nghĩa phong thủy cây cọ dầuTrồng cây cọ dầu giúp mang lại niềm vui, sự hi vọng, may mắn tài lộc đến với gia chủ, xua đi những điều xấu, đem lại điềm lành, sinh tài giữ của, nhờ vào hình dáng đặc biệt, tán lá to, xòe rộng và xanh mướt.
Đặc điểm, phân loại cây cọ dầuCây cọ dầu thuộc loại cây cau dừa, thân gỗ, cây có chiều cao trung bình từ 3 – 20m. Lá cây mọc trực tiếp từ thân, màu xanh đậm và có gai, nhìn gần giống lá dừa. Lá cây cọ dài, khoảng 1 – 3m, tán lớn nên có tác dụng che nắng rất hiệu quả.
Hoa cây cọ dừa mọc trên ngọn và mọc thành từng chùm. Quả của cây cọ dừa cũng mọc thành từng chùm và có hình trứng. Quả cây cọ dừa chứa nhiều dầu, mang lại giá trị kinh tế cao. Quả cọ dừa thường chín vào khoảng tháng 5 – 12 hằng năm.
Sản xuất dầu ăn
Bên cạnh đậu nành, quả cọ là một trong những nguyên liệu chính sản xuất dầu ăn (dầu thực vật). Dầu cọ có khả năng chịu nhiệt và chống oxy hóa tốt nên rất thích hợp để sản xuất dầu ăn và dùng làm dầu chiên.
Sản xuất mỹ phẩm
Dầu cọ đỏ chứa nhiều vitamin A, gấp 15 lần so với cà rốt, có tác dụng dưỡng ẩm, chống lão hóa và đẩy nhanh quá trình sản xuất melamin, chống lại tác hại của tia cực tím. Vì thế, dầu cọ cũng được dùng nhiều trong sản xuất mỹ phẩm.
Làm dầu gội
Dầu gội được làm từ dầu cọ không chứa silicone, nhựa than hay paraben nên được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh đó, dầu cọ còn được làm nguyên liệu để làm thuốc ủ tóc, có khả năng phụ hồi tóc khô, hư tổn.
Tạo cảnh quan
Bên cạnh công dụng sản xuất dầu ăn, dầu gội, mỹ phẩm,… Cây cọ còn được trồng để tạo cảnh quan đô thị. Cây cọ dầu có tán lá lớn, xanh, che nắng và tạo mảng xanh rất tốt. Cây thường được trồng ở sân vườn, công viên, khu công nghiệp,…
Cách trồng cây cọ dầuCây cọ dầu rất dễ trồng và chăm sóc. Cây phát triển tốt ở đất cát pha và có khả năng chịu mặn tốt. Cây chỉ cần tưới nước khoảng 2 – 3 lần/tuần.
Cách chăm sóc cây cọ dầuĐể cây phát triển tốt hơn, bạn hãy bón phân cho cây hằng tháng, cách vài tháng lại đổi loại phân để cung cấp nhiều dưỡng chất cho cây hơn.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây cọ dầu
Cây cọ dầu không cần phải tưới quá nhiều nước
Advertisement
Nếu cây xuất hiện sâu bệnh, lá héo thì hãy ngắt bỏ phần lá đó để tránh lây lan
Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Huệ Nở Đều, Đẹp Rực Rỡ trên website Xqai.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!